LỜI CAM ĐOAN . i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .vi
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỰ DO HÓA DI
CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG. 8
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN. 8
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động
có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lao động, thị trường lao động. 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về di chuyển lao động. 13
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về ASEAN, AEC . 18
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có
chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 20
1.2. Một số nhận xét, đánh giá và khoảng trống cần tiếp tục nghiên
cứu. 24
1.2.1. Một số nhận xét, đánh giá . 24
1.2.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu . 26
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu . 27
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu. 27
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu. 28
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ DO HÓA. 30
DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG MỘT CỘNG
ĐỒNG KINH TẾ KHU VỰC. 30
2.1. Lý luận về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn. 30
2.1.1. Một số khái niệm liên quan . 30
2.1.2. Các yếu tố tác động đến tự do hoá di chuyển lao động có chuyên
môn. 38
183 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong cộng đồng kinh tế Asean và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyên môn sẽ thúc đẩy các dòng dịch chuyển lao động giữa
28 5
45
90 41 90
50
0 31 5 5 10
Brunie Campuchia Malaysia Thái Lan
Trình độ chuyên môn thấp Trình độ chuyên môn trung bình
Trình độ chuyên môn cao
75
các quốc gia trong khu vực, bởi hiện tại nhu cầu dịch chuyển của lao động có trình
độ chuyên môn tại các quốc gia này được cho là tương đối lớn (Biểu đồ 3.2). Điều
đó cho thấy xu hướng chung ở tất cả các quốc gia thành viên ASEAN là nhu cầu
dịch chuyển của lao động có trình độ cao đẳng trở lên tăng cao hơn so với nhu cầu
này ở người lao động có trình độ học vấn thấp. u hướng này cộng với việc thực
hiện các cam kết tự do di chuyển lao động có chuyên môn chắc chắn sẽ thúc đẩy và
tạo điều kiện cho sự gia tăng của các dòng di chuyển lao động có chuyên môn trong
ASEAN.
Bảng 3.4: Điều kiện thị trường lao động của các quốc gia ASEAN
Quốc gia
Mức độ dễ dàng trong
tìm kiếm việc làm có
chuyên môn cao (7=dễ
nhất; 1=khó nhất)
Lương tháng
trung bình
(UD$)
Mức độ dễ bị
tổn thương
trong lao
động (%)
Tỷ lệ lao
động trẻ em
(%)
Cambodia 3,4 121 64 18,3
Indonesia 4,3 174 36 6,9
Lao PDR 3,1 119 83 10,1
Malaysia 5,3 609 22
Myanmar 2,4 89
Philippines 4,4 206 42 11,1
Singapore 4,8 3547 9
Thailand 3,8 357 56 8,3
Vietnam 3,4 181 63 6,9
Nguồn: World Economic Forum [117, tr.2]
Nguồn: Michele Tuccio [98, tr.144-166]
Biểu đồ 3.2: Nhu cầu di cư của lao động phân theo trình độ tại các quốc gia
ASEAN (tỷ lệ %)
23
2.5
6 4
23
5 3 6
35
8 5
14
37
10
5
14
Camphuchia Indonesia Lào Malaysia Philipphin Singapore Thái Lan Việt Nam
Lao động trình độ học vấn thấp Lao động đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên
76
3.2.3.2. Hướng di chuyển của các dòng di chuyển lao động có chuyên môn
trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Thứ nhất, dòng di chuyển nội khối của lao động có chuyên môn trong ASEAN
nhiều năm được phân phối không đều giữa các quốc gia, xu hướng này được ghi
nhận cả ở giai đoạn trước và sau năm 2015.
Nguồn: UNDESA, dữ liệu di chuyển toàn cầu
Biểu đồ 3.3: Di chuyển lao động nội khối và ngoại khối của ASEAN năm 2013
Phần lớn dòng di chuyển là các dòng di chuyển lao động từ nước có mức tiền
lương thấp tới nước có mức tiền lương cao hơn (Biểu đồ 3.3). Các nước thu hút
nhiều lao động có chuyên môn cao nhất trong khối là nhóm nước có mức thu nhập
cao như Singapore, Thái Lan và Malaysia. Ba quốc gia này là điểm đến chính của
lao động di cư, chiếm gần 90% tổng số lao động di chuyển của khu vực và 97%
tổng số lao động di cư giữa các nước trong ASEAN. Ở cả ba nước này, nguồn di cư
lao động lại chịu chi phối bởi lao động đến từ một nước duy nhất: ở Singapore, 45%
lao động nhập cư từ Malaysia; ở Malaysia, 42,6% lao động nhập cư từ Indonesia, và
ở Thái Lan, 50,8% lao động nhập cư từ Myanmar [44, tr.96].
Các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn như Indonesia hay các quốc
gia có thu nhập thấp bao gồm (Lào, Campuchia, Myanmar, iệt Nam) do sự hạn
chế của các ngành công nghiệp hiện đại cũng như nguồn FDI chảy vào nhỏ hơn so
77
với các nước ASEAN khác nên các quốc gia này ít thu hút được lao động di cư có
chuyên môn.
Nguồn: Guntur Sugiyarto and Dovelyn Rannveig Agunios [84, tr.7]
Biểu đồ 3.4: Dòng di chuyển của lao động có chuyên môn trong ASEAN năm
2013
Quy mô di chuyển lao động có chuyên môn của ASEAN vào iệt Nam hiện
nay khá nhỏ, chỉ chiếm 0,1% tổng số lao động iệt Nam và chiếm 1,2% trong số
lao động có chuyên môn của ASEAN di cư trong nội khối (Xem Bảng 4, Phụ lục).
Năm 2013 tổng số lao động nhập cư vào Campuchia là 4 .150 người trong đó các
nhà quản lý là 705 người, chiếm 1,43% tổng lao động nhập cư vào quốc gia này
(Xem Bảng 11, Phụ lục, Biểu đồ 3.4).
Nguồn: Mauro Testaverde, Harry Moroz, Claire H. Hollweg, and Achim
Schmillen [96, tr.2]
Biểu đồ 3.5: Di cư lao động nội khối ASAEN năm 2015 (tỷ lệ %)
1 1 1 0
22
0
19
55
1 0 0
12
18 14 17
1 2 2 2
33
Nhập cư vào Xuất cư đi
78
Biểu đồ 3.5 cho thấy phần lớn dòng di cư lao động năm 2015 của các quốc gia
ASEAN nhập cư chủ yếu vào ba quốc gia là Thái Lan 55%, Malaysia 22% và
Singapore 1 %. Lao động di chuyển trong ASEAN lại chủ yếu đến từ ba quốc gia
đó là Indonesia 18%, Malaysia 17% và Lào 14%. Số liệu trên cho ta thấy rằng phần
lớn dòng di cư vẫn là di cư lao động từ các quốc gia có thu nhập thấp đến các quốc
gia có thu nhập và mức sống cao hơn.
Thứ hai, lao động có chuyên môn của ASEAN đi làm việc tại nước ngoài
trong những năm qua có xu hướng tăng lên nhưng thị trường thu hút lực lượng lao
động này lại là các quốc gia nằm ngoài khối.
Sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt trong những năm gần đây của các quốc
gia ASEAN, cùng với chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động đã khiến
ASEAN không chỉ là nơi thu hút lực lượng lao động mà còn là nơi xuất khẩu nhiều
lao động chất lượng cao.
Ở một số nước như: Thái Lan, Malaysia, Philippines lao động có chuyên môn
di cư ra nước ngoài làm việc chiếm tỷ lệ khá cao; hiện tại số lao động di cư ra nước
ngoài của Thái Lan, Malaysia chiếm khoảng 10-15% số lao động di cư quốc tế
trong vùng. Ngay từ năm 2003, Malaysia có khoảng 60.000 lao động di cư quốc tế
có chuyên môn cao trong tổng số 1,2-1,3 triệu lao động di cư quốc tế. Thái Lan có
khoảng 70.000 lao động có chuyên môn cao trong tổng số 400.000 lao động di cư
quốc tế. Lao động di cư ra nước ngoài của Philippines là nhiều nhất khu vực, hiện
có 4,7 triệu người (không tính 2,5 triệu người định cư ở nước ngoài). Từ năm 2000,
trung bình mỗi năm có 7 .000 lao động kỹ thuật và chuyên nghiệp Philippines
(phần lớn đã tốt nghiệp đại học) ra nước ngoài làm việc. Trong 6 năm qua, mỗi năm
có tới 10.000 y sĩ, gần 13.000 nhân viên y tế Philippines sang làm việc ở Ả Rập
Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Anh, Ireland, Mỹ, Đài Loan, Israel
và nhiều nơi khác [40, tr.95].
Việt Nam, Lào, Myanmar hiện tham gia rất tích cực vào hoạt động xuất khẩu
lao động, tuy nhiên do trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trình độ của lực
lượng lao động còn thấp nên chủ yếu vẫn là xuất khẩu lao động không có kỹ năng
79
tay nghề. Ví dụ ở Việt Nam “năm 2013 trong số người đi xuất khẩu lao động có đến
4 % là lao động mới tốt nghiệp trung học cơ sở; ,1% lao động chưa tốt nghiệp tiểu
học” [41, tr.88]. Xuất khẩu lao động có chuyên môn của Việt Nam cũng đã xuất
hiện từ những năm 1 80 dưới hai dạng chủ yếu là xuất khẩu chuyên gia theo
chương trình của nhà nước và sự di cư của du học sinh. “Tuy nhiên con số này là rất
khiêm tốn thường tập trung ở một số ngành nghề như nông nghiệp, giáo dục, y tế,
xây dựng” [40, tr.100]. Những năm gần đây, lao động có chuyên môn của Việt Nam
di cư sang các quốc gia ASEAN như Lào và Campuchia, tuy nhiên số lao động này
chủ yếu là chuyên gia hoặc người lao động của các doanh nghiệp trúng thầu, nhận
thầu hoặc đầu tư ra nước ngoài. Riêng đối với thị trường lao động của Singapore,
người lao động có chuyên môn của Việt Nam chủ yếu làm việc theo hình thức thực
tập sinh nâng cao tay nghề, theo hợp đồng cá nhân hoặc du học sinh sau khi học
xong ở lại làm việc.
Sở dĩ lao động có chuyên môn của các quốc gia ASEAN di cư nội khối còn
hạn chế, một phần do “thị trường chủ yếu mà lao động có chuyên môn của các quốc
gia này di chuyển đến là Nhà nước Ả Rập vùng vịnh, Đông Á, Châu Âu, và Bắc
Mỹ” [43, tr.95]; ví dụ, số lao động di cư của Việt Nam vào các quốc gia trong
ASEAN “năm 1 0 chỉ chiếm 7% trong tổng số kiều dân ở nước ngoài của quốc gia
này, và con số này còn tiếp tục giảm sau đó; những nước là đích đến chủ yếu của họ
lại là các nước Ả Rập vùng vịnh, Đông Á, Châu Âu, và Bắc Mỹ” [43, tr.95].
Những năm gần đây, Khu vực Đông Nam Á gồm: Malaysia, Singapore,
Brunei, Philippines, Lào và Campuchia đã thu hút được nhiều lao động Việt Nam.
Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là thị trường xuất khẩu lao động chính của quốc gia
này. Phân theo khu vực, Đông Bắc Á gồm Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma cao
vẫn là khu vực đầu tầu tiếp nhận khoảng 63. 4 lao động, chiếm 72,59% tổng số
lao động di cư của Việt Nam năm 2013. Khu vực Đông Nam Á gồm Malaysia,
Singapore, Brunei, Philippines, Lào và Campuchia chỉ đứng thứ hai về số lượng,
thu hút khoảng 16.8 2 người, chiếm 19,16% tổng số lao động đưa đi. Khu vực
Trung Đông tiếp nhận 4.1 7 lao động, chiếm 4,76% tổng số lao động xuất khẩu của
80
Việt Nam. Năm 2016 tổng số lao động Việt Nam gửi ra nước ngoài làm việc là
126.2 6 người đến 28 quốc gia trên thế giới trong đó chỉ có 2.07 người được gửi
sang Malaysia [92, tr.22].
Như vậy, có thể thấy dòng dịch chuyển của lao động có chuyên môn giữa các
quốc gia thành viên ASEAN trong nhiều năm qua diễn ra tương đối chậm và chỉ tập
trung vào một số quốc gia có mức sống và thu nhập cao. Sau năm 2015 có thể thấy
sự chuyển biến tích cực khi mà dòng dịch chuyển lao động có chuyên môn cao gia
tăng trong nội khối, tuy nhiên sự gia tăng này lại diễn ra rất chậm và quy mô và tốc
độ gia tăng không nhiều.
3.2.3.3. Các nhân tố tác động đến dòng di chuyển lao động có chuyên môn
trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Thứ nhất, quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội của các quốc gia ASEAN.
Quá trình chuyển đổi kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia ASEAN
kéo theo nhu cầu về lao động có kỹ năng tay nghề tăng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng
“nhu cầu đối với nhân công kỹ thuật cao tại các nền kinh tế này trong giai đoạn
2010-2025 có thể tăng tới 41%, tương đương với 14 triệu nhân công” [42, tr.67].
Bên cạnh việc tăng nhu cầu lao động, sự tăng trưởng và quá trình chuyển đổi kinh tế
tại các quốc gia ASEAN cũng tạo ra lực đẩy cho sự dịch chuyển lao động. Một
thách thức đặt ra đối với một số quốc gia ASEAN trong nhiều năm qua là phần lớn
việc làm được tạo ra tại các ngành có năng suất không cao hơn năng suất nông
nghiệp là mấy và đôi khi còn thấp hơn [42, tr.16]. Nghèo đói là nhân tố cản trở sự
phát triển, nhưng cũng thúc đẩy dòng dịch chuyển lao động. Trong khối có 6 nước
thành viên phát triển hơn là: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và
Thái Lan (ASEAN-6) và các nước có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn là:
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Nếu lấy thu nhập bình quân đầu người
làm tiêu chí so sánh sự phát triển của các quốc gia thì thu nhập bình quân đầu người
của Singapore, nước có trình độ phát triển cao nhất trong ASEAN, cao hơn thu nhập
bình quân đầu người của Indonesia, nước có trình độ phát triển thấp nhất trong
nhóm ASEAN-6 khoảng 30 lần (31.354,4 USD/đầu người so với 1.138, USD/đầu
81
người). Nhưng nếu so sánh GDP trên đầu người của Singapore với GDP trên đầu
người của Campuchia một trong những nước kém phát triển nhất của nhóm các
nước thành viên mới, thì khoảng cách phát triển lên tới hơn 100 lần [54, tr.2]. Sự
chênh lệch về trình độ phát triển, đặc biệt là chênh lệch về mức sống là một trong
những nhân tố quan trọng tác động lớn đến các dòng dịch chuyển lao động nội khối.
Thứ hai, xu hướng thay đổi nhân khẩu.
Dân số ASEAN hiện khoảng 600 triệu người, chiếm 8,6% tổng dân số thế
giới, tương đương với tổng dân số châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê cộng lại (606
triệu), lớn hơn đáng kể dân số EU (506 triệu) và gấp đôi dân số Mỹ (312 triệu). Kể
từ năm 1 0, dân số ASEAN đã tăng gần gấp đôi, và đến năm 2025 dự kiến sẽ đạt
694 triệu người.
Già hóa dân số là quá trình đang diễn ra ở nhiều quốc gia trong ASEAN. Tỷ lệ
dân số trẻ từ 15 đến 24 tuổi giảm và tỷ lệ người cao tuổi từ 65 trở lên tăng. Quá
trình già hóa dân số cũng diễn ra không đồng đều tại ASEAN; vào năm 2025 các
quốc gia như: Lào, Indonesia và Philippines, thanh thiếu niên sẽ chiếm hơn 17%
dân số; trong khi ở Singapore và Thái Lan tỷ lệ này sẽ ít hơn 11,5%. Từ năm 2010
tới năm 2025, tại Philippines tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động sẽ tăng thêm
37,3%. Mặt khác, tại Myanmar và Việt Nam, so với cùng kỳ tỷ lệ dân số trong độ
tuổi lao động sẽ chỉ tăng thêm tương ứng 14% và 12,4%, trong khi ở Thái Lan tỷ lệ
này sẽ giảm 1,1%. Cũng trong giai đoạn này, tỷ lệ người già trong dân số của Thái
Lan sẽ tăng từ 8,9% lên 16,1%, còn tại Singapore từ 9,0% lên 17,3% [42, tr.25].
Những xu hướng già hóa khác nhau sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung lao
động và chi phí an sinh xã hội cũng như các dòng dịch chuyển lao động. Già hóa
dân số khiến một số các quốc gia ASEAN rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động,
nhưng mật độ dân số cao ở đồng bằng và duyên hải một số nước cùng với việc một
số các quốc gia này hiện đang có cơ cấu dân số tương đối trẻ khiến cho tình trạng
thất nghiệp gia tăng. Đây là cơ sở quan trọng tạo ra các dòng dịch chuyển lao động
từ những nước có dân số đông như iệt Nam, Campuchia sang các quốc gia như
Thái Lan, Singapore.
82
Thứ ba, chính sách thu hút, quản lý lao động của các quốc gia thành viên
ASEAN.
Khi phân tích các nhân tố tác động đến dịch chuyển lao động, không thể
không nhắc tới sự tác động của các chính sách mà sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ
phải kể đến là chính sách với lao động có chuyên môn của các quốc gia ASEAN.
Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tận dụng cơ hội phát triển do các luồng di
cư đem lại trong khi vẫn đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội, các quốc gia
ASEAN đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để thúc đẩy cũng
như quản lý dòng di cư lao động. Có thể kể đến bốn nhóm chính sách chủ yếu đang
và sẽ tiếp tục được áp dụng tại nhiều quốc gia trong khu vực như sau:
Một là, các chính sách nhằm hạn chế tiếp nhận lao động phổ thông. Đứng
trước nhu cầu tăng cao về lao động, Malaysia và Thái Lan đã thực hiện chiến lược
mở cửa đối với lao động di cư từ nước khác trong khu vực. Các quốc gia này cho
phép nhập cư lao động không kỹ năng vào những ngành như xây dựng, khách sạn,
dịch vụ chăm sóc gia đình. Một số quốc gia như Thái Lan, Philippines, Singapore
và Malaysia đã có chính sách thông thoáng hơn để thu hút người lao động nước
ngoài, chẳng hạn như xóa bỏ yêu cầu visa đối với lao động Việt Nam. Việc cho
phép và tạo điều kiện để nhập khẩu lao động phổ thông giúp duy trì tính cạnh tranh
trong các ngành thương mại cần nhiều lao động, đồng thời giúp Malaysia và Thái
Lan có thể kiểm soát mức chi phí tiền lương. Sự xuất hiện của lao động nước ngoài
cũng giúp giảm bớt chi phí lao động trong nước. Có thể nói, nền kinh tế Thái Lan
trong những năm qua phụ thuộc nhiều vào lao động giá rẻ từ các nước láng giềng,
đặc biệt là Myanmar. Ở quốc gia này, ngành công nghiệp chế biến cá và đánh bắt xa
bờ, ngành công nghiệp dệt phần lớn dựa vào lao động nước ngoài di cư. Với
Malaysia, ngành công nghiệp dầu cọ và công nghiệp gỗ của quốc gia này cũng
không thể duy trì nếu như phụ thuộc vào lao động trong nước.
Tuy nhiên, để thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các doanh
nghiệp cải tiến trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao động,
bảo vệ môi trường, chính phủ của nhiều quốc gia trong ASEAN đã và sẽ áp dụng
83
nhiều biện pháp để kiểm soát chặt chẽ đối với luồng di cư lao động phổ thông vào
nước mình. Các quốc gia cũng sẽ chuyển hướng từ tiếp nhận lao động giản đơn
sang tiếp nhận lao động lành nghề, có trình độ trung bình và cao. Malaysia đã có
chủ trương ngừng tiếp nhận lao động có trình độ thấp, không có tay nghề, khuyến
khích các chủ doanh nghiệp thay thế lao động nước ngoài bằng lao động bản địa.
Chính phủ Việt Nam từ năm 2010 đã có biện pháp siết chặt quản lý lao động nước
ngoài theo hướng khắt khe hơn với lao động phổ thông. Chính phủ của quốc gia này
đã ban hành Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người
nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Việc kiểm soát và hạn chế với việc tiếp nhận lao động phổ thông sẽ là nhân tố
buộc chủ sử dụng lao động phải thay đổi công nghệ, nâng cao kỹ năng cho người
lao động, người lao động muốn có cơ hội việc làm phải tiếp tục nâng cao kỹ năng
tay nghề.
Hai là, kiểm soát siết chặt hơn với lao động bất hợp pháp. Để đáp ứng nhu cầu
thiếu hụt lao động, nhiều quốc gia Châu Á đã có xu hướng lờ đi những người lao
động phi pháp; các quốc gia này cũng sử dụng chính sách khá khoan dung đối với
người lao động phi pháp như là một biện pháp để tận dụng các dòng lao động di cư
nhằm thảo mãn nhu cầu lao động nhất là trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. Ví dụ
“Malaysia và Thái Lan đã hợp pháp hóa người di cư bất hợp pháp thông qua các đợt
ân xá cho lao động bất hợp pháp được làm một số công việc nhất định mà người
bản địa không muốn làm” [16, tr.82].
Tuy nhiên, những lo ngại về an ninh, nạn buôn bán người và tình hình tội
phạm gia tăng cùng với chuyển biến của nền kinh tế, các quốc gia ASEAN sẽ có
những biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát tình trạng di cư bất hợp pháp.
Thái Lan đã chính thức thông báo về việc Chính phủ Thái kiểm soát nghiêm ngặt
visa xuất nhập cảnh. Theo quy định này, đối với công dân nước ngoài tự đến trình
diện tại cơ quan xuất nhập cảnh Thái Lan, nếu ở quá hạn từ 90 ngày trở lên thì bị
cấm nhập cảnh trong vòng 1 năm; nếu quá hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm sẽ bị cấm nhập
cảnh Thái Lan trong thời hạn tương ứng là 3 năm, 5 năm và 10 năm. Còn đối với
84
công dân nước ngoài hết hạn visa mà không khai báo, khi bị cảnh sát Thái Lan phát
hiện sẽ bị bắt và đưa ra khởi tố; nếu ở quá hạn từ không quá 1 năm, cấm nhập cảnh
trong vòng 5 năm; hơn 1 năm, cấm nhập cảnh trong 10 năm. Phó Thủ tướng
Malaysia cũng yêu cầu các chủ sử dụng muốn thuê lao động nước ngoài nên tiếp tục
sử dụng lao động nước ngoài hiện có tại Malaysia, bằng cách hợp pháp hóa số lao
động trên nếu người lao động không có giấy phép lao động hoặc có giấy phép
nhưng đã hết hạn. Ngoài ra, các chủ lao động Malaysia nên ưu tiên sử dụng lao
động bản địa. Những lao động bất hợp pháp tại Malaysia sẽ bị bắt giữ và trục xuất.
Bất cứ công ty hoặc tổ chức nào sử dụng lao động nước ngoài bất hợp pháp sẽ phải
chịu các hình phạt theo quyết định của tòa án Malaysia. “Brunei những năm gần
đây đã chấp nhận chi phí khoảng 5 triệu USD mỗi năm để trục xuất nhập cư, chủ
yếu lao động bất hợp pháp trở về quê hương của họ” [142].
Ba là, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, các quốc gia thành
viên ASEAN đều hướng tới chiến lược phát triển kinh tế bằng nâng cao năng suất
lao động, cải thiện kỹ thuật công nghệ, nhưng các quốc gia này lại đang phải đối
mặt với tình trạng thiếu hụt lao động có chuyên môn. Vì vậy, đối với vấn đề di
chuyển lao động, hầu hết các nước trong khối đều có chung quan điểm là không
mặn mà với việc tiếp nhận nguồn lao động phổ thông mà chỉ mong muốn tiếp nhận
lao động có chuyên môn thông qua các chính sách thu hút nguồn lao động chất
lượng cao.
Nhiều chính sách ưu đãi đã được các quốc gia thiết lập để thu hút lao động có
chuyên môn, những lao động có trình độ cao thường được tiếp nhận vào làm việc
theo các chính sách, chương trình cởi mở hơn, có tính ưu đãi hơn về thời hạn cư trú,
thu nhập, điều kiện sinh hoạt và cho phép định cư Ví dụ Singapore, một quốc gia
với dân số khoảng 5 triệu người và tỷ lệ sinh liên tục giảm, đất nước này đã có
chính sách sử dụng người nhập cư như một đòn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự
thiếu hụt lực lượng lao động bản địa. Ngay từ những năm 1 70 Singapore đã mở
cửa với lao động nước ngoài, và hiện quốc gia này được cho là có chính sách thu
hút nhân tài bài bản nhất thế giới [16, tr.43-45]. Trong nhiều năm Singapore đã thu
85
hút được lượng lớn lao động có trình độ chuyên môn cao vào làm việc tại các ngành
như: giải phẫu thần kinh học, lập trình viên phần mềm, giám đốc ngân hàng, các
giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển đặc biệt là lao động trong các ngành
kỹ thuật. Hiện tại, “di cư lao động vào Singapore thuộc ASEAN chủ yếu đến từ
Malaysia với 45%, Indonesia 6,6%, Thái lan và các thành viên khác chiếm tỷ lệ khá
nhỏ khoảng 0,8%” [10, tr.31].
Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế và việc người lao động có chuyên môn trong
nước di cư sang quốc gia phát triển hơn làm việc, khiến Malaysia gặp nhiều khó
khăn trong phát triển do thiếu hụt lao động chất lượng cao. Vì vậy, Malaysia đã ban
hành các chính sách để thu hút nguồn lao động chất lượng cao Malaysia di cư trở về
quê hương làm việc, cũng như có chính sách thu hút lao động có chuyên môn nước
ngoài. “Malaysia ban hành, thực thi chính sách cấp giấy phép cư trú dài hạn dành
cho những nhân tài nước ngoài, miễn thuế thu nhập cá nhân cho lao động cao người
nước ngoài, hay cắt giảm 15% thuế thu nhập cá nhân trong vòng 5 năm cho lao
động Malaysia đang làm việc ở nước ngoài về nước làm việc” [16, tr.56-57].
Các quốc gia ASEAN cũng đã thông qua việc thực hiện cam kết di chuyển tự
do lao động có chuyên môn để thúc đẩy dòng di chuyển tự do lao động chất lượng
cao trong khu vực. Việc thực hiện các cam kết này kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho di
chuyển tự do của lao động có chuyên môn trong tám lĩnh vực đã được cam kết.
Bốn là, áp dụng một số chính sách để bảo vệ quyền lợi của lao động bản địa.
Để bảo hộ thị trường lao động trong nước, các quốc gia sẽ áp dụng chính sách nhập
cư hạn chế về số lượng. Thường thì các nước sẽ yêu cầu doanh nghiệp đóng trên địa
bàn nước mình phải tìm kiếm người lao động bản địa. Ở Campuchia, Thái Lan,
Myanmar, Lào, chủ doanh nghiệp thuê lao động nước ngoài cuối cùng phải được
thay thế bởi lao động trong nước. Ở Indonesia người nước ngoài chỉ được phép giữ
các vị trí mà lao động trong nước không thể đáp ứng được, phải có ít nhất 5 năm
kinh nghiệm làm việc có chuyên môn liên quan, phải sẵn sàng trao lại vị trí cho lao
động bản địa và phải giao tiếp được bằng tiếng Indonesia. Ở Philippines, việc cấp
86
phép hoạt động ở một số ngành được dành riêng cho lao động trong nước như kế
toán, y tế và kỹ thuật (Xem Bảng 10 và Bảng 11, Phụ lục).
Bên cạnh đó, mỗi nước đều căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động của nước
mình để đưa những rào cản “kỹ thuật” nhất định nhằm ngăn cản việc di chuyển lao
động và bảo vệ người lao động trong nước. Ở Thái Lan lao động muốn hành nghề y
phải nói được tiếng Thái, hoặc với Malaysia muốn hành nghề kỹ sư phải chứng
minh ít nhất 10 năm kinh nghiệm và được một công ty sở tại bảo lãnh. Vì vậy, mặc
dù Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức đi vào hiện thực từ cuối năm 2015, trong
đó có cam kết về việc thực hiện di chuyển về lao động có chuyên môn, nhưng việc
thực hiện các cam kết này gặp phải rất nhiều rào cản.
Thứ tư, việc tham gia các hiệp định thương mại toàn cầu và thực hiện thỏa
thuận song phương giữa các quốc gia ASEAN với các quốc gia khác ngoài khu vực.
Những cuộc di cư lao động đến nhiều nước trên thế giới theo hợp đồng có thời hạn
(vài tháng cho đến vài năm) đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phổ biến tại đa số
các quốc gia ASEAN, nơi tiếp nhận lao động chính là các nước vùng Vịnh, các
nước Đông Á (Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản). Để quản lý cũng
như thúc đẩy dòng dịch chuyển lao động, các quốc gia ASEAN đã tham gia vào các
hiệp định thương mại không chỉ trong khu vực và trên thế giới. Ngay từ năm 1 74,
chính quyền Marcos đã lập ra một chương trình chính thức về việc làm ngoài nước
khi ký kết những hiệp định song phương với nhiều chính phủ nước ngoài, chủ yếu
với khu vực Trung Đông. Để quản lý chương trình này, Philipines đã thành lập một
cơ quan đặc biệt là Cục Lao động hải ngoại Philippines (Philippines Overseas
Employment Administration). Trong những năm 1 80, iệt Nam tổ chức xuất khẩu
lao động của mình sang các nước Xã hội chủ nghĩa (Liên ô cũ và Đông Âu) và
một số nước Ả-rập (Iraq, Libya, Algeria). Giai đoạn tiếp theo, Việt Nam mở rộng
thị trường xuất khẩu nhân lực sang Trung Đông, châu Phi, Mỹ và châu Á (Malaysia,
Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản). Hàng năm, “ iệt Nam đưa từ 100 đến 120 ngàn
lao động ra nước ngoài và cố gắng mở rộng thêm thị trường mới” [25, tr.120-121].
87
ASEAN cũng ký các hiệp định tự do thương mại với một số nước phát triển
ngoài khối, ví dụ FTA ASEAN - Trung Quốc, FTA ASEAN - Hàn Quốc. Do vậy,
việc các dòng di chuyển lao động, di chuyển lao động có chuyên môn giữa các quốc
gia thành viên ASEAN hiện đang diễn ra ở mức độ khiêm tốn và tăng không nhiều,
một phần do sự cạnh tranh của thị trường lao động ngoài ASEAN. Hiện nay, “hơn
80% tổng số lao động di cư của Thái Lan và Philippines tìm việc bên ngoài
ASEAN. Người di cư ở Việt Nam hay Indonesia cũng theo xu hướng này” [12].
3.3. Đánh giá chung về thực hiện tự do hoá di chuyển lao động có chuyên
môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
3.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, sự đồng thuận và nhất trí cao của các quốc gia thành viên trong việc
xây dựng các cam kết tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong nội khối nhằm
xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Năm 2003 tại Bali, Indonesia, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã quyết
tâm thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Tuy nhiên, nhận thấy tầm quan
trọng của tự do hó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_do_hoa_di_chuyen_lao_dong_co_chuyen_mon_trong_cong_dong_k.pdf