Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan

Điều kiện cần để xác định giá trị chân lý (đúng hoặc sai) của một phát ngôn chính

là tiền giả định của phát ngôn đó. Tuy nhiên cùng một câu nói nhƣng trong những hoàn cảnh

(tình huống giao tiếp ) khác nhau có thể có những ý nghĩa rất khác nhau. Vì vậy, để hiểu đầy

đủ và chuẩn xác một phát ngôn, chúng ta phải xem xét tiền giả định dƣới góc độ ngữ dụng,

nghĩa là xem xét những điều kiện dùng của câu nói. Bình thƣờng ngƣời đọc (ngƣời nghe)

cũng có thể hiểu đƣợc một phát ngôn nhƣng độ chuẩn xác có thể không cao vì ý nghĩa của

câu nói mà ta rút ra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân và phần nào có cảm tính, hoặc chỉ

đƣợc xác định thông qua hệ thống ngôn ngữ mà không đƣợc xác định thông qua các chỉ dẫn

ngữ dụng của câu nói đó. Bản thân các từ hƣ khi tách ra khỏi các cấu trúc ngôn ngữ (lời nói)

thì khó lòng xác định đƣợc ý nghĩa của nó về phƣơng diện ngữ dụng. Ngƣợc lại, khi xét các

từ hƣ trong các cấu trúc ngôn ngữ cụ thể, chúng ta dễ dàng vạch ra đƣợc các nét nghĩa của nó.

Việc mô tả tiền giả định ngữ dụng của các từ hƣ: Có, những, thôi, kia, mà, trong các cấu

trúc ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan sẽ giúp chúng ta vạch ra đƣợc các định hƣớng nghĩa

do các từ hƣ đó tạo nên. Từ các định hƣớng nghĩa (nét nghĩa) đã đƣợc xác định, ngƣời đọc

(ngƣời nghe) sẽ hiểu đƣợc đầy đủ và chuẩn xác các phát ngôn.

pdf126 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện (P). 166. Nhƣng mà này, chỗ chị em, chả dấu diếm gì nhau (Q) Phát ngôn (Q) đối lập nhằm gián tiếp bác bỏ phát ngôn (P). Cách suy luận nhƣ sau: Q: " A → ~ B ", mà Q đối lập với p, do đó p sẽ là: " ~ A → B" (Không phải chị em (ngƣời khác) thì tôi sẽ dấu chuyện này). Từ đó suy ra hàm ý câu 166: "Tôi rất chân tình, rất hiểu chị nên đã nói hết sự tình mong chị thông cảm và giúp đỡ.". Đây chính là giọng lƣỡi của những kẻ chuyên lợi dụng tình cảm để đánh lừa ngƣời khác. 167. Nhƣng mà (cũng) không vay đâu cả. (Q) Trong câu 167 cụm từ "nhƣng mà" là kết từ, tổ hợp biểu thị điều sắp nói ra là một sự thật trái ngƣợc với điều trƣớc đó, từ "cũng" vừa làm chức năng nhấn mạnh, vừa mang nét nghĩa so sánh, đối chiếu, vừa biểu hiện quan hệ đối lập với Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 57 một phát ngôn trƣớc đó (P). "Con đã bảo con không vay ông ấy đâu mà Thông thƣờng từ phát ngôn p, ngƣời ta suy ra A (không vay ông ấy thì vay ngƣời khác). Phát ngôn Q đối lập với phát ngôn P, vì vậy ngƣời nói Q là nhằm gián tiếp bác bỏ lại A. Qua 36 truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi đã phát hiện 11 lần tác giả dùng "nhƣng mà" đầu phát ngôn và "nhƣng mà" bỏ lửng. Mặc dù "nhƣng mà"...(bỏ lửng) nhƣng ngƣời đọc (nghe) vẫn suy ra đƣợc nội dung ở phần bỏ lửng. 2.5.6. Dùng từ "mà" để biểu thị mối quan hệ nhân quả. Khảo sát các câu sau đây: 168. ... làm cho anh [chỉ vì sơ ý không nhớ đến tên huy của nhà vua mà] tai hại một đời. 169. Đêm hôm trƣớc bác ngồi nghĩ mà rơi nƣớc mắt. 170. (Vì) nghĩ đến cái cảnh tết nhà giàu mà thêm rỏ dãi. 171. (Vì) họ đùa nhau một cách táo tợn, mà anh rợn tóc gáy. Các câu 168-171 là những câu có hai thành phần: Phần A là nguyên nhân, phần B là kết quả. Hai phần A-B đƣợc nối với nhau bằng từ "mà", là sự rút gọn của "vì A mà B". Quan hệ giữa A và B trong cấu trúc này thể hiện mối quan hệ nhân quả (vì A gây nên kết quả ở B). Cấu trúc điển hình của loại câu có mối quan hệ nhân - quả là: (vì) A (nên) B. Nếu chúng ta thay thế cấu trúc này vào các câu trên thì ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi. Điều này chứng tỏ từ "mà" mang nét nghĩa trỏ mối quan hệ nhân quả. Loại câu này xuất hiện khá nhiều trong tập truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. 2.5.7. Từ "mà " mang ý nghĩa hình thái: đồng tình, không đồng tình, chất vấn, khuyên bảo, ngạc nhiên. So sánh các câu sau: 172a. Này, bác ngắm kỹ nó mà xem. 173b. Này, bác ngắm kỹ nó xem. TGĐ của câu 172a: Có một ngƣời nào đó cũng đang chú ý đến con chó. Hàm ý: Thái độ khoe khoang về con chó của ông chủ, đồng thời muốn khuyến khích ngƣời khác cùng đồng tình với mình. Khi lƣợc bỏ từ "mà" câu 172b lại có tiền giả định: Có một ngƣời nào đó có ý chê bai con chó. Hàm ý: Ngƣời nói bộc lộ thái độ không bằng lòng nhằm bác bỏ ý kiến của ngƣời đôi thoại (TGĐ). Nhƣ vậy từ "mà" là yếu tố chi phối ngữ điệu của phát ngôn, từ đó dẫn đến nét nghĩa khác nhau giữa hai câu. 173a. Vậy cậu liệu liệu mà đi làm ăn chứ ? 174b. Vậy cậu liệu liệu đi làm ăn chứ ? TGĐ của câu 173 (a, b): Có một ngƣời nào đó lâu nay ở nhà không đi làm Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 58 Hàm ý: Câu hỏi chất vấn nhằm nhắc nhở ai đó phải lo liệu để đi làm ăn chứ không nên ở nhà mãi nhƣ thế. Đều mang nội dung nhắc nhở nhƣng sắc thái nghĩa giữa hai câu có sự khác nhau. Câu 173a mang sắc thái động viên và có phần trách móc trong đó, còn câu 173b lại mang sắc thái kiên quyết và có phần răn đe. Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm phần nào có sự chi phối của từ "mà". 174a. Thôi, dậy sắm sửa mà đi. 174b. Thôi, dậy sắm sửa đi. Hai câu trên có nội dung hoàn toàn khác nhau. Câu 174a thúc dục ai đó thực hiện hai yêu cầu (Hai quá trình nối tiếp nhau) (1) Dậy sắm sửa (chuẩn bị) (2) Để đi làm gì đó. Còn câu 174b là một mệnh lệnh với yêu cầu “dậy để sắm sửa cái gì đó”. So sánh nhƣ vậy để thấy đƣợc từ “mà” có mang định hƣớng nghĩa. 175. Sao mà cậu Tƣ Bền không nhận lời cho tôi? “Sao mà” thể hiện thái độ ngạc nhiên và tâm trạng băn khoăn của ngƣời nói với ngƣời đối thoại (ông cụ) về quyết định của ngƣời thứ 3 (Tƣ Bền). Qua phân tích các ví dụ trên đây, chúng ta nhận thấy rằng bản chất từ “mà’ không thuần túy là một kết từ mang ý nghĩa ngữ pháp nhƣ quan niệm truyền thống mà nó còn mang ý nghĩa tự thân và ý nghĩa tự thân của từ “mà’ lại hết sức đa dạng và phong phú. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 59 CHƢƠNG III: HÀNH VI NGÔN NGỮ VÀ HÀM Ý TRONG NGÔN NGỮ NGUYỄN CÔNG HOAN I. Sơ lược khái niệm hành vi ngôn ngữ. 1. Vấn đề Các nhà lôgich học chỉ quan tâm đến câu khảo nghiệm (khẳng định, trần thuật, xác tín, miêu tả ). Những câu này về mặt ngữ nghĩa có thể đánh giá theo tiêu chuẩn lôgich đúng - sai. Bởi thế, "Câu đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là đối tƣợng nghiên cứu cơ bản của các nhà ngôn ngữ học truyền thống - thực chất chỉ là đơn vị trừu tƣợng, không hiện thực. Khi giao tiếp, cái mà chúng ta tiếp nhận là lời nói chứ không phải là ngôn ngữ. Nếu theo quan điểm của các nhà lôgich học thì có nhiều hiện tƣợng phát ngôn không thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng - sai, kiểu nhƣ: " Bom! "Trời ơi !”, "Anh cho biết bây giờ đang ở đâu ?” Gặp những hiện tƣợng nhƣ vậy liệu rồi sẽ giải quyết nhƣ thế nào ? J.L. Austin đã phát hiện ra sự sai lầm của các nhà ngôn ngữ học, do ảnh hƣởng của lôgích học, đã tách ngôn ngữ ra khỏi lời nói. Trong công trình nghiên cứu "Từ ngữ làm nên sự vật thế nào?" (1962 ) Austin đã phân tích ngôn ngữ trong mối quan hệ với lời nói. Với lý thuyết này, ông đã mở ra một hƣớng mới trong nghiên cứu ngôn ngữ so với quan niệm của F. De Saussure. Phát triển lý thuyết của Austin, ngƣời có công đầu phải là Searle với công trình "các hành vi ngôn ngữ " (1909 ). Sở dĩ ngôn ngữ thực hiện đƣợc chức năng giao tiếp, bởi vì các hành vi ngôn ngữ mang tính chất xã hội, đƣợc xã hội qui ƣớc (Một cộng đồng cùng sử dụng một ngôn ngữ ). Ví dụ, ngƣời Việt Nam ai cũng hiểu câu hỏi " Ông / bà,anh /chị ... đi chơi ạ? " Không chỉ đơn thuần là câu hỏi mà đồng thời cũng là một lời chào khi gặp nhau, thay bằng câu " Chào ông bà, anh, chị... Nếu theo quan niệm của ngữ pháp học truyền thống thì khó lòng phát hiện đƣợc bản chất đa dạng, phong phú của ngôn ngữ trong thực hành nói năng, kiểu nhƣ: (1) Tôi đi học. (2) Tôi đi học đã. (3) Tôi đi học cơ mà. (4) Tôi đi học đấy. (5) Tôi đi học mà làm gì. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 60 Năm câu trên, theo quan niệm truyền thống, có cấu trúc ngữ pháp đồng nhất, nhƣng về ngữ nghĩa thì chúng khác nhau một cách căn bản vì chúng thể hiện những hành vi ngôn ngữ khác nhau. Lý giải những hiện tƣợng ngôn ngữ đó, không thể theo tiêu chuẩu lôgích đúng - sai mà phải theo lý thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin, Searle... Austin cho rằng những phát ngôn không nhằm sự miêu tả, không phải là những báo cáo về hiện thực mà nhằm để hỏi, để đánh cuộc,ra lệnh, và bộc lộ cảm xúc của ngƣời nói là những câu ngữ vi. Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn thể hiện rõ hành vi ngôn ngữ. Một trong các đặc điểm của phát ngôn ngữ vi là không kiểm tra đƣợc tính chân lý ( đúng / sai ) của nó. Sự khác biệt giữa phát ngôn ngữ vi với phát ngôn tƣờng thuật là do động từ ngữ vi chi phối. 2. Động từ ngữ vi 2.1 Phát ngôn tường thuật và phát ngôn ngữ vi Austin đã phát hiện ra sự khác biệt giữa phát ngôn tƣờng thuật và và phát ngôn ngữ vi là do động từ miêu tả và động từ ngữ vi chi phối. So sánh: (1) Tôi thấy anh tới đó. (2) Tôi cấm anh tới đó. Câu (1) miêu tả sự kiện "Anh tới đó " bằng cách nói rằng "Thấy", ta gọi " thấy" là động từ tƣờng thuật. Ngƣợc lại câu (2) không miêu tả mà thực hiện ngay hành động cấm thông qua phát ngôn "cấm anh tới đó", ta gọi "cấm" là hành động ngữ vi. Nhƣ vậy, phát ngôn tƣờng thuật dùng để miêu tả sự kiện, hiện tƣợng nào đó, còn phát ngôn ngữ vi là hành động đƣợc xảy ra ngay trong chính quá trình phát ngôn. 2.2. Phương thức phân biệt hai loại động từ ngữ vi và động từ tường thuật. - Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát ngôn ngƣời nói đồng thời thực hiện luôn cái hành vi tại lời do chúng biểu thị. Ví dụ: Tôi hứa sẽ làm. Sau khi ngƣời nói thực hiện xong phát ngôn trên, đồng thời ngƣời nói cũng đã thực hiện xong hành vi hứa hẹn của mình, nghĩa là anh ta phải chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý, trách nhiệm hoặc danh dự về lời phát biểu đó. - Động từ ngữ vi bao giờ cũng dùng với câu ở ngôi thứ nhất, không có từ kèm trỏ thời gian và không đƣợc dùng kèm với một số phụ động từ, bổ ngữ của động từ ngữ vi phải ở ngôi thứ hai. So sánh: 3 (a) Tôi vừa hứa sẽ đến chơi. (b) Ba hứa sẽ đến chơi. (c) Tôi đã cấm nó đến chơi. (d) Tôi đã yêu cầu nó đến chơi. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 61 4 (a) Tôi hứa sẽ đến chơi. (b) Tôi cấm nó đến chơi. (c) Tôi yêu cầu anh đến chơi. Các câu (3) trên đây là câu bình thƣờng, còn các câu (4) là câu ngữ vi. - Dùng lối nói gián tiếp cũng phân biệt đƣợc hai loại này. Kiểm nghiệm bằng cách chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp mà nội dung không thay đổi. Ví dụ, từ cách nói trực tiếp nhắc lại lời ngƣời khác: 5 (a) Nó nói rằng "Tôi khuyên anh làm việc đó" (b) Nó nói rằng "Tôi sẽ khuyên anh làm việc đó" Chuyển sang nhắc lại lời ngƣời đó gián tiếp qua cách nói của mình 6 (a) Nó khuyên tôi làm việc đó. (b) Nó sẽ khuyên tôi làm việc đó. Hai câu 5(a) và 6(a) là đồng nhất, còn hai câu 5(b) và 6(b) thì không, điều đó sẽ chứng minh đƣợc bổ ngữ của câu 5(a) là một câu ngữ vi.(1) - Có thể phủ nhận đƣợc một động từ tƣờng thuật nhƣng không thể phủ nhận một động từ ngữ vi. Bởi vì, trong câu ngữ vi thì hành vi ngôn ngữ đã xảy ra. Ví dụ: 7. a - Tôi cam đoan là tôi đến đó. b - Anh không đến đó. Câu 7b Không phủ định hành vi cam đoan của A, mà chỉ phủ định nội dung của nó. - Trong câu chứa động từ ngữ vi, ngƣời ta có thể đảo nội dung một hành vi ngôn ngữ lên đầu cầu, còn câu tƣờng thuật thì không làm đƣợc điều đó. 8. Tôi cấm anh đến đó. → 8a. Anh đến đó, tôi cấm (+) 9. Tôi sẽ cấm anh đến đó. → 9a. Anh đến đó, tôi sẽ cấm (-) 10. Tôi xin hứa đến đó. → 10a. Đến đó, tôi xin hứa. (+) 11. Tôi sẽ xin hứa đến đó. → 11a. Đến đó, tôi sẽ xin hứa (-) 3. Các hành vi ngôn ngữ Austin cho rằng một phát ngôn nào đó đồng thời thực hiện ba hành vi ngôn ngữ: tạo lời, tại lời, và mƣợn lời. (1) Xem Nguyễn Đức Dân - [23], tr. 223 - 224 Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 62 3.1. Hành vi tạo lời: Sử dụng các yếu tố ngôn ngữ (ngữ âm,từ vựng, ngữ pháp) để tạo ra chuỗi âm thanh làm nên lời nói. 3.2. Hành vi tại lời: Do động từ ngữ vi tạo nên. Những hành vi tại lời thƣờng gặp nhƣ: ra lệnh, hỏi, đề nghị, yêu cầu, khuyên nhủ, răn đe, dọa nạt, bêu rếu, phán xét, phê bình, kết tội, xin lỗi,.... Về mặt ngữ dụng, các hành vi tại lời có tính chất qui ƣớc đƣợc mọi ngƣời trong cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách tự giác. Một hành vi tại lời muốn đạt hiệu qua cần phải có những điều kiện dùng nhất định, Austin gọi đó là những điều kiện thuận lợi, còn Searle tập hợp thành ba loại là: điều kiện ban đầu, điều kiện chân thực và điều kiện thiết yếu. Ví dụ: hành vi hứa hẹn: "A hứa với B sẽ thực hiện C" với các điều kiện dùng nhƣ sau: - Điều kiện ban đầu: A nghĩ thực hiện C sẽ có lợi cho B, mà B không làm đƣợc việc đó, đồng thời B cũng muốn A thực hiện việc đó. Một khi A đã và đang thực hiện C mà A lại hứa với B rằng sẽ thực hiện C thì lời hứa trở nên vô nghĩa và không bình thƣờng. Từ những điều nêu trên đây chúng ta thấy điều kiện ban đầu không thể thiếu đƣợc. - Điều kiện chân thực: Khi A hứa thực hiện C, thì A phải có ý định thực sự sẽ thực hiện C và tin rằng mình có khả năng thực hiện C. Điều này sẽ phân biệt với điều hứa hão, hứa cuội. - Điều kiện thiết yếu: A hứa với B thực hiện C, là A đã ghi nhận trách nhiệm với B rằng: việc A thực hiện C trở thành nghĩa vụ, tránh nhiệm của A. Ngoài ba điều kiện chính nêu trên, còn có các điều kiện phụ khác nhƣ điều kiện xuất phát (cùng ngôn ngữ, đều là những ngƣời bình thƣờng... ), điều kiện tới đích (không đóng kịch, đều mong muốn thực sự về điều đã trao đổi...). Theo Ducrot, hành vi tại lời khác hành vi tạo lời, mƣợn lời ở chỗ chúng làm thay đổi tƣ cách pháp nhân của ngƣời đối thoại. Nó đặt ngƣời nói, ngƣời nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trƣớc khi thực hiện hành vi ở lời. Chẳng hạn: "Tôi hứa sẽ đến". Khi đã nói nhƣ vậy thì ngƣơi nói phải có nghĩa vụ phải thực hiện ( phải đến ), nếu không đến sẽ mất uy tín. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 63 3.3. Hành vi mƣợn lời. Mƣợn các phát ngôn (phƣơng tiện ngôn ngữ ) và trong tình huống giao tiếp cụ thể để gây ra một hiệu quả nào đó ngoài ngôn ngữ ở ngƣời nghe (nhận) hoặc ở chính ngƣời nói. Theo giáo sƣ Nguyễn Đức Dân, 1987. " Đây là hành vi mà qua cung cách nói năng thể hiện hành vi tạo lời, qua các tình huống giao tiếp cụ thể, ngƣời nói có thể biểu hiện một ý, một mục đích xa xôi và ngƣời nghe có thể không thấy ngay, mặc dù hoàn toàn hiểu câu nói đó".(1) Ví dụ: Hành vi tại lời là "thông báo" nhằm cung cấp thông tin nhƣng có thể gây nên các hành vi mƣợn lời khác, chẳng hạn: Nghe thông báo "Nâng hệ số lƣơng" đã tạo nên những phản ứng khác nhau: phấn khởi vì tiền nhiều hơn, đời sống đƣợc cải thiện, hoặc có ngƣời lo lắng vì sợ giá nhảy vọt, gây mất ổn định, cá biệt có những ngƣời thờ ơ vì mình không ăn lƣơng... Những hiệu quả nêu trên thuộc hành vi mƣợn lời, nó rất phân tán, không có tính qui ƣớc, không tính toán đƣợc. Trong ba hành vi ngôn ngữ đƣợc Austin đề cập trên đây, hành vi tại lời là đối tƣợng nghiên cứu chính của ngữ dụng học, một lĩnh vực còn nhiều vấn đề tranh cãi và tiếp tục giải quyết. 3.4. Cấu trúc của hành vi tại lời. Sự phân biệt hành vi tạo lời và hành vi tại lời là sự phân biệt giữa nội dung mệnh đề và hiệu lực tại lời của một phát ngôn ngữ vi. Nội dung mệnh đề là sản phẩm của hành vi tạo lời, còn hiệu lực tại lời là hiệu quả của các hành vi tại lời. Searle đã công thức hóa nhƣ sau: F(p) ( F: hiệu lực tại lời, p: nội dung mệnh đề ). Ví dụ: Giả sử ta có (P): "Jean hút thuốc lá", thì nội dung mệnh đề đƣợc phát ngôn bằng những hành vi tại lời khác nhau. Khẳng định: Jean hút thuốc lá. Cảm thán: Jean hút thuốc lá. Hỏi : Jean hút thuốc lá. Mệnh lệnh: Jean hút thuốc lá. Mời : Jean hút thuốc lá. (1) Nguyễn Đức Dân [19],tr. l26 Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 64 Và phát ngôn ngữ vi tƣơng ứng: Jean hút thuốc lá. Trời ơi, Jean hút thuốc lá ! Jean hút thuốc lá phải không? Đừng hút thuốc lá nữa Jean ! Jean hút thuốc lá đi ! Mời Jean hút thuốc.(1) Ngữ pháp truyền thống coi câu tƣờng thuật (khảo nghiệm ) là cơ sở, còn các câu khác đƣợc cải biên từ câu tƣờng thuật đó. Ngữ pháp tạo sinh khi nghiên cứu hành vi ngôn ngữ, với cấu trúc nội dung của các phát ngôn ngữ vi thấy rằng mỗi loại phát ngôn ngữ vi là một sản phẩm của một hành vi tại lời nhất định. Mà các hành vi tại lời về nguyên tắc là bình đẳng, độc lập với nhau, khó có thể xem hành vi tại lời nào là “cơ sở", các hành vi khác đƣợc cải biên từ hành vi cơ sở đó. 3.5. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ do nhiều lý do, ngƣời nói sử dụng hành vi ngôn ngữ này nhƣng lại nhằm đạt đến hiệu lực tại lời của một hành vi khác. Các nhà nghiên cứu (Searle 1969, Gondon và Lakoff, 1971) gọi là hành vi ngôn ngữ gián tiếp, hoặc cũng đƣợc gọi là hành vi tại lời phát sinh. "Một hành vi ngôn ngữ đƣợc gọi là "gián tiếp" khi sự phát ngôn một câu chứa đựng một dấu hiện gắn với không phải là hành vi tại lời của câu đã nói mà là một hành vi tại lời khác nằm ngoài chữ nghĩa trên bề mặt của câu nói đó"(2) Ví dụ: (12). Anh có bút chì không ? Hành vi tại lời là một câu hỏi, nhƣng mọi ngƣời đều hiểu rằng ngƣời nói muốn thực hiện một hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một lời đề nghị: "Cho tôi mƣợn cái bút chì (nếu anh có)". Nhờ cấu trúc ngôn ngữ mà một hành vi tại lời là (A), ngƣời ta có thể tạo ra những hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác nhau: đề nghị, xin, cảnh cáo, khuyên nhủ, yêu cầu... 13. Học sinh nói: "Em chƣa hiểu cách dạy này ạ". Thực chất câu 13, học sinh muốn đề nghị thầy giảng lại cách dạy này. 14. Nó bị ở lại lớp à ? Câu 14 bày tỏ thái độ ngạc nhiên của ngƣời nói. (1) Dẫn theo ví dụ của Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán [12], tr. 245 (2) Nguyễn Đức Dân [19], tr. l27 Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 65 15. Anh có diêm không ? Câu 15, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là xin diêm. Một hành vi ngôn ngữ gián tiếp có thể đƣợc thể hiện bằng những hành vi tại lời khác nhau. 16. Anh đến đó là hay đấy. 17. Sao anh không đến đó? Hai câu trên thể hiện hai hai hành vi tại lời khác nhau, câu 16 là một ý kiến, câu 17 là một câu hỏi. Cả hai câu đều cùng có hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một lời khuyên "Anh nên đi đến đó". Do đâu mà có các hành vi ngôn ngữ gián tiếp? Theo R.Zuber (1980), những hành vi ngôn ngữ gián tiếp có đặc điểm siêu ngôn ngữ, đƣợc hình thành trên cơ sơ ngữ nghĩa hơn là ngữ dụng. Tiền giả định là một hệ quả ngữ nghĩa thông thƣờng nhƣng ở cấp độ siêu ngôn ngữ. Do vậy có thể dùng quan hệ tiền giả định để phát hiện ra những hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Chẳng hạn, với hành vi tại lời là sự hỏi thì các động từ trong câu hỏi đƣợc tiền giả định bởi các động từ làm cơ sở cho lời đề nghị: cho → có ; cho mƣợn, cho vay → có; bán → có. Nhƣ vậy, tùy tình huống giao tiếp cụ thể mà câu hỏi tuyển chọn kiểu " Có A không? " sẽ nẩy sinh một hành vi gián tiếp là lời “ĐỂ NGHỊ” bán cho cho mƣợn cho vay Mà mọi ngƣời đều nhận biết đƣợc Ví dụ (18): Anh có quyển sách A không? Câu 18 có hành vi ngôn ngữ gián tiếp là "Tôi muốn có quyển sách A" là tùy tình huống cụ thể mà có thể là một trong những lời đề nghị sau: Đề nghị Cho tôi mƣợn Bán cho tôi Cho tôi thuê Quyển sách A.] Tuy nhiên việc sử dụng gián tiếp các hành vi tại lời không phải tùy tiện nhƣng theo những qui tắc nhƣ thế nào còn là những vấn đề khó khăn chƣa đƣợc giải quyết. C. Kerbrat ORecchioni đã đƣa ra một vấn số trƣờng hợp nhƣ sau: Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 66 a. Hiệu lực trực tiếp: Khảo nghiệm; gián tiếp: mệnh lệnh. Ví dụ: 19a. Bây giờ, đồng hồ đã chỉ đến con số mƣời hai đã khuya lắm rồi đây. Đi ngủ đi khuya lắm rồi. 19b. Trời tối lắm phải có đèn Không làm đƣợc đâu... b. Hiệu lực trực tiếp: khảo nghiệm hay báo trƣớc; gián tiếp: mong muốn. 20. Con gái nói với mẹ: Bạn con vừa mua tấm vải đẹp lắm /con cũng muốn có tấm vải ấy. c. Hiệu quả trực tiếp: khảo nghiệm; gián tiếp: hỏi. 21. Vợ nói với chồng: Hôm qua, anh Ba đƣa vợ đi xem kịch hay lắm / còn anh, anh có đƣa em đi xem đƣợc không ? d. Hiệu quả trực tiếp: mong muốn; gián tiếp: lệnh yêu cầu. 22. Giá anh đến thăm cô ta nhỉ ! / Anh hãy đến thăm cô ta đi. e. Hiệu lực trực tiếp: hỏi; gián tiếp: lệnh,xin... 23. Anh có thuốc lá không? / Cho tôi xin một điếu. g. Hiệu lực trực tiếp: hỏi; gián tiếp: khẳng định. 24. Không mày làm hỏng thì ai vào đó ? / Chính mày làm hỏng. Các câu hỏi tu từ đều thuộc loại này. Tuy nhiên, hiệu lực gián tiếp của các hành vi tạo lời phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh giao tiếp. Theo Đỗ Hữu Châu, " Hiệu lực ở lời gián tiếp là cái "thêm vào" cho một hiệu lực trực tiếp... có nhiều hiệu lực ở lời gián tiếp đã trở thành qui ƣớc, trở thành một thứ nghi thức ngôn ngữ"(1). Ví dụ: Anh có khỏe không? là một nghi thức để chào của ngƣời Việt Nam. Anh có đồng hồ không ? là yêu cầu đƣợc cung cấp thông tin về giờ. Searle cho rằng cơ chế của các hành vi tại lời gián tiếp là ở các điều kiện sử dụng của các hành vi tại lời. Chẳng hạn: hỏi có hiệu lực gián tiếp là yêu cầu, mệnh lệnh, chúng ta có thể phát biểu thành qui tắc nhƣ sau: "Nếu chúng ta có mong muốn B thực hiện hành động C điều kiện chân thành) và chúng ta thấy B hội đủ điều kiện chuẩn bị (B có khả năng thực hiện C) thì ta hỏi B về khả năng thực hiện C có nghĩa là ta yêu cầu B thực hiện C". Cũng nhƣ lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, vấn đề hành vi ngôn ngữ gián tiếp còn nhiều tranh luận và còn tiếp tục nghiên cứu, khám phá. Điều chắc chắn là lý thuyết đó đã giúp chúng ta giải quyết đƣợc nhiều vân đề trong hoạt động giao tiếp hàng ngày. (1) Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán - [12], tr. l58 Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 67 4. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ ngày càng phát triển và đƣợc giới ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm nghiên cứu, Nó là cơ sở để phát triển lý thuyết giao tiếp và hội thoại. Ngoài ra nó còn đƣợc vận dụng để nghiên cứu nhiều khía cạnh khác của ngôn ngữ học và nhờ nó chúng ta có thể giải thích đƣợc nhiều hiện tƣợng ngôn ngữ tƣởng chừng vô lý hoặc dƣ thừa, kiểu nhƣ: Chẳng mấy ai biết → mấy ai biết. Không chê vào đâu đƣợc → Chê vào đâu đƣợc. II. Hành vi ngôn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan Hành vi ngôn ngữ gồm hai nhóm: Hành vi ngôn ngữ chân thực (hành vi tạo lời, hành vi tại lời, hành vi mƣợn lời) và hành vi tại lời phái sinh còn gọi là hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Vì điều kiện hạn hẹp của luận án này, chúng tôi không thể đề cập hết các hành vi ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan đã sử dụng mà chỉ tập trung vào một số hành vi cơ bản là: câu hỏi, phủ định, chất vấn. 1. Câu hỏi. Các từ ai, nào, sao, gì, đâu... đƣợc gọi là các từ phiếm định và có chức năng tạo câu hỏi. Hỏi là nói ra điều mình muốn ngƣời ta cho mình biết với yêu cầu đƣợc trả lời hoặc đó là điều mình đòi hỏi hoặc mong muốn ở ngƣời ta và yêu cầu đƣợc đáp ứng. Xét về bản chất câu hỏi, chúng ta cần phải có sự phân biệt sau đây: a. Hỏi - trả lời [vào câu hỏi ] b. Hỏi - đáp - phản ứng lại câu hỏi. Phản ứng lại những hàm ý, tiền giả định (hành vi gián tiếp ) trong câu hỏi Ví dụ: Hỏi: Chị Minh có nhận lời anh ấy không ? -Trả lời: có (/không) - Đáp: ( chẳng hạn ): - Chuyện đó liên quan gì đến cậu! - Hơi đâu mà quan tâm đến chuyện đó. Hỏi: Anh có muốn mất việc không ? - Trả lời: + Dạ, không. + Ai lại muốn mất việc. - Đáp: + Này, đừng có dọa tôi! + Anh tƣởng tôi sợ đấy hả Trong thực tế, chúng ta còn gặp nhiều câu hỏi không cần trả lời mà nó tạo ra một hiệu quả gián tiếp là mệnh lệnh, yêu cầu, chào, xin Sở dĩ nhƣ vậy là vì mỗi câu hỏi có thể có tiền giả định. Từ đó, xét theo góc độ các hành vi ngôn ngữ, Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 68 trong mỗi câu hỏi, ngoài hành vi tại lời là hỏi còn có thể có hành vi ngôn ngữ gián tiếp nữa. - C. Kerbrat Orecchioni đƣa ra hai kiểu dùng câu hỏi nhằm đạt hiệu quả gián tiếp là: (a) Hiệu quả trực tiếp: hỏi; gián tiếp: lệnh,xin... (b) Hiệu quả trực tiếp: hỏi; gián tiếp: khẳng định. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ hiệu quả gián tiếp của hành vi hỏi còn đa dạng và phong phú hơn nhiều. Nguyễn Công Hoan - với bút pháp phê phán kín đáo sâu sắc - đã rất thành công trong việc sử dụng hành vi hỏi để nhằm đạt đến hiệu lực ở lời của hành vi khác. Sau đây là một số biểu hiện cụ thể. 1.1. Hành vi tại lời là hỏi nhƣng hành vi ngôn ngữ gián tiếp là đề nghị. Ví dụ: 25. Chào chị " Măm đen", còn bánh giò không? Hành vi gián tiếp là một lời đề nghị. 26. Tôi đề nghị chị " Măm đen" bán cho mấy chiếc bánh giò. Tùy hoàn cảnh giao tiếp cụ thể có thể sẽ có những hành vi gián tiếp khác nhƣ: a. Tôi đang cần bánh giò đây b. Tôi đang đói bụng đây. c. Tôi đang có điều cần nói với chị đây... 27. Không đƣợc thế nào thƣa cậu ? Câu 27, hành vi tại lời là hỏi, nhƣng ngƣời khác nghe hiểu rằng đây là một lời đề nghị: "Đề nghị anh hãy nói rõ để tôi biết lý do vì sao không đƣợc". Chính vì hiểu đƣợc hành vi gián tiếp đó nên ngƣời đối thoại đã đáp ứng lời đề nghị của ngƣời nói. Xét tiếp các câu sau: 28. Nhƣng ít ra anh cũng lo lấy bát thập, còn thập nguyên, cho đằng này ăn với chứ? Hành vi gián tiếp của câu hỏi 28 là sự đề nghị: "Tôi đề nghị anh lo cho tôi ít nhất cũng phải đƣợc bát thập". 29. Độc giả các ngài đánh giá hộ đi ? 30. Thế cụ vào với cháu chứ ? Hai câu trên lần lƣợt có hành vi gián tiếp là các câu: 31. Đề nghị độc giả các ngài đánh giá hộ. 32. Đề nghị cụ cùng vào với cháu. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 69 Theo GS Nguyễn Đức Dân "Trong câu hỏi tuyển chọn chứa từ "có" kiểu "có A không?" ứng với tình huống giao tiếp cụ thể sẽ nẩy sinh một hành vi gián tiếp là lời đề nghị"(1) 33. Cửu văn đấy có phải không ? Mặc dù trong lúc anh Tam đang trình bày sự việc [Ván - Cách vừa hiếp vợ của anh, vừa đánh anh] nhƣng khi nghe quan hỏi câu 33 trên đây thì mọi ngƣời đều hiểu hành vi gián tiếp mà quan muốn là "Đề nghị các ngƣời cho biết chính xác là con bài nào đã xuất hiện". Tƣơng tự: 34. Anh xe có bằng lòng kéo tôi giờ nữa không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5894.pdf
Tài liệu liên quan