Văn học Dân gian - Truyện kể dân gian dân tộc tà ôi ở miền tây tỉnh Thừa Thiên Huế

PHẦN MỞ ĐẦU. 5

1. Lí do chọn đề tài. 5

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 21

5. Phương pháp nghiên cứu. 22

6. Cấu trúc luận văn . 23

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC TÀ ÔI Ở MIỀN TÂY TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ . 24

1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm xã hội dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh

Thừa Thiên Huế . 24

1.1.1 Điều kiện tự nhiên . 24

1.1.2 Đặc điểm xã hội . 27

1.2 Đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế .

1.3 Khái quát về văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa

Thiên Huế.

1.4 Khái niệm truyện kể dân gian và các thể loại của truyện kể dân gian

1.5 Khái quát về tư liệu và diện mạo chung truyện kể dân gian dân tộc Tà

Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

pdf36 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn học Dân gian - Truyện kể dân gian dân tộc tà ôi ở miền tây tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đầu, truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã được giới thiệu, công bố ngày càng phong phú, đa dạng và có hệ thống hơn. Các nhà sưu tầm ban đầu chủ yếu là các nhà biên soạn người Kinh say mê khám phá, ghi chép nhưng còn hạn chế về tri thức bản địa, chưa có thao tác biên soạn một cách khoa học. Về sau, dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế được giới thiệu bởi chính những người con, những tri thức địa phương của các dân tộc hoặc bởi nhóm những nhà khoa học có tổ chức, có kế hoạch, có kiến thức lí luận về các thể (Lê Quỳnh Tường – cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện A Lưới; Pơ Loong Mừng – cán bộ phòng Văn hóa thông tin đã về 13 hưu; Prung Xuy – giáo viên dạy tiếng Tà Ôi; Kê Sửu – Tiến sĩ ngôn ngữ học; Ta Dưr Tư – cán bộ phòng Văn hóa thông tin đã về hưu). Tuy vậy, cũng cần khẳng định rằng, các công trình trên đều mới dừng ở mức độ là công tác sưu tầm chứ chưa phải là công trình nghiên cứu. Sự phân loại và những nghiên cứu, phân tích, lí giải nhằm chỉ ra những giá trị, nét đặc sắc trong kho truyện kể phong phú của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn là công việc bỏ ngỏ. Gần đây, một số cuốn sách tập hợp, giới thiệu đã chú ý đến quá trình phân loại nhưng vẫn không tránh khỏi những nhầm lẫn, thiếu thống nhất. Điều này khiến chúng tôi xác định rõ hơn những nhiệm vụ cần thiết phải tiến hành trong luận văn của mình. Một mặt, chúng tôi trân trọng và tiếp thu toàn bộ nguồn tư liệu đã được các tác giả sưu tầm biên soạn và giới thiệu, mặt khác chúng tôi cố gắng tiếp tục công việc phân loại, nghiên cứu và lí giải những biểu hiện độc đáo có giá trị tạo dấu ấn riêng biệt trong kho tàng truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2 Tình hình nghiên cứu truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Công tác nghiên cứu về truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chưa thực sự tương xứng với thành quả của công tác sưu tầm. Truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu được khảo sát, nghiên cứu theo các hướng: - Nghiên cứu truyện kể dân gian dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung trong đó truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là một bộ phận. - Nghiên cứu truyện kể dân gian của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế với từng thể loại, kiểu truyện, hình tượng hoặc motif cụ thể nào đó trong truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. 14 Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế một cách toàn diện, nhìn đối tượng trong trường hợp khảo sát có tính hệ thống, bao quát. Tuy vậy, các hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trước thực sự là những gợi ý quý báu để chúng tôi tiếp tục công việc trong đề tài của mình. Chúng tôi tiếp nhận rất nhiều đánh giá từ tất cả các hướng nghiên cứu trên. 3.2.1 Những nghiên cứu khái quát về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số trong đó truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là một bộ phận Từ những năm 1980 trở đi, trong nhiều giáo trình, chuyên luận, các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu và giới thiệu về truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong các công trình có tính chất công cụ này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành giới thiệu, phân tích và phân loại, tiểu loại truyện kể dân gian tiêu biểu của tất cả các dân tộc thiểu số dọc suốt từ Bắc tới Nam của Việt Nam. Năm 1980 trong công trình Lịch sử văn học Việt Nam, các tác giả Nông Quốc Chấn, Phan Đăng Nhật đã dành hai chương tìm hiểu và giới thiệu về phần truyện kể là Thần thoại, trường ca các dân tộc và truyện cổ dân gian các dân tộc thiểu số anh em. Trong công trình này, các tác giả đặt hai thuật ngữ thần thoại và truyền thuyết liền với nhau để tìm hiểu nội dung và một số vấn đề mà không có sự phân biệt nào, cũng không có một chú giải nào. Về truyện dân gian, các tác giả phân chia và tìm hiểu 4 loại: truyện người khỏe tài ba, truyện người hiền lành, truyện người mồ côi và truyện cười. Công trình nghiên cứu này có ý nghĩa khởi nguồn, gợi mở hướng nghiên cứu và những suy nghĩ của riêng nhóm tác giả. 15 Chúng tôi nhận thấy về cách gọi tên, phân loại, phạm vi nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng còn có những vấn đề cần tiếp tục được khảo cứu. Trong công trình nghiên cứu Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam [38], tác giả Phan Đăng Nhật đã căn cứ chủ yếu vào hình thức diễn xướng để chia văn học dân gian các dân tộc thiểu số thành ba loại: loại hình văn học nói, loại hình văn học kể và loại hình văn học hát, sau đó xếp thể loại thần thoại vào loại hình văn học hát còn loại hình văn học kể bao gồm thể loại cổ tích và truyện cười. Phần nghiên cứu công phu của tác giả chính là những trang viết về thể loại cổ tích. Ở đó, tác giả quan tâm đến vấn đề phân nhóm hay phân loại. Ông cho rằng nếu lấy mẫu xã hội và nhân vật trung tâm của truyện cổ tích tiêu biểu cho mâu thuẫn đó làm trục phân loại, chúng ta có thể chia truyện cổ tích các dân tộc thiểu số ra làm ba loại chính: “thứ nhất là những truyện về người mồ côi, người em út, người con riêng, người đội lốt xấu xí. Thứ hai là truyện về người khỏe và thứ ba là truyện về người bị bóc lột” [38, tr. 66]. Ngoài ra, ông còn tìm hiểu và giới thiệu cụ thể “hai kiểu truyện có ý nghĩa đặc biệt” trong văn học dân gian các tộc như: truyện về người khỏe tiêu biểu cho truyền thống anh hùng và truyện về người đội lốt xấu xí, truyện mồ côi tiêu biểu cho truyền thống dân chủ. Trong phần kết luận cuối sách, tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học thành văn, quan hệ giữa văn học dân gian và các dân tộc thiểu số với văn học dân gian Việt. Nhìn một cách tổng thể, công trình nghiên cứu của Phan Đăng Nhật đã nghiên cứu rất công phu, tỉ mỉ về diện mạo, giá trị nội dung và nghệ thuật một số loại, loại thể văn học dân gian các dân tộc thiểu số, trong đó có cốt truyện dân gian. Tuy vậy, cách phân chia các loại và thể loại của tác giả cũng còn những điểm chưa hợp lí. Sự phân tích đầy đủ các loại và thể loại, kiểu truyện cũng chưa thể hiện được ở công trình này. 16 Tác giả Võ Quang Nhơn trong công trình Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam [40] cũng đã dành mối quan tâm nghiên cứu về bộ phận truyện kể dân gian. Ông tìm hiểu chủ yếu hai thể loại truyện kể dân gian của người dân tộc thiểu số, đó là thần thoại và truyện cổ tích. Về thần thoại, tác giả đặt ra hai vấn đề phân loại. Theo ông, có thể phân chia hệ thống thần thoại các dân tộc theo loại hình sau: “loại truyện kể về việc sinh ra trời, đất, cỏ cây, núi sông; loại truyện kể về việc sinh ra con người, sinh ra các dân tộc; loại truyện kể về những kì tích sáng tạo văn hóa trong buổi đầu của con người; loại truyện kể về những cuộc đấu tranh xã hội trong buổi đầu của xã hội có giai cấp” [29, tr. 549]. Ngoài ra, tác giả cho rằng thần thoại các dân tộc thiểu số đã thống nhất và thể hiện ở ba chủ đề nổi bật: chủ đề thứ nhất “các anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam có cùng nguồn gốc chung và nền văn hóa chung” [29, tr. 640], chủ đề thứ hai là “ghi lại và ngợi ca những chiến tích lao động của tổ tiên các dân tộc anh em trong buổi đầu” [29, tr. 646] và chủ đề thứ ba là “phản ánh sự phân hóa giai cấp và công cuộc đấu tranh giai cấp trong buổi đầu của lịch sử, đồng thời ca ngợi những nhân vật kiệt xuất đầy mưu trí và dũng cảm, cùng nhân dân đứng lên chống lại thù trong giặc ngoài, bảo vệ những thành quả lao động và thành tựu văn hóa, bảo vệ cuộc sống cộng đồng” [29, tr. 612]. Nhà nghiên cứu đã tìm hiểu giá trị của thể loại truyện cổ tích chủ yếu dựa vào việc phân loại, phân tích, tìm hiểu nội dung nghệ thuật các tiểu loại truyện cơ bản như: truyện về các chàng trai khỏe, truyện về các nhân vật bất hạnh. Ngoài ra, tác giả cũng dành một số trang để tìm hiểu thêm một số thể loại truyện cười, truyền thuyết lịch sử. Công trình nghiên cứu Văn học dân gian Việt Nam, tập 1 [82], nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã chỉ ra một số nét đặc sắc của một số thể loại trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung như: thần thoại, truyện cổ tích, sử thi, truyện thơ, dân ca. Trong đó, phần nghiên cứu về thần thoại tác giả đã đưa ra một số nhận 17 xét, so sánh giữa thần thoại các dân tộc thiểu số so với thần thoại dân tộc Việt: “Nhìn chung, thần thoại của các dân tộc thiểu số có phần nguyên vẹn hơn và có hệ thống hơn so với thần thoại của dân tộc Kinh (...) Sự khác biệt giữa thần thoại các dân tộc cũng chỉ là tiểu dị....đặc sắc của thần thoại các dân tộc thiểu số nó thể hiện ở chỗ bảo tồn được một số nét cổ hơn, tức là ít có dấu vết tái tạo của đời sau hơn so với thần thoại của người Việt” [82, tr. 191, 193]. Cũng trong công trình này, tác giả đã dùng thuật ngữ “truyện cổ dân gian” tương đương với thuật ngữ “truyện cổ tích” và phân loại, tìm hiểu trên ba tiểu loại: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt. Trong truyện cổ tích thần kì, tác giả đặc biệt chú ý đến nhóm truyện cổ tích bắt nguồn từ những quan hệ xã hội cổ khi chế độ thị tộc suy tàn và xã hội có giai cấp mới phát sinh. Đó là khối lượng lớn những truyện cổ tích về người em út, người mồ côi, người con riêng... Tác giả còn cho rằng, về những nhân vật này có những nét chung với những nhân vật cùng loại trong truyện cổ tích người Kinh. “Đó là nhân vật kiểu mẫu về đạo đức nhân dân và tài năng lao động, trí tuệ dân gian, nạn nhân của những tai ách xã hội và là người, cuối cùng luôn chiến thắng mọi lực lượng thù địch. Có khác chăng là ở những dấu vết của tín ngưỡng cổ đại và của trình độ phát triển xã hội với những nét riêng của mỗi dân tộc in đậm trong cốt truyện, trong hình tượng nhân vật trung tâm, trong cách giải quyết xung đột và đặc biệt trong các chi tiết về môi trường diễn ra câu chuyện được kể lại, với biểu hiện cụ thể của cái thần kì” [82, tr. 208]. Với truyện cổ tích loài vật, tác giả cho rằng: “Chỉ có các dân tộc dọc Trường Sơn và Tây Nguyên là còn lưu giữ được một nguồn truyện cổ tích về loài vật phong phú và nguyên vẹn hơn cả về mặt hình thức thể loại... Truyện cổ tích về loài vật của các dân tộc thiểu số Việt Nam có khuynh hướng thiên về đề cao tình thương đồng loại, đề cao lòng can đảm và sự kết hợp quần ở những kẻ yếu” [82, tr. 206]. 18 Trong bộ Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam [88, 89, 90], một số nhà nghiên cứu đã có những tổng kết lại tình hình sưu tầm, nghiên cứu bổ sung, nhận xét và phân tích khái quát về các thể loại trong đó có thể loại truyện kể dân gian của các dân tộc. Về thần thoại, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Huế cho rằng thần thoại Việt Nam nói chung và thần thoại các dân tộc thiểu số nói riêng chia thành hai nhóm tương ứng với hai chủ đề chính: Nhóm thứ nhất là nhóm về thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc muôn loài; nhóm thứ hai là nhóm thần thoại kể về sự chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa. Từ đó, tác giả lại tiếp tục chia các nhóm chính đó ra thành nhiều nhóm nhỏ để tìm hiểu một cách cụ thể. Nhóm về thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc muôn loài bao gồm: thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ, thần thoại kể về nguồn gốc muôn loài, thần thoại kể về nguồn gốc loài người. Trong quá trình phân tích, tác giả đã đưa ra một số nhận định có giá trị rất đáng chú ý như: “trong thần thoại các dân tộc Việt Nam, nhiều motif thần thoại đã được nhào nặn lại, phát triển để trở thành những motif của thể loại khác” [90, tr. 56]. Về truyền thuyết, tác giả Trần Thị An cũng đã có những nhận xét khái quát trên một số điểm cơ bản như sau: “Truyền thuyết của các dân tộc thiểu số đã thể hiện tín ngưỡng thờ thần tự nhiên của các dân tộc: thần nước, thần nai, thờ vực nước sâu, thờ thần cây, thần đá... Truyền thuyết các dân tộc thiểu số biểu thị sự liên quan chặt chẽ giữa thần với đời sống con người. Mỗi quan hệ thần – người trong truyền thuyết các dân tộc thiểu số được thể hiện ở hai loại thái độ: thần phục và chống đối... Về mặt nghệ thuật, truyền thuyết các dân tộc thiểu số có kết cấu lỏng lẻo, các chi tiết nhiều khi được lắp ghép một cách khá ngẫu nhiên, tính thống nhất của cốt truyện chưa thật rõ ràng... Bên cạnh đó, một đặc điểm nổi trội của truyền thuyết các dân tộc thiểu số là có sự đan xen nhiều thể loại. Có thể thấy rõ các dấu ấn của thần thoại, truyện cổ tích và sử thi trong các truyền thuyết ở đây” [ 89, tr. 812, 823]. Về truyện cổ tích, tác giả Nguyễn Thị Yến cũng đã khái quát tình hình sưu tầm và nghiên cứu 19 truyện cổ tích các dân tộc thiểu số Việt Nam từ trước đến nay. Từ đó tác giả đã tìm hiểu truyện cổ tích dựa trên việc phân chia ba tiểu loại: truyện cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt, cổ tích loài vật. Trong mỗi tiểu loại tác giả lại tiếp tục chia thành các nhóm truyện tiêu biểu như các nhóm truyện cổ tích thần kì có các nhóm: truyện về thân phận những đứa bé mồ côi, truyện về người đội lốt con vật, truyện về những chàng trai tài giỏi. Nhóm về truyện cổ tích loài vật gồm có các nhóm: truyện giải thích về đặc điểm các loài vật và lớp truyện đối chiếu quan hệ của xã hội loài người vào quan hệ con vật. Nhóm truyện cổ tích sinh hoạt bao gồm nhóm truyện về chủ đề gia đình và nhóm truyện đề cập đến các mối quan hệ trong xã hội. Trong quá trình tìm hiểu, tác giả cũng đã có những so sánh nhất định với truyện cổ tích người Việt ở từng nhóm truyện cụ thể. Những ý kiến đó còn mang tính khái quát nhưng cũng có ý nghĩa như những gợi dẫn giúp công việc nghiên cứu về truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế được sâu sắc hơn. Các kết quả nghiên cứu dù chưa tìm hiểu trực tiếp vào truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng có thể coi như tri thức tiền đề, cơ sở giúp chúng tôi triển khai đề tài luận văn bởi dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là một bộ phận tạo thành các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Đặc điểm truyện kể và các vấn đề truyện kể các dân tộc thiểu số Việt Nam có ảnh hưởng và chi phối nhất định đến đặc điểm truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2.1 Những nghiên cứu trực tiếp, cụ thể về truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Trước hết, chúng tôi quan tâm đến những lời giới thiệu khái quát về truyện kể của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế trong các công trình sưu tầm, biên soạn và biên dịch được giới thiệu bởi chính các nhà sưu tầm hoặc những 20 người con của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có tri thức uyên bác. Đây có thể coi là những nhận xét khái quát khơi gợi đầu tiên vì nó gắn với công tác sưu tầm và biên soạn – một công việc đã được nhiều tác giả quan tâm từ rất sớm. Nói chung, các nhận xét đều giống nhau ở chỗ khẳng định giá trị đóng góp và chỉ ra một số đặc điểm của truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi xin dẫn dưới đây một số trong rất nhiều nhận xét như vậy. Trong Lời giới thiệu cuốn Truyện cổ Tà Ôi, tác giả Nguyễn Thị Hòa có nhận xét: “Cũng giống như các dân tộc khác, dân tộc Tà Ôi có một di sản văn hóa dân gian phong phú, trong đó truyện cổ chiếm một phần đáng kể. Truyện cổ dân tộc Tà Ôi phản ánh cuộc sống đa dạng muôn màu muôn vẻ của dân tộc Tà Ôi ở buổi bình minh lịch sử: từ quan niệm về các dòng họ (Giả Kê, Giả Pa tả, Giả Kraai....) cho đến những nhận thức giá trị và quan niệm về đạo đức và thẩm mỹ (Người lấy vợ đá, Người mồ côi tinh khôn....). Đặc biệt, qua tập truyện cổ này ta thấy được bóng dáng hiện thực của quá trình phát triển xã hội người Tà Ôi từ cuộc sống hái lượm đã có ít nhiều mang tính tự nhiên nguyên thủy... Cùng với phát triển mọi mặt về quan niệm hôn nhân và gia đình cũng thay đổi từ mẫu hệ sang phụ hệ” [19, tr. 4]. Trong Lời giới thiệu cuốn Truyện cổ một số dân tộc thiểu số, tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong đã có những phát hiện được nhiều cái mới về truyện cổ dân tộc Tà Ôi Thừa Thiên Huế: “Trong tập truyện này chúng ta sẽ bắt gặp mỗi câu chuyện mang một nội dung riêng như kể về tuyến nhân vật người đội lốt thú (Người vợ vượn, Chàng rắn), mối quan hệ không bình đẳng giữa anh em ruột, anh em cùng cha khác mẹ với nhau (Abâm và Angăs, Chuyện hai anh em), mong ước có sức mạnh phi thường và cuộc sống ấm no (Võ Đủ hóa cọp), truyện kể về sự tích địa danh (Sự tích núi San Lai), chuyện kể về nguồn gốc của nông lịch (Thần Mặt trăng), sự tích các loài cây (Sự tích cây đao), tuyến nhân vật nghèo hèn, xấu xí nhưng trừng trị được kẻ ác (Tơ rứt và Klang Batưng),... sự ranh ma của loài vật 21 phản ánh sự cảnh báo về cách ứng xử của con người đối với động vật (Con thỏ ranh ma), hệ thống có truyện kiểu nhân vật truy cứu trách nhiệm (Koai Turoal và tên nhà giàu độc ác), ca gợi sự thông minh của con người (Tachol và con gấu), lí giải nguồn của loài vật (Sự tích con bọ ngựa, Sự tích chim trĩ bới mộ, Partur Tơơm)” [62, tr. 19]. Tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong trong bài viết Đôi nét về dòng họ, in trong cuốn Truyện kể về dòng họ Tà Ôi, đã chỉ ra một số nội dung của truyện kể dân gian giải thích dòng họ của người Tà Ôi như: “Đối với lĩnh vực truyện cổ thì người Tà Ôi là đã có những cách giải thích về nguồn gốc dòng họ của riêng mình, đây chính là cơ sở để thấy được sự phát triển một cách bền vững trong mối quan hệ giữa gia đình và xã hội “ở người Tà Ôi dấu vết của tổ tiên còn đậm nét trong các tổ chức dòng họ”. Một điểm chung nhất của truyện cổ Tà Ôi rằng: mọi người đều nguyện không bắt, giết, ăn thịt con vật mà họ cho là vật tổ” [65, tr. 43]. Ngoài ra, tác giả còn công bố kết quả của quá trình nghiên cứu về truyện kể về dòng họ Tà Ôi bao gồm 83 truyện kể trong đó trong đó truyện kể giải thích về dòng họ của người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có 48 truyện. Tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong thay mặt nhóm biên soạn, đã viết phần Lời nói đầu tâm huyết và phân tích, đánh giá khái quát truyện kể dân gian Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi tiếp thu và tiếp nhận nhiều nhận định sắc sảo của công trình nghiên cứu này với sự phân chia truyện cổ theo các chủ đề: giải thích nguồn gốc ra đời của dân tộc (1), giải thích nguồn gốc các dòng họ (2), giải thích các địa danh (3), xung đột giữa thiện và ác (4), motif người con côi, người em út (5), giải thích nguồn gốc các nhạc cụ (6), motif người lấy vật dị dạng (7)” [67, tr. 27]. 22 Truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế còn được các tác giả nghiên cứu trong các bài báo khoa học. Trên tạp chí Sông Hương số 5 và số 9 năm 2007 có bài Tiếp cận truyện cổ của người Tà Ôi và Phác thảo diện mạo văn học dân gian dân tộc Tà Ôi, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong đã điểm qua vài nét về truyện cổ dân gian dân tộc Tà Ôi. Về truyện thần thoại, tác giả có nói về nguồn gốc của người Tà Ôi bắt nguồn từ quả bầu. Về truyền thuyết tác giả nhấn mạnh nội dung của các truyện cổ giải thích về dòng họ và nhạc cụ [53]. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Xuân Hồng cũng có bài viết về Dòng họ của người Tà Ôi đăng trên tạp chí Dân tộc học, số 4 năm 1994 bằng việc lấy ra các dẫn chứng là các tác phẩm truyện kể của người dân tộc Tà Ôi. Điểm lại lịch sử nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung, văn học và truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, có thể thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu về truyện dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế một cách khái quát và có hệ thống. Đó chính là khoảng trống mà đề tài này mong muốn được tiếp tục khám phá, tìm hiểu và nghiên cứu nhằm dựng nên diện mạo, chỉ ra những giá trị, vị trí đóng góp quan trọng của kho tàng văn học dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đối với văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ba thể loại tiêu biểu của truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là thần thoại, truyền thuyết và 23 truyện cổ tích trong 135 truyện kể được tập hợp trong tổng tập kho tàng truyện cổ dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, cập nhập những tập truyện được sưu tầm và xuất bản gần đây. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát, nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của ba thể loại tiêu biểu của truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích. Chúng tôi xác định giới hạn nghiên cứu là dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm sáng tỏ mục tiêu của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình khảo sát, thống kê, phân loại các thể loại, nhóm truyện, type truyện dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế để có những số liệu làm cơ sở triển khai nội dung của luận văn. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích nội dung phản ánh, hình thức biểu hiện, các motif tiêu biểu của các nhóm truyện, type truyện dân gian của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế với truyện kể dân tộc Việt và truyện kể dân gian thuộc các dân tộc khác thuộc miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó phát hiện ra những nét tương đồng cũng như những khác biệt giữa các dân tộc. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi kết hợp phương pháp nghiên cứu của các ngành dân tộc học, lịch sử, văn hóa học để có những lí giải, khám phá mới về các nhóm truyện, type truyện, motif đặc thù của các dân tộc, 24 cũng là thấy được giá trị ẩn sâu bên trong của kho tàng truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan về dân tộc Tà Ôi và và truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 2: Thần thoại và truyền thuyết của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Truyện cổ tích dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 4: Mối quan hệ và nét đặc trưng trong truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế 25 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC TÀ ÔI Ở MIỀN TÂY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm xã hội dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế 1.1.1 Điều kiện tự nhiên Theo các nhà nghiên cứu về địa lí, lịch sử, dân tộc học khu vực Bắc Trường Sơn, địa bàn cư trú của bộ phận các tộc người thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế trong đó có dân tộc Tà Ôi là một dải kiến tạo địa hình kéo dài từ thượng nguồn s ông Cả (Hà Tĩnh) chạy dọc suốt miền Trung nước ta vào đến tận cao nguyên Đồng Nai . Trải qua nhiều đợt kiến tạo khác nhau trong lịch sử làm cho địa hình ở đây phức tạp, đất đai , khí hậu đa dạ ng,Daỹ Trường Sơn như môṭ b ức tường thành tầng tầng, lớp lớp , sườn núi phần lớn dốc đứng phía trước cưc̣ tây nhưng khi xuôi dần về đông , chúng tự xó a đi đô ̣dốc để những con s ông không còn mang dòng chảy cuồn cuôṇ phù sa như hai đầu đất nước . Cũng từ hệ núi này , ở nhiều nơi , những chiếc chân nghic̣h ngơṃ cố choaĩ mình ra tâṇ biển , tạo nên bức tường thành ngăn cách theo daṇg hoành sơn và cắt xẻ đến manh mún dải đồng bằng nhỏ hẹp ven duyên hải. Triền dốc của khu vưc̣ Trường Sơn Bắ c là ba me ̣của n hiều con s ông ngọn suối ở phía trung và hạ lưu các dòng chảy . Có trên hai trăm dòng nước lớn nhỏ từ 10 km trở lên ở đây đa ̃giúp chúng ta hình thành môṭ maṇg lưới sông suối dày đặc, tạo nên một bức tranh tự nhiên hoành tráng, đa sắc màu cao đô.̣ Nằm trong chiếc nôi bởi hai điểm tưạ quan troṇg là Đèo Ngang và Hải Vân , trong đó điểm cuối cùng của Trường Sơn Bắc (quần thể Hải Vân ) đa ̃taọ nên cho Thừa Thiên – Huế môṭ bức tường khí hâụ quan troṇg . Hầu hết các đơṭ gió mùa Đông – Bắc sau cuôc̣ hành trình Nam tiến hầu như không còn đủ sức để vươṭ qua 26 những daỹ núi cao ở đây . Đành rằng , vùng Đèo Ngang và dãy Hoành Sơn cũng đươc̣ xem như bức tường thành ngăn chăṇ những đ ợt gió mùa phía bắc, nhưng thâṭ ra, nơi đây không hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của nó . Trong điều kiêṇ như vâỵ, vùng đồi núi phía tây Thừa Thiên – Huế đa ̃và đang tồn taị trong môi trường nhiêṭ và ẩm rất thuâṇ lơị cho lớp thưc̣ vâṭ phát triển. Măc̣ dù , trải qua rất nhiều biến cố (chiến tranh , sư ̣tàn phá của con người ), nhưng miền tây Thừa Thiên – Huế vâñ là nơi còn lưu l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004633_7248_2006155.pdf
Tài liệu liên quan