Văn học Việt Nam - Thơ Ngô Minh từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

PHẦN MỞ ĐẦU . 3

1. L{ do chọn đề tài . 3

2. Lịch sử vấn đề 3

3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu. 5

4. Phương pháp nghiên cứu. 6

5. Đóng góp của luận văn. 6

6. Cấu trúc luận văn . 6

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ CỦA NGÔ

MINH. 8

1.1. Một số vấn đề lý luận về tư duy thơ . 8

1.1.1. Quan niệm về tư duy nghệ thuật. 8

1.1.2. Khái niệm tư duy thơ . 9

1.2. Nhà thơ Ngô Minh. 11

1.2.1. Vài nét về tiểu sử Ngô Minh. 11

1.2.2. Hành trình sáng tác . 13

1.3. Quan niệm thơ của Ngô Minh . 17

1.3.1. Thơ là tiếng gọi đồng vọng của trái tim . 17

1.3.2. Thơ là điểm tựa tinh thần cho chính người sáng tạo . 21

1.3.3. Thơ là sự kết tinh của lửa.

Tiểu kết chương 1.

CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGÔ MINH .Error!

Bookmark not defined.

2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Ngô Minh .

2.1.1. Cảm hứng về quê hương, đất nước.

2.1.2. Cảm hứng thế sự trong thơ Ngô Minh.

2.1.3. Cảm hứng về tình yêu trong thơ Ngô Minh .

2.2. Nhân vật trữ tình.

2.2.1. Cái tôi trữ tình và tư duy thơ hướng nội trong thơ Ngô Minh .

2.2.2. Người thân .

2.2.3. Bạn thơ.

2.2.4. Người lao động nghèo .

pdf26 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn học Việt Nam - Thơ Ngô Minh từ góc nhìn tư duy nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tượng thị giác vừa mang tính biểu tượng thính giác. Hành trình của trí tưởng tượng mang tính chất ngẫu nhiên bao nhiêu về mặt hình ảnh trực quan thì mang tính chất tất yếu bấy nhiêu về mục đích biểu hiện. Tư duy thơ thường được biểu hiện thành từng dòng phát ngôn trên văn bản và từng quãng ngắt hơi trong khi đọc. Như vậy, sự tồn tại của dòng thơ đã làm ảnh hưởng đến tư duy thơ, tính nhạc điệu của ngôn ngữ cũng chi phối tư duy thơ. Sự ngắt dòng tạo ra cảm giác đứt đoạn, không liên tục của mạch tư duy theo từng { nghĩ riêng lẻ. Thơ tự do về liên tưởng, tưởng tượng nhưng phải theo một hình thức ngôn ngữ loại hình nhất định của thể thơ. Tư duy thơ bị chi phối bởi một số tiêu chí có tính hình thức: Yêu cầu về liên kết vần và liên kết {. Như thế, tư duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo ra các biểu tượng trực quan, vai trò của nhận thức cảm tính là vô cùng quan trọng nhưng không phải quyết định. Những quan niệm về thơ, về nhân sinh, về thời đại sẽ làm cho nhà thơ chú { nhiều hơn đến biểu tượng trong thơ. Tìm hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự vận động của hình tượng thơ. Ở giai đoạn đầu của thời kì đổi mới, chủ trương “đổi mới tư duy” đã tạo ra một sự giải phóng thật sự về mặt tinh thần. Mọi người đều có quyền làm thơ, in thơ dưới nhiều dạng, kiểu khác nhau. Sự mở cửa của cơ chế đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghệ sĩ phát huy tài năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên, có một nghịch l{ là đến những năm 1990 xảy ra tình trạng không cân xứng giữa số lượng thơ xuất bản với chất lượng thơ. Nhưng, có một điều chúng ta cần phải thừa nhận đó là giữa nhà thơ và các tập thơ của họ không phải không có những điểm chung. Trước hết là những đặc điểm về phương diện nhận thức, về tư duy nghệ thuật. Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy. Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới hai dạng chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện cái chủ thể đến mức như là nhân vật số một trong mọi bài thơ. Tuy nhiên, do sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định. Tư duy thơ phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại. Về mặt nội dung nhận thức, có thể coi tư duy thơ là biểu hiện cụ thể và sinh động của những tư tưởng triết học, chính trị, đạo đức dưới dạng phổ biến nhất của một cộng đồng người. So với tư duy logic thì tư duy hình tượng có được một phạm vi rộng rãi hơn cho sự liên tưởng và quyền tưởng tượng của người sáng tạo. Tư duy thơ chấp nhận một khả năng tưởng tượng dường như vô tận của nhà thơ. Khả năng tưởng tượng của tư duy khoa học là ở chỗ trừu tượng hóa, vô hình hóa các sự vật và hiện tượng. Còn nhà thơ thì cụ thể hóa, hình tượng hóa hiện thực khách quan theo một đường dây liên tưởng. Đối với sáng tác thơ, trí tưởng tượng tạo nên tứ thơ, { thơ và cả lời thơ. Khi mục đích biểu hiện thay đổi thì liên tưởng thay đổi theo. Liên tưởng trong thơ càng đa dạng thì biểu tượng càng sinh động, nhận thức càng sâu sắc. Trong quá trình sáng tạo, tư duy nghệ thuật chứa đựng nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Logic thi ca gắn liền với các yếu tố ngẫu nhiên, phi l{ tính. Cái tất yếu trong mục đích biểu hiện, trong nội dung tư tưởng và { đồ sáng tác đã không gạt bỏ cái ngẫu nhiên mà là sự tập hợp ngẫu nhiên theo logic chủ quan. Logic chủ quan bao hàm cả cái hợp l{ và cái phi l{, cả l{ trí và tình cảm, cái ngẫu nhiên và cái tất yếu. “Tư duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo nên các biểu tượng trực quan để biểu hiện tư tưởng và cảm xúc, nhưng không phải do nhận thức cảm tính quyết định, mà nó theo logic chủ quan của tác giả. Logic chủ quan vừa phản ánh cái logic khách quan vừa bao hàm một { nghĩa tự do của hoạt động tinh thần, hoạt động tình cảm. Nghĩa là nó không phản ảnh cái logic khách quan một cách máy móc và trực tiếp mà phản ánh các yếu tố tâm l{. Tư duy thơ tạo cho ta thêm một biểu tượng mới về sự vật, hiện tượng. Hành trình của trí tưởng tượng mang tính chất ngẫu nhiên bao nhiêu về mặt hình ảnh trực quan thì mang tính chất tất yếu bấy nhiêu về mục đích biểu hiện. Tư duy thơ đối với nhà thơ là việc làm thơ. Nhà thơ sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những sản phẩm cũng bằng ngôn ngữ. Vậy nên, ngôn ngữ đối với nhà thơ vừa có { nghĩa phương tiện, vừa có { nghĩa mục đích. Nhà thơ vừa là người thiết kế, vừa là người thi công cho ngôi nhà của mình” *57,tr.425+. Là một nhà thơ được khẳng định vị thế từ sau năm 1986, thơ Ngô Minh cũng không nằm ngoài quy luật vận động chung của xã hội. Theo nhận định của Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ Hiện đại Việt Nam thì “trong thơ ca cách mạng từ sau năm 1945 đến tận đầu những năm 1980, cái tôi trữ tình là cái tôi chứng kiến sự vận động của hiện thực lịch sử, cái tôi nhân danh cách mạng, nhân danh lịch sử, dân tộc, giai cấp, hòa vào một cái ta rộng lớn để phản ánh một cuộc đối đầu Địch – Ta rạch ròi và quyết liệt. Hơn 40 năm liên tục phát triển theo khuynh hướng “ta hóa” ấy, thơ cách mạng đã đi hết chặng đường đầu tiên của nó, hoàn thành chức năng thời chiếnThơ ca trở về nơi nó đã sinh ra: Trở về với cái tôi” *57,tr.425-426]. Trong nền thơ hiện đại Việt Nam, qua sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu chúng ta nhận ra được “Một nhà thơ suốt đời ca ngợi cái ta cách mạng, ta dân tộc sau 1986 cũng đã chuyển hướng về phía cái tôi nội cảm” *57,tr.426+. Cho nên sự chuyển hướng ấy có lẽ là xu hướng tất yếu chung không chỉ của các nhà thơ lớn mà của tất cả các nhà thơ trẻ hiện đại trong đó có Ngô Minh: “Nhà thơ đối diện với chính mình, nhìn lại mình và đôi khi không khỏi tiếc nuối về những gì chưa làm được, mặc dù chưa phải tuổi đã cao nhưng đã lo chấm hết” *57, tr427]. 1.2. Nhà thơ Ngô Minh 1.2.1. Vài nét về tiểu sử Ngô Minh Ngô Minh tên thật là Ngô Minh Khôi sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Tốt ngiệp đại học Thương nghiệp Hà Nội năm 1972 Ngô Minh nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc xếp bút nghiên tham gia trực tiếp cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cuối năm 1972, Ngô Minh vào quân đội tham gia chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ thuộc Trung đoàn 141, Sư đoàn 7. Ông đã được trao tặng Huy chương chống Mỹ cứu nước Hạng Nhất, Huy hiệu tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Nhưng, sẽ không có gì đáng nói thêm nếu như Ngô Minh ra quân rồi lập gia đình, sống một cuộc sống an phận như bao đồng đội của ông. Niềm đam mê nghệ thuật thơ ca đã đưa nhà thơ từ một người làm trong Ban chính trị trung đoàn 141, rồi trưởng đại diện báo Thương Mại tại miền Trung đến với văn chương. Trong khi các bạn học cùng thế hệ với Ngô Minh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Vũ Thuật, Thái Ngọc Sanđã nhanh chóng nổi tiếng thì nhà thơ vẫn kiên trì theo đuổi văn nghiệp của mình...Với các bút danh như Ngô Minh, Nguyễn Minh Tâm, Hải Tây trong khoảng gần 40 năm cầm bút cho đến thời điểm hiện tại Ngô Minh đã cho ra đời liên tiếp hàng chục tập thơ với hàng trăm bài thơ có giá trị cùng các công trình nghiên cứu quy mô lớn. Đồng thời ông còn cho xuất bản nhiều đầu sách gồm thơ, văn, phê bình tiểu luận trong đó phải kể đến là bộ sách Ngô Minh tác phẩm. Với những thành công như vậy Ngô Minh đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, ông từng được tặng thưởng Thơ hay báo Nhân dân (1978), Thơ hay Văn nghệ Quân đội 1985, Thơ hay 5 năm Tạp chí Sông Hương và nhiều giải thưởng khác như Giải thưởng Trung ương Đoàn - Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1982 với bài thơ Gió tuổi 20; Giải thưởng Văn học Bình Trị Thiên lần 1 (1982), lần 2 (1987); 2 lần Giải thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam: năm 1996 tập thơ Chân Sóng, năm 2004 tập thơ Huyền thoại Cửa Tùng; Giải thưởng VHNT Cố Đô (TTH) lần 1 (1989) với tập thơ Chân dung tự hoạ, lần 2 (1999) tập thơ Chân sóng, lần 3 (2003) tập thơ Phù sa biển, lần thứ 4 tập thơ Huyền thoại Cửa Tùng (2009); Giải thưởng cuộc thi “Đây biển Việt Nam năm 2012”, với bài thơ Nghe trẻ hát ở Trường Sa, do báo VietNamNet tổ chứccho đến nay Ngô Minh vẫn không ngừng cống hiến cho nghệ thuật nước nhà những công trình có giá trị cao. Ngoài tư cách nhà thơ, Ngô Minh còn được nhiều người biết đến ông với tư cách nhà báo. Cuộc đời cầm bút của mình, Ngô Minh đã viết nhiều bài phóng sự và k{ về các đề tài khác nhau, ở các vùng quê khác nhau. K{ về chân dung các văn nghệ sĩ, k{ và các phóng sự tâm đắc trong các chuyến đi thực tế viết báo. Có bài phóng sự của Ngô Minh đã được chọn in vào sách đọc tham khảo cho sinh viên của Học viện Báo chí Việt Nam từ hơn hai chục năm nay. Đó là bài Ngẩn ngơ ta xuống ga nào hỡi em! Các tác phẩm k{ và phóng sự trong tuyển này đều được viết theo quan điểm đổi mới và hội nhập cả về nhận thức quan điểm và thực tế cuộc sống. Tuy nhiên đối với Ngô Minh, “Báo là nghề, còn thơ mới là nghiệp” nghề ta có thể đổi, nhưng nghiệp sẽ theo ta suốt cuộc đời, bởi vậy, thơ chính là cảm xúc, suy tư, trăn trở thường trực của ông về những gì đã thấy, những nơi đã qua, những người đã gặp, những việc đã trải trong từng quan hệ với từng không gian và thời gian cụ thể. Đến nay, thời gian đã kiểm chứng và chứng minh, nhà thơ dồn tâm huyết của mình vào công việc cuối cùng là loại bỏ những bài thơ chưa hay của mình và lấy những bài ông tâm đắc nhất in vào một tập trong bộ sách Ngô Minh tác phẩm. Đây là công trình đã đúc kết tinh chất hàm lượng trữ tình - nhân bản, làm nên phẩm tính thi ca và phẩm danh thi sĩ của Ngô Minh. Trong gần 40 năm sáng tác đó, nhà thơ đã viết ngày viết đêm, say mê, cuồng nộ. Làm thơ, viết chân dung văn nghệ sỹ, tiểu luận và phê bình thơ, viết truyện k{, viết cả bút k{ về ẩm thực Huế để chứng minh niềm đam mê cháy bỏng của mình. 1.2.2. Hành trình sáng tác Hành trình sáng tạo nghệ thuật thơ của Ngô Minh là cuộc hành trình của những trang thơ song hành cùng thời đại. Con đường đến với thơ ca của Ngô Minh trầy trật và khó khăn hơn vì trong khi các bạn cùng học với ông đã sớm thành danh thì bản thân ông vẫn đang tìm cho mình một hướng đi đến với nghệ thuật. Điều may mắn đối với Ngô Minh là ông xuất hiện trên làng văn đúng vào thời điểm đất nước đang trên đà đổi mới về mọi phương diện trong đó có văn học. Vừa là nhà thơ, nhà văn lại vừa làm báo nhưng ở cương vị nào Ngô Minh cũng đạt được thành tích đáng nể. Vì thế mà cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từng nói về Ngô Minh “Ba con người trong một con người thâm thấp”. Nhưng có một điều là chính con người thâm thấp ấy đã phân thân thành 3 con người khác nhau, mà con người nào cũng “ra hồn ra vía” cả. Là nhà báo, Ngô Minh nổi danh khi là cộng tác viên của các báo địa phương lẫn trung ương: Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Thừa Thiên Huế, Sông HươngLà nhà văn ông vinh dự mang về nhiều giải thưởng danh giá. Từ giải thưởng của tạp chí Văn nghệ Quân đội, tạp chí Sông Hương đến giải thưởng của văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ngô Minh đã để lại cho đời những tập thơ là tiếng lòng, nỗi niềm gan ruột của chính nhà thơ mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc. Như đóa hoa nở giữa sa mạc, người lính Ngô Minh ngày nào đã tạo ra tiếng nói riêng trong các tập thơ của mình. Trong không khí ồn ào nóng bỏng của thời cuộc, năm 1985 Ngô Minh bất ngờ xuất hiện trên thi đàn như một hiện tượng văn học khi ông cho ra đời tập thơ Phía nắng lên (1985) đánh dấu cho sự nghiệp thơ ca. Ngay từ khi mới xuất bản, tập thơ đã được dư luận đánh giá cao bởi khả năng phản ánh thực tại cuộc sống và sự thể hiện tâm trạng, cảm xúc của cái tôi trữ tình trong thơ. Trong bài thơ Vần cũ 2, Ngô Minh viết: Mình về/ làm dấu cát khuya/ nghe ngờm ngợp gió/ nghe chia bước mình. Nửa xa/ triều cuốn nửa gần/ hai lăm tuổi biển/ khát vần tìm gieo. Những cảm nhận tinh tế về thời gian, phận người và những điều bình dị xung quanh cuộc sống đã được Ngô Minh chuyển hóa vào thơ một cách sáng tạo. Nội dung nổi bật trong thơ Ngô Minh giai đoạn này mang đậm chất triết l{ nhân văn sâu sắc. Ngay từ thuở đầu, nhà thơ đã làm cho bạn bè đồng nghiệp, giới nghiên cứu phê bình và độc giả yêu thơ phải ngỡ ngàng bởi những phát ngôn nghệ thuật tiến bộ thể hiện sự chiêm nghiệm và từng trải của bản thân trước cuộc sống. Những sáng tác trong giai đoạn này của nhà thơ chủ yếu thể hiện cảm xúc trữ tình mênh mang của bản thân trước thực tại cuộc sống Tập thơ Chân dung tự hoạ (1989) là một sự tiếp nối của tập thơ trước thể hiện sự bứt phá về chủ đề nội dung cũng như hình thức biểu hiện nên được bạn bè và đồng nghiệp đón nhận nồng nhiệt. Trong đó nổi bật là những nội dung thơ được Ngô Minh trải lòng về bản thân với bạn bè, đồng nghiệp và độc giả yêu thơ. Cho nên “Chân dung tự hoạ là tập thơ hoàn chỉnh nhất, là cọc neo dòng chảy của tâm hồn anh với cảm xúc mới mẻ mang vẻ đẹp khác với nhiều giọng thơ xuất hiện cùng thời” *49,tr14-17]. Dưới chân cỏ chân dung tự hoạ/ Bằng nỗi u hoài của triệu đêm mưa...(Tự Họa). Nước mắt của đá (1991) là bước chững lại của Ngô Minh so với hai tập thơ trước. “Ở những giọt nước mắt này ông thiếu đi những cảm xúc mới lạ, nóng bỏng, thiếu một lối cảm, lối nghĩ nhiệt thành của một người đến với thơ như đến với một người tình, hay nói đúng hơn là thiếu đi một chút của giai đoạn tình yêu mà đã bước sang giai đoạn tình nghĩa vợ chồng”. Bởi như Phạm Phú Phong nhận xét: “từ Phía nắng lên (1985) đến việc hình thành đường nét một Chân dung tự họa (1989) là kết thúc một chu trình của tình yêu mãnh liệt, ở đó cảm xúc có khi được đẩy lên cao trào, đốt cháy những ngọn lửa tình yêu, để rồi đến Nước mắt của đá, ông ngồi suy ngẫm, xoáy sâu vào một điểm, cố hình dung ra vóc dáng tâm hồn mình trên những dấu vết còn in lại trước đoạn đường đã qua” [48,tr11-14]: Chiều buồn buồn vô chữ nghĩa/ Nghe hồn rơi chiếc lá rơi (Ngu ngơ chiều). Có thể nói ở tập thơ Nước mắt của đá, Ngô Minh đã rút dần tâm thế hướng ngoại và đi vào tâm thức hướng nội với những dòng cảm xúc gây xúc động người đọc. Từ Chân sóng (1995) đến Quà tặng xứ mưa (1996) Ngô Minh tiếp tục cuốn hút người đọc bằng những vần thơ viết về biển cả quê hương và mẹ. Hai người mẹ của nhà thơ, mẹ sinh ra ông và mẹ - biển cả đã truyền cảm hứng động lực cho Chân sóng xuyên suốt từ Sẹo biển đến Truyền thuyết làng chân sóng. Sang tập thơ Quà tặng xứ mưa, Ngô Minh lại day dứt với mẹ và biển: “Ba mươi năm mạ vẫn còn/ Mạ là biển của đời con sóng lùa/ Mạ nằm đây biển nằm kia/ Vầng trăng biển miếng trầu khuya đỏ bầm “(Mạ nằm đây biển nằm kia). Phù sa biển (2001) là tập thơ nuôi dưỡng tâm hồn tác giả bằng những hình ảnh thân thuộc của người thân, bạn bè, của những miền đất Ngô Minh đã từng đặt chân qua. Nhà thơ không ngần ngại bày tỏ những tình cảm sâu kín của mình về biển, về thiên nhiên và con người bằng cảm xúc nồng nàn và sâu sắc. Biển là nơi hội tụ mọi nguồn thi hứng cho tác giả, là niềm tự hào trước hết thảy vạn vật và với các cường quốc trên thế giới về một đất nước có đường ven biển trải dài từ Bắc xuống Nam: “Đây tuổi trẻ của ta/ đây tình yêu của ta/ kìa nhánh san hô tận cùng đáy cát/ lắc lư sắc biển chói lòa” (Phù sa biển). Đến Huyền thoại Cửa Tùng (2004) là tập thơ đầu tiên của Ngô Minh trong mười tập đã xuất bản viết riêng cho vùng đất Quảng Trị, quê ngoại của nhà thơ. Tập thơ gồm 64 bài thơ và một thiên hồi kí. Nổi bật trong Huyền thoại Cửa Tùng là hình ảnh con người Quảng Trị dũng cảm, kiên cường chịu thương chịu khó mà người đầu tiên được tác giả nhắc đến đậm nét nhất chính là mẹ ông. Qua mười tập thơ, đến đây phong cách Ngô Minh đã được khẳng định. Bằng chất giọng lắng sâu và trĩu nặng suy tư, thơ Ngô Minh luôn thiên về nội tâm với ngôn ngữ chọn lọc, trong sáng vì thế mà cuốn hút người đọc. Tiếp tục cảm hứng từ những tập thơ trước, Lệ Thuỷ mút mùa (2005), Thơ Tặng (2007), Gọi lá (2008), K{ tự biển (2013) Ngô Minh thực sự đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong làng thơ Việt Nam đương đại. Ngô Minh đã viết hơn một ngàn năm trăm bài thơ. Nếu cộng cả thơ lai cảo chưa in thì gần 2000 bài. Có thể chia sáng tác của Ngô Minh làm ba mảng chính. Mảng sáng tác về k{ ức tuổi thơ gắn với làng Thượng Luật quê hương, với hoài niệm khôn nguôi về cát. Thứ hai là mảng sáng tác gắn với Huế thấm đẫm những chiêm nghiệm buồn vui cuộc đời trong bốn mươi năm sống và viết tại đất “Thần kinh - Cố đô”. Và thứ ba là mảng viết về người lính trước, trong và sau chiến tranh. Chính những năm tháng suy tư, trăn trở và chiêm nghiệm trong sáng tạo nghệ thuật ấy đã đưa Ngô Minh trở thành một trong những nhà thơ hiện đại của miền Trung được đông đảo công chúng yêu mến. Thơ Ngô Minh như nguồn nước mạch trong cát, không uốn éo, điệu đà mà đến từ cảm hứng tự nhiên, ngọt lành và thấm đậm. Những câu thơ ông viết về mẹ cha, gia đình là những câu thơ lắng đọng và xúc động nhất: “Con xin dựng tim con làm bia mộ/ Tạc câu thơ đời mạ đau buồn/ Trái tim nhỏ ước là quả chín/ Trên cát nghèo trắng xóa thời gian” (Thơ khắc trên bia mộ mạ). Sau gần bốn mươi năm cởi áo lińh, “chất lińh” trong nhà thơ gần bảy mươi tuổi dường như không hề nhạt phai. Điều đó thể hiện ở những cuốn sách về đề tài người lińh và cách mạng đã được Ngô Minh cho ra đời một cách liên tục: Nhớ Phùng Quán (2003), Đất Thiêng (2005), Phùng Quán - 3 phút sự thật (tổ chức bản thảo, 2006), Chuyện tử tù Lê Quang Viṇh (2007), Phùng Quán còn đây (biên soạn cùng chị Bội Trâm, 2007), 100 ngày vượt Trường Sơn (2010), Cổ t́ich tàu không số (2011), Tướng Giáp trong tôi (2013)Trong lời thưa đầu sách, nhà thơ nói: “Bốn mươi năm qua tôi viết ngày viết đêm, say mê, cuồng nộ. Làm thơ, viết chân dung văn nghệ sỹ, tiểu luận và phê bình thơ, viết truyện k{, viết cả bút k{ về ẩm thực Huế, nhưng cơ bản là tâm tình, hồn cốt của tôi đều ở trong thơ. Tôi đã xuất bản 14 tập thơ trữ tình và hơn 14 tập truyện k{, phóng sự, tiểu luận phê bình, sưu tầm biên soạn, nay tuyển chọn lại trong 5 tập là món quà gửi đến độc giả, là sự tổng kết một thời dấn thân sôi nổi” *39+. Dẫu sau chiến tranh, người lính Ngô Minh đã trở về thanh bình nhưng trong thơ ông chiến tranh và cuộc sống đời thường vẫn luôn có sự gắn kết bởi nhiều mối quan hệ. Chính vì vậy mà chiến tranh bước vào thơ Ngô Minh không phải tiếng gầm rú của B52, không phải cảnh chết chóc thương tâm, vẫn có khói lửa chiến tranh nhưng lại được ẩn dấu sau những nét màu cảm thức về cảnh tượng làng biển, về những khát khao tuổi trẻ và những điều mộc mạc dung dị của cuộc sống: “Thương ngọn gió xù lông qua cánh đồng gai thép/ Gió lật bật cửa liếp/ Mẹ ngồi ngóng tin con/ Tháng năm này lửa cháy biên cương/ Nhấp nhô gió vút lời núi dựng” (Gió tuổi hai mươi). Giá trị nhân văn sâu sắc trong thơ Ngô Minh càng được khẳng định khi nhà thơ luôn muốn cảm thông chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với mọi người chung quanh. Trong bài thơ Tiếng chim cô đơn Ngô Minh đã viết: “Cúc cu cúc cu/ Trưa nắng đổ ướt áo người mẹ trẻ/ Tiền quốc doanh mà giá chợ trời/ Tiếng chim giọt mát/ Phải chút cảm thông chim hát gửi người” (Tiếng chim cô đơn). Trong bài thơ là tiếng chim hót nhưng đọc lên ta lại có cảm giác như đó là lời thơ, là tiếng lòng của chính tác giả luôn muốn mang thơ mình ra để xoa dịu những nỗi đau, những vất vả nhọc nhằn của con người trong cuộc sống luôn phải gồng mình lên vì cơm áo, gạo tiền. Mỗi lần đọc thơ Ngô Minh, người đọc luôn tự hỏi thơ ông sao da diết, sâu lắng và đọng mãi trong lòng người là vì thế. Ông không có tiền cũng không có quyền thế để mang ra giữa đời, ông chỉ có tấm lòng gửi vào thơ bằng tất cả sự đồng cảm và trân trọng. Có gì ư? Tôi chỉ có tôi đây Quần áo xuềnh xoàng chỗ lành chỗ vá Duy trái tim chưa một lần sắt đá Trước mỗi buồn vui đau khổ của con người (Có gì không) Đến với văn nghiệp, Ngô Minh không chỉ làm thơ mà còn viết chân dung. Ngô Minh có lối viết chân dung hết sức lôi cuốn, hấp dẫn bởi ông biết khai thác những chi tiết đời thường mà ít người biết của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Với ngôn ngữ đậm chất thơ, pha một chút mượt mà của thi ca truyền thống, một chút góc cạnh của thi ca đương đại, Ngô Minh trở thành người giỏi vẽ chân dung bằng thơ. Nguyễn Du, Nguyễn Tuân, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Thu Bồn, Phùng Quán, Nguyễn Minh Châuđều được ông phác họa bằng ngôn ngữ của riêng mình. Vì thế mà, mỗi chân dung đều để lại một dấu ấn dung dị, khó quên. Đối với Ngô Minh: “mỗi nhà văn, nghệ sỹ điêu khắc, đạo diễn điện ảnh, hay một người làm thơ vươn lên từ đáy cuộc đời, một cây bút trẻ có { chí tiến thủđều là những tấm gương lớn, để mình soi vào đó, học làm một người cầm bút nhạy cảm với cái mới, trung thực và bản lĩnh” *30+. Trong sự nghiệp cầm bút của mình, ngoài làm thơ, viết văn, viết báo, viết chân dung thì Ngô Minh còn viết cả k{ và phóng sự. Các tác phẩm k{ và phóng sự trong tuyển tập Ngô Minh tác phẩm đều được viết theo quan điểm đổi mới và hội nhập cả về nhận thức quan điểm và thực tế cuộc sống. Có nhiều bài là sự nói lại, khảo cứu lại những nhân vật hay sự kiện, mà theo Ngô Minh, trước đây, nó được nhìn nhận, đánh giá, một cách “quy chụp” theo nhận thức cực đoan, không công bằng, như đánh giá về Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn, cụ Phan Thanh Giản, Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, “Hùm xám đường 4” Đặng Văn ViệtCách đánh giá theo quan điểm của Ngô Minh trong những bài k{ của mình từng làm cho một số người không vừa lòng. Nhưng Ngô Minh luôn tuân theo một nguyên tắc là tôn trọng đạo l{ và lẽ phải. Sinh ra và lớn lên từ miền cát Quảng Bình, hơn 40 năm thơ Ngô Minh là 40 năm nhà thơ lặn tìm trong biển, trong từng hạt cát kết tinh thành bãi bờ lớn. Thuỷ chung với cát, với biển với cuộc đời theo một hướng đi bền bỉ, Ngô Minh kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc sâu lắng và lao động nghệ thuật để sáng tạo một chân dung thơ độc đáo, mới mẻ, lấp lánh nét tài hoa ám ảnh người đọc bằng những hiệu quả thẩm mĩ phong phú. Từ tập thơ Phía nắng lên - cho đến nayNgô Minh đã có 14 tập thơ góp mặt trong hàng ngũ thế hệ các nhà thơ hiện đại thời kì đổi mới. Thơ Ngô Minh đã sống như bản thân nhà thơ từng sống, không cầu kì, bóng bẩy hay chải chuốt bất cứ thứ gì, thơ Ngô Minh bình dị mà sâu lắng mang nặng nỗi đời. Người đọc sẽ dễ tìm thấy nhiều Ngô Minh trong một bài thơ nhưng cũng có thể tìm thấy mình qua mỗi trang thơ ông viết. Đó là l{ do vì sao độc giả tìm đến thơ Ngô Minh như tìm một cõi đi về bình yên cho tâm hồn. 1.3. Quan niệm thơ của Ngô Minh 1.3.1. Thơ là tiếng gọi đồng vọng của trái tim Trong suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Ngô Minh là người luôn suy tư trăn trở một cách nghiêm túc về nghề nghiệp. Ông quan niệm về thơ không chỉ trong sáng tác mà còn trong trong các công trình nghiên cứu, tiểu luận phê bình. Qua hành trình sáng tạo của mình, nhà thơ ngộ ra được nhiều điều nhưng có lẽ vấn đề mà Ngô Minh bận tâm nhất chính là thơ viết ra để chia sẻ, để cảm thông với người và với đời. Muốn như vậy, trước hết, thơ phải là tiếng gọi đồng vọng của trái tim. Đồng vọng có nghĩa là tiếng vọng lại từ xa. Thấu hiểu { nghĩa sâu sắc của cụm từ đồng vọng, Ngô Minh đã đề ra cho thơ mình một mục đích: Từng lời thơ ông cất lên sẽ là tiếng gọi đồng vọng của trái tim, truyền cảm hứng nhân văn sâu sắc đến tâm hồn độc giả. Phải là người trải qua những sóng gió thăng trầm trong cuộc sống Ngô Minh mới có những khát khao chân chính với thơ như vậy. Khát khao chia sẻ, khát khao đồng cảm. Tuổi thơ của Ngô Minh lớn lên trong những câu ru đầy nước mắt của mẹ. Vì thế hành trình thơ của ông không phải chỉ là những chặng đường suôn sẻ. Từ chú bé nghịch cát, học lên cấp ba, tốt nghiệp đại học Thương mại rồi lên Trường Sơn thành anh bộ đội giải phóng, rồi về Huế làm công chức, làm báo, làm văn mà tuổi thơ của ông còn chứa một l{ lịch buồn thảm khác. Ngô Minh sinh ra là con thứ 3 trong một gia đình có chữ ở làng Thượng Luật, tuổi thơ của ông chìm đắm trong lời ru ngọt ngào, êm dịu từ mẹ, những tưởng cuộc sống của nhà thơ thật viên mãn và hạnh phúc. Những ngọt ngào và cay đắng lần lượt đan xen, hòa quyện vào nhau và để lại mãi trong kí ức nhà thơ khoảng trời vừa tươi đẹp, hạnh phúc lại vừa đớn đau, dằn vặt. Đó là hình ảnh của ba mẹ, anh chị em ruột, những số phận hẩm hiu, bất hạnh trong cuộc đời. Ba ông bị bắn trong cải cách ruộng đất vì quy sai địa chủ, khi đó Ngô Minh mới tròn bảy tuổi. Gia đình nhà thơ cũng vì đó mà sa sút, mẹ ông phải tần tảo sớm hôm một tay nuôi đàn con khôn lớn trưởng thành. Nỗi oan mất chồng, thương con quặn thắt đáy lòng mà không biết tỏ cùng ai khiến mẹ ông quá đau khổ, lời ru của bà cũng vì thế mà trở nên da diết, thấm đẫm những giọt nước mắt. Thời gian đã qua đi nhưng tiếng lòng thổn thức của người mẹ luôn là nỗi ám ảnh tang thương trong kí ức nhà thơ. Đó chính là nỗi nhớ thương da diết, đau đáu trong tim thôi thúc khiến Ngô Minh không thể không cầm bút. Thơ, đối với riêng ông không thể là tiếng reo vui hớn hở hay bức tranh rực rỡ sắc màu mà thơ là tiếng gọi u uất, đồng vọng của trái tim đau, của những hoài niệm khắc khoải. Ngô Minh làm thơ nhiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004681_6757_2003048.pdf
Tài liệu liên quan