MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
4. Phương pháp nghiên cứu. 5
5. Đóng góp khoa học của đề tài . 6
6. Cấu trúc luận văn. 7
CHưƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ Tư DUY NGHỆ THUẬT VÀ QUAN
NIỆM THƠ NGUYỄN VIỆT CHIẾN. 8
1.1. Một số vấn đề về lý luận về tư duy nghệ thuật . 8
1.1.1. Tư duy nghệ thuật . 8
1.1.2. Tư duy thơ. 9
1.2. Quan niệm thơ và quá trình sáng tác của Nguyễn Việt Chiến. 11
1.2.1. Vài nét về tiểu sử. 11
1.2.2. Quá trình sáng tác. 12
1.2.3. Quan niệm thơ Nguyễn Việt Chiến. 15
CHưƠNG 2. CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
TRONG THƠ NGUYỄN VIỆT CHIẾN. 18
2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Việt Chiến . 18
2.1.1 Cảm hứng về Tổ quốc, nhân dân . 18
2.1.2 Cảm hứng về tình yêu lứa đôi. 29
2.2. Nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Việt Chiến . 39
2.2.1. Khái niệm cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ . 39
2.2.2. Nội dung cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Việt Chiến. 39
2.2.2.1. Cái tôi chiêm nghiệm - triết lý, suy tư về cuộc đời. 40
2.2.2.2. Cái tôi đằm thắm, nồng nàn trong tình yêu. 43
2.2.2.3. Cái tôi luôn thường trực với tình yêu quê hương, đất nước. 46
2.2.3. Những nhân vật trữ tình khác trong thơ Nguyễn Việt Chiến. 49
22 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn học Viêṭ Nam - Thơ Nguyễn Việt chiến từ góc nhìn tư duy nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............. 81
3.4.3.3. Hoa hồng ............................................................................................ 87
3.4.3.4. Hoa sen ............................................................................................... 89
3.4.3.5 . Cỏ ...................................................................................................... 92
3.4.3.6. Cát ...................................................................................................... 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người đối với thế
giới khách quan, quan hệ giữa con người với con người và quan hệ giữa các sự vật,
hiện tượng, truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng các
phương tiện ngôn ngữ. Nghiên cứu thơ ca từ góc độ tư duy nghệ thuật là một yêu
cầu toàn diện và khá phức tạp đối với các hiện tượng thi ca. Nghiên cứu thơ từ góc
độ tư duy tạo những khả năng tiếp cận mới, khám phá phong cách nghệ thuật của
nhà thơ từ nhiều góc độ khác nhau.
Tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng, hay nói cách khác tư duy nghệ thuật
nhằm phản ánh hiện thực có tính thẩm mỹ. Để làm rõ hơn về vấn đề này, tác giả
Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ hiện đại Việt Nam nhấn mạnh: “Tư duy
nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng
hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan” [35,tr. 62]. Điều này đã làm
sáng rõ hơn về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa cái phản ánh và cái được
phản ánh trong lĩnh vực thơ ca, nghệ thuật.
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, là một vấn
đề lý luận mới mẻ và đầy sức hấp dẫn. Nó có khả năng mở ra những cánh cửa để đi
vào thế giới nghệ thuật phong phú và bí ẩn.
Tư duy thơ không chỉ có yếu tố cá nhân mà còn bao hàm cả yếu tố dân tộc,
nhân loại và thời đại. Nó nằm trên bình diện nội dung và hình thức, nằm trong mối
tương tác giữa chủ thể và khách thể. Cho nên tiếp nhận thơ ca dưới góc nhìn tư duy
là một hướng tiếp cận có chiều sâu, mang tính hệ thống và toàn diện.
Nguyễn Việt Chiến (1952), là nhà thơ xuất hiện không sớm trong văn đàn,
bởi ông xuất thân là một nhà báo. Tuy nhiên, thơ mới là cách để ông hoàn thiện
chính mình. Bốn mươi tuổi, ông mới cho ra mắt tập thơ đầu tiên (Mưa lúc không
giờ) và hơn chục năm sau, qua những Ngọn sóng thời gian; Cỏ trên đất; Những con
ngựa đêm và đặc biệt là Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Viễn Chiến đã chính thức để
2
lại những dấu ấn khó phai trong lòng độc giả về hành trình sáng tạo, đổi mới và
cách tân cho thơ ca.
Nguyễn Việt Chiến đã có những đóng góp lớn vào dòng chảy thơ Việt Nam
đương đại.Với 5 tập thơ đã xuất bản, ông đã tạo được dấu ấn riêng trong lòng độc
giả.
Mặc dù bắt đầu sự nghiệp sáng tác không sớm, nhưng đến nay ông đã gặt hái
được những thành công nhất định như: Giải nhì Cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, Hội
Nhà Văn Việt Nam (1989-1990); Giải nhì cuộc thi Thơ hay về biển của Vũng Tàu
(1992); Giải nhì cuộc thi Thơ Tạp chí Văn nghệ 1998 – 1999; Giải thưởng của Hội
Nhà văn Hà Nội (2004) và Hội Nhà văn Việt Nam (2004) cho tập thơ Những con
ngựa đêm.
Tiếp nối những bài viết nghiên cứu về thơ Nguyễn Việt Chiến, luận văn sẽ đi
từ góc độ tư duy nghệ thuật nhằm phát hiện ra những tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo
nghệ thuật của Nguyễn Việt Chiến, khẳng định phong cách thơ Nguyễn Việt Chiến.
Chúng tôi hy vọng luận văn sẽ đưa đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về
thơ Nguyễn Việt Chiến cũng như góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp của
ông cho nền thơ ca nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề
Qua việc tìm hiểu những bài nghiên cứu của các tác giả về thơ của Nguyễn
Việt Chiến, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bài viết đều tập trung khẳng định nội
dung đặc sắc trong các tác phẩm thơ của Nguyễn Việt Chiến và đặc biệt là ý thức
cách tân rõ nét của nhà thơ qua từng thời kỳ, từng tác phẩm.
Theo thống kê của chúng tôi, tính đến thời điểm năm 2016, đã có khoảng
hơn 40 bài viết trên các tạp chí, báo và mạng internet về thơ của Nguyễn Việt
Chiến. Có thể kể đến một số bài tiêu biểu như: Khách mời quán văn - Nhà thơ
Nguyễn Việt Chiến của Đoàn Văn Mật; Nguyễn Việt Chiến và Tổ quốc nhìn từ biển;
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến háo hức lên con tàu tìm bến đỗ mới cho thi ca của Đỗ
Ngọc Yên
3
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về sáng tác của ông, chưa thật xứng
đáng. Hầu hết đó là những bài viết ngắn, những cảm nhận, những nhận xét mang
tính khái quát, đăng rải rác ở một số tờ báo.Sau đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số ý
kiến tiêu biểu.
Phùng Hiệu – Nguyên Pháp trong bài Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Việt Chiến
kể về những dự cảm trong đời đã viết: “Có thể nói, anh đã vượt lên nỗi đau đời
thường của chính mình, bỏ qua những hiềm nghi tầm thường tự sự để nghĩ về Tổ
quốc, để xúc động theo cách một nhà thơ đang cảm nhận sự tự do qua mỗi ngày
đang sống và nhìn nhận những nguy cơ, những hiểm họa đang đến gần trên vùng
biển đảo của Tổ quốc thân yêu. Và chính từ những cảm xúc lớn lao, trách nhiệm ấy,
anh đã viết Tổ quốc nhìn từ biển như viết từ chính bằng máu và nước mắt của mình
– như lời Nguyễn Việt Chiến tâm sự. Và không gì vui sướng, thỏa chí hơn khi bài
thơ nhận được sự tri âm, đồng điệu từ triệu triệu người yêu nước đúng vào thời
điểm “đất nước gian lao”. Ngay sau đó, anh cho ra đời luôn tập trường ca Tổ quốc
nhìn từ biển gồm hơn 1.000 câu thơ và mười chương, trong đó có 4 chương viết về
biển đảo và 6 chương viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới
phía Bắc. Tác phẩm này đã được trao giải thưởng Văn học 5 năm của Bộ Quốc
phòng giành cho những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài chiến tranh, cách mạng
và bảo vệ Tổ quốc. Thế mới gọi là tài chứ – chữ của một nhà văn”[46].
Đỗ Ngọc Yên trong bài Nguyễn Việt Chiến và Tổ quốc nhìn từ biển cho rằng:
“Với 50 bài thơ gói gọn trong gần 200 trang của Tổ quốc nhìn từ biển có khá nhiều
bài trực tiếp đề cập đến chủ đề biển đảo và Tổ quốc như: Tổ quốc nhìn từ biển, Tổ
quốc là tiếng mẹ, Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra, Mẹ - Tổ quốc, Tổ quốc nơi
biên thùy, Tổ quốc bên bờ biển cả, Đất nước, Ta như cỏ trên ngược trần Tổ quốc,
Chuông chùa vọng tiếng trống đồng Trường Sa, Gió Hoàng Sa,... Như vậy có thể
coi Nguyễn Việt Chiến là nhà thơ của những đề tài lớn mang tính chất thế sự. Có
người cho rằng sở dĩ Nguyễn Việt Chiến khá thành công ở mảng đề tài này vì nó
gắn liền với công việc làm báo của anh, vốn rất cần một sự tinh nhạy đối với những
4
biến động xã hội và lịch sử. Và hầu hết các giải thưởng thơ của anh cũng đều thuộc
về đề tài này” [49].
Trong bài báo về Buổi ra mắt thơ ấm áp của Nguyễn Việt Chiến, nhà thơ
Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ: “Tôi cảm giác Nguyễn Việt Chiến 'lên đồng' với chủ đề
về Tổ quốc, tình yêu đất nước. Mỗi bài một cảm xúc, cái thì tinh tế, cái thì hào
hùng... Hình như sự 'lên đồng' của anh cũng quá mạnh mẽ, vì thế anh in thêm tập
Hoa hồng không vỡ đầy tính dịu dàng... Hai tập như một cặp phạm trù nhưng không
đối lập nhau. Hoa hồng không vỡ cho thấy Nguyễn Việt Chiến là cây thơ tình nồng
nàn, đắm đuối bên cạnh tác giả của thể loại chính sự. Nguyễn Việt Chiến đã truyền
tải tinh thần đó thành tứ thơ lãng mạn, day dứt qua: Cát đợi, Mùa thu không trở lại,
Hoa hồng không vỡ, Có một người bị ướt thức trong ta, Để nhớ về em...” [48].
Đỗ Ngọc Yên trong bài Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Háo hức lên con tàu tìm
bến đỗ mới cho thi ca thì nhận định: “Nguyễn Việt Chiến coi diễn trình đổi mới thi
ca Việt như những chuyến tầu lao mãi về phía trước không ngừng nghỉ. Chuyến du
hành ấy chẳng bao giờ là sớm và cũng chẳng bao giờ là muộn. Chỉ có điều, không
thể không ra đi để tìm bến đỗ mới cho thơ Khách quan mà nói, thơ Nguyễn Việt
Chiến là sự pha trộn của cả ba khuynh hướng thơ đương đại: khuynh hướng truyền
thống, khuynh hướng cách tân trên cơ sở truyền thống, và khuynh hướng cách tân
hoàn toàn ảnh hưởng thơ của các trường phái Hiện đại, Hậu hiện đại, Tân hình thức,
Tân cổ điển từ các nước phương Âu- Mỹ” [50].
Tuy nhiên các bài viết chỉ mới khai thác về một vấn đề nhỏ hoặc về một tập
thơ lẻ của tác giả chứ chưa có một bài viết nào tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Việt
Chiến một cách có hệ thống và toàn diện.
Vì thế, việc nghiên cứu thơ Nguyễn Việt Chiến dưới góc nhìn tư duy nghệ
thuật sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn về thế giới nghệ thuật của nhà thơ, làm rõ cái tôi trữ
tình của nhà thơ và khẳng định những đóng góp của Nguyễn Việt Chiến trên các
phương diện biểu tượng, ngôn ngữ, giọng điệu trong sáng tạo thơ ca.
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Việt Chiến nhằm tìm hiểu về tư
duy thơ của tác giả. Chỉ ra những đặc trưng trong tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn
Việt Chiến thông qua nội dung và các phương thức biểu hiện như: những biểu
tượng đặc sắc, ngôn ngữ, cấu tứ, thể loại
Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ thơ Nguyễn Việt Chiến và những tác phẩm
phê bình về thơ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Những tập thơ tiêu biểu của ông như:
+ Mưa lúc không giờ (thơ, NXB Hội nhà văn, 1992)
+ Ngọn sóng thời gian (thơ, NXB Thanh niên, 1998)
+ Những con ngựa đêm (thơ, NXB Hội nhà văn, 2004)
+ Trăng và thơ đọc chậm (thơ, NXB Hội nhà văn, 2012)
+ Tổ quốc nhìn từ biển (thơ, NXB Phụ nữ, 2015)
+ Hoa hồng không vỡ (thơ, NXB Phụ nữ, 2015)
Ngoài ra chúng tôi còn liên hệ với thơ của các tác giả khác để có cái nhìn đối
sánh và lý giải.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi vận dụng một cách tổng hợp những
kiến thức về lí luận văn học, văn học sử và một số phương pháp chủyếu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu loại hình: Chúng tôi dùng phương pháp này để đi
sâu vào đặc trưng, thể loại trong thơ Nguyễn Việt Chiến.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Vận dụng phương pháp này để tìm hiểu
những đặc trưng về thơ Nguyễn Việt Chiến trong bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi dùng phương pháp này để thiết
lập hệ thống luận điểm. Từ sự phân tích cụ thể tác phẩm, người viết tổng hợp khái
quát để có những kết hợp, nhận định, tránh lối áp đặt chủ quan không cần thiết.
6
- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê các thể loại thơ trong sáng tác
của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
- Phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại: Chúng tôi so sánh sự vận động tư
duy thơ qua các tập thơ của Nguyễn Việt Chiến, mặt khác, so sánh tư duy thơ
Nguyễn Việt Chiến với một số tác giả cùng thời hoặc cùng viết về một đề tài để tìm
ra những đặc trưng riêng của thơ ông.
- Đồng thời, luận văn vận dụng những thành tựu khoa học của các ngành: Lí
luận văn học, lí thuyết tiếp nhận, thi pháp học, phương pháp luận nghiên cứu văn
học trong quá trình nghiên cứu và triển khai.
5. Đóng góp khoa học của đề tài
Luận văn sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống và khá toàn diện tư duy thơ
của Nguyễn Việt Chiến. Tìm hiểu thơ Nguyễn Việt Chiến dưới góc độ tư duy nghệ
thuật nhằm khám phá những nét mới trong thế giới nghệ thuật nói chung và thế giới
thơ Nguyễn Việt Chiến nói riêng.
Nghiên cứu tư duy thơ qua sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình, qua
hệ thống biểu tượng, cấu tứ, ngôn ngữ và giọng điệu, nhằm tìm ra những nét khác
biệt trong cách cảm, cách nghĩ, những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật của thơ Nguyễn
Việt Chiến.
Trong bối cảnh công cuộc đổi mới văn học nghệ thuật đã có những thành tựu
đáng kể và đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong nước, luận văn góp thêm cái nhìn
toàn diện, khoa học và khách quan về toàn bộ sáng tác thơ Nguyễn Việt Chiến trong
nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Qua đó khẳng định được hướng tiếp cận nghiên cứu
từ góc độ tư duy nghệ thuật đối với các hiện tượng văn học thực sự có nhiều ưu thế
cần được tiếp tục và phát triển.
Bên cạnh đó, luận văn còn đòng góp thêm một tiếng nói trong việc khẳng
định vị trí của thơ Nguyễn Việt Chiến trong nền thơ hiện đại nói riêng và nền thơ
Việt Nam nói chung.
Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu thơ Nguyễn Việt Chiến từ góc nhìn
tư duy nghệ thuật.
7
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật và quan niệm thơ
Nguyễn Việt Chiến
Chương 2: Cảm hứng chủ đạo và nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Việt
Chiến
Chương 3: Ngôn ngữ và biểu tượng trong thơ Nguyễn Việt Chiến
8
CHƢƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ QUAN NIỆM
THƠ NGUYỄN VIỆT CHIẾN
1.1. Một số vấn đề về lý luận về tư duy nghệ thuật
1.1.1. Tư duy nghệ thuật
Tư duy là một thuật ngữ có tính chất mở, với một nội hàm khá rộng. Nói đến
tư duy là liên quan đến lĩnh vực triết học, tâm lý học trong đó có lĩnh vực nghệ
thuật.
Trong Từ điển triết học của M.Rodentan, P.Iudin có định nghĩa về tư duy
như sau: “Tư duy là một hoạt động nhận thức lý tính của con người. Khí quan của
tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống tinh vi gần 16 tỷ tế bào thần kinh”
[42, tr.676].
Đặc trưng tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người đối với thế giới
khách quan, quan hệ con người với con người và quan hệ giữa các sự vật hiện
tượng; Truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng phương tiện
ngôn ngữ. Đó là toàn bộ của chức năng nhận thức của tư duy.
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là cái vỏ vật chất của tư tưởng. Tư duy làm
cho ngôn ngữ phát triển tinh xảo, ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu vào bản
chất sự vật.
Tư duy nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người trong lĩnh vực nghệ
thuật và có nhiều quan niệm khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích khái
quát những vấn đề về tư duy nghệ thuật, tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư
duy thơ hiện đại Việt Nam đã bàn nhiều về vấn đề tư duy nghệ thuật nói chung, tư
duy thơ nói riêng và đi đến kết luận: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo
các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hoá hiện thức khách quan theo nhận thức
chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân
sinh quan của người sáng tạo” [35, tr.39].
Khác với tư duy khoa học, ở tư duy nghệ thuật “Tư tưởng tình cảm không
chỉ là năng lượng của tư duy mà còn là đối tượng nhận thức của tư duy”.
9
1.1.2. Tư duy thơ
Thơ ca là một loại hình nghệ thuật nằm trong phương thức biểu hiện trữ tình.
Nó được nuôi dưỡng trong cảm xúc của con người với nhân sinh quan, gắn với
những cảm xúc ở sâu trong tâm hồn con người, với phương thức biểu đạt thông qua
ngôn ngữ để giãi bày những cảm xúc đó, trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật. Tư duy thơ
là phương thức nhận thức và biểu lộ tình cảm của con người bằng hình tượng ngôn
ngữ. “Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể hiện của cái tôi trữ tình, cái
tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy. Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới hai
dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ
tình coi trọng biểu hiện cái chủ thể đến mức như là nhân vật số một trong mọi bài
thơ... Do sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại
mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định Tư duy thơ phản ánh
những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại” [35, tr. 44].
So với tư duy logic thì tư duy hình tượng có được một phạm vi rộng rãi hơn
cho sự liên tưởng và quyền tưởng tượng của người sáng tạo. Tư duy thơ chấp nhận
một khả năng tưởng tượng dường như vô tận của nhà thơ. Trí tưởng tượng là biểu
hiện trực tiếp của năng lượng tư duy hình tượng.
Sóng Hồng cũng đã thừa nhận: “Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí
tưởng tượng”. Trí tưởng tượng của nhà khoa học khác với nhà thơ ở chỗ, nhà khoa
học thì mã hóa các tài liệu cảm tính, quy chúng về các đại lượng, các ký hiệu và
con số, quan sát và biểu diễn sự vận động của hiện thực thành sự vận động của khái
niệm, của kí hiệu. Khả năng tưởng tượng của tư duy khoa học là ở chỗ trừu tượng
hóa, vô hình hóa các sự vật và hiện tượng. Còn nhà thơ thì cụ thể hóa, hình tượng
hóa hiện thực khách quan theo một đường dây liên tưởng. Tư duy thơ là sự kết hợp
giữa hướng nội và hướng ngoại. Hướng ngoại là nhằm vào đối tượng miêu tả, trình
bày nó dưới ánh sáng của một quan niệm thẩm mỹ. Hướng nội là tác giả tự nghĩ về
mình, tự quan sát và biểu hiện cái tôi nội cảm của mình. Tìm hiểu tư duy thơ là tìm
10
hiểu sự vận động của hình tượng thơ. Ngôn ngữ đối với nhà thơ vừa có ý nghĩa
phương tiện vừa có ý nghĩa mục đích, nó là một thứ “công cụ” trực tiếp của tư duy.
Khả năng tự do của tư duy thơ phụ thuộc vào yếu tố ngôn ngữ, phụ thuộc vào cấu
trúc thể loại
Sự vận động của hình tượng thơ không phải là tùy tiện và vô hướng, tuy rằng
tính chất ngẫu nhiên và tự do của trí tưởng tượng thơ ca là rất cao. Khả năng tự do
của tư duy thơ còn phụ thuộc vào yếu tố ngôn ngữ, phụ thuộc vào cấu trúc thể loại.
“Khả năng tự do của tư duy thơ thể hiện trong khả năng co dãn của dòng thơ,
khả năng kéo dài của lời thơ, ý thơ, câu thơ. Những cấu trúc thể loại truyền thống
giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình vận động của hình tượng thơ.
Thơ 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, thơ lục bátlà những thể thơ ổn định, lâu đời đã làm đa
dạng hóa nhưng đồng thời cũng đơn điệu hóa các kiểu tư duy thơ” [35, tr. 8]. Tư
duy thơ thường được biểu hiện thành từng dòng phát ngôn trên văn bản và từng
quãng ngắt hơi trong khi đọc.
Như vậy, sự tồn tại của dòng thơ đã làm ảnh hưởng đến tư duy thơ, tính nhạc
điệu của ngôn ngữ cũng chi phối đến tư duy thơ. Muốn tìm hiểu thơ và tư duy thơ
của các thời đại, các dân tộc hay các tác giả khác nhau, chúng ta cần tìm hiểu những
đặc trưng tư duy của từng chủ thể ở mỗi dân tộc và thời đại. Mặt khác, chúng ta
cùng tìm hiểu thơ ở mỗi người, mỗi thời kỳ lịch sử. Quan niệm thơ sẽ chi phối tư
duy thơ. Nếu coi thơ là một thứ vũ khí thì tư duy thơ phải mạnh mẽ, ngôn ngữ thơ
phải sắc nhọn. Nếu coi thơ là món ăn tinh thần, thơ phải ngọt ngào, phải nhuần nhị.
Vậy thì quan niệm nghệ thuật có một thứ vai trò quan trọng trong việc xác định bản
chất của thơ và tư duy thơ.
Tư duy thơ phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại. Về mặt
nội dung nhận thức, có thể coi tư duy thơ là biểu hiện cụ thể và sinh động của
những tư tưởng triết học, chính trị, đạo đức dưới dạng phổ biến nhất của một cộng
đồng người. Tư duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo ra các biểu tượng trực quan, vai
trò của nhận thức cảm tính là vô cũng quan trọng, nhưng không phải quyết định.
Những quan niệm về thơ, về nhân sinh, về thời đại sẽ làm cho nhà thơ chú ý nhiều
11
hơn đến loại biểu tượng này hay biểu tượng khác. Một quan niệm mới về nhân sinh,
về thế sự, về nghệ thuật ra đời sẽ làm thay đổi hướng tư duy thơ. Những tình cảm
mạnh mẽ và sâu sắc, nhu cầu bộc lộ những tư tưởng mới, ý thức về sự vận động và
phát triển của thời đại, của dân tộc, quốc giatất cả đều chi phối đến tư duy thơ.
Như vậy có thể thấy, tư duy nghệ thuật nói chung và tư duy thơ nói riêng gần
với đời sống hiện thực hơn so với tư duy khoa học vì tính chất trực quan của các
biểu tượng. Công việc nghiên cứu tư duy nghệ thuật nói chung và tư duy thơ nói
riêng là một quá trình khám phá, tìm hiểu hoạt động sáng tạo, bước đầu nghiên cứu
thế giới nghệ thuật trong một tác phẩm thơ ca của một nhà thơ tiêu biểu.
1.2. Quan niệm thơ và quá trình sáng tác của Nguyễn Việt Chiến
1.2.1. Vài nét về tiểu sử
Nguyễn Việt Chiến sinh 8/10/1952, quê quán Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà
Nội, thường trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, uỷ
viên Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội (2011-2015), uỷ viên Ban chấp hành Hội
Liên hiệp VHNT Hà Nội (2011-2015). Có thơ in báo trung ương từ năm học lớp 9 -
lớp chuyên văn đầu tiên của Hà Nội ở Trường Chu Văn An năm 1969.
Thời chiến tranh, Nguyễn Việt Chiến đi bộ đội, sau đó xuất ngũ, học đại học
rồi công tác trong ngành bản đồ. Cùng với đó, ông theo học khóa bồi dưỡng viết
văn trẻ, học khóa nghiệp vụ báo chí nâng cao sau đại học. Năm 1991, Nguyễn Việt
Chiến công tác ở báo Văn Nghệ, năm 1993, ôngvề công tác tại Báo Thanh Niên
(Hội Liên hiệp Thanh niên VN) cho đến nay.
Trong suốt quá trình sáng tác, Nguyễn Việt Chiến đã có rất nhiều đóng góp
cho nền văn học nước nhà, tên tuổi và những sáng tác của ông không chỉ thu hút
được độc giả yêu văn thơ trên khắp mọi miền tổ quốc, thậm chí có những bạn văn,
bạn thơ, thích thơ ông và thuộc nhiều thơ ông.
Mặc dù vậy, nhưng tên tuổi Nguyễn Việt Chiến chỉ thực sự được đông đảo
bạn đọc biết đến nhờ những sáng tác về biển đảo, gắn với sự kiện mang tính thời sự
của đất nước. Trong những ngày hàng triệu trái tim Việt Nam đang sục sôi hướng ra
12
biển Đông, ông đã liên tiếp cho ra đời những sáng tác nóng hổi, mang tính thời sự
làm hàng triệu trái tim Việt Nam ngân rung, được nhiều bạn trẻ tìm nghe trên mạng.
Những vần thơ trong bài Thời đất nước gian lao; Tổ quốc nhìn từ biển vang lên, nó
như lời hiệu triệu, thúc giục hàng trăm nghìn trái tim yêu nước cùng hòa nhịp.
Chính đề tài bắt kịp xu hướng chung của thời đại, mang tính thời sự nóng bỏng này
đã khiến cho tên tuổi nhà thơ đến gần hơn với độc giả và khiến những lời thơ ấy còn
sống mãi với thời gian.
Các giải thưởng văn học của Nguyễn Việt Chiến: Giải nhì cuộc thi thơ Báo
Văn Nghệ năm 1989-1990, Giải nhì cuộc thi thơ hay về biển năm 1992, Giải nhì
cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1998-1999, Tặng thưởng thơ hay Tạp
chí VNQĐ năm 2000, Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Hà Nội năm 2004 cho tập thơ
Những con ngựa đêm, Tặng thưởng thơ Hội Nhà văn VN năm 2004 cho tập thơ
Những con ngựa đêm, Giải nhì cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ quân đội năm 2008-
2009, Giải ba cuộc thi thơ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội năm 2010, Giải nhì cuộc
thi thơ Đây biển Việt Nam năm 2012 của báo Vietnamnet và báo Văn nghệ, Giải
thưởng văn học 5 năm 2010-2014 cho trường ca về biển của Bộ Quốc phòng.
1.2.2. Quá trình sáng tác
Cho đến nay, đã hơn 40 năm sau chiến tranh và gần 30 năm đổi mới, cùng
với bước ngoặt đổi mới quan trọng của nền văn học Việt Nam đương đại, cả một
thời kỳ mới đáng ghi nhận của thơ ca đất nước đã mở ra với sự xuất hiện của hàng
loạt tác giả, tác phẩm mới mang dấu ấn của một giai đoạn văn học sau chiến tranh.
Điều đáng mừng, cả thế hệ các nhà thơ đã trưởng thành và khẳng định tên tuổi trong
chiến tranh cũng hăm hở và nhiệt thành bước vào giai đoạn cách tân - đổi mới tự
thân thơ của mình trong giai đoạn này.
Nhìn lại chặng đường gần 30 năm qua (1986-2016), có thể thấy thơ ca đương
đại vừa có sự tiếp nối gánh nặng văn chương từ thế hệ các nhà thơ đã hành trình
trong suốt 30 năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975), vừa có sự bứt
phá ngoại mục để đưa thơ ca sải bước những bước dài trên con đường hiện đại hóa.
Và hành trình thơ ấy có sự góp mặt của nhiều thế hệ.
13
Ấn tượng đầu tiên là các nhà thơ thành danh trong chiến tranh, vẫn tiếp tục
viết và tiếp tục được khắng định: Lưu Quang Vũ (mất 1988); Hoàng Hưng; Phùng
Khắc Bắc; Ý Nhi; Thanh Thảo; Nguyễn Trọng Tạo Đây là lớp người trưởng
thành từ những năm chiến tranh nhưng vẫn giàu nội lực sáng tạo, tìm tòi, đổi mới
chính thơ mình trong giai đoạn Hậu chiến. Không chỉ cách tân về hình thức nghệ
thuật, lớp nhà thơ kháng chiến đã đổi mới cách phản ánh bản chất đời sống của thơ
bằng chính những cảm nhận về cuộc đời trầm luôn khó nhọc với những suy tưởng
đớn đau và nhân bản về một thế giới đang phải tự hàn gắn những đổ vỡ sau đêm dài
chiến tranh và bạo lực. Một Hoàng Hưng với những thể nghiệm thơ gây khá nhiều
tranh cãi. Một Thanh Thảo luôn trăn trở với những tìm tòi, thể nghiệm trên con
đường tìm nguồn – nước- thi- ca
Song hành với những nhà thơ nói trên là thế hệ của các nhà thơ mới, họ là
những gương mặt của thời kỳ hậu chiến tiếp nối đến hôm nay. Họ đã làm nên dòng
chảy đầy sức sáng tạo và đa dạng của nền thơ ca đương đại. Trước hết phải kể đến
nhóm tác giả thành danh sau năm 1986. Ấy là “một Nguyễn Lương Ngọc bừng cháy
và ngạo nghễ trong tìm tòi; một Nguyễn Quang Thiều đã tạo từ - trường – thơ mới;
một Dư Thị Hoàn độc đáo trong sáng tạo thơ; một Mai Văn Phấn đang hành trình
đến bến bờ của sự cách tân; một cõi thơ lạ đến say đắm của Nguyễn Bình Phương;
một Phan Thị Vàng Anh đang cố gắng vượt lên bằng một bản lĩnh thơ mới...”
[6, tr34]. Điểm nổi bật trong sáng tác của họ là sự trẻ trung, tươi mới và giàu chất trí
tuệ. Những cây bút đương đại được nhắc tới nhiều có thể kể đến một số tên tuổi
như: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly Điểm chung nhất ở họ là sự
khát khao thể hiện tiếng nói thế hệ mình như một giá trị. Và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004714_1_7889_2002801.pdf