Viễn cảnh Toàn cầu hóa

Hệthống tiền tệquốc tếlà một bộquy tắc hoặc công ước quản lý các chính sách kinh tếcủa

một quốc gia. Trên quan điểm quốc gia hẹp, đó là tình thếbất bình thường. Việc tuân thủmột

bộquy tắc chung hoặc công ước đòi hỏi phải có sựhài hoà nhất định giữa các chính sách tiền

tệvà tài chính. Dù ý thích và hạn chế ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách có khác

nhau đáng kểgiữa các nước. Người ta trông đợi chính phủcác nước bải bỏchính sách tái

phân phối phúc lợi kinh tếtừngười nước ngoài đến người dân trong nước cũng nhưtự

nguyện đóng góp sự ổn định tiền tệtoàn cầu vào lợi ích của cộng đồng quốc tế. Trong thực

tế, người ta trông đợi chính phủcác nước giải quyết vấn đềtách ra riêng đang tác hại đối với

các tổhợp doanh nghiệp và cũng trong bối cảnh này, giải quyết thêm vấn đềhoạt động tuỳ

thích đang phương hại đến lợi ích công. Do các chính phủcó thểthành công nhưng không

trọn vẹn, lợi ích của quần chúng nhờsự ổn định tiền tệquốc tếthường không đủ. Từquan

điểm này, nghịch lý của các vấn đềtiền tệquốc tếkhông phải là sựkhó khăn trong việc thiết

lập một hệthống tiền tệquốc tế ổn định, mà là việc những hệthống ấy đã thực sựtồn tại

trong nhiều thập niên.

pdf17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viễn cảnh Toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông thể chấp nhận được 8. Trong một trong những cuộc thảo luận rốt ráo nhất về vấn đề này, T.N Srinivasan (1995) lý luận rằng áp đặt những quan ngại về tiêu chuẩn lao động vào việc soạn thảo quy chế chính sách thương mại là một ý đồ tồi. Hầu hết các lý lẽ phản bác của ông đều có liên quan đến tính thiếu hiệu quả của chính sách thương mại, hoặc có thể là không đáp ứng được kỳ vọng khi đề cập đến phúc lợi của công nhân tại các nước xuất khẩu. Ví dụ, qua việc từ chối các trẻ em làm trong ngành sản xuất giày dép ở Honduras vào thị trường Mỹ, XYZ có thể đẩy chúng vào hoàn cảnh tồi tệ hơn. Hơn nữa, nếu cá nhân người Mỹ quan tâm đến những em này, họ có thể chuyển tiền trả cho chúng hơn là sử dụng một công cụ gián tiếp như chính sách thương mại. Kết luận của Srinivasan và nhiều nhà kinh tế học khác là nhu cầu từ chối không nhập hàng do lao động trẻ em làm ra đã phản ánh khá rõ tham vọng của những người Mỹ theo chủ nghĩa bảo hộ thương mại để loại bỏ các mặt hàng cạnh tranh. Nhưng dù động cơ của những người theo chủ nghĩa bảo hộ thương mại là quá rõ tại nhiều cuộc thảo luận về một “chương trình nghị sự” mới để bàn về chính sách thương mại – về tiêu chuẩn lao động, môi trường lao động và chính sách cạnh tranh – thật sai lầm khi không nhận ra rằng những động cơ này cũng phản ánh sự bực dọc thực sự của các nước nhập khẩu với những ngụ ý về đạo đức hoặc xã hội đối với thương mại. Tôi xin đưa ra 2 bằng chứng. Bằng chứng thứ nhất lấy từ một bài viết mới đây của Alan Krueger (1996). Krueger đã tiến hành một cuộc trắc nghiệm thú vị về giả thuyết chủ nghĩa bảo hộ bằng cách nghiên cứu các nhà bảo trợ của Đạo luật Cấm Sử dụng Lao động Trẻ em. Đạo luật được đề xuất này cấm nhập các mặt hàng do lao động trẻ em làm ra. Những mặt hàng này chủ yếu cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm sản xuất tại các điạ phương có khuynh hướng sử dụng lao động tay nghề thấp. Nếu động cơ chủ yếu của các nhà bảo trợ đạo luật này là quyền lợi của các nhà bảo hộ, thì có thể dự kiến là họ bị lôi kéo một cách mất cân đối bởi các địa phương đó. Thực tế, Krueger đã phát hiện điều ngược lại. Tỉ lệ học sinh trung học bỏ học giữa chừng ở một địa phương cao chừng nào thì khả năng để đại biểu của địa phương ấy trở thành nhà bảo trợ đạo luật càng 7 Ví dụ, khi Mỹ cấm nhập khẩu cá hồi của Mê-hi-cô do nước này đã không tiến hành biện pháp giảm số lượng cá heo vùng nhiệt đới Đông Thái bình dương bị giết hại do việc săn bắt cá hồi, Mê-hi-cô đã viện dẫn Hiệp ước Chung về Biểu thuế và Thương mại (GATT) và đã thắng cuộc. Một phần lý lẽ diễn dịch quy chế của GATT là vì Mỹ đã áp dụng biện pháp giói hạn thương mại dựa vào quy trình sản xuất. 8 Hiến chương của Tổ chức Thương mại Quốc tế có liên quan đến tiêu chuẩn lao động và thương mại. Hiến chương có nguyên một điều khoản về tiêu chuẩn lao động bình đẳng (Điều 7), quy định “tất cả các nước có cùng quan tâm về việc đạt được và duy trì các tiêu chuẩn lao động liên quan đến năng suất và nhờ đó cải thiện được tiền lương cũng như điều kiện làm việc mà năng suất cho phép.” Ngoài ra, “Điều kiện lao động không bình đẳng, đặc biệt trong sản xuất hàng xuất khẩu, gây khó khăn đối với thương mại quốc tế, và, do đó, mỗi thành viên phải có bất kỳ động thái nào phù hợp và khả thi để loại bỏ những điều kiện đó trong lãnh thổ của mình.” Vì vậy, những vấn đề này luôn được các nhà thiết kế hệ thống kinh tế quốc tế thời hậu chiến quan tâm. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Triển vọng Toàn cầu hóa Bài đọc Yasheng Huang 7 Biên dịch: Nguyễn Hữu Luận thấp chừng đó. Ngược lại, hỗ trợ dành cho đạo luật đến từ các địa phương có thu nhập cao hơn và dựa hẳn vào lý do nhân đạo hơn là vật chất.9 Chứng cứ thứ hai có thể lấy từ diễn biến của câu chuyện về công ty XYZ. Giả sử, thay vì thuê lao động nước ngoài, công ty lại đóng cửa nhà máy ở Pleasantville và xây dựng một nhà máy mới gần biên giới Mê-hi-cô và đem trẻ em 12 tuổi từ Hoduras vào như dân nhập cư ngắn hạn. Trên quan điểm hiệu quả kinh tế, biện pháp giải quyết vấn đề cạnh tranh này của công ty cũng tương tự như giải pháp trước, là thuê lao động bên ngoài thông qua thương mại. Phúc lợi của tất cả các bên – công nhân bị giãn việc, cổ đông công ty và trẻ em Honduras – đều bị tác động như nhau. Sự khác biệt trong thực tế là việc sử dụng phương án này sẽ vi phạm pháp luật. Luật lao động ở các nước công nghiệp tiên tiến chỉ cho phép một số ít ngoại lệ đối với quy chế theo đó lao động nhập cư – ngắn hay dài hạn – đều phải làm việc theo quy chế như nhau, tương tự quy chế áp dụng đối với công nhân trong nước. Chắc chắn các quy chế này thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi vi phạm quy chế và bị phát hiện, công luận sẽ phản ứng kịch liệt và kẻ vi phạm sẽ bị trừng phạt. Theo quan điểm của tôi, điều này cho thấy nguyên tắc phổ biến hiện nay là không chấp nhận hạ thấp mức sinh hoạt của công nhân Mỹ bằng cách lợi dụng phương thức sử dụng lao động thấp hơn các phương thức đề ra trong các tiêu chuẩn của Mỹ. Điều thú vị là, đại đa số các nhà kinh tế học không gặp khó khăn với ví dụ thuê nhân công nước ngoài nêu trên đều thường chấp nhận là việc nới lỏng tiêu chuẩn lao động đối với lao động nhập cư đến mức cho phép những điều kiện làm việc trong các nhà máy không phải là chính sách tốt. Rõ ràng có sự thiếu nhất quán giữa hai tình huống này. Dường như có sự nhất quán hơn trong hành vi của người dân thường. Họ đều có cùng phản ứng quyết liệt như nhau đối với hai phương án này – thuê lao động nước ngoài và nhập cư – hơn là tôn chỉ của các nhà kinh tế học. Tôi xin nhấn mạnh đến hai điểm chính trong lý lẽ của mình. Trước hết, không có xung đột với chính bản thân ưu thế tương đối nếu nó được xây dựng trên các quy trình được xem là hợp pháp tại nước mình. Đó là lý do tại sao, khác với tư duy của các nhà kinh tế học, lại có sự khác biệt giữa ưu thế tương đối được tạo ra do những khác biệt về yếu tố tương đối được ban tặng hoặc những ưu tiên và ưu thế tương đối tạo ra do những sự lựa chọn thể chế mâu thuẩn với những chuẩn mực tại nước nhập khẩu. Thứ hai, lý lẽ không dựa vào việc người Mỹ không quá quan tâm đối với phúc lợi của trẻ em Honduras; lý lẽ chỉ giả định là người Mỹ quan tâm đến những người Mỹ khác và giả định có những chuẩn mực liên quan đến cách thức có thể chấp nhận được khi áp đặt gánh nặng lên vai người khác. 9 Krueger cũng áp dụng khung của mình đối với các cuộc bỏ phiếu của quốc hội về Hiệp ước Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Phát hiện của ông về vấn đề này nhất quán với động cơ vì tư lợi. Đại diện của các địa phương có tay nghề thấp ít có khả năng bỏ phiếu ủng hộ NAFTA hoặc WTO. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Triển vọng Toàn cầu hóa Bài đọc Yasheng Huang 8 Biên dịch: Nguyễn Hữu Luận Nhưng điều gì sẽ xảy ra đối với hàng nhập khẩu không cạnh tranh trực tiếp với hàng nội địa và vì thế mà không làm công nhân Mỹ mất việc làm? Có phải cách các mặt hàng nhập khẩu này được sản xuất - dù có sử dụng lao động trẻ em hay không hoặc có làm ô nhiểm môi trường hay không – cũng không quan trọng đối với chính sánh thương mại ở các nước nhập khẩu? Dĩ nhiên, một số nếu không muốn nói là tất cả, những người Mỹ cũng có quan tâm đến những động cơ nhân đạo toàn cầu như vậy – đối lại với quan tâm về phân chia trong nước – là động lực, đây có thể là trường hợp cần nghiên cứu vì những động cơ này ít liên quan đến chính sách thương mại. Lý do thật đơn giản: Không rõ liệu các chính sách thương mại, và nhất là quy định hạn chế nhập khẩu, có phải là công cụ tốt để đặt ra nguyên nhân lao động hoặc môi trường giữa các đối tác của một nước không? Lý lẽ biện minh, như lý lẽ của Srinivasan ở trên, là thường có các công cụ tốt hơn nhiều để đạt được những mục tiêu nhân đạo toàn cầu này, từ việc cho phép nhập cư đến việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ nước ngoài – cần phải được trả lời trước khi đưa ra vấn đề can thiệp vào thương mại. Ngoài ra, như đã đề cập, các chính sách hạn chế thương mại ở các nước tiên tiến thường làm tình hình càng tồi tệ hơn tại các nước xuất khẩu mà các chính sách này được đề ra nhằm giúp đở. Ví dụ, chính sách khác với chính sách dành cho công nhân là trẻ em ở các nước xuất khẩu thường tồi tệ hơn (như nạn mại dâm). Thương mại và “Những trao đổi bị ngăn chặn” Xã hội nào cũng có các giới hạn, cả về luân lý lẫn pháp lý, đối với loại thị trường được phép hoạt động. Cá nhân cũng không bao giờ được hoàn toàn tự do khi ký một số hợp đồng nhất định. Nhà triết học chính trị Michael Ealzer gọi các giới hạn này là “những trao đổi bị ngăn chặn”. Ở Mỹ, những trao đổi bị ngăn chặn này bao gồm một số lĩnh vực kể cả việc mua bán người và văn phòng chính trị. Chúng còn bao gồm “thương mại như là phương kế cuối cùng” hoặc trao đổi “cùng đường”, như được minh họa bằng các đạo luật về một ngày làm việc 8 giờ, mức lương tối thiểu cùng các quy chế về y tế và an toàn (xem Walzer 1983, 100-03 để có danh mục đầy đủ). Một số giới hạn này, như việc cấm cưỡng bức làm nô lệ là hầu như không còn bàn cải gì nữa. Một số giới hạn khác như luật về mức lương tối thiểu cũng tương tự như thế. Ngoài ra, các quy chuẩn về những lĩnh vực cần giới hạn cũng thay đổi tuỳ từng nước và theo thời gian. Điều mấu chốt là những trao đổi bị ngăn chặn này là một phần của những sắp xếp về xã hội của bất kỳ một xã hội nào. Lịch sử về luật lao động của Mỹ minh họa khá rõ nét việc hình thành và tiến triển của những trao đổi bị ngăn chặn. Trong đầu thế kỷ 20, có nhiều sự chống đối đối với các đạo luật giảm giờ lao động và cải thiện điều kiện lao động. Năm1905, Toà án Tối cao huỷ bỏ một quy định của thành phố New York cấm thuê nhân công làm trong lò bánh quá 60 giờ một tuần (Lochner kiện New York). Ý kiến của tòa án dựa trên ý tưởng cần phải giới hạn những trao đổi tự nguyện. Theo lời của Toà án, quy định của New York là “sự can thiệp bất hợp pháp vào quyền cá nhân của cả chủ và người làm công để thực hiện các hợp đồng lao động với các điều kiện mà họ cho là tốt nhất” (dẫn trong tạp chí Sandel 1996, số 41). Với lý lẽ tương tự, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Triển vọng Toàn cầu hóa Bài đọc Yasheng Huang 9 Biên dịch: Nguyễn Hữu Luận Toà cũng bải bỏ điều luật quy định mức lương tối thiểu cho phụ nữ và điều luật cấm ký các hợp đồng cho phép đuổi việc công nhân vì họ gia nhập công đoàn. Năm1937, đối diện với nguy cơ Tổng thống Franklin D. Roosevelt lôi kéo Toà án, Toà Tối cao đổi hướng ngược lại. Trong một quyết định đưa ra vào năm đó (Công ty West Coast Hotel kiện Parrish), Tòa ủng hộ mức lương tối thiểu dành cho phụ nữ. Lần này, cơ sở lập luận cho rằng ngành lập pháp có quyền nêu ra những điều kiện lao động trong nhà máy, đặc biệt xem xét quyền thương lượng bất bình đẳng giữa chủ và người làm công. Như Toà án đã đề cập, “quyền thương lượng của phụ nữ tương đối yếu và…họ sẵn sàng trở thành nạn nhân của những kẻ thường lợi dụng các tình huống nghèo túng”. Vì vậy, cũng chính đáng khi đưa ra một lần nữa sự bất bình đẳng thông qua luật pháp và các giới hạn về quyền lợi cá nhân trong hợp đồng. Trường hợp quá đặc biệt này đã khai thông cho các bộ luật lao động tiếp theo, mở rộng quy mô của quy chế tại nhà máy. Theo đó luật pháp Mỹ từ thập niên 1930 đã nhận ra là những giới hạn đối với “hợp đồng tự do” là hợp pháp trong trường hợp quyền thương lượng không bình đẳng. Tuy nhiên, bây giờ hãy xem xét một loại quyền thương lượng mất cân đối khác, là quyền lực được tạo ra bởi thương mại và tính cơ động nguồn vốn đã được bàn trong chương trước: chủ có thể ra nước ngoài còn người làm công thì không. Người ta có thể lý luận là qua việc làm phát sinh sự bất bình đẳng về quyền thương lượng, việc toàn cầu hóa góp phần ngấm ngầm phá hoại 60 năm lịch sử luật lao động và từ đó huỷ hoại luôn sự hiểu biết về mặt xã hội mà các bộ luật này đại diện. Xét cho cùng, không có sự khác biệt mấy giữa việc công nhân trong nước, những người có thể cạnh tranh với đồng nghiệp của họ bằng cách chấp thuận làm việc 12 giờ một ngày, hưởng lương thấp hơn mức tối thiểu và chấp nhận bị sa thải nếu gia nhập nghiệp đoàn – tất cả những điều này đều phạm pháp theo luật pháp Mỹ- và các công nhân nước ngoài cùng làm điều tương tự. Nếu xã hội không sẳn lòng chấp nhận vế đầu thì tại sao lại chấp nhận vế sau 10. Không có câu trả lời dứt khoát, rõ ràng nào cho câu hỏi này cả. Có nhiều giá trị và ý thích để đổi chác, kể cả cái được và cái mất bấp bênh và quan niệm trái ngược nhau về cạnh tranh “bình đẳng”. Quan điểm của tôi đơn giản chỉ là thương mại tác động đến xã hội trong nước theo cách nó có thể mâu thuẩn với các hợp đồng xã hội lâu đời để bảo vệ công dân khỏi bị ảnh hưởng bởi sự khắc nghiệt của thị trường tự do. Những vấn đề mới về thương mại và nhu cầu “thương mại bình đẳng” “ Tái cấu trúc các quốc gia – hoặc ít nhất là một số lĩnh vực nhất định của quốc gia,” Ruggie (1995, 510) viết “là những gì mà tranh chấp thương mại ngày càng có khả năng xảy ra.” Đó 10 Lưu ý rằng việc cố đạt được chủ quyền quốc gia và tính không thể chấp nhận được theo luật quốc tế để áp đặt luật trong nước lên các nước khác không giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng bế tắc. Trong thực tế, điều này là làm chệch vấn đề sang hướng khác. Chủ quyền quốc gia hàm ý khả năng của mỗi nước trong việc cắt đứt quan hệ với các nước khác nếu thương mại làm phương hại đến sự lựa chon có chủ quyến tại nước mình. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Triển vọng Toàn cầu hóa Bài đọc Yasheng Huang 10 Biên dịch: Nguyễn Hữu Luận thực sự là chủ đề chung, kinh qua cái gọi là những vấn đề mới trong chương trình nghị sự của WTO. Cho dù có là tiêu chuẩn lao động, chính sách môi trường, chính sách cạnh tranh, hoặc tham nhũng đi chăng nữa, thì những khác biệt về cách thực hiện trong nước cũng đã trở thành những vấn đề tranh cải quốc tế. Mâu thuẩn phát sinh cả khi những khác biệt này tạo ra thương mại – như trong trường hợp lao động trẻ em hoặc chính sách môi trường thiếu chặt chẻ – lẫn khi người ta tự cho rằng giảm thương mại – như với phương pháp keiretsu thực hiện ở Nhật bản. Đã xưa rồi cái thời khi các cuộc thương lượng về thương mại chủ yếu chỉ là can thiệp vào thương mại dưới hình thức biểu thuế ở biên giới và rào cản phi biểu thuế. Các vấn đề thương mại trọng tâm của tương lai là “sự hội nhập toàn diện” liên quan đến các chính sách bên trong ranh giới và cách quản lý chúng. Như một bài xã luận trên tờ New York Times (mang tính ủng hộ) đã so sánh sự hội nhập này với vụ tranh chấp giữa hai công ty Kodak và Fuji về cơ hội tiếp cận với thị trường phim ở Nhật bản. “vụ kiện của Kodak buộc WTO phải đưa ra phán quyết theo cách kinh doanh của Nhật bản (11/7/1996, A22). Các nhà kinh tế học đã giễu cợt quan điểm “thương mại bình đẳng” và “làm phẳng sân chơi” nằm sau nhiều chủ trương như thế. Nhưng một khi người ta đã nhìn nhận là thương mại ám chỉ các chuẩn mực trong nước và sự xếp đặt về mặt xã hội, và tính hợp pháp của thương mại phụ thuộc một phần vào tính tương thích của nó với các nguyên tắc và sự sắp đặt này, thì các quan niệm như thế không quá kỳ quặc; chúng đưa ra các mối quan tâm do thương mại làm phát sinh. Thương mại tự do giữa các nước có những phương pháp trong nước rất khác nhau đòi hỏi phải có hoặc chấp nhận sự xói mòn cấu trúc trong nước hoặc chấp nhận một mức hoà hợp (hội tụ) nhất định. Nói cách khác, mức hoà hợp (hội tụ) quốc tế nào đó có thể là cần thiết để thu lợi từ thương mại. Ý nghĩa đối với các nước đang phát triển Trích bài viết tựa đề: “Nền kinh tế toàn cầu mới và các nước đang phát triển: Tạo điều kiện cho sự cởi mở phát triển” của Dani Rodrik (Washington DC: Hội đồng Phát triển ở Nước ngoài, 1999). Trong đoạn mở đầu, GS Rodrik đã phê phán cái mà ông gọi là “sự sùng bái xuất khẩu và DFI” (DFI: direct foreign investment: đầu tư nước ngoài trực tiếp) Nền kinh tế quốc gia của một số nước đã tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 2 thập niên qua mà không trải qua sự gia tăng phần chia đầu ra nội địa được xuất khẩu. Phần Cứ liệu 3 liệt kê 25 nước đang phát triển tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1975-1994, không kể các nước không có dữ liệu xuất khẩu với giá cả không đổi. Chỉ 2 trong số các nước này là có suy thoái trong xuất khẩu – tỉ suất GDP với giá không đổi (Indonesia và Ai-cập), còn nhiều nước khác cho thấy có tăng đáng kể khoảng 10 điểm % hoặc hơn. Theo nghĩa này, định hướng xuất khẩu tăng là một cột mốc của hầu hết các nước thành công. Từ bằng chứng này, thật thú vị khi kết luận là xuất khẩu thường dẫn đến hoặc kích thích tăng trường. Tuy nhiên, như bảng tiếp theo cho thấy, điều này là một suy diễn sai lầm. Trong Cứ liệu 4, tôi đã đặt ngược bài tập và liệt kê 25 nước đang phát triển với sự gia tăng tỉ lệ GDP xuất khẩu cao nhất trong cùng một thời kỳ. Danh sách này bao gồm nhiều nước của bảng trước (đáng chú ý nhất là các nước Đông Á), nhưng cũng bao gồm nhiều nước với thành tích Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Triển vọng Toàn cầu hóa Bài đọc Yasheng Huang 11 Biên dịch: Nguyễn Hữu Luận tăng trưởng không đáng kể. Ví dụ, giả định lấy 1% tăng tưởng trong GDP tính theo đầu người (mỗi năm) như là tiêu chuẩn của thành công khiêm tốn. Gần nửa (11) số nước trong Cứ liệu 4 nằm dưới ngưỡng này, trong đó có 5 nước có tỉ lệ tăng trưởng âm. Bằng chứng quá rõ ràng: dù các nước tăng trưởng nhanh thường có tỉ lệ GD-xuất khẩu tăng, nhìn chung, điều ngược lại là không đúng. --------------- Có thể nói DFI cũng thế. Thái độ của nhiều nhà hoạch định chính sách tại nước đang phát triển đối với DFI đã kinh qua trình trạng thay đổi toàn diện trong những thập niên qua, thậm chí còn thay đổi nhiều hơn cả trường hợp hàng xuất khẩu. Ngày xưa các doanh nghiệp đa quốc gia thường được xem như là biểu tượng của sự lệ thuộc; ngày nay các doanh nghiệp này đã trở thành cứu tinh của sự phát triển. Ngày nay trong các bài viết về chính sách đầy dẫy những lời tự khoa trương về các tác động tích cực bao gồm chuyển giao công nghệ, kênh thị trường, quản lý ưu việt, và đào tạo lao động. Một lần nữa, bằng chứng là rất rõ ràng. Các nghiên cứu có hệ thống ở cấp nhà máy từ các nước như Morocco và Venezuela ít xảy ra tác động tích cực (xem Harrison 1996). Ở quy mô quốc gia, tác động của DFI đối với tăng trưởng kinh tế thường yếu và biến mất khi nhiều đặc trưng của quốc gia bị kiểm soát (Bosworth và Collins 1998). Nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các tương quan giữa sự hiện diện của DFI và thành tích vượt trội dường như bị thúc đẩy bởi quan hệ nhân quả ngược: Các doanh nghiệp đa quốc gia có khuynh hướng trụ lại trong các nền kinh tế có năng suất cao và có lãi (và đó cũng là nơi tốt nhất). Kinh nghiệm đối với DFI, cũng như với hàng xuất khẩu, phải là thế này: Thiếu bằng chứng cơ sở để chứng minh điều ngược lại, 1 đô la của DFI có giá trị không hơn (và không kém) 1 đô la của bất kỳ hình thức đầu tư nào khác. Một ý nghĩa là trợ cấp và tín dụng thuế có lợi cho đầu tư nước ngoài hơn là đầu tư trong nước cần được tính toán lại một cách nghiêm túc. Một hình thức trợ cấp đặc biệt tác hại đối với DFI là thiết lập những rào cản thương mại để đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài có một thị trường trong nước được bảo hộ – là sự nhượng bộ mà các nhà đầu tư nước ngoài thường có thể yêu cầu đối với các chính phủ quá tha thiết với DFI. Những kế hoạch như thế cần được xem như là kế hoạch làm giảm giá trị nền kinh tế nói chung (tham khảo Brecher và Diaz-Alejandro 1977), trừ phi có đủ lý lẽ biện minh cho sự hiện diện của các yếu tố tích cực bên ngoài, bắt nguồn từ sự đầu tư đang được đặt ra. Yếu tố chính trị Những bài học từ một kỷ nguyên khác Trích bài viết tựa đề “mối đe doạ của chủ nghĩa tư bản” của George Soro, tạp chí The Atlantic Monthly, tháng 2/1977. George Soros là nhà đầu tư và làm từ thiện nổi tiếng. Tình hình hiện tại có thể so sánh với tình hình ở vào cuối thế kỷ trước. Đó là thời đại hoàng kim của chủ nghĩa tư bản, với đặc trưng là nguyên tắc tự do thương mại; hiện tại cũng thế, dù thời kỳ trước có phần ổn định hơn. Thời trước có vương quyền, như nước Anh, vương quyền Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Triển vọng Toàn cầu hóa Bài đọc Yasheng Huang 12 Biên dịch: Nguyễn Hữu Luận được sử dụng để phái những chiến hạm đến những vùng đất xa xôi. Do vương quốc Anh là nước hưởng lợi chính của hệ thống vương quyền nên Anh muốn duy trì hệ thống này. Ngày nay, Mỹ không muốn trở thành cảnh sát của thế giới. Thời kỳ trước có kim bản vị thì ngày nay các loại tiền tệ chính trôi nổi và va chạm nhau như các mảng lục địa. Tuy nhiên, chế độ thị trường tự do chiến ưu thế 100 năm về trước đã sụp đổ vì Thế chiến thứ I. Ý thước hệ chuyên chế thống trị, và vào cuối Thế chiến thứ II, hầu như không có sự chuyển dịch vốn giữa các nước. Khả năng sụp đổ của chế độ hiện nay có thể cao hơn thế, trừ phi chúng ta rút ra được kinh nghiệm! Trích bài viết tựa đề: “Lý thuyết ổn định bá quyền của hệ thống tiền tệ thế giới” của Barry Eichengreen trong tập sách của Richard N. Cooper “Các nước có thể nhất trí không? Các vấn đề về hợp tác kinh tế quốc tế” (Washington DC: Viện Brookings, 1989). Barry Eichengreen là giáo sư kinh tế của Đại học California tại Berkley. Hệ thống tiền tệ quốc tế là một bộ quy tắc hoặc công ước quản lý các chính sách kinh tế của một quốc gia. Trên quan điểm quốc gia hẹp, đó là tình thế bất bình thường. Việc tuân thủ một bộ quy tắc chung hoặc công ước đòi hỏi phải có sự hài hoà nhất định giữa các chính sách tiền tệ và tài chính. Dù ý thích và hạn chế ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách có khác nhau đáng kể giữa các nước. Người ta trông đợi chính phủ các nước bải bỏ chính sách tái phân phối phúc lợi kinh tế từ người nước ngoài đến người dân trong nước cũng như tự nguyện đóng góp sự ổn định tiền tệ toàn cầu vào lợi ích của cộng đồng quốc tế. Trong thực tế, người ta trông đợi chính phủ các nước giải quyết vấn đề tách ra riêng đang tác hại đối với các tổ hợp doanh nghiệp và cũng trong bối cảnh này, giải quyết thêm vấn đề hoạt động tuỳ thích đang phương hại đến lợi ích công. Do các chính phủ có thể thành công nhưng không trọn vẹn, lợi ích của quần chúng nhờ sự ổn định tiền tệ quốc tế thường không đủ. Từ quan điểm này, nghịch lý của các vấn đề tiền tệ quốc tế không phải là sự khó khăn trong việc thiết lập một hệ thống tiền tệ quốc tế ổn định, mà là việc những hệ thống ấy đã thực sự tồn tại trong nhiều thập niên. Các chuyên gia quan hệ quốc tế đã đưa ra khái niệm là việc một quốc gia thống trị – bá quyền – là cần thiết để đảm bảo sự vận hành hiệu quả một chế độ quốc tế. Sự tập trung quyền lực kinh tế được xem như là cách quốc tế hoá các yếu tố bên ngoài gắn bó với sự ổn định của hệ thống và đảm bảo sự cung ứng đầy đủ của hệ thống này. Việc áp dụng “thuyết về sự ổn định bá quyền” này vào các vấn đề tiền tệ quốc tế là dể hiểu. Việc duy trì Hệ thống Bretton Woods trong một phần tư thế kỷ được gán cho quyền lực nổi bật của Mỹ trong thế giới thời hậu chiến, tương tự như việc tồn tại dai dẳng của tiêu chuẩn kim bản vị cổ điển cũng bị gán cho sự thống trị về phương diện tài chính quốc tế trong nửa sau của thế kỷ 19. Hệ thống tiền tệ trong quá khứ là tương đối ổn định khi một loại tiền tệ nào đó thống trị: như đồng bảng Anh trong suốt thế kỷ 19 và đồng đô la Mỹ trong thời kỳ đầu sau chiến tranh. Ngược lại, sự bất ổn định của tiêu chuẩn hối đoái bằng vàng giữa hai thế chiến được gán cho sự thiếu bá quyền, do sự bất ổn của nước Anh trong vai trò thống trị và sự chối bỏ bá quyền này của Mỹ. Sự hấp dẫn của khái niệm này là ở tác động của nó với sự so sánh giữa lợi ích công và tổ hợp doanh nghiệp về các vấn đề tiến tệ quốc tế có thể gọi là các biến tướng của chiến thuật cây Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Toàn cầu hóa Triển vọng Toàn cầu hóa Bài đọc Yasheng Huang 13 Biên dịch: Nguyễn Hữu Luận gậy và củ cà rốt trong thuyết ổn định bá quyền. Trong biến tướng của củ cà rốt, doanh nghiệp thống trị, như một doanh nghiệp nắm ưu thế trong thị trường do một tập đoàn thống trị, duy trì sự liên kết của tổ hợp doanh nghiệp bằng cách trả một khoản phụ trội tương đương cho thành viên không thuộc tập đoàn. Trong biến tướng của cây gậy, doanh nghiệp thống trị, như một doanh nghiệp nắm ưu thế, ngăn cản sự ly khai khỏi tổ hợp tiền tệ quốc tế bằng cách dùng chính sách kinh tế của mình để trả đũa chống lại kẻ ly khai. Theo khía cạnh tích cực (mà Snidal gọi là quan điểm tích cực) của lý thuyết, tất cả các thành viên tham gia đều được có lợi hơn nhừ sự can thiệp của bá quyền. Theo khía cạnh tiêu cực của lý thuyết (mà Snider gọi là quan điểm gượng ép) hoặc do sự ổn định có hệ thống không phải đơn thuần là lợi ích công hoặc do chi phí của nó được chuyển sang các nước nhỏ hơn, lợi ích nhờ sự ổn định tích luỹ thiếu cân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfViễn cảnh Toàn cầu hóa.pdf
Tài liệu liên quan