Báo cáo thực tập Công ty Cổ phần Pin Hà Nội

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu 1

1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Pin Hà Nội. 3

1.1. Tên doanh nghiệp: Ha Noi battery joint stock company. 3

1.2. Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: Phạm Văn Nghĩa. 3

1.3. Địa chỉ: Đường Phan Trọng Tuệ - Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội. 3

1.4. Cở sở pháp lý của công ty: 3

1.5. Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần. 3

1.6. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 3

1.7. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội 4

2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 5

2.1. Đặc điểm về sản phẩm 5

2.2. Sản lượng từng mặt hàng: 6

2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 8

2.4. Các chỉ tiêu về giá trị TSCĐ, Vốn lưu động, Số lao động, Tổng chi phí sản xuất 10

3. Công nghệ sản xuất của công ty 11

3.1. Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm 11

3.1.1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất 11

3.1.2. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền 11

3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất 13

3.2.1. Công nghệ sản xuất của công ty: 13

3.2.2.Cơ sở vật chất của công ty: 14

3.2.3. An toàn lao động: 15

3.2.4. Máy móc thiết bị của công ty: 15

4. Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 15

4.1. Tổ chức sản xuất: 15

4.1.1. Loại hình sản xuất của công ty: 15

4.1.2 .Chu kì sản xuất và kết cấu chu kì sản xuất: 16

4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 16

5. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Pin Hà nội. 17

5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp: 17

5.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 17

5.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. 22

6. Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của doanh nghiệp 23

6.1. Khảo sát các yếu tố “đầu vào” 23

6.1.1. Yếu tố đối tượng lao động (nguyên vật liệu và năng lượng) 23

6.1.2. Yếu tố lao động 27

6.1.3. Yếu tố vốn 33

6.2. Khảo sát và phân tích các yếu tố ‘đầu ra” 39

7. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 42

7.1. Môi trường vĩ mô 42

7.1.1. Môi trường kinh tế. 42

7.1.2. Môi trường khoa học và công nghệ 43

7.1.3. Môi trường chính trị 43

71.4. Môi trường tự nhiên 43

7.1.5. Môi trường văn hóa – xã hội 44

7.2. Môi trường ngành 44

7.2.1. Các đối thủ cạnh: 44

7.2.2. Áp lực của nhà cung ứng 45

7.2.3. Sản phẩm thay thế trên thị trường. 46

8. Thu hoạch của sinh viên 46

Kết luận 47

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Công ty Cổ phần Pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân luôn tiếp xúc với hoá chất độc hại, sự bụi bặm của than, tiếng ồn của máy móc… Công ty đã rất tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn lao động, cho nên công ty đã trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động: mũ, quần áo, giầy dép, ủng, khẩu trang… và các phương tiện an toàn trong lao động như hệ thống báo hiệu cháy, hệ thống thông gió, quạt chống nóng vào mùa hè, thiết bị cứu hoả… Công ty còn tích cực trồng cây xanh tại công ty để đảm bảo cho môi trường trong sạch. 3.2.4. Máy móc thiết bị của công ty: Những máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của công ty là: Bảng 5: Các máy móc thiết bị phục vụ chủ yếucho sản xuất của công ty STT Các máy móc thiết bị phục vụ chủ yếu cho sản xuất Số lượng 1 Dây chuyền sản xuất pin sản xuất ra pin R20 4 2 Dây chuyền thiết bị sản xuất ra pin R20 4 3 Dây chuyền nấu cán kẽ và dập đồng xu 1 4 Thiết bị dập ống kẽm 10 Nguồn: Phòng vật tư 4. Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 4.1. Tổ chức sản xuất: 4.1.1. Loại hình sản xuất của công ty: Công ty Cổ phần Pin Hà Nội kết hợp cả 3 loại hình sản xuất: sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt và sản xuất khối lượng lớn. Các loại hình sản xuất này nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại phẩm và khối lượng đơn đặt hàng mà doanh nghiệp áp dụng các loại hình sản xuất trên cho phù hợp. 4.1.2 .Chu kì sản xuất và kết cấu chu kì sản xuất: Doanh nghiệp bỏ tiền ra mua nguyên nhiên vật liệu: kẽm thỏi, ZnO, ZnCl dung dịch, Muối Anmôn, giấy crap, giấy lót khay… về để sản xuất ra các loại pin sau đó đem bán trên thị trường để thu lợi nhuận. 4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp + Bộ phận sản xuất chính của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội là sản xuất ra các loại pin: pin 20C, pin R6P, pin 14... + Bộ phận sản xuất phụ trợ cho sản xuất sản phẩm chính là: điện, hơi, nước phục vụ sinh hoạt và cho quá trình sản xuất theo yêu cầu của công ty. + Bộ phận sản xuất phụ là: nước sinh hoạt, vật tư (quặng mang gan), phế liệu: đồng, nhôm, giấy, nhựa… + Bộ phận sản xuất phụ thuộc vào bao bì vì pin là một loại cần phải được bảo quản tốt không nó sẽ bị chảy nước cho nên bao bì đóng vai trò cực kì quan trọng. + Bộ phận cung cấp: chủ yếu nhập nguyên vật liệu đầu vào của Hàn Quốc và Trung Quốc (kẽm thỏi và quặng măng gan). Số còn lại Nhà nước cho phép công ty mở rộng khai thác quặng măng gan thiên nhiên tại Cao Bằng và Hà Tuyên. + Bộ phân vận chuyển là xe nâng kết hợp với thủ công để đưa nguyên nhiên vật liệu từ kho đến nơi sản xuất và từ nơi xuất về kho chứa thành phẩm. 5. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Pin Hà nội. 5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp: Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế hoạch vật tư Phòng tổ chức hành chính Phòng thị trường tiêu thụ Phòng kế hoạch tài vụ Phòng kĩ thuật cơ điện Phòng kĩ thuật công nghệ Bộ phận nhà ăn Bộ Phân xưởng pin R6P Phân xưởng phụ kiện Phân xưởng cơ khí Bộ phận điện Bộ phận KCS Bộ phận y tế Bộ phận bảo vệ Bộ phận nhà ăn phận y tế Bộ phận bảo vệ Bộ phận điện nước Phân xưởng pin R20 Bộ phận KCS Phân xưởng pin R6P Phân xưởng phụ kiện Phân xưởng cơ khí 5.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận a. Hội đồng quản trị. Là cơ quan có quyền hành cao nhất, quyết định mọi phương pháp sản xuất kinh doanh, phương pháp phát triển của công ty trong hiện tại và tương lai. Quản lý toàn bộ tài chính của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước toàn bộ cổ đông và toàn thể cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hội đồng quản trị có chức năng và nhiệm vụ sau: - Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh của Công ty. - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, mức lương, khen thưởng, kỉ luật của các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc và kế toán trưởng trên cơ sở được tập thể HĐQT thống nhất theo nguyên tắc đa số. - Quyết định quy mô sản xuất, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty. b. Giám đốc. Là người đứng đầu công ty chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có chức năng và nhiệm vụ sau: - Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo Nghị quyết của HĐQT, Điều lệ của Công ty và Luật doanh nghiệp. - Tổ chức thực hiện các quyết của HĐQT. - Ký kết các hợp đồng kinh tế, các báo cáo, văn bản, chứng từ của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật nội dung các văn bản đã kí kết. - Hàng quý phải báo cáo trước HĐQT tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. c. Phó giám đốc. Phó giám đốc công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm, nhiễm nhiệm theo đề nghị của giám đốc công ty. Phó giám đốc làm việc theo sự phân công nhiệm vụ hoặc ủy quyền của giám đốc công ty. Phó giám đốc có nhiệm vụ và chức năng sau: - Phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc khâu mua bán nguyên vật liệu, phụ trách toàn bộ hệ thống tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tìm đối tác và các hoạt động Marketing, phụ trách việc xây dựng, sửa chữa, kiến thiết cơ bản kĩ thuật dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị. - Chỉ đạo các phòng ban, phân xưởng và tổ sản xuất có liên quan thực hiện kế hoạch sản xuất trong tháng, trong quý, trong năm của toàn công ty và tiến độ giao hàng theo chương trình đã thỏa thuận với khách hàng. - Chỉ đạo công tác thống kê báo cáo tình hình sản xuất trong ngày, trong tháng, trong quý, trong năm và nộp mẫu biểu tới cấp tỉnh, cấp trung ương. - Chỉ đạo công tác xuất nhập khẩu đảm bảo các nguyên tắc quy định của nhà nước và ngành hải quan. - Chỉ đạo các phòng ban có liên quan trong việc mua nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. d. Phòng tổ chức hành chính. Phòng tổ chức hành chính có chức năng nhiệm vụ như sau: - Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương và công tác hành chính của công ty. - Nhiệm vụ: Nghiên cứu và đề xuất việc sắp xếp các cán bộ phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất, đào tạo, tuyển dụng, bố trí lao động các đơn vị. e. Phòng kĩ thuật công nghệ. Phòng kĩ thuật công nghệ có chức năng và nhiệm vụ như sau: Tổ chức và thực hiện công tác kĩ thuật của từng mã hàng một cách đầy đủ, chính xác, đồng bộ, đảm bảo đúng theo kế hoạch đã sản xuất. Giúp việc tham mưu cho giám đốc trong công tác chất lượng sản phẩm, nguyên phụ liệu và chỉ đạo công tác chuyên môn KCS ở các công xưởng. Lập đề tài nghiên cứu, cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các phân xưởng trước khi nhập kho. Kiểm tra các sản phẩm trước khi giao cho khách hàng, đảm bảo các yêu cầu công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Kí và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm khi xuất kho cho khách hàng. f. Phòng tài chính - kế toán. Phòng tài chính - kế toán có chức năng và nhiệm vụ như sau: Nghiên cứu đề xuất các hình thức hạch toán kế toán, lập chứng từ kế toán, thiết lập hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh tế, theo dõi và phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời các hoạt động kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn là bộ phận tham mưu cho ban giám đốc về quản lý kinh tế. Nghiên cứu và dự thảo các văn bản quản lý hành chính, kế toán tài chính, lập các báo báo kế toán theo yêu cầu của lãnh đạo của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quy chế quản lý tài chính, kế toán trong doanh nghiệp. Theo dõi tình hình tài chính của công ty, xác định nhu cầu về vốn, tình trạng luân chuyển vốn, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, phụ trách quản lý vật tư, tài sản, nguồn vốn, tính giá thành, tổ chức hạch toán kế toán. g. Phòng kĩ thuật cơ điện. Phòng kĩ thuật điện có chức năng và nhiệm vụ sau. - Chức năng: Giúp lãnh đạo công ty thay đổi trang thiết bị, phụ tùng cho phù hợp với sản xuất của từng thời kỳ. Đảm bảo các thiết bị phục vụ sản xuất được liên tục và tạo ra sản phẩm có chất lượng như mong muốn. - Nhiệm vụ: Sửa chữa kịp thời hỏng hóc của thiết bị điện trong quá trình sản xuất. Lập kế hoạch và bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị theo kế hoạch tháng, quý, năm. Giám sát và hướng dẫn sử dụng vận hành các thiết bị cho công nhân . Hàng tuần phải cáo cáo với lãnh đạo công ty về tình hình máy móc và điện trong công ty. h. Phòng kế hoạch vật tư. Phòng kế hoạch vật tư có các nhiệm vụ và chức năng sau: Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc Tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ xuất, nhập và bảo quản hàng, trang thiết bị, nguyên vật liệu. Lập kế hoạch sản xuất, phương án sản xuất, phân bố kế hoạch cho từng phân xưởng sản xuất và theo dõi tiến độ sản xuất. Kí và viết các lệnh xuất, dự trù nguyên vật liệu sản xuất, xây dựng định mức vật tư, định mức lao động, tính giá thành các loại sản phẩm. Đồng thời, còn xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất trong công ty. Tổ chức thiết lập các mối quan hệ kinh tế với bạn hàng trong và ngoài nước để kí kết hợp đồng kinh tế. Thậm trí nó còn phải làm công tác nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị ngoài nước. i .Phòng thị trường tiêu thụ. Phòng thị trường tiêu thụ có các nhiệm vụ và chức năng sau: + Tiếp nhận những khiếu nại của khách hàng, người tiêu dùng để báo cáo lên lãnh đạo có biện pháp giải quyết và xử lý thông tin kịp thời. + Tổ chức đưa hàng và giao hàng cho khách kịp thời, nắm bắt thị trường và các đối thủ cạnh tranh như: giá, phương thức bán hàng, chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để báo cáo và có phương án, biện pháp đề xuất với lãnh đạo. + Tổ chức các hoạt động marketing như lập biển quảng cáo, tổ chức các hội chợ trong và ngoài nước để khách hàng biết đến tiện ích của sản phẩm đối với cuộc sống. + Nghiên cứu, đánh giá và khảo sát mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước cũng như nước ngoài. 5.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Trong công ty đứng đầu là hội đồng quản trị có quyền hành cao nhất đưa ra chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh của công ty, rồi uỷ quyền cho giám đốc công ty điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty cũng như việc chỉ đạo các bộ phận dưới quyền giám đốc phải tuân theo sự chỉ đạo của giám đốc công ty. Còn phó giám đốc là người trợ giúp cho giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty: hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thu, thu hút nguồn vốn… 6. Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của doanh nghiệp 6.1. Khảo sát các yếu tố “đầu vào” 6.1.1. Yếu tố đối tượng lao động (nguyên vật liệu và năng lượng) Trong thành phần của sản phẩm gồm có rất nhiều loại nguyên vật liệu và các chi tiết để cấu thành nên sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm khác nhau thì lại cần có những nguyên vật liệu đặc thù khác nhau, nhưng chủ yếu có 3 loại vật liệu chính tham gia và phản ứng hoá học để tạo thành dòng điện đó là: MnO2: Cực dương; NH4Cl (Muối Amôn): Chất điện ly; Zn: Cực dương. Hiện nay nguyên vật liệu chính của công ty đa phần là phải nhập khẩu: kẽm thỏi ở Hàn Quốc, Măng gan một số nhập ở Trung Quốc số còn lại nhà nước cho phép công ty khai thác măng gan thiên nhiên tại Cao Bằng và Hà Tuyên doanh nghiệp mà chất lượng vẫn đảm bảo.Với cách này, công ty đã tiết kiệm đáng kể được một khoản chi phí đáng kể cho các giao dịch, thu mua, vận chuyển. Chính điều đó đã góp phần hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường về mặt giá cả của sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm những nguồn nguyên vật liệu khác có thể thay thế các nguồn nguyên vật liệu mà ta phải nhập khẩu nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Công ty cũng rất chú trọng tới các yếu tố đầu vào vì vậy công ty đã rất thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho và để đưa tới các phân xưởng phục vụ cho sản xuất. - Nguyên vật liệu chính trong sản xuất của công ty Bảng 6: Bảng theo dõi số lượng các nguyên vật liệu chính được sử dụng từ năm 2003 đến năm 2007 Đơn vị: kg Năm NVLC 2003 2004 2005 2006 2007 So sánh (lần) 2007/2006 Kẽm thỏi 1.287.083 1.640.293 1.238.222 1.364.048 918.060 -445.988 ZnO 5.150 6.650 6.7000 8.450 7.000 -1.450 ZnCl dung dịch 352.395 412.269 467.753 428.823 375.681 -50.142 Muối Amôn 585.900 694.475 852.028 675.000 419.920 -6.330.080 Bột MnO2 điện giải 419.750 501.900 608.410 463.000 1.331.000 868.000 Bột Graphít 22.000 61.000 53.988 35.450 38.000 2.550 MnO2 Cao Bằng 1.502.850 1.641.000 2.244.690 1.751.460 620.000 -1.131.460 Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư Từ đây ta thấy để sản xuất ra các sản phẩm thì cần rất nhiều nguyên liệu chính trong đó sử dụng nhiều nhất là: MnO2 Cao Bằng và bột MnO2 điện giải. Qua biểu đồ trên thì ta thấy từ năm 2003 đến năm 2006 MnO2 Cao Bằng được sử dụng nhiều nhất, nhưng đến năm 2007 thì doanh nghiệp chuyển sang sử dụng bột MnO2 điện giải: năm 2007 MnO2 Cao bằng giảm 1.131.460 lần so với năm 2005, còn năm 2007 bột MnO2 điên giải thì lại tăng 868.000 lần so với năm 2006. Sở dĩ doanh nghiệp có sự chuyển hướng nhanh như vậy là do doanh nghiệp đã thấy khả năng tích điện của nó tốt hơn MnO2 Cao bằng. - Nguyên liệu vật liệu phụ cho quá trình sản xuất của công ty: cũng như nguyên liệu chính, để sản xuất ra sản phẩm pin thì cũng cần rất nhiều những nguyên vật liệu phụ và đối với mỗi sản phẩm pin khác nhau lại cần có những nguyên vật liệu phụ khác nhau. Những nguyên vật liệu phụ được liệt kê dưới đây là những nguyên vật liệu phụ chung nhất cần cho việc sản xuất tạo ra các loại sản phẩm pin. Bảng 7: Bảng theo dõi số lượng các nguyên vật liệu phụ được sử dụng cho sản xuất Đơn vị: Kg Năm NLP 2003 2004 2005 2006 2007 So sánh (lần) 2007/2006 1.Giấy crap 52.930 63.635 46.050 59.817 56.155 -3662 2.Giấy rót khay 4.570 4.611 4.487 4.760 3.935 -825 3.Giấy bã mía 537 1.075 1.075 559 3.935 3.376 Nguồn: Phòng vật tư Từ quy trình chung để sản xuất ra các loại pin tẩm hồ, ta cũng thấy nguyên liệu phụ được sử dụng rất nhiều trong sản xuất, nhưng lượng sử các nguyên liệu này mỗi năm rất khác nhau và sử dụng chủ yếu là giấy crap và giấy rót khay: năm 2007 lượng giấy crap giảm 3662 lần so với năm 2006, thậm trí giấy rót khay năm 2007 giảm 825 lần so với năm 2006. Thực ra có sự tăng giảm này là do các sản phẩm khác nhau thì cần có những nguyên liệu phụ khác nhau và lượng tiêu thụ các sản phẩm trong các năm khác nhau cho lên có sự tăng giảm trong quá trình sử dung nó cũng là đương nhiên. - Nhiên liệu cho sản xuất của công ty: trong quá trình tạo sản phẩm thì nhiên liệu là một phần không thể thiếu được, nó gồm có các nguyên vật liệu chính sau. Bảng 8: Bảng theo dõi số lượng các nhiên liệu được sử dụng cho sản xuất Năm Nhiên liệu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 So sánh (lần) 2007/2006 Củi Kg 197.010 92.160 9.000 10.000 12.000 2.000 Dầu do Lít 131.950 149.280 195.925 148.265 56.514 -91.751 Xăng A93 Lít 48 32 40 45,3 46 0,7 Than cám Tấn 66,1 51,8 63,2 69,6 72,1 2,5 Than củi Tấn 273,5 323,1 171 145,4 147,1 1,7 Gas lỏng Kg 762 1.644 1.932 1.788 2.112 324 Nguồn: Phòng vật tư Trong các nhiên liệu kể trên đều thấy chúng đều tăng qua các năm, nhưng riêng có dầu do là một trong những nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu trong tất cả các năm nhưng đột nhiên đến năm 2007 nó lại giảm xuống trầm trọng so với năm 2006 là 91.751lần, còn các nhiêu liệu khác thì đều tăng lên và tăng nhanh nhất là than cám và than củi: lượng sử dụng than cám năm 2007 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006, còn than cám năm 2007 gấp 1,7 lần năm 2006. Điều này cũng dễ hiểu vì nền kinh tế nước ta hiện nay đang rơi vào tình trạng lạm phát khá mạnh tất cả cho nên giá nhiên liệu không ngừng tăng lên, do đó công ty đã chuyển sang sử dụng nhiều tham cám và than củi hơn để tiết kiệm chi phí sản xuất hơn để công ty vẫn có thể đứng vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. 6.1.2. Yếu tố lao động - Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp: Từ một đơn vị có tới trên 1000 người lao động trong những năm 1980. Ngày nay, công ty chỉ cần có 420 lao động nhưng năng suất và chất lượng của sản phẩm vượt qua những năm trước rất nhiều, trong đó: Bảng 9: Bảng số lượng lao động của công ty Đơn vị: Người Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 So sánh(%) 2007/2006 PX SX Pin số 1 86 86 86 79 65 -17.72 PX SX Pin số2 142 142 142 136 114 -16.18 PX phụ kiện 88 88 88 86 77 -10.47 PX Điện-Hơi-Nước 9 9 9 7 6 -14.29 PX Cơ khí 13 13 13 13 8 -38.46 P.Kế hoạch - Vật tư 11 11 11 11 11 0.00 P. Thị trường tiêu thụ 21 21 21 21 15 -28.57 P. Tài chính - Kế toán 5 5 5 5 5 0.00 P. Tổ chức hành chính 22 22 22 22 16 -27.27 P. KT - CN 15 15 15 15 15 0.00 P. KT - cơ điện 8 8 8 8 8 0.00   Tổng 420 420 420 403 340 -15.63 Nguồn: Phòng nhân lực Từ bảng só lượng lao động của công ty ta thấy, số lao động trong công ty có xu hướng giảm xuống chỉ có 3 phòng: P. KT –CN, PKT – cơ điện, P. Tài chính, P. Kế hoạch - Vật tư là những phòng có số lao động còn giữa nguyên qua các năm vì số lao động trong các phòng này không nhiều và đã được sắp xếp khá hợp lý nên không cần phải thay đổi, còn có sự giảm xuống như vậy là do đưa máy móc kĩ thuật hiện đại vào để thay cho sức lao động cơ bắp nên số lao động cần thiết cho sản không cần quá nhiều. Nếu phân theo trình độ chuyên môn ta có bảng sau: Bảng 10: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn Đơn vị: Người Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 So sánh (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 2007/2006 Tổng lao động 420 100 420 100 420 100 403 100 340 100 1.Cử nhân 30 4,14 30 4,14 30 4,14 30 7,44 35 10,29 2,85 2.Kỹ sư 55 13,1 55 13,1 55 13,1 55 13,65 60 17,65 4 3.Tốt nghiệp PTTH 25 5.95 25 5.95 25 5.95 20 4,96 15 4,41 -0,55 4.Công nhân kỹ thuật 330 78,6 330 78,6 330 78,6 298 73,95 230 67,65 -6,3 Nguồn: Phòng nhân lực Trong bảng trên ta thấy, số lao động của công ty đều là những người có trình độ khá cao. Và số lao động này được công ty tuyển chọn qua các năm vào công ty rất khác nhau, riêng chỉ có số lao động có trình độ cử nhân và kĩ sư (là những cán bộ lãnh đạo và giám sát) là được công ty tuyển chọn mỗi năm tăng lên vì ngay nay ngoài yếu tố số lượng và kĩ thuật… để tạo ra sản phẩm thì cán bộ lãnh đạo và giám sát quá trình sản xuất cũng đóng góp một phần không nhỏ cho chiến lược phát triển của công ty theo đúng hướng đã định, còn số lao động kĩ thuật và số lao động có trình độ tốt nghiệp PTTH thì có xu hướng giảm xuống: năm 2007 số lao động có trình độ PTTH giảm tới 0,55 lần so với 2006, ngoài ra số lao động có trình độ kĩ sư năm 2007 giảm 6,3 lần so với năm 2006 nhưng số lao động có trình độ kĩ thuật vẫn chiếm một lượng khá lớn trong số tổng số lao động của công ty vì sản xuất pin phải qua rất nhiều các công đoạn phức tạp cho nên phải cần nhiều số lao động có trình độ kĩ thuật cao. Và điều đặc biệt mà tôi thấy ở Công ty Cổ phần Pin Hà Nội là số lao động trong công ty được bố trí rất hợp lý đúng với trình độ chuyên môn của họ. - Các chính sách đối với người lao động của công ty Các chính sách đối với người lao động tại Công ty Cổ phần Pin Hà Nội được thực hiện đúng theo quy chế mà chính phủ đã ban hành đối với tất cả các doanh nghiệp và được bộ thương binh xã hội duyệt. Thu nhập bình quân của người lao động là 1.500.000 đồng/tháng/người. Nếu như do yêu cầu của công việc mà người lao động phải làm thêm giờ, công ty sẽ cho người lao động nghỉ bù hoặc nếu không nghỉ bù thì được thanh toán bằng tiền lương theo 3 mức: 15% vào ngày thường, 200% vào ngày nghỉ thường và 300% vào ngày lễ. Đối với nhân viên trực tiếp sản xuất, công ty sẽ cấp phát trang thiết bị, phòng hộ cá nhân, còn những công nhân trực tiếp làm việc trong điều kiện nắng nóng và môi trường độc hại thì được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của nhà nước. Ngoài ra hàng tháng, công ty còn đóng cho người lao động các khoản như là BHXH:15%, BHYT và chi phí công đoàn là: 2% theo lương (chức vụ). Đồng thời, công ty còn thực hiện một số chức năng chủ yếu của BHXH: làm công tác phòng bệnh, cấp thuốc đối với người bệnh thường. Bên cạnh đó đối với cán bộ công nhân viên được khám sức khoẻ định kì…Hàng năm, công ty thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát, điều dưỡng, tham quan. Thậm chí, công ty còn tổ chức tặng quà nhân các dịp lễ tết như: ngày 8/3, ngày 20/10… và ngày 1/6 cho con em cán bộ công nhân viên. Công ty còn đưa ra chính sách ưu tiên tuyển chọn con em, vợ chồng của cán bộ công nhân viên khi công ty có nhu cầu bổ sung lao động. - Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực: Công ty cũng thường xuyên tổ chức các chính sách đào tạo cho nhiều lượt cán bộ, công nhân kĩ thuật đi học tập và tham dự hội thảo trong và ngoài nước để mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ. Bảng 11: Bảng hiệu quả sử dụng lao động của công ty từ năm 2003 đến năm 2007 Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 So sánh (%) 2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006 1.Doanh thu Trđ 80.306 97.532 121.000 135.437 140.332 21,5 24,1 11,9 3,6 2.Lợi nhuận Trđ 3907,85 3116,273 4221,4 5234,36 5567,31 -20,3 35,5 24 6,4 3.Lao động Người 420 420 420 403 340 0 0 -4,05 -15,4 4.Quản lý Người 40 40 40 30 30 0 0 -25 0 5.Doanh thu/lao động Lần 191,2 232,2 288,1 336,1 412,7 21,4 24,1 25 22,8 6.Lợi nhuận/lao động Lần 9,3 7,4 10,1 12,9 16,4 -20,4 36,5 -27,7 27,3 7.Lợi nhuận/quản lý Lần 97,7 77,9 105,5 174,5 185,6 -20,3 35,4 65,4 6,4 Nguồn: Phòng kế toán Từ bảng hiệu quả sử dụng lao động của công ty từ năm 2003 đến năm 2007 trên ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm, mặc dù số lao động cần thiết hàng năm của công ty có xu hướng giảm xuống. Nó thể hiện rõ nhất qua doanh thu hàng năm của công ty: năm 2007 tăng 3,6% so với năm 2006 và kéo theo chỉ tiêu lợi nhuận trên lao động và số lao động quản lý cũng tăng theo: Chỉ tiêu lợi nhuận trên lao động năm 2007 tăng 27,3% so với năm 2006, còn chỉ tiêu lợi nhuận trên quản lý năm tăng 6,4% năm 2006. Có được điều này là do công ty đã nâng cao công tác đào tạo và sử dụng rất nhiều phương pháp khuyến khích khác nhau để khuyến khích mọi người nâng cao năng xuất và chất lượng của sản phẩm. 6.1.3. Yếu tố vốn Nói đến vốn trong doanh nghiệp sản xuất kinh thì người cũng mường tượng ngay ra tầm quan trọng của nó đối với mỗi doanh nghiệp: là yếu tố hàng đầu và mang ý nghĩa sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp nói chung. Vốn sản xuất là số tiền ứng trước để mua máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và trả tiền lương cho công nhân. Ngoài ra, vốn còn là yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Đặc biệt trong cơ chế thị trường thì vốn sản xuất vô cùng quan trọng nó thể hiện quy mô cũng như sức mạnh của doanh nghiệp. Hiện nay, số vốn pháp định của công ty là 11 tỷ đồng. Trong quá hoạt động công ty ngoài trách nhiệm phải bảo toàn vốn và nộp ngân sách nhà nước đồng thời trong quá trình hoạt động phải có lãi. Năm 2003 vốn lưu động là 567 triệu đồng, còn vố cố định là 576 triệu đồng nhưng trong những năm gần đây tốc độ lưu chuyển vốn của công ty là khá hiệu quả. * Cơ cấu vốn của doanh nghiệp Bảng 12: Bảng phân tích cơ cấu vốn của công ty Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) A.Nợ phải trả 13240,60 45,6 17289,5 49,97 13405,95 41,54 15353,8 44,45 15988,4 44,65 Nợ ngắn hạn 8522 29,35 15,164 43,82 10.550 32,69 12.460 36,07 12.780 35,70 Nợ dài hạn 4674 16,1 1.764 5,1 2.447 7,58 2.587 7,49 2.863 7,99 Nợ khác 44,6 0,15 361,5 1,04 408,95 1,27 306,8 0,89 345,4 0,96 B.Vốn chủ sở hữu 15790,70 54.39 17313,65 50,03 18867,45 58,46 19188,7 55,55 19813,3 55,35 Nguồn vốn quỹ 880,70 51,36 16.996 49,12 48.425 57,09 18.738 54,25 19.310 53,95 Nguồn vốn kinh phí 29031,3 3,03 317,65 0,92 442,45 1,37 450,7 1,3 503,3 1,41 Tổng nguồn vốn 72183,9 100 34603,15 100 32273,4 100 34542,5 100 35793,7 100 Nguồn: Phòng kế toán Nhìn vào cơ cấu vốn của công ty ta có thể thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu cuả công ty lớn hơn nợ phải trả, nhưng sự chênh lệch giữa chúng là không đáng kể: nợ phải trả năm 2007 gấp 80,7% vốn chủ sở hữu của năm 2007. Vì vậy, qua đây ta thấy với số lượng vốn chủ sở hữu như vậy doanh nghiệp vẫn có khả năng đối phó với tình hình biến động bất thường về nợ. * Vốn cố định và tình hình sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định trong doanh nghiệp. Vì vậy việc bảo toàn vốn là nhiệm vụ quan trọng thể h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24735.doc