Báo cáo Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may 10

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1

1.1 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 1

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp 1

1.1.2 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 1

1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 3

1.2 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 4

1.2.1 Đối với nhà quản trị doanh nghiệp 5

1.2.2 Đối với các nhà đầu tư 5

1.2.3 Đối với người cho vay, nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, các cơ quan quản lý nhà nước, và các đối tượng khác. 6

1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp 8

1.3.1 Quy trình phân tích tài chính 8

1.3.2 Tài liệu cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 12

1.3.2.1 Bảng cân đối kế toán (balance sheet) 12

1.3.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh (profit and loss statement) 13

1.3.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement) 13

1.3.2.3 Thuyết minh báo cáo tài chính (Descriptive financial statement) 14

1.3.3 Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 14

1.3.3.1 Phương pháp so sánh 15

1.3.3.2 Phương pháp tỷ lệ. 16

1.3.3.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont 16

1.3.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 17

1.3.4.1 Phân tích khái quát về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành 17

1.3.4.2 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 17

1.3.4.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các cân bằng trên bảng cân đối kế toán. 17

1.3.4.2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 20

1.3.4.2.3 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 21

1.3.4.2.4Phân tích các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư 24

1.3.4.2.5 Phân tích chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản 26

1.3.4.2.6 Phân tích khả năng sinh lợi 28

1.2.4.2.7 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 29

1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích của công ty 35

1.3.5.1 Nhân tố khách quan 35

1.3.5.1.1 Về phía nhà nước 35

1.3.5.1.2 Đặc điểm của công ty 35

1.3.5.2 Nhân tố chủ quan 36

1.3.5.2.1 Quyết định của nhà quản trị công ty 36

1.3.5.2.2 Trình độ của cán bộ công nhân viên 37

1.3.5.2.3 Cơ sở vật chất 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 39

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần may 10 40

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 40

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty 43

2.2.1 Tổ chức công tác phân tích tài chính 48

2.2.2 Các nội dung phân tích tài chính của công ty cổ phần may 10 49

2.2.2.1 Phân tích khái quát về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành 49

2.2.2.2 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 50

2.2.2.2.1 Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn. 54

2.2.2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 58

2.2.2.2.3 Đánh giá tìn hình tài chính của công ty cổ phần may 10 qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng: 63

2.3.1 Những kết quả đạt được 67

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 69

2.3.2.1 Những hạn chế 69

2.3.2.2 Nguyên nhân 73

2.3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan 73

2.3.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 73

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 76

3.1 Định hướng phát triển công ty 76

3.2 Các mục tiêu của công tác phân tích tài chính công ty cổ phần may 10 76

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần May 10 78

3.3.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích. 80

3.3.3 Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính cho phù hợp với điều kiện của công ty. 85

3.3.3.1 Các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán. 85

3.3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản. 89

3.3.3.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 91

3.4 Kiến nghị với cơ quan quản lý 96

KẾT LUẬN

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4783 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh Chi nhánh Phòng kế hoạch Các XNTV - PX phụ trợ và các công ty LD Trường đào tạo Ban đầu tư và phát triển Phó Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Đứng đầu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là Tổng giám đốc - người nhận vốn, đất đai, tài nguyênvà các nguồn lực khác do Công ty giao để quản lý và sử dụng theo mục tiêu và nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Giúp việc cho Tổng giám đốc là ba phó Tổng giám đốc, được quyền thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. Được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế với khách hàng trong và ngoài nước. * Phòng kế hoạch: Là bộ phận tham mưu của cơ quan Tổng giám đốc quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu, công tác cung cấp vật tư sản xuất, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng. Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch cuả Công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. * Phòng kinh doanh: Là bộ phận tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trong và ngoài nước, công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu, đầu tư phát triển và phục vụ kịp thời cho sản xuất. Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiêu sản phẩm. Đàm phán ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, đặt hàng sản xuấtvới phòng kế hoạch. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theo quy định của Công ty tại thị trường trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. * Phòng kỹ thuật: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc quản lý công tác kỹ thuật công, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của công nghệ nhằm đáp ứng sự phát triển kinh doanh của Công ty. * Ban đầu tư phát triển: Ban đầu tư phát triển xây dựng và quản lý công trình là đơn vị nghiệp vụ về xây dựng cơ bản, có chức năng tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc về quy hoạch, đầu tư phát triển Công ty. Lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản. Bảo dưỡng, duy trì các công trình xây dựng vật kiến trúc trong Công ty. * Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tài chính- kế toán của Công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. * Văn phòng: Là đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ về hành chính xã hội. Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác cán bộ, lao động tiền lương, hành chính quản trị, y tế, nhà trẻ, bảo vệ quân sự và các hoạt động xã hội theo chính sách và pháp luật hiện hành. * Phòng chất lượng: Tham mưu giúp việc cho cơ quanTổng giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định. 2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may 10 2.2.1 Tổ chức công tác phân tích tài chính Công ty cổ phần may 10 là công ty hạch toán kinh tế độc lập. Tại các chi nhánh trực thuộc Công ty đều có kế toán riêng biệt thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp kết quả tình hình kinh doanh của đơn vị sau đó trình lên phòng kế toán tài chính tại Công ty. Tại phòng tài chính kế toán từng nhân viên phụ trách từng mảng kế toán riêng biệt, cuối cùng kế toán trưởng sẽ tổng kết toàn bộ các báo cáo chi tiết của nhân viên để soạn báo cáo tổng hợp trình lên Giám đốc. Quy trình phân tích tài chính tại Công ty cổ phần may 10 được tiến hành như sau: - Chuẩn bị cho công tác phân tích tài chính: Các báo cáo tài chính của Công ty được lập hàng quý, nửa năm và theo từng năm do đó việc phân tích tài chính tại Công ty được tiến hành đồng thời với việc lập báo cáo. Tổng giám đốc là người chỉ định kế toán trưởng trực tiếp phụ trách công tác phân tích tài chính trong Công ty, kế toán trưởng tổ chức các bộ phận thực hiện phân tích sau đó tổng hợp đưa ra đánh giá để trình lên Ban giám đốc. Hiện nay một số công tác kế toán đã được chia nhỏ xuống các phân xưởng như kế toán tiền lương, kế toán nguyên vật liệu…. nhằm giảm khối lượng công việc cho phòng tài chính kế toán, dễ dàng trong kiểm tra kiểm soát, phân chi trách nhiệm cho từng cán bộ kế toán, nâng cao chất lượng thông tin thu thập. - Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Thuyết minh báo cáo tài chính. - Xử lý thông tin, tiến hành phân tích: Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cơ bản của Công ty, cán bộ phân tích sẽ xử lý thông tin và tiến hành phân tích. Hiện tại Công ty đang sử dụng 2 phương pháp phân tích tài chính cơ bản là: phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh.Việc vận dụng các phương pháp này vào phân tích tài chính mới chỉ ở mức thấp và ở phạm vi rất thông dụng. Nội dung phân tích: tổng tài sản, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tài sản lưu động, tài sản cố định, doanh thu, lợi nhuận, khả năng thanh toán…. so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, so sánh với số liệu kế hoạch. - Báo cáo kết quả phân tích: Kế toán trưởng tổng hợp kết quả phân tích, lập báo cáo phân tích đưa ra nhận xét đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, việc thực hiện so với kế hoạch đây là cơ sở để Ban giám đốc đưa ra những quyết định về tài chính và các quyết định về hoạt động kinh doanh, dựa vào đó lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính trong quý tới, năm tới và các chiến lược dài hạn. 2.2.2 Các nội dung phân tích tài chính của công ty cổ phần may 10 2.2.2.1 Phân tích khái quát về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành Năm 2008 và năm 2009 là những năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các nền kinh tế lớn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, phải đến cuối năm 2009, kinh tế thế giới mới có dấu hiệu phục hồi. Khủng hoảng kinh tế thế giới cũng tác động rõ nét đến nền kinh tế nước ta. Chúng ta đã phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực, vàng và năng lượng, thị trường chứng khoán tiếp tục bị sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm mạnh…. Mặc dù vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng thấp hơn nhiều so với các năm trước, tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 6,23%, năm 2009 là 5.3%. Dự báo năm 2010 Việt Nam sẽ phục hồi đà tăng trưởng nhanh, là điểm đầu tư hấp dẫn của nguồn vốn FDI. Trong năm 2008 và 2009, chính phủ cũng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ đúng đắn đề hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, các chính sách hỗ trợ tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 1 tỷ USD, đẩy mạnh cải cách pháp lý, thu hút nhà đầu tư…. Theo các nhà phân tích trong những năm tiếp theo, chính phủ sẽ tiếp tục các gói hỗ trợ gián tiếp cho nền kinh tế, đảm bảo đà tăng trưởng. Tuy nhiên, do việc ngày hội nhập càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới nên trong những năm tiếp theo doanh nghiệp cần phải có những chiến lược đúng đắn để tận dụng các cơ hội, cũng như phòng ngừa những nguy cơ để phát triển. Đối với ngành dệt may, năm 2008 và 2009 cũng là những năm vô cùng khó khăn. Do khủng hoảng kinh tế thế giới, nên khối lượng xuất khẩu của ngành giảm mạnh, nhiều hợp đồng bị hủy bỏ, hoặc không có khả năng thành toán, bên cạnh đó bị sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nước ngoài: Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia …., chỉ đến giữa năm 2009 tình hình xuất khẩu mới được cải thiện. Theo Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam: Sang năm 2010, dự báo ngành dệt may sẽ có thuận lợi hơn nên xây dựng kế hoạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng 14,1% so với mức thực hiện năm 2009. Và càng những năm về sau, tốc độ tăng trưởng mặt hàng này sẽ càng cao hơn.Vì vậy các doanh nghiệp trong ngành phải có những chiến lược đúng đắn để nâng cao năng suất, chất lượng nhằm phát triển nhanh, bền vững. 2.2.2.2 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Bảng 2.1: Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty ĐV: VNĐ TÀI SẢN Mã số TM 12/31/2009 1/1/2009 Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 92,802,634,752 114,235,648,810 (21,433,014,058) (18.76) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 18,482,415,921 39,647,720,150 (21,165,304,229) (53.38) 1. Tiền 111 V.01 18,482,415,921 39,647,720,150 (21,165,304,229) (53.38) II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 20,000,000 20,000,000 - - 1. Đầu tư ngắn hạn 121 20,000,000 20,000,000 - - III. Các khoản phải thu 130 24,523,373,564 36,322,893,426 (11,799,519,862) (32.49) 1. Phải thu khách hàng 131 18,723,509,281 33,771,936,346 (15,048,427,065) (44.56) 2. Trả trước cho người bán 132 5,307,280,325 2,374,648,122 2,932,632,203 123.50 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 492,583,958 176,308,958 316,275,000 179.39 IV. Hàng tồn kho 140 44,975,740,355 28,387,193,227 16,588,547,128 58.44 1. Hàng tồn kho 141 V.04 44,975,740,355 28,387,193,227 16,588,547,128 58.44 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 4,801,104,912 9,857,842,007 (5,056,737,095) (51.30) 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 126,010,600 - 126,010,600 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3,598,635,821 9,422,816,422 (5,824,180,601) (61.81) 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 1,076,458,491 435,025,585 641,432,906 147.45 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 93,152,830,703 67,349,768,691 25,803,062,012 38.31 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 25,728,361 45,764,061 (20,035,700) (43.78) 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 25,728,361 45,764,061 (20,035,700) (43.78) II. Tài sản cố định 220 78,535,998,390 56,996,426,301 21,539,572,089 37.79 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 56,002,763,369 48,598,708,605 7,404,054,764 15.24 - Nguyên giá 222 114,468,261,368 102,292,462,017 12,175,799,351 11.90 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (58,465,497,999) (53,693,753,412) (4,771,744,587) 8.89 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 10,020,000,000 - 10,020,000,000 - Nguyên giá 228 10,030,000,000 10,000,000 10,020,000,000 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 (10,000,000) (10,000,000) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 12,513,235,021 8,397,717,696 4,115,517,325 49.01 III. Bất động sản đầu tư 240 - - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 V.13 13,936,250,000 7,533,430,000 6,402,820,000 84.99 3. Đầu tư dài hạn khác 258 16,867,350,000 7,533,430,000 9,333,920,000 123.90 4. Dự phòng giảm giá chứng khóan đầu tư dài hạn 259 (2,931,100,000) (2,931,100,000) V. Tài sản dài hạn khác 260 654,853,952 2,774,148,329 (2,119,294,377) (76.39) 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 394,452,005 2,494,546,382 (2,100,094,377) (84.19) 3. Tài sản dài hạn khác 268 260,401,947 279,601,947 (19,200,000) (6.87) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 185,955,465,455 181,585,417,501 4,370,047,954 2.41 NGUỒN VỐN Mã số TM 12/31/2009 1/1/2009 Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 A. NỢ PHẢI TRẢ 300 73,231,906,447 72,713,304,087 518,602,360 0.71 I. Nợ ngắn hạn 310 72,798,481,642 69,363,325,162 3,435,156,480 4.95 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 23,198,495,331 16,923,987,462 6,274,507,869 37.07 2. Phải trả người bán 312 19,229,002,797 18,595,381,928 633,620,869 3.41 3. Người mua trả tiền trước 313 11,046,116,989 20,201,532,350 (9,155,415,361) (45.32) 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 4,208,861,196 1,339,045,032 2,869,816,164 214.32 5. Phải trả người lao động 315 6,654,069,415 8,592,974,503 (1,938,905,088) (22.56) 6. Chi phí phải trả 316 V.17 255,624,756 363,713,443 (108,088,687) (29.72) 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 8,206,311,158 3,346,690,444 4,859,620,714 145.21 II. Nợ dài hạn 330 433,424,805 3,349,978,925 (2,916,554,120) (87.06) 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 2,923,843,501 (2,923,843,501) (100.00) 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 433,424,805 426,135,424 7,289,381 1.71 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 112,723,559,008 108,872,113,414 3,851,445,594 3.54 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 110,077,554,380 107,952,289,631 2,125,264,749 1.97 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 54,000,000,000 54,000,000,000 - - 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 40,685,881,925 40,685,881,925 - - 4. Cổ phiếu quỹ 414 (88,750,000) (1,500,000) (87,250,000) 5,816.67 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 12,668,972,257 8,615,737,181 4,053,235,076 47.04 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 2,730,049,318 1,909,247,554 820,801,764 42.99 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 81,400,880 2,742,922,971 (2,661,522,091) (97.03) II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 2,646,004,628 919,823,783 1,726,180,845 187.66 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 2,646,004,628 919,823,783 1,726,180,845 187.66 2. Nguồn kinh phí 422 - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 185,955,465,455 181,585,417,501 4,370,047,954 2.41 - - ( Nguồn : Phòng tài chính kế toán công ty) 2.2.2.2.1 Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn. - Phân tích sự biến động của tài sản: Qua bảng phân tích ta nhận thấy quy mô tài sản của Công ty vào thời điểm 1/1/2009 là 181,585 triệu đồng, 31/12/2009 là 185,995 triệu đồng, như vậy đến cuối kỳ tổng tài sản Doanh nghiệp tăng 4,370 triệu đồng tương ứng 2,41% so với đầu kỳ. Trong đó: Tài sản ngắn hạn: Thời điểm đầu kỳ: 114,235 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 62.91% cơ cấu tài sản, tài sản dài hạn chiếm 37,09% cơ cấu tài sản. Thời điểm cuối kỳ tài sản dài hạn giảm xuống còn 92,802 triệu đồng, chiếm 49.92% tổng tài sản. Như vậy giảm so với đầu kỳ là 21,433 triệu đồng, chênh lệch tương đối là 18.76%. Trong khi tổng tài sản của Doanh nghiệp tăng, tài sản ngắn hạn giảm nên làm giảm mạnh tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu do các yếu tố: Tiền và tương đương tiền giảm mạnh là 21,165 triệu đồng (53.38%), thông qua bản thuyết minh ta biết được mức giảm này chủ yếu do khoản tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ giảm18,827 triệu đồng. Các khoản phải thu giảm 11,799 triệu đồng (32.49%), mặc dù hàng tồn kho tăng mạnh 16,588 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 58.44% nhưng tài sản ngắn hạn vẫn giảm. Điều này có thể chấp nhận được do trong những tháng đầu năm 2008, nền kinh tế thế giới chưa rơi vào khủng hoảng rõ rệt nên Công ty vẫn có thể đẩy mạnh xuất khẩu, ký được các hợp đồng dài hạn với nhà nhập khẩu… do đó lượng ngoại tệ thu về tính đến đầu năm 2009 vẫn còn rất lớn, lượng hàng tồn kho ở mức thấp. Trong năm 2009, do thị trường xuất khẩu của Công ty chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu, vì vậy sản lượng tiêu thụ giảm mạnh, hàng hóa bị ứ đọng làm tăng lượng hàng tồn kho, vốn luân chuyển chậm, thể hiện trên bản thuyết minh báo cáo tài chính, lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ là 24,227 triệu đồng trong khi đầu kỳ là 9,887 triệu đồng, chủ yếu là tồn kho thành phẩm. Bên cạnh đó, khoản phải thu của Công ty giảm, thể hiện vốn luân chuyển nhanh trong khâu thanh toán, điều này thể hiện một xu hướng tốt, tuy nhiên nếu vì điều này mà làm giảm sản lượng hàng hóa tiêu thụ thì cần phải xem xét. Tài sản dài hạn: Tài sản ngắn hạn tăng mạnh ở thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ, 25,803 triệu đồng (38.31%), đây là mức tăng rất lớn . Điều này chủ yếu là do khoản mục tài sản cố định tăng 21,539 triệu đồng (37,79%), thông qua bản thuyết minh báo cáo tài chính, ta có bảng sau: Bảng 2.2: Tăng giảm tài sản cố định hữu hình: Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải Trang thiết bị quản lý Tổng cộng Nguyên giá Số dư đầu năm 56,968,797,616 37,747,231,774 3,842,916,859 3,733,515,768 102,292,462,017 Mua trong năm 18,913,044,795 5,113,235,187 90,860,400 117,688,908 24,234,829,290 Đầu tư XDCB hoàn thành Thanh lý, nhượng bán 11,450,050,000 489,021,666 119,958,273 12,059,029,939 Số dư cuối năm 64,431,792,411 42,371,445,295 3,933,777,259 3,731,246,403 114,468,261,368 Hao mòn luỹ kế Số dư đầu năm 24,135,156,074 24,187,652,929 2,902,847,138 2,468,097,271 53,693,753,412 Khấu hao trong năm 3,497,154,880 5,341,899,338 478,481,462 490,823,212 9,808,358,892 Thanh lý, nhượng bán 4,468,721,024 481,721,660 - 86,171,621 5,036,614,305 Số dư cuối năm 23,163,589,930 29,047,830,607 3,381,328,600 2,872,748,862 58,465,497,999 Giá trị còn lại Số dư đầu năm 32,833,641,542 13,559,578,845 940,069,721 1,265,418,497 48,598,708,605 Số dư cuối năm 41,268,202,481 13,323,614,688 552,448,659 858,497,541 56,002,763,369 - Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản vay: 12,353,527,123 - Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng: 18,602,649,541 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty) Thông qua bảng trên, chúng ta nhận thấy trong năm 2009 Doanh nghiệp đã tích cực đầu tư mua sắm máy móc, xây dựng nhà xưởng đồng thời thanh lý, nhượng bán những máy móc thiết bị lạc hậu, khu nhà xưởng không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao nâng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của Doanh nghiệp. Tài sản cố định vô hình của Doanh nghiệp tăng thêm 10,020 triệu đồng do Doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất nhằm mở rộng quy mô kinh doanh. Đây là bước đi vô cùng đúng đắn của Doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh đang ngày càng gay gắt hiện nay. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định là 42.23%, tức là trong 100 đồng tài sản có 42.23 đồng đầu tư cho tài sản cố định, phù hợp với 1 Doanh nghiệp thuộc ngành dệt may. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 9,333 triệu đồng (123.1%) do Công ty đầu tư mua cổ phần của các công ty khác, đồng thời trích dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 2,931 triệu đồng. Nhìn chung với đà đi lên của nền kinh tế nước ta, cũng như thị trường chứng khoán, thì việc đầu tư dài hạn vào cổ phần Công ty là có thể chấp nhận được. Các khoản phải thu dài hạn giảm mạnh 20,035 triệu đồng (43,78%) kết hợp với phải thu ngắn hạn cũng giảm, thể hiện doanh nghiệp giảm các khoản tín dụng cho khách hàng, giảm ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, cho thấy công tác quản lý khoản phải thu của Doanh nghiệp tốt, đây là một điểm mạnh của Doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn, việc huy động vốn không dễ dàng. Phân tích biến động nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhẹ so với đầu kỳ 2,125 triệu đồng (1.97%), lợi nhuận sau thuế năm 2009 và lợi nhuận chưa phân phối được tạm chia cổ tức năm 2009 trích lập các quỹ, làm tăng các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, và quỹ khen thưởng phúc lợi. Bên cạnh đó, ta nhận thấy, trong nguồn vốn chủ sở hữu, khoản mục thặng dư vốn cổ phần là 40,685 triệu đồng, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 54,000 triệu đồng, như vậy có thể thấy cổ phiếu của công ty khi phát hành được các nhà đầu tư đánh giá rất cao, bán được trên mệnh giá phát hành, điều này có thể thấy được uy tín, cũng như tiềm năng phát triển tương đối tốt của doanh nghiệp. Nợ phải trả: Qua bảng số liệu ta thấy nợ phải trả tăng nhẹ, 518 triệu đồng (0.71%), trong đó tỷ lệ nợ dài hạn so với tỷ lệ nợ ngắn hạn là rất thấp, ở cuối kỳ khoản mục vay và nợ dài hạn của doanh nghiệp bằng 0, do các khoản nợ dài hạn đã chuyển thành nợ dài hạn đến hạn trả và được chuyển sang nợ ngắn hạn. Với cơ cấu nợ như hiện tại doanh nghiệp sẽ không tận dụng được nguồn vốn vay dài hạn có tính chất ổn định để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên chi phí lãi vay sẽ giảm so với việc sử dụng vốn vay dài hạn. 2.2.2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 2.3: Tình hình biến động trên báo cáo kết quả kinh doanh (2008-2009) Đơn vị: VNĐ CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 424,685,733,542 356,268,083,983 68,417,649,559 19.20 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI.26 394,591,978 359,197,757 35,394,221 9.85 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 VI.27 424,291,141,564 355,908,886,226 68,382,255,338 19.21 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.28 312,985,806,684 267,706,080,576 45,279,726,108 16.91 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 111,305,334,880 88,202,805,650 23,102,529,230 26.19 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.29 7,672,267,843 1,781,977,041 5,890,290,802 330.55 7. Chi phí tài chính 22 VI.30 11,604,666,496 5,150,675,421 6,453,991,075 125.30 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2,722,341,336 3,868,195,667 (1,145,854,331) (29.62) 8. Chi phí bán hàng 24 36,985,604,180 28,394,932,933 8,590,671,247 30.25 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 58,091,109,321 39,424,899,686 18,666,209,635 47.35 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 12,296,222,726 17,014,274,651 (4,718,051,925) (27.73) 11. Thu nhập khác 31 16,824,112,972 562,934,302 16,261,178,670 2,888.65 12. Chi phí khác 32 7,022,415,634 76,083,018 6,946,332,616 9,129.94 13. Lợi nhuận khác 40 9,801,697,338 486,851,284 9,314,846,054 1,913.28 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 22,097,920,064 17,501,125,935 4,596,794,129 26.27 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.31 5,968,413,077 3,197,890,078 2,770,522,999 86.64 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17. Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm 53 991,243,760 1,598,945,039 (607,701,279) (38.01) 18. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 54 4,977,169,317 1,598,945,039 3,378,224,278 211.28 19. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 17,120,750,747 15,902,180,896 1,218,569,851 7.66 20. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 3,667 3,112 0.555 17.83 (Nguồn: Phòng kế toán - tài chính Công ty) - Về tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Lợi nhuận của Công ty năm 2009 thu được cao hơn năm 2008 là 1,218 triệu đồng tương ứng với mức tăng 7.66%, thể hiện kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp ngày càng phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn từ điều kiện khách quan chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đây là một cố gắng rất lớn của Doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế Công ty tăng do các yếu tố sau: Về doanh thu và giá vốn hàng bán: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 68,417 triệu đồng (19.2%), các khoản giảm trừ doanh thu thấp và không có nhiều biến động, vì vậy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 68,382 triệu đồng (19.21%). Đây là một xu hướng tốt của Doanh nghiệp, mức doanh thu tăng, Doanh nghiệp tăng thị phần và vị thế của mình trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, bên cạnh đó mức giảm trừ doanh thu thấp và chỉ tăng nhẹ, đây có thể coi là một thành công của Doanh nghiệp vì các thị trường nhập khẩu ngày càng trở nên khó tính, yêu cầu về sản phẩm ngày càng cao. Thêm vào đó, ta có thể thấy rằng năm 2008 lạm phát nước ta rất cao, vì vậy một phần của việc tăng doanh thu do tác động của giá tăng. Giá vốn năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008 là 45,279 (16.91%) thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này do Doanh nghiệp đầu tư máy móc, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, lựa chọn nguyên vật liệu tốt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh và uy tín Doanh nghiệp, đồng thời Doanh nghiệp cũng đã quản lý tốt chi phí trong khâu sản xuất, đây là hướng đi đúng đắn của Doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Xu hướng thay đổi DTT và GVHB của Công ty cổ phần May 10: 2006-2009 Số liệu của năm 2006 được chọn làm năm gốc. Bảng 2.4: Báo cáo khuynh hướng KQKD Đơn vị : % DTT BH và CCDV GVHB 2006 100 100 2007 132.6 134.4 2008 211.4 213.4 2009 252.1 249.5 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty) Biểu đồ 2.1: Xu hướng thay đổi doanh thu và giá vốn hàng bán của công ty cổ phần May 10: 2006-2009 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty) Qua đồ thị ta nhận thấy 1 xu hướng thống nhất rằng cả doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán đều tăng lên năm sau so với năm trước, đường GVHB gần như trùng với đường DTTBH và CCDV cho thấy tỷ lệ tăng này cũng gần như tương đương. Tuy nhiên ta có thể nhận thấy từ 2006-2008 mức tăng của GVHB lớn hơn của DTT chứng tỏ Doanh nghiệp chưa quản lý tốt công tác chi phí cũng như tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2009 Doanh nghiệp đã khắc phục được yếu kém này dù chưa nhiều, đây là một xu hướng tốt của Doanh nghiệp. Về doanh thu và chi phí từ hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính tăng 5,890 triệu đồng (330%), trong đó chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26922.doc
Tài liệu liên quan