Chủ đề Phương trình hóa học

 Theo ĐLBTKL, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau p/ư được giữ nguyên, tức là bằng nhau và để viết một phương trình hóa học các em viết theo phương trình chữ vậy nếu một phương trình có nhiều chất tham gia nhiều chất sản phẩm thì phương trình bằng chữ rất dài khó nhớ, không thể hiện được số lượng các nguyên tử trong các chất. Vậy để rút gọn phương trình chữ và đầy đủ thông tin người ta sử dụng phương trình hóa học bằng các công thức hóa học, chúng ta cũng nhau nghiên cứu trong chuyên đề ‘Phương trìnhh hóa học ’

doc14 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề Phương trình hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHẦN I. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ Bước 1: Xác định tên chủ đề: CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Lý do chọn chuyên đề: - Trong chương trình THCS môn hóa học 8 hiện hành tiết 22,23 đều nghiên cứu về phương trình hóa học và các bài tập về phương trình hóa học. - Nhằm điều tiết nội dung truyền tải phù hợp với các đối tượng học sinh Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực cần hình thành 1. Kiến thức HS Biết được: - Phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học. - Các bước lập phương trình hóa học - Ý nghĩa của PTHH: Cho biết các chất p/ư và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, giữa các chất trong p/ư. - Biết lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm 2. KÜ n¨ng - Biết lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm. - Xác định được ý nghĩa của một số PTHH cụ thể. - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm. - Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm 3. Thái độ - Tính cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hành - Lòng say mê khám phá khoa học - Tự giác , trung thực và độc lập trong học tập 4. Năng lực cần hướng tới * Năng lực chung: - Năng lực hợp tác - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực tự học * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học Bước 3: Xây dựng nội dung chủ đề 1. Nội dung 1: Lập phương trình hóa học - Biết được cách thay tên các chất bằng các công thức hóa học hay chuyên từ phương trình chữ sang phương trình bằng kí hiệu hóa học. - Biết được các bước lập phương trình hóa học. - Hiểu được PTHH là gì?. - Vận dụng cân bằng một số PTHH đơn giản. 2. Nội dung 2: Ý nghĩa của phương trình hóa học. - PTHH cho ta biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa cá chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng hóa học. 3. Nội dung 3: Luyện tập - Vận dụng kiến thức áp dụng để viết các phương trình hóa học đơn giản. - Cân bằng một số phương trình Bước 4 . Bảng mô tả mức độ kiến thức cần đạt Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô\ tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Câu hỏi/bài tập định tính - Nhận biết chất phản ứng , chất sản phẩm Cho biết tỉ lệ giữa các cặp nguyên tử, phân tử Bài tập định lượng - Viết được các phương trình hóa học - Viết được CTHH của các hợp chất thường gặp - Điền được các chất còn thiếu trong PTHH Cân bằng các phương trình khó có hệ số cân bằng cao. Bước 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi - bài tập 1.Mức độ biết: Câu 1: Phương trình hóa học biểu diễn gì? Gồm CTHH của những chất nào? ** Gợi ý: PTHH biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. PTHH gồm CTHH của chất phản ứng và chất sản phẩm. Câu 2: Sơ đồ của PUHH khác với PTHH của phản ứng ở điểm nào? ** Gợi ý: Sơ đồ của PUHH khác với PTHH của phản ứng ở chỗ sơ đồ phản ứng chưa có các hệ số tức là số các nguyên tử, phân tử trước và sau phản ứng chưa được cân bằng. Tuy nhiên một số sơ đồ cũng chính là PTHH. Câu 3: Nêu ý nghĩa của PTHH ? ** Gợi ý: Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất có trong phản ứng. Câu 4: Lập PTHH của các p/ư sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa 2 cặp chất (tuỳ chọn) trong mỗi p/ư? a. Cho sắt tác dụng với khí Clo thu được sắt III clorua. b. Đốt cháy khí CH4 trong không khí thu được khí cacbonic và nước. ** Gợi ý: a, 2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3 b, CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O 2.Mức độ thông hiểu: Câu 5 : Điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống. a. Phản ứng hoá học được biểu diễn bằng .trong đó ghi CTHH của các .và ... Trước mỗi CTHH có thể có (Trừ khi = 1 thì không ghi) để cho số ..của mỗi . đều bằng nhau. b. Từ ..rút ra được tỉ lệ số , số ..của các chất trong phản ứng. . này bằng đúng . trước CTHH của .tương ứng. **Gợi ý: a. Phản ứng hoá học được biểu diễn bằng PTHH trong đó ghi CTHH của các chất tham gia và sản phẩm. Trước mỗi CTHH có thể có hệ số (Trừ khi = 1 thì không ghi) để cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố đều bàng nhau. b. Từ PTHH rút ra được tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ của hệ số trước CTHH của chất tương ứng. Câu 6: Lập PTHH và cho biết tỉ lệ các cặp chất trong PTHH a. Fe + Cl2 -> FeCl3 b. CH4 + O2 -> CO2 + H2O. ** Gợi ý: a. 2Fe + 3 Cl2 -> 2FeCl3 b. CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O. 3. Mức độ vận dụng thấp: Câu 7: Biết rằng chất Natri hiđroxit NaOH tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra chất Natri sunfat Na2SO4 và nước - Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số phân tử NaOH với số phân tử 3 chất còn lại trong phản ứng? ** Gợi ý: 2NaOH + H2SO4 à Na2SO4 + 2H2O Câu 8: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các PTHH sau: a. ?Cu + ? -> 2CuO b. Zn + ?HCl -> ZnCl2 + H2 c. CaO + ?H NO3 -> Ca((NO3)2 + ? ** Gợi ý: a. 2Cu + O2 -> 2CuO b. Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 c. CaO + 2H NO3 -> Ca((NO3)2 + H2O Câu 9: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các PTHH sau: a. NaOH + ? -> ? + Na2 SO4 b. Fe + AgNO3 -> Ag + ? **Gợi ý: a. 2NaOH + H2SO4 à Na2SO4 + 2H2O b. Fe + 2AgNO3 -> 2Ag + Fe(NO3)2 4. Mức độ vận dụng cao: Câu 10: Cân bằng PTHH sau: 1. FeS2 + O2 SO2↑ + Fe2O3. 2. Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O 3. SO2 + H2S S↓ + H2O 4. Fe2O3 + H2 Fe + H2O 5. FeS + HCl FeCl2 + H2S↑ 6. Fe(OH)2 + O2 + H2O Fe(OH)3↓ 7. FeCl2 + NaOH Fe(OH)2↓ + NaCl **Gợi ý: 1. 4FeS2 + 11O2 8SO2↑ + 2Fe2O3. 2. 2 Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 3. SO2 + H2S 2 S↓ + 2H2O 4. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O 5. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S↑ 6. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4 Fe(OH)3↓ 7. FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2↓ + 2NaCl Câu 11: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp dặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau ? a) ? Cu  + ?  -> 2CuO b) Zn + ?HCl  ->  ZnCl2 + H2 c) CaO  + ?HNO3 -> Ca(NO3)2 + ? **Gợi ý: a. 2Cu + O2 -> 2CuO b. Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 c. CaO + 2H NO3 -> Ca((NO3)2 + H2O Câu 12: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohidric đã tác dụng với canxicacbonat tạo ra canxiclorua nước và khí cacbon dioxit. a, Viết PTPU bằng chữ. b, Lập PTHH cho biết chất phản ứng, chất sản phẩm. **Gợi ý: a, Axit clohidric + Canxi cacbonat à Canxi clorua + Cacbon dioxit + Nước b, 2HCl + CaCO3 à CaCl2 + CO2 + H2O Câu 13: Nung đá vôi (thành phần chính chứa canxicacbonat) thu được vôi sống canxioxit, cacbon dioxit . Tìm hiểu CTHH của các hợp trên và thực hiện yêu cầu sau: a, Viết PTPU bằng chữ. b, Lập PTHH cho biết chất phản ứng, chất sản phẩm. ***Gợi ý: a, Canxi cacbonat à Canxi oxit + Cacbondioxit b, CaCO3 à CaO + CO2 Câu 14: Hợp tác xã Bình Thuận khai thác quặng đá vôi từ vùng núi Ninh Bình, sau đó tinh chế để lấy ra Canxi cacbonat (CaCO3) để tiến hành nung vôi, biết quá trình nung CaCO3 thu được vôi sống và khí cacbonic. Lập PTHH Để thu được 1,4 tấn vôi sống (CaO) nguyên chất phải dùng hết bao nhiêu CaCO3 đem nung? Tính thể tích khí CO2 (đktc) thoát vào bầu khí quyển khi nung hết lượng CaCO3 trên? Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 24kg Than đá có chứa 1,5% tạp chất không cháy được và 0,5% lưu huỳnh Tính thể tích khí SO2 và thể tích khí CO2 sinh ra (đktc) thoát vào khí quyển.? Vì sao không được đốt than đá trong phòng ở ? Câu 16: Người thợ xây dùng 29,4 kg vôi sống (CaO) hòa vào nước, thu được chất vôi tôi (Ca(OH)2) dùng để quét tường gạch. Hãy tính lượng vôi tôi thu được, biết rằng trong vôi sống có chứa 5% tạp chất không tan. PHẦN II. THIẾT KẾ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Ngày soạn: CHỦ ĐỀ : PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (Thời lượng 2 tiết, từ tiết 22-23) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS Biết được: - Phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học. - Các bước lập phương trình hóa học - Ý nghĩa của PTHH: Cho biết các chất p/ư và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, giữa các chất trong p/ư. - Biết lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm 2. KÜ n¨ng - Biết lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm. - Xác định được ý nghĩa của một số PTHH cụ thể. - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm. - Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm 3. Thái độ - Tính cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hành - Lòng say mê khám phá khoa học - Tự giác , trung thực và độc lập trong học tập 4. Năng lực cần hướng tới * Năng lực chung: - Năng lực hợp tác - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực tự học * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học II. PHƯƠNG PHÁP , HÌNH THỨC, KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp đàm thoai gợi mở - Phương pháp đặt vấn đề - Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sử dụng trực quan - Phương pháp thực hành III. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: +Giáo án + Máy chiếu + Phiếu học tập 2. Học sinh: SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Tổ chức Lớp Ngày Tiết (theo ppct) Sĩ số Vắng 8A 22 23 8B 22 23 HS1: Phát biểu nội dung định luật Bảo toàn khối lượng và viết biểu thức của định luật? *Đáp án: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia. (mA + mB = mC + mD) HS 2: Giải bài tập sau Đốt cháy hoàn toàn 3,1g Photpho (P) trong không khí, ta thu được 7,1 g hợp chất Điphotpho pentaoxit (P2O5). a. Viết PT chữ của phản ứng. b. Tính khối lượng oxi đã phản ứng. *Đáp án: a. Photpho + Oxi Điphotpho pentaoxit b. mOxi = mĐiphotphopentaoxit - mPhotpho => mOxi = 7,1 -3,1 =4 g 3. Bài mới: Hoạt động khởi động: Theo ĐLBTKL, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau p/ư được giữ nguyên, tức là bằng nhau và để viết một phương trình hóa học các em viết theo phương trình chữ vậy nếu một phương trình có nhiều chất tham gia nhiều chất sản phẩm thì phương trình bằng chữ rất dài khó nhớ, không thể hiện được số lượng các nguyên tử trong các chất. Vậy để rút gọn phương trình chữ và đầy đủ thông tin người ta sử dụng phương trình hóa học bằng các công thức hóa học, chúng ta cũng nhau nghiên cứu trong chuyên đề ‘Phương trìnhh hóa học ’ Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của giáo viên, học sinh Kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1 : Lập phương trình hoá học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: + GV chiếu: hình ảnh mô tả p/ư giữa H2 + O2 Cho HS quan sát hình ảnh SGK. Nghiên cứu thông tin SGK Yêu cầu HS lập PTHH theo các bước: + Viết PT chữ. +Viết CTHH của các chất có trong p/ư. + Cân bằng PTHH. - GV yêu cầu HS phân biệt hệ số và chỉ số của các chất. Rút ra kết luận phương trình hóa học là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS: Chia làm 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 8 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm. Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện. + Từng nhóm thống nhất kết quả từng yêu cầu : Chuẩn bị giới thiệu bạn báo cáo kết quả. Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ: Nhóm 1: Viết PT chữ. Nhóm 2: Viết CTHH của các chất có trong p/ư. Nhóm 3: Cân bằng PTHH. Bước 4: Đánh giá thực hiện nhiệm vụ: GV: chốt kiến thức. GV chiếu lại hình động trên máy chiếu giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ, giải thích đến đâu chốt kiến thức đến đó Khí Hiđro + Khí Oxi Nước t0 H2 + O2 H2O 2H2 + O2 2H2O I. Lập phương trình hoá học. 1. Phương trình hóa học. Khí Hiđro + Khí Oxi Nước t0 H2 + O2 H2O 2H2 + O2 2H2O Kết luận: Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: Nghiên cứu thông tin SKG trả lời câu hỏi: Có mấy bước lập PTHH? Đó là những bước nào? Vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập sau: Bài 1: Lập PTHH và cho biết tỉ lệ các cặp chất trong PTHH a. Fe + Cl2 -> FeCl3 b. CH4 + O2 -> CO2 + H2O. Bài 2: : Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohidric đã tác dụng với canxicacbonat tạo ra canxiclorua nước và khí cacbon dioxit. a, Viết PTPU bằng chữ. b, Lập PTHH cho biết chất phản ứng, chất sản phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS: Chia làm 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 8 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm. Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện. + Từng nhóm thống nhất kết quả từng yêu cầu : Chuẩn bị giới thiệu bạn báo cáo kết quả. Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm treo kết quả của mình lên bảng.Các nhóm khác quan sát nhận xét kết quả các nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: GV: chốt kiến thức. GV chiếu lại hình động trên máy chiếu giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ, giải thích đến đâu chốt kiến thức đến đó 2. Các bước lập phương trình hóa học Kết luận : Các bước lập phương trình hóa học. Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng. Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Bước 3: Viết PTHH. Bài 1: a. 2Fe + 3 Cl2 -> 2FeCl3 b. CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O. Bài 2: a, Axit clohidric + Canxi cacbonat à Canxi clorua + Cacbon dioxit + Nước b, 2HCl + CaCO3 à CaCl2 + CO2 + H2O Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu các nhóm thực hiện phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: Nghiên cứu thông tin SKG trả lời câu hỏi: Phương trình hóa học cho ta biết những gì? Áp dụng kiến thức đó hoàn thành bài tập: Lập PTHH của các p/ư sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa 2 cặp chất (tuỳ chọn) trong mỗi p/ư? a. Cho sắt tác dụng với khí Clo thu được sắt III clorua. b. Đốt cháy khí CH4 trong không khí thu được khí cacbonic và nước. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS: Chia làm 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 8 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm. Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện. + Từng nhóm thống nhất kết quả từng yêu cầu : Chuẩn bị giới thiệu bạn báo cáo kết quả. Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm treo kết quả của mình lên bảng.Các nhóm khác quan sát nhận xét kết quả các nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: GV: chốt kiến thức. GV chiếu lại hình động trên máy chiếu giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ, giải thích đến đâu chốt kiến thức đến đó . III. Ý nghĩa của phương trình hóa học. Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. VD: 2Mg + O2 2MgO 2 : 1 : 2 Bài tập: Đáp án: a, 2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3 Tỉ lệ 2 : 3 : 2 Hiểu là : Cứ 2 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử Cl2 tạo ra 2 phân tử FeCl3 b, CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O Tỉ lệ: 1 : 2 : 1 : 2 Hiểu là : Cứ 1 phân tử CH4 phản ứng với 2 phân tử O2 tạo ra 1 phân tử CO2 và 1 phân tử H2O. Hoạt động 3: Luyện tập - GV yêu cầu các nhóm thực hiện phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: Bài 1: Điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống. a. Phản ứng hoá học được biểu diễn bằng .trong đó ghi CTHH của các .và ... Trước mỗi CTHH có thể có (Trừ khi = 1 thì không ghi) để cho số ..của mỗi . đều bằng nhau. b. Từ ..rút ra được tỉ lệ số , số ..của các chất trong phản ứng. . này bằng đúng . trước CTHH của .tương ứng. Bài 2: Biết rằng chất Natri hiđroxit NaOH tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra chất Natri sunfat Na2SO4 và nước - Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số phân tử NaOH với số phân tử 3 chất còn lại trong phản ứng? Hoạt động 4: Vận dụng - GV yêu cầu các nhóm thực hiện bài tập sau: Bài 1: Nung đá vôi (thành phần chính chứa canxicacbonat) thu được vôi sống canxioxit, cacbon dioxit . Tìm hiểu CTHH của các hợp trên và thực hiện yêu cầu sau: a, Viết PTPU bằng chữ. b, Lập PTHH cho biết chất phản ứng, chất sản phẩm. Câu 2: Cân bằng PTHH sau: 1. FeS2 + O2 SO2↑ + Fe2O3. 2. Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O 3. SO2 + H2S S↓ + H2O 4. Fe2O3 + H2 Fe + H2O 5. FeS + HCl FeCl2 + H2S↑ 6. Fe(OH)2 + O2 + H2O Fe(OH)3↓ 7. FeCl2 + NaOH Fe(OH)2↓ + NaCl Câu 3: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp dặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau ? a) ? Cu  + ?  -> 2CuO b) Zn + ?HCl  ->  ZnCl2 + H2 c) CaO  + ?HNO3 -> Ca(NO3)2 + ? Hoạt động 5: Tìm tòi- mở rộng Câu 4: Hợp tác xã Bình Thuận khai thác quặng đá vôi từ vùng núi Ninh Bình, sau đó tinh chế để lấy ra Canxi cacbonat (CaCO3) để tiến hành nung vôi, biết quá trình nung CaCO3 thu được vôi sống và khí cacbonic. Lập PTHH Để thu được 1,4 tấn vôi sống (CaO) nguyên chất phải dùng hết bao nhiêu CaCO3 đem nung? Tính thể tích khí CO2 (đktc) thoát vào bầu khí quyển khi nung hết lượng CaCO3 trên? Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 24kg Than đá có chứa 1,5% tạp chất không cháy được và 0,5% lưu huỳnh Tính thể tích khí SO2 và thể tích khí CO2 sinh ra (đktc) thoát vào khí quyển.? Vì sao không được đốt than đá trong phòng ở ? Câu 6: Người thợ xây dùng 29,4 kg vôi sống (CaO) hòa vào nước, thu được chất vôi tôi (Ca(OH)2) dùng để quét tường gạch. Hãy tính lượng vôi tôi thu được, biết rằng trong vôi sống có chứa 5% tạp chất không tan. HS: tìm hiểu 4. Củng cố: - GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. GV chốt lại kiến thức của chủ đề : Các bước viết PTHH Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng. Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Bước 3: Viết PTHH Ý nghĩa của PTHH Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng 5. Hướng dẫn về nhà Hoàn thành bài tập SGK và SBT - BTVN: 4, 5, 6 (SGK); HS khá 16.2 16.5 (SBT). - Ôn lại các kiến thức (Hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHu de Tinh theo phuong trinh hoa hoc_12516532.doc
Tài liệu liên quan