Chuyên đề Báo cáo Dự án xây dựng chương trình nghị sự 21 tỉnh Sơn La Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Sơn La

Vị trớ địa lý: Xó Sốp Cộp, Dồm Cang, Pỳng Bỏnh, Huổi một, Nậm Mần; Huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La.

Quyết định thành lập: 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Toạ độ địa lý: Vĩ độ: Từ 200 56' 48'' đến 210 07' 15'' vĩ độ Bắc. Kinh độ: Từ 1030 29' 17'' đến 1030 42' 24'' kinh độ Đụng. Độ cao: Từ 450 - 1.940 m

Quy mụ diện tớch: 27.886 ha

 

Vựng đệm:

Mục tiờu, nhiệm vụ: Rừng ở khu bảo tồn thiờn nhiờn Sốp Cộp bảo vệ vựng đầu nguồn của cỏc con suối là nguồn cung cấp nước tưới tiờu sinh hoạt cho cỏc cộng đồng địa phương.

Cơ quan / cấp quản lý: Sở Nụng nghiệp và Phỏt triển Nụng thụn.

Ban quản lý: UBND Tỉnh Sơn La.

Cỏc giỏ trị đa dạng sinh học: Số liệu viễn thỏm cho thấy rừng thiờn nhiờn ở khu bảo tồn Sốp Cộp đó bị phỏt quang nhiều và thay vào đú là thảm cõy bụi. Tuy nhiờn vẫn cũn cỏc vựng rừng thường xanh tồn tại trờn cỏc đai cao.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Báo cáo Dự án xây dựng chương trình nghị sự 21 tỉnh Sơn La Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước bạn Lào ở phía Nam; Phú Thọ và Hoà Bình ở phía Đông và giáp với Lai Châu ở phía Tây. Địa hình toàn tỉnh bị chia cắt mãnh liệt bởi các dãy núi cao trung bình trên 2000m, xen kẽ với các thung lũng sâu và các mảnh sót của cao nguyên, hầu hết chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đỉnh cao nhất của Sơn La thuộc các dãy núi giáp Lào Cai, Yên Bái (trên 2000m). Địa hình có độ dốc lớn, chỉ có 11,3% diện tích có độ dốc dưới 250. Sơn La có 2 cao nguyên chính là cao nguyên Sơn La chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Tuần Giáo đến Yên Châu, dài gần 100km, rộng 25km và cao trung bình 600m; cao nguyên Mộc Châu nối tiếp cao nguyên Sơn La và kéo dài đến Bản Bung, cao 600 - 1000m. Hai cao nguyên này nằm trên đường phân thuỷ của hệ thống sông Đà và sông Mã, địa hình bằng phẳng, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 975.460 người (theo thống kê năm 2004) với mật độ 69 người/km2. I.1.2. Thời tiết , khí hậu. Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu gắn với việc tồn tại và hình thành nhiều vùng cảnh quan sinh thái với thảm thực vật đa dạng đi đôi với số loài động, thực vật với mức độ đa dạng cao, thích hợp với từng dạng sinh cảnh cụ thể tồn tại trên địa bàn tỉnh. I.1.3. Dân số. Dân số trung bình toàn tỉnh Sơn La năm 2003 có: 958.078 người, ước tính dân số năm 2004 khoảng 975.460 người. Mật độ bình quân 69 người / km2, trong đó nam là 489.455 người (chiếm 50,18%), nữ là 486.005 người (chiếm 49,82%).Dân số khu vực thành thị chiếm 10,94%, dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 89% tổng số dân toàn tỉnh. Tốc độ tăng dân số năm 2004 là 1,71%/ năm. Lao động trong độ tuổi hiện có khoảng 492.600 người chiếm 50,5% dân số toàn tỉnh. Trong đó nam là 275.500 người, nữ là 217.100 người. Lao động thành thị 83.300 người chiếm tỷ lệ 16,91%, lao động nông thôn 409.300 người chiếm tỷ lệ 83,09% tổng lao động toàn tỉnh. I.1.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2003 đạt 1.607,299 triệu đồng (giá quy đổi 1994), tăng 2,03 lần so với năm 1995, gấp 1,31 lần so với 2000. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh năm 2004 ước đạt 14,2%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm thời kỳ 1995- 2000 là 9,15%/ năm thời kỳ 2000- 2003 là 9,44%/ năm (cả nước là 7,05%/năm). Như vậy tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, chủ yếu do sự tăng trưởng mạnh của khối ngành công nghiệp- xây dựng, giai đoạn 2000- 2003 bình quân ngành công nghiệp- xây dựng tăng trưởng 20,88%/năm. Năm 2004, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ước đạt 43,68%. Dự kiến kế hoạch năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 16,3%; cơ cấu ngành nông, lâ, nghiệp thuỷ sản chiếm 45,95%; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 18,09%, ngành dịch vụ chiếm 35,96%. Kế hoạch năm 2005 phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tỉnh Sơn La đạt 4.340.000 đồng (khoảng 270 USD/người). Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh giai đoạn 1995- 2005 [11]. Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2003 2004 (Ư) 2005 (KH) Nhịp độ tăng trưởng 96-2000 01-2005 GDP (giá 94) Tr.đ 791.447 1.226.266 1.607.299 1.835.663 2.134.800 9,15 11,73 NN, LN, TS Tr.đ 558.185 760.212 868.122 909.625 972.800 6,37 5,05 CN + XD Tr.đ 77.856 129.314 228.423 328.203 377.100 10,68 23,87 Dịch vụ Tr.đ 155.406 336.740 510.754 597.835 784.900 16,73 48,44 GDP(giá hh) Tr.đ 1.038.665 1.837.352 2.848.736 3.536.444 4.319.700 Cơ cấu % NN, LN, TS % 71,5 60,96 52,77 50,41 45,95 CN, XD % 9,75 9,49 13,17 15,8 18,09 Dịch vụ % 18,75 29,55 34,06 33,79 35,96 Việc duy trì nhịp độ tăng trưởng của tỉnh Sơn La ở mức cao sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm những nguồn đầu tư phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học. Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học không thể tách rời với mục tiêu phát triển kinh tế vì bảo tồn và phát triển cùng củng cố lẫn nhau; về lâu dài quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, sử dụng bền vững tài nguyên sinh học của tỉnh sẽ không thành công nếu thiếu một trong hai yếu tố trên. Tuy nhiên, việc đầu tư vào khai thác tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh hiên nay vào việc khai thác nguồn tài nguyên sinh vật được đánh giá là không bền vững. Ngay cả việc tăng diện tích rừng che phủ trên địa bàn tỉnh cũng có thể đánh giá là làm giảm tính đa dạng sinh học do trước đây rất phổ biến việc cải tạo rừng tạp (thực tế là rừng nguyên sinh) thành rừng trồng gỗ nguyên liệu. Dẫn đến tình trạng mất đi các hệ sinh thái có tính đa dạng, có năng suất sinh học cao chuyển thành các hệ sinh thái đơn giản, với tính bền vững trong môi trường rất thấp như các hệ sinh thái rừng trồng, tre nứa tuy nhiên lại có giá trị kinh tế cao hơn. I.2. Đánh giá mức độ đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Sơn La. I.2.1. Tài nguyên rừng. Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 75% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch , sinh thái trong tương lai. Diện tích rừng của Sơn La chỉ còn 526.722 ha , trong đó rừng tự nhiên 497.429 ha, rừng trồng 29.293 ha (năm2004) [11]. Độ che phủ của rừng đạt 37,2% đã vượt so với ngưỡng tối thiểu an toàn sinh thái (33%). Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha ( Mộc Châu) 38.069 ha; Sốp Cộp 27.886 ha; Copia (Thuận Châu) 9.000 ha; Tà Xùa (Bắc Yên) 15.000 ha. + Về trữ lượng rừng : Theo số liệu kiểm kê của đoàn điều tra quy hoạch và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, toàn tỉnh có 16,5 triệu m3 gỗ và 202,3 triệu cây tre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên , còn đối với rừng trồng chỉ có trữ lượng gỗ 154 ngàn m3 và 220 ngàn cây tre nứa. I.2.2. Đa dạng sinh học. I.2.2.1. Sự đa dạng thực vật. Hiện nay đã thống kê được một danh mục các loài thực vật bậc cao ở Sơn La bao gồm 125 họ và 861 loài. [7]. Bảng 2: Hệ thực vật của Sơn La [7]. Nhóm thực vật Số họ Số chi Số loài Quyết thực vật 10 29 49 Thực vật hạt trần 5 6 7 Thực vật hạt kín 110 363 805 - Lớp 1 lá mầm 15 74 161 - Lớp 2 lá mầm 95 289 644 Tổng cộng 125 398 861 Bảng 3: Các họ thực vật lớn nhất là [7]. TT Tên Tên Latin Số chi Số loài 1 Họ Cúc Asteraceae 54 102 2 Họ Cói Cyperaceae 14 72 3 Họ Thầu dầu Enphorbiaceae 24 45 4 Họ Cỏ Poaceae - - 5 Họ Đậu Fabaceae 26 45 6 Họ Long não Lonraceae 11 27 7 Họ Dâu tằm Monraceae 9 23 8 Họ Nhân sâm Ariliaceae 7 21 9 Họ Cà phê Rubiaceae 8 15 10 Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae - - 11 Họ Bông Malvaceae - - 12 Họ Xoan Meliaceae - - 13 Họ Rau răm Poligonaceae - - 14 Họ Bồ hòn Sapindaceae - - 15 Họ Trúc đào Apocynaceae - - 16 Họ Cau dừa Palceae - - Một số họ thực vật có số cá thể lớn cấu tạo nên các kiểu thảm thực vật ở Sơn La là họ Đậu, họ Long não, họ Thầu dầu, họ Bồ hòn, họ Xoan, họ Trúc đào, họ Cau dừa. Các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt ở Sơn La như: Lát hoa (Chikrasiatabularis); Giổi xương (Paramicheliabaillomi); Pơmu (Fokieniahodginsu); Mậy nhân pêtơlơ (Caryapêtlotu). Thực vật dưới nước: Theo số liệu điều tra của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Trung tâm quản lý và kiểm soát môi trường không khí và nwocs. Thực vật nổi: 79 loài gồm có 6 ngành (Tảo Si lích, Tảo Lục, Tảo Lam, Tảo Giám, Tảo Mắt, Tảo Vàng). [nguồn: Báo cáo ĐTM vùng hồ Hoà Bình, 1998] [7]. I.2.2.2. Đa dạng động vật. Hệ động vật trên cạn: - Sơn La có 245 loài, 88 họ, 27 bộ động vật có xương sống từ lớp lưỡng cư trở lên (bảng 4). Do đặc điểm phân bố rừng và phân bố dân cư nên ảnh hưởng đến thành phần động vật ở các huyện khác nhau (hình 1). Bảng 4: Hệ động vật của Sơn La. [7] Nhóm phân loại Số bộ Số họ Số loài Lớp thú 7 22 58 Lớp chim 17 45 97 Lớp hò sát 2 16 64 Lớp lưỡng cư 1 5 26 Tổng số 27 88 245 Nguồn: Trung tâm KHSX LN Tây Bắc 1998 [7] Hình 1: Phân bố nguồn tài nguyên động vật Sơn La Bảng 5: Phân bố các loài động vật theo các huyện của Sơn La. Huyện Lớp thú Lớp chim Lớp bò sát Lớp lưỡng cư Thuận Châu 25 81 26 10 Sông Mã 59 230 35 9 Quỳnh Nhai 36 77 32 9 Mộc Châu 48 160 44 26 Bắc Yên 30 82 30 9 Phù Yên 37 70 32 9 (Nguồn Trung tâm KHSX LN Tây Bắc 1998 [7]) Động vật dưới nước: (Số liệu đã điều tra hiện có chủ yếu là cá và một vài loại thuỷ sản khác). Động vật đáy gồm 8 loại, chủ yếu là nhóm tôm, cua, khu hệ động vật đáy vùng hồ Hoà Bình nghèo về thành phần loài, số lượng. Cá gồm 21 loài, có xu thế giảm mạnh cả về số loài và cá thể loài (trước đây có 80 loài) (Nguồn: Báo cáo ĐTM vùng hồ Hoà Bình 1998) [7]. Hai loài cá mới được phân loại ở Sông Mã và Sông Đà (Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hảo, 2001): Cá Chiên bẹt sông Mã (pareuchiloglans songmaensis) và Cá Chiên bẹt sông Đà (pareuchiloglans songdaensis). [5]. I.3. Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Sơn La. I.3.1. Các khu rừng đặc dụng, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Sơn La. Khu dự trữ thiờn nhiờn Sốp Cộp Vị trớ địa lý: Xó Sốp Cộp, Dồm Cang, Pỳng Bỏnh, Huổi một, Nậm Mần; Huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La.   Quyết định thành lập: 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Toạ độ địa lý: Vĩ độ: Từ 200 56' 48'' đến 210 07' 15'' vĩ độ Bắc. Kinh độ: Từ 1030 29' 17'' đến 1030 42' 24'' kinh độ Đụng. Độ cao: Từ 450 - 1.940 m Quy mụ diện tớch: 27.886 ha Vựng đệm: Mục tiờu, nhiệm vụ: Rừng  ở khu bảo tồn thiờn nhiờn Sốp Cộp bảo vệ vựng đầu nguồn của cỏc con suối là nguồn cung cấp nước tưới tiờu sinh hoạt cho cỏc cộng đồng địa phương. Cơ quan / cấp quản lý: Sở Nụng nghiệp và Phỏt triển Nụng thụn. Ban quản lý: UBND Tỉnh Sơn La. Cỏc giỏ trị đa dạng sinh học: Số liệu viễn thỏm cho thấy rừng thiờn nhiờn ở khu bảo tồn Sốp Cộp đó bị phỏt quang nhiều và thay vào đú là thảm cõy bụi. Tuy nhiờn vẫn cũn cỏc vựng rừng thường xanh tồn tại trờn cỏc đai cao. Khu bảo tồn thiờn nhiờn Tà Sựa Vị trớ địa lý: Nằm ở địa phận huyện Bắc Yờn, và cú thể ở cả Huyện Phự Yờn phớa đụng bắc Tỉnh Sơn La  Quyết định thành lập: Chưa cú Toạ độ địa lý: Vĩ độ: Từ 210 14' đến 210 25' vĩ độ Bắc; Kinh đụ: Từ 1040 26' đến 1040 36' kinh độ Đụng Quy mụ diện tớch: 15.000 ha Mục tiờu, nhiệm vụ: Rừng trờn cỏc đai cao ở khu đề xuất bảo tồn thiờn nhiờn Tà Sựa đúng vai trũ quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước cho cỏc cộng đồng địa phương. Cơ quan / cấp quản lý: UBND Tỉnh Sơn La Cỏc giỏ trị đa dạng sinh học: Dữ liệu phõn tớch viễn thỏm cho thấy ở bờn dưới độ cao 1.500 m, rừng đó hoàn toàn bị phỏ trọc. Tuy nhiờn, ở những đai cao hơn trong khu vực vẫn cũn một diện tớch đỏng kể của kiểu rừng thưũng xanh nỳi cao. Kiểu rừng này tạo thành những mảng rừng hỗn giao giữa cõy lỏ kim cõy rừng lỏ rộng thường xanh. Khu dự trữ thiờn nhiờn Xuõn Nha Vị trớ địa lý: Thuộc Huyện Mộc Chõu, ở phớa tõy nam Tỉnh Sơn La. Phớa đụng và nam khu bảo tồn giỏp Tỉnh Hoà Bỡnh và Tỉnh Thanh Hoỏ, phớa tõy nam giỏp với Lào. Quyết định thành lập: 194/CT, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đụng Bộ trưởng. Toạ độ địa lý: Vĩ độ: 200 36' - 200 48' vĩ độ Bắc; Kinh độ: 1040 29' - 1040 50' kinh độ Đụng. Quy mụ diện tớch: 38.069 ha bao gồm khu bảo vệ nghiờm ngặt 15.489 ha và khu phục hồi sinh thỏi 22.580 ha. Vựng đệm: Vựng đệm cú diện tớch là 66.463 ha. Mục tiờu, nhiệm vụ: Khu bảo tồn hiện đang bảo vệ một phần lưu vực thượng nguồn của sụng Mó, là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nụng nghiệp quan trọng của tỉnh Thanh Hoỏ. Cơ quan / cấp quản lý: UBND Tỉnh Sơn La. Cỏc giỏ trị đa dạng sinh học: Khu bảo tồn thiờn nhiờn Xuõn Nha cú 22.172 ha rừng tự nhiờn. Trong đú cú 2.626 ha rừng trờn nỳi đỏ vụi. Rừng thường xanh chiếm phần lớn diện tớch khu bảo tồn. Cú 456 loài thực vật, 48 loài thỳ, 160 loài chim, 44 loài bũ sỏt và 19 loài ếch nhỏi. I.3.2. Diễn biến rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Năm Diện tích tự nhiên Diện tích rừng Chia ra Đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp Đất khác Độ che phủ rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng Mới trồng (%) 1999 1.405.500 310.135 287.161 22.974 - 790.192 305.173 22,1 2002 1.405.500 480 658 458 208 22 450 - 417 777 507 066 34,2 2003 1.405.500 494.561 468.609 25.952 4.256 383.212 527.727 34,9 2004 1.405.500 526.722 497.429 29.293 4.345 389.427 489.351 37,2 (Nguồn Cục kiểm lâm Việt Nam.2004- WWW.kiemlam.org.vn) I.3.3. Sự suy giảm đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đa dạng sinh học ở Sơn La đang giảm sút theo chiều hướng chung trên toàn quốc. Số lượng các loài động thực vật hiện nay giảm gần một nửa so với năm 1945. Nhiều loài cây, con có giá trị ở Sơn La đã biến mất hoặc trở lên khan hiếm. Nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động của con người làm mất nơi sinh sống của chúng, do săn bắn quá mức. Nhìn chung trữ lượng thú của tỉnh Sơn La thấp và nhiều loài động vật đang suy giảm hoặc có nguy cơ bị tiêu diệt. Có thể đưa ra một số dẫn chứng sau để có thể thấy đước sự suy giảm của hệ động vật liên quan trực tiếp đến tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. - Nai: là loài thú lớn, trước kia nai có ở Sơn La có mật độ khá lớn. Những điều tra cho biết mật độ Nai ở Quỳnh Nhai, Sông Mã, Phù Yên là 1 con/1 ha, nhưng đến nay gần như đã bị tiêu diệt. - Voi: Năm 1972 Sông Mã có 80 con, nay hầu như không còn. - Bò tót. Điều tra năm 1992 còn 2 đàn 14 con ở Quỳnh Nhai, đến nay không còn con nào. - Hổ chỉ còn vài con ở Xuân Nha (Mộc Châu). - Gấu ngựa: Trước kia khá nhiều nay cả tỉnh chỉ còn 80 con. - Vượn: Hiện nay còn 84 cá thể tại các huyện Mộc Châu, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Phù Yên. * Các động vật quý hiếm đã bị tiêu diệt: Hiện nay ở Sơn La có 4 loài thú bị tuyệt diệt, đó là: - Tê giác hai sừng. - Hươu sao (Rhinoceros Sumatraensis). - Cheo cheo (Tragulus Javanicus). - Voọc mông trắng: (Presbytisfrancoisii; SubspFrancoisii). Hiện nay đã thống kê toàn tỉnh có 31 loài động vật có nguy cơ bị tiêu diệt xếp thành 4 nhóm: - Nhóm đang nguy cấp (E): 9 loài. - Nhóm sẽ nguy cấp (V): 13 loài. - Nhóm hiếm (R): 6 loài. - Nhóm bị đe doạ (T): 3 loài. Sự suy giảm số lượng loài thực vật còn lớn hơn rất nhiều lần so với sự suy giảm số lượng loài động vật. Trên thực thế sự suy giảm đa dạng thực vật bao gồm cả suy giảm số lượng (sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên), suy giảm thành phần các loài thực vật dưới tán rừng… Bên cạnh việc suy giảm sự đa dạng sinh học là sự xuất hiện một số loài sinh vật xâm hại nguy hiểm có sức sống mạnh, canh tranh và giành môi trường sống của các loài bản địa cũng là một nguyên nhân có cả năng làm giảm tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có được các nghiên cứu, điều tra số lượng, phạm vi ảnh hưởng của các loài sinh vật xâm hại nguy hiểm này. VD: Cây Sấu hổ(Ligustrum robustum) đang mọc rất mạnh tại các vùng bán ngập thuộc lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình; ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata)… I.4. Các thuận lợi, khó khăn, thách thức, cơ hội đặt ra trong lĩnh vực nghiên cứu. I.4.1. Thuận lợi. Do đặc điểm tự nhiên và nhân tạo, trên địa bàn tỉnh Sơn La tồn tại một hệ thống các dạng cảnh quan sinh thái môi trường đa dạng. Đi kèm theo đó là các hệ động, thực vật đa dạng cả số lượng và thành phần loài, trong đó có những loài có giá trị kinh tế, giá trị sinh học và chữa bệnh cao. Việc thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng với các chương trình như: Chương trình 5 triệu ha rừng đi đôi với việc nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh đã góp phần không nhỏ vào duy trì tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Sơn La. Một số nguồn gen, loài động thực vật đã và đang được người dân, các tổ chức và các doanh nghiệp khai thác, sử dụng phục vụ cho mục đích bảo tồn, mục đích phát triển kinh tế chung của tỉnh như: Cây măng lay, cây Sơn Tra, giống gà đen… I.4.2. Khó khăn và thách thức. * Mâu thuẫn giữa kinh tế, xã hội và bảo tồn ngày càng rõ nét. Điều kiện sống của người dân Sơn La còn thấp đặc biệt là hiện nay phần lớn dân số với mức thu nhập thấp đang sinh sống tại các vùng nông thôn miền núi. Mức tăng dân số bình quân của tỉnh Sơn La đang ở mức cao (trung bình giai đoạn 1995-2004 là trên 2% (năm 2004 đạt 1,71%), cộng với tập quán canh tác lạc hậu, trình độ dân trí thấp cũng là một tác nhân gián tiếp gây suy giảm đa dạng sinh học của tỉnh và gây cản trở lớn cho việc nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Đây là các yếu tố thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm đa dạng sinh học. Dự án xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La đem lại cho tỉnh Sơn La cơ hội lớn để thay đổi cơ cấu kinh tế, tuy nhiên cũng tạo nên một áp lực rất lớn tới công tác bảo tồn đa dạng sinh học do: - Dự án di dân tái định cư với 12.479 hộ (tính đến 2010) phải di chuyển, tái định cư. Nếu công tác tái định cư không đáp ứng được nhu cầu đất sản xuất cho người dân, không gắn liền với chính sách chuyển đổi cơ cấu việc làm, cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì việc người dân khai thác quá mức đa dạng phục vụ nhu cầu trước mắt của cuộc sống sẽ là tất yếu. - Hồ chứa, khi tích nước sẽ làm ngập một diện tích lớn; đập ngăn nước làm ngăn cản quá trình lưu thông, di cư của các loài thuỷ sinh đặc biệt là loài cá Chiên bẹt sông đà. Ô nhiễm môi trường: một số hệ sinh thái thuỷ vực, đất ngập nước bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp và các chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là đã có tình trạng ô nhiễm dầu do vận tải đường sông trong khu vực lòng hồ Sông Đà. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư của các loài động, thực vật do sự chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác huỷ diệt thuỷ sản, cháy rừng hiện nay đã có suy giảm song vẫn còn ở mức cao. * Bất cập trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. Công tác quản lý, bảo tồn, điều tra đa dạng sinh học còn chồng chéo, chưa có cơ quan chuyên môn đầu mối quản lý thống nhất. Tính đến thời điểm hiện nay, số văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học. Tuy nhiên, các chủ trương, chính sách được ban hành nhưng thiếu các biện pháp kiểm tra của các cấp quản lý nên thực hiện kém hiệu quả. Một số chính sách còn chưa sát thực tế, chưa đủ sức thuyết phục cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Điều kiện địa lý tự nhiên của tỉnh Sơn La rất phức tạp, khó khăn cho công tác điều tra cơ bản. Chưa có một hệ thống dự án, đề tài điều tra cơ bản về đa dạng sinh học đủ tin cậy để áp dụng các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Vốn đầu tư của Nhà nước, của tỉnh cho công tác điều tra, bảo tồn đa dạng sinh học còn rất thấp dẫn tới việc thiếu các thông tin cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác nguồn lợi từ tính đa dạng sinh học của tỉnh (đặc biệt là các loại cây thuốc). Phần II Xây dựng các định hướng ưu tiên II.1. Quan điểm. Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể cần phối hợp tổ chức thực hiện tốt các nội dung kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học, đồng thời tiến hành các chương trình bảo vệ, mở rộng các khu bảo vệ, phân cấp cho địa phương, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng quản lý những khu hệ bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với năng lực của từng đơn vị, từng địa phương cụ thể. Để bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu quả cần nâng độ che phủ rừng lên tối thiểu 40% diện tích, trong đó khoảng 20 - 30% rừng đặc dụng (bảo vệ nghiêm ngặt) và khoảng 10 - 20% rừng sản xuất. Phải coi tăng diện tích rừng như là một biện pháp hữu hiệu cân bằng sinh thái tự nhiên giữa các hệ sinh thái và chất lượng môi trường. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng phải đồng bộ với việc bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước (các hồ chứa tự nhiên, hồ chứa nhân tạo, sông, suối). Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học phải phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo đời sống cho người dân, đặc biệt là người dân sinh sống tại vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng của tỉnh. II.2. Mục tiêu. Tăng cường khả năng về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, đầu tư phát triển vốn rừng, phấn đấu đưa diện tích rừng tỉnh Sơn La 60 % vào năm 2020; thực hiện các giải pháp hỗ trợ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học của các hệ sinh thái: rừng, nông nghiệp và sông hồ. Bảo tồn các vùng có hệ sinh thái đặc thù để duy trì cân bằng sinh thái. Bảo vệ, khôi phục và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có như: tài nguyên rừng, đất, nước, khoáng sản và tài nguyên sinh học, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội, bảo vệ đa dạng văn hoá, v.v... phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh. Triển khai nhanh chóng và có hiệu quả Chương trình trồng 5 triệu ha rừng để bảo vệ tài nguyên đất và cải tạo khí hậu. Kết hợp phát triển rừng với trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế đồi rừng, vườn rừng. II.3. Chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững. TT Chỉ tiêu đánh giá 2004 2020 1 Tăng diện tích rừng lên 60% 37,2% 60% - Tỉ lệ rừng che phủ rừng đặc dụng chiếm 30 - 40% diện tích; rừng kinh tế 20%. x x 2 Chống xói mòn đất: tăng diện tích nông nghiệp bền vững lên 70% diện tích cây hàng năm, chấm dứt các vụ đốt nương trái phép - 70% 3 Bảo vệ Đa dạng sinh học: Bảo vệ tốt 4 khu rừng đặc dụng (khu bảo tồn thiên nhiên), kiểm soát chặt chẽ vi phạm lâm luật và nguồn lợi thuỷ sản; bảo vệ các loài cây trồng vật nuôi đặc sản x x 4 Diện tích rừng văn hóa đạt (10 ha/10.000 dân) x x II.4. Giải pháp. II.4.1. Giải pháp thể chế, luật pháp, chính sách. - Nghiêm cấm các công trình Nhà nước, công trình dân dụng sử dụng các nhóm gỗ nằm trong danh mục quy định tại Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ. - Thu hồi giấy phép kinh doanh, không cấp giấy phép kinh doanh đối với các nhà hàng, khách sạn kinh doanh các món ăn đặc sản sử dụng động vật hoang dã. - Tổ chức khâu dịch vụ cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng. Có chính sách tạo việc làm, hỗ trợ vốn cho các xã vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên, nhằm giảm tối đa số thợ săn. - Tiếp thục thực hiện thu hồi súng săn, vật liệu nổ, bẫy săn trên địa bàn toàn tỉnh. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra, cấm triệt để sử dụng các phương tiện đánh bắt thuỷ sản mang tính huỷ diệt như dùng thuốc nổ, sốc điện, hoá chất. - Tăng cường năng lực Chi cục Kiểm lâm và thành lập bộ phận Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên các hồ Hoà Bình và Sơn La tương lai, cả về biên chế, năng lực và phương tiện để thực hiện có hiệu quả Luật Bảo vệ rừng và Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. - Bảo vệ hiệu quả 4 khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt là xác lập và vận hành vùng đệm. Khảo sát, đề nghị thành lập thêm các khu bảo tồn thiên nhiên tại một số vùng có hệ sinh thái đặc thù như Mường La, Quỳnh Nhai, Phù Yên. - Củng cố doanh nghiệp quốc doanh về lâm nghiệp và dịch vụ lâm nghiệp, từng bước cổ phần hoá để nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Tăng cường năng lực kiểm lâm. - Sử dụng biện pháp khoanh nuôi, để rừng tự tái sinh như là một biện pháp chủ đạo nhằm tăng diện tích rừng. - Thiết lập cơ chế phối hợp, báo cáo thường xuyên giữa các ngành, cơ quan có liên quan đến bảo vệ rừng và đa dạng sinh học như: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Trung tâm khoa học lâm nghiệp Tây Bắc, Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi. II.4.2. Các giải pháp mang tính kinh tế. Có chính sách cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp theo chu kỳ thu hoạch của cây lấy gỗ và cây ăn quả, gắn kết bảo vệ và phát triển rừng trồng với quy hoạch phát triển cây ăn quả. Thời gian cho vay vốn nên kéo dài, để người dân có điều kiện tái đầu tư cho sản xuất. Nguồn vốn phục vụ cho công tác truyền thông, nghiên cứu, điều tra, quy hoạch đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn hệ sinh thái được lấy từ vốn ngân sách chi cho hoạt động khoa học công nghệ, vốn ngân sách chi cho bảo vệ môi trường (1%GDP tính từ năm 2006), vốn bảo vệ và phát triển rừng. II.4.3. Các giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ. Thực hiện công tác điều tra cơ bản về đa dạng sinh học trên địa bàn toàn tỉnh theo phân vùng các hệ sinh thái, đảm bảo tính tin cậy của các số liệu điều tra, cung cấp các cứ liệu chính xác cho các quy hoạch, kế hoạch bảo tồn, khai thác tiềm năng đa dạng sinh học của tỉnh. Ưu tiên cho trước mắt cho các dự án điều tra, xác định, nhân nuôi các giống, loài đặc hữu, các giống, loài có giá trị khai thác kinh tế cao (các loài cây, con đặc sản, cây thuốc). Lập quy hoạch đa dạng sinh học, bản đồ đa dạng sinh học tỉnh Sơn La tỉ lệ 1/100.000. Lập quy hoạch đất trồng rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Nghiên cứu quy trình sản xuất, triết xuất dược phẩm từ các loại cây thuốc trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tăng cường đầu tư cho các chương trình định canh định cư, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế cho các hộ nghèo vùng sâu vùng xa, kết hợp giáo dục truyền thông cho nhân dân và năng lực kiểm lâm để gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo chuyên đề Dự án xây dựng chương trình nghị sự 21 tỉnh Sơn La Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Sơn La.doc
Tài liệu liên quan