Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội

 MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở NƯỚC TA 3

1.1. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng: 3

1.1.1. Khái niệm tín dụng: 3

1.1.2. Phân loai tín dụng: 3

1.1.3. Ngân hàng chính sách xã hội và các chương trình tín dụng chủ yếu tại ngân hàng chính sách xã hội 4

1.2. Sự cần thiết khách quan của các chương trình tín dụng cho học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội 9

1.2.1. Vấn đề về điều kiện học tậpc của học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở Viêt nam và sự cần thiết khách quan của tín dụng hỗ trợ học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội 9

1.2.2. Trình tự thủ tục cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh đạc biệt khó khăn: 13

1.2.3 Vai trò của tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 19

1.3. Chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn : 20

1.3.1. Đặc điểm tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 20

1.3.2. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI 28

2.1 Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội 28

2.1.1 Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội 28

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội 42

2.2.1 Về nguồn vốn: 42

2.2.2 Về tình hình cho vay đối với học sinh sinh viên: 43

2.3 Đánh giá chung về tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội 54

2.3.1 Những mặt đạt được: 54

2.3.2 Một số mặt còn hạn chế : 56

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 58

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI 61

3.1 Quan điểm cho vay học sinh sinh viên 61

3.2. Định hướng hoạt động của chi nhánh trong những năm tới 61

3.3 . Bài học kinh nghiệm rút ta sau 6 năm thực hiện chương trình 62

3.4. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viwn của chi nhanh ngân hàng chính sách xã hôi Hà nội 63

3.4.1. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Quyết định 157 của thủ tướng chính phủ 63

3.4.2 Củng cố chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV , vì đây được xác định là mắc xích quan trọng trong hệ thống ngân hàng chính sách xã hội góp phần phát huy hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội trong đó có việc triển khai chương trình cho vay học sinh sinh viên. Cụ thể: 64

3.4.3 Nâng cao chất lượng , hiệu quả hoạt động của các tổ giao dịch lưu động cấp xã để công khai hoá, xã hội hoá chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với học sinh sinh viên, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác 66

3.4.4. Phối hợp tốt chính quyền địa phương , Ban, Ngành, Hội đoàn thể các cấp cũng như các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, báo, đài, đặc biệt tận dụng thế mạnh của hệ thống phát thanh trên loa, đài phường, chức năng tuyên truyền của các hội doàn thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển tải các nội dung thông tin về chương trình cho vay học sinh sinh viên , nhất là nội dung quyết định 157 của Thủ tướng chính phủ tới mọi người dân trên địa bàn Hà nội 66

3.4.5 Về tổ chức cho vay: 67

3.4.6 Kết hợp nhiều giải pháp để đôn đốc , thu hồi nợ ( kể cả nợ quá hạn ), đảm bảo vốn cho vay quay vòng.Đây phần lớn là phần dư nợ cho vay nhận bàn giao từ ngân hàng công thương trước đây, đối tượng vay nằm rải rác tại khắp các tỉnh thành trên cả nước: 67

3.4.7 Một số giải pháp khác: 68

3.5 Kiến nghị 69

3.5.1 Với Ngân hàng chính sách xã hội 69

3.5.2 Kiến nghị với Chính quyền, Hội đoàn thể các cấp và các cơ quan liên quan 70

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả cho vay của mình phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Có như thế, công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Các nhân tố thuộc về phía khách hàng: - Nhận thức của khách hàng về món vay: Việc cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhằm mục đích phục vụ cho con em đi học được yên tâm hơn. Nếu nhiều em học sinh, sinh viên lại không tận dụng cơ hội này để cố gắng trong học tập mà sử dụng nó sai mục đích thì sẽ dẫn tới tác động tiêu cực. Như vậy chất lượng tín dụng sẽ không cao và ngược lại - Đạo đức của khách hàng trong nghĩa vụ trả nợ : Do chương trình này còn mới nên không tránh khỏi một vài thiếu sót trong chính sách và cách thức thực hiện. Nếu người vay lợi dụng những thiếu sót này chây ỳ trong việc trả nợ sẽ dẫn tới nợ quá hạn tăng , chất lượng tín dụng không cao và ngược lại Các nhân tố khác: - Việc thẩm tra bình xét khách hàng được vay vốn tại các địa phương (xã, phường) là khâu quan trọng và có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng. Việc thẩm tra bình xét tốt đối tượng vay vốn sẽ là tiền đề cho việc thực hiện tốt mục tiêu của ngân hàng đề ra.Trong quá trình này yêu cầu các cán bộ địa phương phải có trình độ chuyên môn, làm việc với thái độ công bằng, tránh tình trạng đối tượng cần vay không được vay vốn còn hộ có khả năng tài chính cung cấp cho con cái đi học lại được vay - Tổ TK&VV là một mắc xích quan trọng trong hoạt dộng tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội, chất lượng hoạt động của tổ phản ánh chất lượng của công tác cho vay. Khi tổ làm việc hiệu quả thì chất lượng tín dụng cũng tốt và ngược lại - Công tác tuyên truyền của địa phương cũng ảnh hưởng một phần tới chất lượng tín dụng học sinh sinh viên. Nếu công tác tuyên truyền được thực hiện tốt , chính sách sẽ được phổ biếmn tới các hộ. Họ sẽ nhận thức tốt hơn được quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong quan hệ vay mượn này CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội 2.1.1 Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội a) Một vài nét khái quát về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà nội Thành phố Hà nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Sau ngày 1/8/2008 thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/QH của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây và Huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc. Hà nội có dân số 6,32 triệu người, diện tích 3.344 km2 có 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện và tương đương với 577 xã, phường thị trấn. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, cải cách hành chính, xoá đói giảm nghèo, mở mang các khu công nghiệp, phát triển đô thị, cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước ... Thành phố Hà Nội luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung cao của Đảng và Nhà nước. Vì vậy nền kinh tế của Thành phố Hà Nội trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể, hàng năm đều đạt mức tăng trưởng cao. Các mục tiêu phát triển văn hoá giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm và thực hiện tốt. Toàn Thành phố có 2.302 trường học với hơn 1.3 triệu học sinh và trên 72 ngàn giáo viên; số đơn vị ngành y tế có 86 đơn vị với 45 đơn vị tuyến Thành phố và 41 đơn vị tuyến quận, huyện; các xã phường đều có trạm y tế và có từ 01 đến 02 bác sỹ. Tuy nhiên bên cạnh đó Thành phố cũng đang phải đối mặt và tập trung giải quyết các vấn đề về chính sách xã hội đó là: Nghèo nàn, thất nghiệp, tệ nạn xã hội ..vv.. Tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Hà Nội (cũ) còn 1,4%, Hà Tây còn 9,67%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị vẫn còn ở mức cao, nhất là các khu vực thu hồi đất nông nghiệp tiến hành đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ... Đây là vấn đề Đảng và Chính quyền thành phố rất quan tâm. Bên cạnh đó việc cổ phần hoá, sáp nhập doanh nghiệp, sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp sẽ có một bộ phận lớn lao động tiếp tục dôi dư. Vì vậy chính quyền Thành phố đang xây dựng triển khai các đề án nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động để giảm tỷ lệ thất nghiệp … Mặt khác, Hà Nội còn là nơi tập trung học sinh, sinh viên nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đây là một lực lượng lao động, trí thức trẻ cần phải được quan tâm đào tạo để cung ứng nhân tài, lao động có trình độ cho đất nước. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp gia đình học sinh - sinh viên rất khó khăn không đủ điều kiện để đáp ứng các chi phí cho con em họ học tập. Vấn đề này cũng là điều đáng quan tâm đòi hỏi cần phải có chính sách giải quyết đúng đắn của Đảng và nhà nước, cũng như Chính quyền Thành phố. Trình độ dân trí trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá cao hơn mặt bằng chung của cả nước , tỷ lệ học sinh sinh viên trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp khá lớn nhưng thu nhập bình quân đầu người cao, do vậy tỷ lệ gia đình học sinh sinh viên có nhu cầu vay vốn không nhiều như các Tỉnh , Thành khác, dư nợ tín dụng chương trình này trên địa bàn Hà nội so với toàn quốc không lớn. Đặc thù sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn Hà nội , đặc biệt tại các quận nội thành thường sống khép kín , ít tham gia các hoạt động cộng đồng , mật độ dân số Hà nội cao song tỷ lệ dân ngoại tỉnh về sinh sống chiếm tỷ lệ không nhỏ...., Chính quyền địa phương có nhiều vấn đề cần quan tâm , giải quyết về an sinh xã hội ... cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình cho vay học sinh sinh viên ( việc triển khai cho vay và quản lý đối tượng cho vay gặp khó khăn) b) Quá trình thành lập và hoạt động của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội Ngày 14/01/2003 Hội đồng quản trị NHCSXH ra Quyết định số 18/QĐ-HĐQT về việc thành lập chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà nội. Chi nhánh NHCSXH TP Hà nội là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của NHCSXH . Lúc có quyết định thành lập, Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà nội thực chất mới chỉ có một vài cán bộ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội chuyển sang. Sau một thời gian chuẩn bị về trụ sở, công cụ phương tiện làm việc, bộ máy nhân sự, cán bộ. Được sự quan tâm, giúp đỡ của Thành uỷ, UBND TP Hà nội, ngày 11/4/2003 Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội đã khai trương đi vào hoạt động. Trụ sở của Chi nhánh tại 31.Ngô Thì Nhậm-Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội. Sau 5 năm hoạt động, đến nay toàn Chi nhánh Hà Nội đã có 162 cán bộ nhân viên công tác tại Trụ sở chính và 13 phòng giao dịch quận, huyện. Cơ sở vật chất dần được củng cố và nâng cấp. Từ 1/8/2008 các cơ quan hành chính Hà nội (cũ) và Hà Tây đã thực hiện việc sát nhập theo Nghị quyết 15/NQ-QH, nhưng đối với Chi nhánh NHCSXH Hà Nội việc sát nhập đang chờ quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trong tháng 11/2008 Hội đồng quản trị NHCSXH đã họp và thống nhất quyết định sát nhập hai Chi nhánh Hà Nội và Hà Tây (cũ) thành Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội. Như vậy về quy mô Chi nhánh sẽ có 29 đơn vị phòng giao dịch cấp quận, huyện trực thuộc với tổng số cán bộ nhân viên khoảng 320 người. Tổng nguồn vốn hoạt động dự kiến 1.800 tỷ đồng, số lượng chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ sẽ tăng thêm 2 đến 3 chương trình nữa, số đối tượng chính sách được vay vốn sẽ tăng gấp hơn 2 lần so với trước đây c) Tổ chức bộ máy của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội Theo điều 19, điều 20 về tổ chức và hoạt động của NHCSXH thì bộ máy tổ chức của NHCSXH Thành phố Hà Nội hiện tại được tổ chức như sau: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng CSXH TP Hà Nội Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH TP Giám đốc Các Phó Giám đốc Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Hành chính Tổ chức Phòng Tin học 29 Phòng giao dịch quận, huyện trực thuộc Nhiệm vụ của các phòng như sau: Phòng kế hoạch –Nghiệp vụ tín dụng : có nhiệm vụ Xây dựng chi tiêu kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn hàng năm , có chia ra quý tháng. Tham mưu cho ban giám đốc trong việc giao chi tiêu kế hoạch cho các quận huyện và điều hành việc thực hiện kế hoạch của toàn chi nhánh. Đảm bảo cân đối , an toàn , sử dụng có hiệu quả các loại nguồn vốn tiếp nhận từ TW và tự huy động vốn tại địa phương tránh tồn đọng lãng phí vốn. Thực hiện công tác quản lý , cho vay hộ nghèo mvaf các đối tượng chính sách dưới hai hình thức : “ cho vay trực tiếp và ủy thác cho vay” Theo dõi tình hình nợ quá hạn trên toàn địa bàn , tổng hợp hồ sơ để tham mưu để đề xuất với ban giám đốc và các ngành xử lý rủi ro: Khoanh,xóa , giãn nợ Phòng kế toán ngân quỹ có nhiệm vụ: Theo dõi hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chuẩn mực kế toám thống nhất do nhà nước và ngành quy định. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính hàng năm, hạch toán, quyết toán các khoản thu nhập , chi phí và sử dụng các quỹ theo đúng chế độ quy định . Quản lý đảm bảo an toàn về tài sản, các chứng từ , giấy tờ có giá, hồ sơ vay vốn. Đảm bảo an toàn thu chi tiền mặt Lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán đúng quy định, Giữ gìn bí mật và số liệu nghiệp vụ. Phòng hành chính tổ chức có nhiệm vụ : Thực hiện tốt mọi công tác về hành chính –văn phòng , tổ chức cán bộ. Tham mưu giúp ban giám đốc trong công tác quản lý điều hành đơn vị. Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ , tiếp nhận , truyền đạt các thông tin, báo chí văn bản tài liệu…Tham mưu giúp ban giám đốc trong quan hệ công tác với các cơ quan tong và ngoài ngành. Tham mưu cho ban giám đốc trong việc tiếp nhận ,tuyển dụng , sắp xếp,bố trí , đề bạt, bổ nhiệm và điều động cán bộ. Thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ , có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tham mưu ban giám đốc và hội đồng thi đua khen thưởng để xếp loại cán bộ hàng năm. Quản lý mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa , thuê mướn tài sản và công cụ lao động. Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ: Xây dựng và thực hiện chương trình kiểm tra, kiểm toán quý năm, phù hợp với chương trình kiểm tra kiểm toán của toàn hệ thống và tình hình cụ thể của đơn vị. Tuân thủ sự chỉ đạo về nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tổ chức thực hiện kiểm tra kiểm toán định kỳ tháng, quý, năm theo chương trình của cấp trên và kế hoạch kiểm tra kiểm toán của đơn vị. Xem xét giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền, có liên quan đến hoạt động của NHCSXH trên địa bàn .Thực hiện nhiệm vụ tiếp dân theo sự uỷ quyền của giám đốc. Làm đầu mới tiếp nhận các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các ngành, các cấp đối với NHCSXH trên địa bàn .Theo dõi chỉ đạo việc chỉnh sửa khắc phục những sai phạm đã được phát hiện trong qua trình kiểm tra kiểm toán. Tổ chức giao ban với các kiểm toán viên các phòng giao dịch, có nhiệm vụ tổng hợp kết quả kiểm tra kiểm toán toàn Chi nhánh báo cáo ban giám đốc và phòng KT - KT nội bộ Hội sở chính. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Chi nhánh giao. Trên cơ sở quyết định 158/QĐ - HĐQT, Tổng giám đốc NHCSXH đã cho ban hành các văn bản 1506/NHCS-KTNB, số 1507/NHCS-KTNB hướng dẫn về nội dung, phương pháp kiểm tra hoạt động và kiểm toán nội bộ trong hệ thống NHCSXH. Các phòng giao dịch quận, Huyện: Theo quy định tại điều 6- Quyết định 703QĐ-HĐQT của hội đồng quản trị thì các phòng giao dịch quận , huyện có nhiệm vụ sau: Ký hợp đồng cụ thể về hình thức cho vay ,nhận ủy thác vốn trên địa bàn. Tổ chức nhận tiền gửi,tiết kiệm của dân cư Tổ chức thu chi nghiệp vụ Phối hợp với chính quyền các cấp ,các tổ chức nhận ủy thác ,các tổ chức chính trị - xã hội để triển khai thành lập ,đào tạo và bồi đưỡng giám sát các hoạt động của “ Tổ tiết kiệm và vay vốn” Chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kế toán và báo cáo nghiệp vụ. Phòng tin học có nhiệm vụ: Đảm nhận việc sưa chữa các lỗi kỹ thuật máy tính khi có sự cố xảy ra như: hỏng phần cứng,bị vi rút xâm nhập làm mất dữ liệu Truyền đạt thông tin một cách nhanh nhất Đào tạo nghiệp vụ tin học cho các cán bộ trong toàn ngân hàng d) Phạm vi và nội dung hoạt động của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội là đơn vị thành viện trực thuộc NHCSXH nên có phạm vi và nội dung hoạt động theo quy định của điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH như sau : * Về nguồn vốn: + Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước bao gồm: - Vốn điều lệ - Vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện các chính sách xã hội khác. - Vốn trích từ một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn. - Vốn ODA được chính phủ giao. + Vốn huy động gồm: - Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% tổng số nguồn vốn huy động bằng đồng Việt nam có trả lãi theo thoả thuận. - Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá trị khác. - Tiền gửi tiết kiệm của người nghèo + Vốn đi vay: - Vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước - Vay tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội Việt nam - Vay Ngân hàng nhà nước - Vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước và các loại vốn khác * Về sử dụng vốn: NHCSXH sử dụng vốn để cho vay các đối tượng sau : - Cho vay Hộ nghèo - Cho vay Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. - Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là Chính phủ) - Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài - Các đối tượng khác khi có quyết định của thủ tướng chính phủ - Vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo hợp đồng ủy thác * Về quản lý tài chính của NHCSXH: Theo quyết định 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH thì có một số đặc điểm riêng biệt khác với các Ngân hàng thương mại như sau: - Ngân hàng CSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước. - Có trách nhiệm cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch do Chính phủ phê duyệt. Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. - Hàng năm NHCSXH được nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý. Mức cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hoà đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay theo quy định và phần chi phí quản lý được hưởng. - Ngân hàng CSXH có trách nhiệm lập và gửi Bộ tài chính kế hoạch tài chính gồm : - Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của NHCSXH do chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt và gửi Bộ tài chính. Việc kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của NHCSXH do cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện. - NHCSXH thực hiện chế độ kiểm tra kiểm toán nội bộ, công bố kết quả hoạt động tài chính hàng năm theo hướng dẫn của Bộ tài chính và chịu trách nhiệm về số liệu đã công bố. Từ nội dung về phạm vi hoạt động của NHCSXH như trên ta thấy NHCSXH là một định chế tài chính đặc biệt, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nó là Ngân hàng của Chính phủ, có chức năng nhiệm vụ cụ thể được Chính phủ giao là thực hiện chính sách tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được Nhà nước quy định. Tham gia quản trị NHCSXH ở TW là Hội đồng quản trị với 12 thành viên của Chính phủ và các Bộ, ngành. ở địa phương là các ban đại diện Hội đồng quản trị có 10 thành viên do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố làm trưởng ban đại diện và các thành viên ban đại diện là các cơ quan chuyên môn của UBND và đại diện một số tổ chức Chính trị xã hội trên địa bàn. e) Tình hình hoạt động vủa NHCSXH chi nhánh thành phố Hà nội * Nguồn vốn huy động: Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Trong Ngân hàng thương mại thì việc huy động vốn là điều kiện để mở rộng phạm vi tín dụng, tăng thu nhập cho Ngân hàng. Còn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội thì việc huy động vốn có tính chất đặc thù khác: Việc huy động vốn theo lãi suất thị trường chỉ được thực hiện khi đã sử dụng hết các loại nguồn vốn không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp, đồng thời việc huy động vốn theo lãi suất thị trường để cho vay các đối tượng chính sách Nhà nước phải cấp bù lãi suất. Chính vì vậy việc huy động vốn phải được NHCSXH Trung ương tính toán cân đối nguồn vốn huy động của toàn ngành. Trên cơ sở đó phân bổ giao chỉ tiêu kế hoạch huy động cho từng Chi nhánh tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, do địa thế thuận lợi - là trung tâm kinh tế, tập trung đông dân cư, có nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn, là tiềm năng huy động vốn. Nên Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội là một trong 3 đơn vị trong toàn ngành có thuận lợi về huy động vốn góp phần trong điều hoà nguồn vốn toàn hệ thống. Từ bảng số liệu ta thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh hằng năm đều thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch được TW giao. Từ năm 2007 và 2009 kế hoạch huy động vốn TW giao thấp hơn năm 2006 và các năm trước đó vì nguồn vốn cho vay đã được Ngân sách Nhà nước cấp ổn định và kịp thời hơn. Chi nhánh chỉ thực hiện phần huy động bổ sung cho TW theo kế hoạch giao. Về cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động từ dân cư có xu hướng giảm dần do các ngân hàng thương mại cạnh tranh chay đua tăng lãi suất huy động, mặt khác do giá cả tăng, (điển hình năm2008 chỉ số CPI: 8% so với tốc độ tăng trưởng: 8,4%; tâm lý người dân không muốn tiết kiệm bằng VNĐ). * Nguồn nhận uỷ thác của địa phương: NHCSXH Thành phố Hà nội hằng năm nhận được nguồn vốn uỷ thác của Ngân sách Thành phố, đây là nguồn vốn từ tăng thu và tiết kiệm chi của Ngân sách được UBND Thành phố thông qua HĐND quyết định chuyển uỷ thác sang NHCSXH Thành phố để cho vay giải quyết việc làm ở các địa bàn quận, huyện theo phân bổ của UBND Thành phố. Ngày 16/9/2005 UBND Thành phố đã có Chỉ thị số 24/2005/CP-UB về việc nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH Thành phố Hà Nội. Trong đó đã đề nghị UBND các quận, huyện cân đối nguồn tài chính nhằm tăng thu tiết kiệm chi ngân sách, để dành một phần uỷ thác sang các phòng giao dịch NHCSXH các quận, huyện để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Vì vậy, nguồn uỷ thác địa phương hằng năm đã được tăng cường. Năm 2006 là 29 tỷ đồng, năm 2007 là 60 tỷ đồng tăng 31 tỷ đồng so với năm 2006. năm 2008: 84,7 tỷ đồng, tăng 24,7 tỷ đồng (tăng 30%) so với năm 2007.Năm 2009 : 100,6 tỷ đồng tăng 15.9 tỷ đồng so với năm 2008 * Công tác tín dụng: - Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định cụ thể 5 đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi là: hộ nghèo; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; giải quyết việc làm; xuất khẩu lao động; các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135) và các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Sau 6 năm, Thủ tướng Chính phủ đã giao NHCSXH thực hiện 5 chương trình tín dụng ưu đãi khác như: chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn (quyết định số 62/2004/QĐ-TTg); chương trình mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long (quyết định số 105/2002/QĐ-TTg); cho vay các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (theo quyết định số 31/2007/QĐ-TTg); cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (theo quyết định số 32/2007/QĐ-TTg); cho vay hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010 (theo quyết định số 33/QĐ-TTg). - Đến nay NHCSXH thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ và 4 chương trình tín dụng nhận ủy thác tài trợ của nước ngoài. - Trên địa bàn Thành phố, NHCSXH Thành phố Hà Nội hiện đang thực hiện 6 chương trình tín dụng ưu đãi là: Cho vay Hộ nghèo, cho vay Giải quyết việc làm, cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay Nước sạch & vệ sinh môi trường, cho vay Xuất khẩu lao động, cho vay hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn KFW). So với thời điểm mới thành lập chỉ có 3 đối tượng đang vay (Hộ nghèo, Giải quyết việc làm, Học sinh - Sinh viên) với tổng dư nợ nhận bàn giao 99,7 tỷ đồng. Đến nay đã có 6 đối tượng được vay của 6 chương trình tín dụng ưu đãi . Kết quả được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2: Kết quả cho vay, dư nợ tín dụng Đơn vị: Triệu đồng, hộ vay Năm 2003 2007 2008 2009 Đối tượng Thực hiện Tỷ lệ tăng dư nợ so với năm 2003 Th?c hi?n T? l? tang du n? so với năm 2007 Th?c hi?n T? l? tang du n? so với năm 2008 1. Hộ nghèo + Doanh số cho vay 28.325 300.000 603.000 860.500 + Dư nợ 38.318 352.000 912% 507.000 144% 760.500 150% + Số hộ còn dư nợ 14.861 40.190 50.830 60.540 2.Giải quyết việc làm + Doanh số cho vay 70.158 95.000 176.000 260.450 + Dư nợ 83.475 129.500 155% 212.800 164% 361.760 170% + Số lao động thu hút 34.359 22.845 19.171 18.200 3. Học sinh-sinh viên + Doanh số cho vay 780 11.000 39478 347876 + Dư nợ 5.482 16.370 298% 65482 320% 681840 350% + Số HS-SV còn dư nợ 2.377 2.247 8191 58194 4. Nước sạch VSMT + Doanh số cho vay 18.900 53.733 189.500 + Dư nợ 26.000 30 77.867 299% 218.027 280% + Số công trình có dư nợ 3.815 9.600 9.800 5. Cho vay DN + Doanh số cho vay 5.500 8000 10.250 + Dư nợ 8.320 11200 135% 13.440 120% 6. Cho vay XKLĐ + Doanh số cho vay 500 424 650 + Dư nợ 500 1090 218% 2.343 215% Nguồn báo cáo chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội Nhìn chung sau 6 năm hoạt động, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng được tăng lên. Nguồn vốn cho vay ưu đãi hộ nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nước sạch vệ sinh môi trường đã được tăng lên, ngày càng đáp ứng số lượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Tuy nhiên chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn KFW và cho vay các đối tượng đi xuất khẩu lao lao động có thời hạn ở nước ngoài còn thấp do mức vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng. Mức cho vay bình quân đối với một hộ gia đình vay đã được tăng dần lên. Năm 2003 mức cho vay bình quân hộ nghèo là 3,3 trđ/hộ, cho vay giải quyết việc làm là 3,1trđ/hộ. Đến nay mức cho vay bình quân hộ nghèo đã tăng lên là 9,8 trđ/hộ, cho vay giải quyết việc làm là 10,5 trđ/hộ,cho vay h?c sinh sinh viờn du?c di?u ch?nh tang d?n lờn nhu nam 2008 v?i m?c 800.000 d/ thỏng/1 sinh viờn lờn m?c 860.000 d/thỏng/1 sinh viờn trong nam 2009. Đã từng bước đáp ứng nhu cầu vốn cho các hộ nghèo sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cuộc sống. So với các NHTM thì số dư nợ cho vay của NHCSXH Thành phố Hà Nội không lớn (do món vay nhỏ). Nhưng điều quan trọng là nó đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác có vốn để sản xuất kinh doanh từ đó cải thiện đời sống, thoát nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn Thành phố, tạo cơ hội cho nhiều học sinh - sinh viên thuộc gia đình hoàn cảnh khó khăn có kinh phí để phục vụ học tập. Hiệu quả của NHCSXH TP Hà Nội là góp phần thực hiện giải quyết các chính sách xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội và thực tế đã khẳng định điều này qua kết luận của UBND TP Hà Nội tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác: “Như vậy, thực tế 5 năm đã khẳng định chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện, nhân dân phấn khởi đón nhận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; đồng vốn tín dụng ưu đãi được giải ngân đến tận tay người thụ hưởng; các hộ nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn vay đúng mục đích, vươn lên thoát nghèo, hòa nhập cùng cộng đồng; người lao động có việc làm và thu nhập, ổn định cuộc sống; học sinh sinh viên có tiền ăn học; vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện….góp phần cùng Thành phố giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết các vấn đề chính sách xã hội khác, ổn định và phát triển kinh tế xã hội” f) Mối quan hệ giữa ngân hàng và các tổ chức đoàn thể khác Bao gồm: hội liên hiệp Phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh , đoàn thanh niên và các đoàn thể chính trị xã hội khác. Các Hội và các đoàn thể động viên hội viên, đoàn viên của mình thực hiện chủ trương của Nhà nước cho hộ gia đình nghèo vay vốn phát triển sản xuất góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Các hội và các đoàn thể này có trách nhiệm: - Phối hợp chỉ đạo thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn trong cộng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31715.doc
Tài liệu liên quan