Chuyên đề Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn khu vực đồng bằng Sồng Hồng

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 5

1.1. KHÁI NIỆM VỀ VIỆC LÀM. 5

1.1.1. Phân loại việc làm. 6

1.1.2. Tạo việc làm 8

1.2. SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG KHU VỰC NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 11

1.2.1. Giải quyết việc làm vấn đề cấp bách của toàn xã hội. 11

1.2.2. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng 12

1.2.3. Vấn đề đô thị hóa ,công nghiệp hóa ở nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng 12

1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC DỘNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM KHU VỰC NÔNG THÔN 14

1.3.1. Nhân tố làm tăng số lao động cần giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn 14

1.3.2. Nhân tố hạn chế về giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn. 15

1.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA KHU VỰC NÔNG THÔN 16

1.4.1. Tỷ số sử dụng thời gian lao động 16

1.4.2. Năng suất lao động 17

1.4.3. Chỉ tiêu mức độ phù hợp của cơ cấu ngành nghề 19

 

PHẦN II. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2009 20

2.1. THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 20

2.1.1. Lực lượng lao động khu vực ĐBSH 20

2.1.2. Thực trạng lao động khu vực đồng bằng Sông Hồng 21

2.1.3. Thực trạng việc làm ở khu vực nông thôn đồng bằng Sông Hồng 24

2.1.4. Về cơ cấu lao động khu vực ĐBSH 26

2.1.5. Về phân bố lao động. 27

2.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG 27

2.2.1. Đất trật, dư thừa lao động 27

2.2.2. Kết cấu hạ tầng kém 29

2.2.3. Cơ cấu ngành nghề chưa hiện đại ,trình độ công nghệ thấp. 31

2.2.4. Tổ chưc lãnh thổ còn bộc lộ nhiều bất cập 32

PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 35

3.1. QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐBSH 35

3.1.1. Quan điểm về việc làm 35

3.1.2. Giải pháp việc làm được coi là nhiệm vụ chiến lược lâu dài,mang tính cấp bách 35

3.1.3. Gắn giải pháp việc làm với quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội. 36

3.2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 36

3.2.1. Mục tiêu chung : 36

3.2.2. Phương hướng 36

3.3. CÁC GIẢI PHÁP VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐBSH GIAI ĐOẠN 2011-2015 38

3.3.1. Các giải pháp giải quyết việc làm 38

3.3.2. Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng lao động. 45

3.3.3. Giải pháp hỗ trợ việc lam 48

3.3.4. Xây dựng và áp dụng một số cơ chế, chính sách khuyến khích dạy nghề , thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm. 49

KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4038 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn khu vực đồng bằng Sồng Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghề va hiệu quả ngành nghề đó khi nó đi vào hoạt động. Chỉ tiêu mức độ phù hợp của cơ cấu ngành nghề chủ yếu nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình sử dụng nguồn nhân lực của ngành nghề đó. PHẦN II. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2009 2.1. THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2.1.1. Lực lượng lao động khu vực ĐBSH Theo số liệu thông kê của tổng Cục Thống Kê năm 2007 về dân số và mật độ dân số năm 2007 ta có số liêu sau Biểu 1. dân số mật độ dân số khu vực đồng bằng Sông Hồng Tên vùng, tỉnh Dân số (nghìn người) Diện tích (km2) Mật độ (người/km2) Cả nước 85.154,9 331.211,6 257 Đồng bằng sông Hồng 18.400,6 14.862,5 1.238 Hà Nội 6.232,9 3.325 1805 Vĩnh Phúc 1.190,4 1.373,2 867 Bắc Ninh 1.028,8 823,1 1.250 Hải Dương 1.732,8 1.652,8 1.048 Hải Phòng 1.827,7 1.520,7 1.202 Hưng Yên 1.156,5 923,5 1.252 Thái Bình 1.868,8 1.546,5 1.208 Hà Nam 825,4 859,7 960 Nam Định 1991,2 1.650,8 1.206 Ninh Bình 928,5 1.392,4 667 (Nguồn niên giám thống kê năm 2008) Theo số liệu thống kê năm 2008 của Tổng cục Thống kê , dân số vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2008 là 19.7 triệu người, chiếm 22.8% tổng dân số cả nước. Dân số vùng đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn ( 14,3 triệu người, chiếm 72.6% Biểu 2. dân số thành thị - nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng (đơn vị; nghìn người) STT Tỉnh , thành phố Dân số Thành thị Nông thôn Tổng 19.654,8 5.370,3 14.284,5 1 Hà nội  6.116,2 2.570,9 3.545,3 2 Vĩnh phúc 1.014,5 233,2 781,3 3 Bắc Ninh 1.022,5 183,5 839,0 4 Quảng Ninh 1.109,6 495,0 614,6 5 Hải Dương 1.745,3 287,0 1.458,3 6 Hải Phòng 1.845,9 753,1 1.092,8 7 Hưng Yên 1.167,1 130,7 1.036,4 8 Thái bình 1.872,9 139,9 1.733,0 9 Hà Nam 834,1 83,1 751,0 10 Nam Định 1.990,4 336,0 1.654,4 11 Ninh Bình 936,3 157,9 778,4 (nguồn niên giám thống kê năm 2008) 2.1.2. Thực trạng lao động khu vực đồng bằng Sông Hồng Với quy mô dân số đông, số người trong độ tuổi lao động của vùng theo dó cũng tương đối cao. Theo kết quả điều tra Lao động và Việc làm năm 2007 do Tổng cục Thống Kê thục hiện, số người từ 15 tuổi trở lên tại vùng ĐBSH là 14,09 triệu người trên tổng số 12,21 triệu người. Biểu 3 cơ cấu lao đông theo nhóm tuổi ở vùng ĐBSH ĐBSH Cả nước Tổng số (nghìn người) Tỉ trọng (%) Tổng số (nghìn người) Tỉ trọng (%) Tổng số 14.087.037 100,00 63.306.711 100,00 Nhóm tuổi 15 – 34 5.643.318 40,06 27.657.491 43,69 Nhóm tuổi 35 – 54 5.346.724 37,96 23.779.148 37,56 Nhóm tuổi từ 55 trở lên 3.096.995 21,98 11.870.072 18,75 (nguồn : Báo cáo điều tra Lao động và Việc làm 2007 - Tổng Cục Thống Kê) Lực lượng lao động trẻ( dưới 35 tuổi) chiếm hơn 40% cho thấy tiềm năng lao động khá dồi dào, khả năng thiếu lao động về mặt lượng không phải là vấn đề tồn tại hiện nay. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước, tỷ trọng nhóm tuổi này của ĐBSH vẫn là thấp. Về phân bố lực lượng lao động, mặc dù là vùng có tốc độ thị dân hóa cao nhất trong cả nước, song là hệ quả của sự phân bố dân cư, lực lượng lao động vùng ĐBSH tập trung chủ yếu ở nông thôn với tỷ lệ cao hơn mức bình quân cả nước. tỷ lệ lao động khu vực nông thôn là 74,33% tỷ lệ lao động khu vực thành thị là 25,67%. Trong khi đó , tỷ lệ lao đông khu vực thành thị cả nước là 28,38%. Chất lượng của lực lượng lao động vùng đồng bằng sông Hồng đang ngày càng được nâng cao tạo ra tiềm năng và thế mạnh của vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của nguồn lao động là trình độ học vấn. Đồng bằng sông Hồng là nơi có tỷ lệ lao động đạt trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông cao nhất, chiếm gần 22%. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động vùng ĐBSH đứng thứ hai trong số các vùng, chỉ xếp sau vùng Đông Nam Bộ. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đều cao hơn mức bình quân cả nước, đặc biệt là tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên. Biểu 3: tỷ lệ lao động có việc làm tại thời điểm 1/7 theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2008      (đơn vị %) Chưa qua đào tạo Sơ cấp có chứng chỉ Công nhân có kỹ thuật Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng ,đại học trở lên Cả nước 74.9 7.4 6.0 5.0 6.7 Đồng bằng Sông Hồng 67.4 10.2 7.6 6.1 8.7 Hà nội 47.5 7.3 9.6 9.8 25.8 Hà tây 73.1 11.0 5.0 5.4 5.5 Hải phòng 56.7 15.4 10.2 7.4 10.3 Vĩnh phúc 74.7 8.2 6.3 5.9 4.9 Bắc Ninh 61.8 19.3 6.1 7.1 5.7 Hải Dương 74.3 7.2 8.2 4.3 6.0 Hưng Yên 74.8 10.8 5.9 4.4 4.1 Hà Nam 76.6 9.3 5.8 4.6 3.7 Nam Định 72.7 12.3 7.8 3.2 4.0 Thái Bình 69.5 13.8 7.5 4.5 4.7 Ninh Bình 80.4 1.4 5.8 6.5 5.9 Quảng Ninh 67.1 3.2 11.6 9.8 8.3 (nguồn : Niên giám thống kê Lao động, người có công với xã hội 2008) Hà nội có số lượng lao động có trình độ cao đẳng và đại học trỏ lên chiếm ¼ , đây là mức kha cao . Tuy nhiên, với tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo lên tới gần 50% , trình độ người lao động của thủ đô như vậy còn quá thấp , chưa xứng tầm là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. 2.1.3. Thực trạng việc làm ở khu vực nông thôn đồng bằng Sông Hồng Theo Niên giám thống kê 2008 , tỷ lệ thất nghiệp lực lượng lao động khu vực ĐBSH là 6,85%, trong đó tại thành thị là 2.13% và nông thôn là 8,23%. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm của cả nước là 5,1% tại thành thị là 2,34% nông thôn là 6,1%. Như vậy, so với cả nước , tỷ lệ lao động thiếu việc làm của vùng cũng cao hơn rất nhiều, và so với các vùng khác, đây là vùng có tỷ lệ lao động thiếu việc làm cao nhất cả nước. Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng ĐBSH theo Niên giám thống kê 2008 la 43.707 doanh nghiệp, chiếm tới 28% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. trong đó số doanh nghiệp có quy mô dưới 10 người lao động là 21.899 doanh nghiệp, quy mô lao động 10 – 20 người là 20.113 danh nghiệp. Số doanh nghiệp có quy mô lao động lớn hơn từ 200 người trở lên còn ít, chỉ chiếm chưa tới 4%. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở vùng ĐBSH tại thời 31/12 hàng năm trung bình mỗi năm tăng khoảng 150.000 người. So với mặt bằng cả nước, số lao động việc làm trong các doanh nghiệp ở vùng ĐBSH năm 2007 chiếm khoảng 27% số lao động làm việc trong doanh nghiệp trên cả nước. Biểu 4: Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở vùng ĐBSH (Đơn vị : người) 2004 2005 2006 2007 Cả nước 5.770.671 6.237.696 6.715.166 7.382.160 Đồng bằng Sồng hồng 1.597.790 1.728.579 1.878.128 2.074.659 Hà nội 778.421 835.985 886.913 944.569 Hà tây 72.641 76.356 80.157 87.739 Vĩnh phúc 36.227 46.265 60.399 73.120 Bắc ninh 44.445 51.439 59.287 70.420 Quảng Ninh 140.290 157.542 160.198 169.762 Hải Dương 71.736 83.269 96.543 120.299 Hải Phòng 219.225 222.539 237.731 264.170 Hưng Yên 51.496 59.120 67.197 80.888 Thái Bình 62.150 60.689 68.030 71.074 Hà nam 19.886 22.557 28.685 34.438 Nam Định 63.337 70.690 86.043 104.043 Ninh Bình 37.936 42.128 46.945 54.137 (nguồn Niên giám thống kê năm 2008) Bên cạnh việc tính đến số người lao động không có việc làm, tỷ lệ lao động thiếu việc làm, ta cần tính đến số người lao động không có việc làm, ta cần tính đến chất lượng và giá trị của việc làm mà lao động vùng ĐBSH đang có. Trong khuôn khổ chuyên đề này, không có đủ thông tin để đánh giá chất lượng và giá trị việc làm của toàn bộ lao động bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau,cả nông nghiệp và phi nông nghiệp. chuyên đề này chỉ ra một vài thông tin về chất lượng và giá trị việc làm của nông dân vùng ĐBSH . theo đó, để đánh giá chất lượng và giá trị việc làm của nông dân, cần dựa trên các tiêu chí chủ yếu như:(1) giá trị sản suất trên một ha đất nông nghiệp( giá trị này càng lớn thì năng xuất sản xuất nông nghiệp càng cao), (2) thu nhập bình quân một năm của hộ gia đình nôn dân(thu nhập bình quân một năm của hộ gia đình nông dân càng cao có nghĩa là việc làm và chất lượng càng lớn),(3) chỉ tiêu về giá tiền công trên địa bàn( phần nào cũng phản ánh chất lượng và giá trị việc làm, trong điêu kiện lao động dư thừa đang tăng nhanh thì địa phương nào có giá tiền công lao động cao, chứng tỏ nơi đó đòi hỏi việc làm có chất lượng và giá trị cao hơn). Giá tri và chất lượng việc làm của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng đang có xu hướng tăng lên, thu nhập của nông dan trong vùng tăng lên theo các năm. Hiện nay ở nhiều địa phương trong vùng , nhiều hộ nông dân đã đạt mức thu nhập bình quân 50 triệu đồng/ hộ/ năm; thậm chí nhiều hộ thu nhập đạt hang trăm triêu đồng/ năm. Tóm lại , tình hình lao động việc làm của người dân vùng ĐBSH trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 2.1.4. Về cơ cấu lao động khu vực ĐBSH Cơ cấu lao động việc làm của vùng đồng bằng sông Hồng đang có xu hướng dịch chuyển theo hướng tích cực : giảm dần tỷ trọng việc làm trong nông, lâm ngư nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng việc làm trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Trong giai đoạn 2006-2009 , lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, là vùng có số lượng lao động nông nghiệp giảm mạnh nhất trong cả nước. Về lao động làm các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp ở nông thôn, vùng ĐBSH là vùng có sự gia tăng mạnh nhất, trong 4 năm 2006-2009 đã tăng thêm 430 nghìn lao động, chiếm gần 40% tổng số 1,12 triệu người tăng thêm của cả nước. Như vậy, sự chuyển dịch về cơ cấu lao động chưa tương thích với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua. Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong GDP. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng lao động ở khu vực nông thôn, nông nghiệp thấp và càng tạo sức ép về giải quyết việc làm ở khu vực này. 2.1.5. Về phân bố lao động. Việc phân bố lao động giữa các ngành, các vùng, các khu vực kinh tế phản ánh lực lượng lao động được tập trung chủ yếu ở khu vực trong nông thôn nông nghiệp. Lao đọng khu vực thành thị, ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ chưa pháp triển. Tổng sản phẩm GDP do ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn 57,37%, ngành công nghiệp xây dựng 12,63% và thương mại dịch vụ 30% đã phản ánh sự phát triển kinh tế còn lạc hậu và mang nặng tính tự cung, tự cấp cao, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như yêu cầu phát triển xã hội của tỉnh . 2.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG 2.2.1. Đất trật, dư thừa lao động Tính đến thời điểm 2009 vùng ĐBSH có diện tích tự nhiên là 21.049km2, nhỏ nhất trong các vùng của cả nước( chiếm 6.4% diện tích so vớ cả nước). với dân số 19,655 triệu người, vùng ĐBSH có mật độ dân số cao nhất trong cả nước ,934 người/km2 (gấp 3,57 lần so với cả nước 1,57 lần so với vùng đứng thứ hai – vùng ĐNB) và là một trong những vùng nông thôn có mật độ dân số cao nhất thế giới. trong 8 tỉnh , thành phố của cả nước có mật độ dân số trên 1000 người/km2 thì riêng vùng ĐBSH đã có 7 tỉnh, thành phố; 2 trong 4 tỉnh thành còn lại cũng có mật độ dân số gần 1000 người/km2. Diện tích đất đang sử dụng của vùng DDBSH khoảng hơn 1655 nghìn hecta, chiếm gần 79% diện tích tự nhiên của vùng, thấp hơn với bình quân chung của cả nước(7,89%). Tuy nhiên của vùng trên thực tế chỉ có tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng là có tỷ lệ đất sử dụng dưới 80%, còn các địa phương khác trong vùng đều có mức trên 80%, thậm chí có tỉnh trên 88%(như Vĩnh Phúc)và cao hơn nhiều so với bình quân của cả nước. bình quân đất nông nghiệp trên đầu người của vùng ĐBSH rất thấp, chỉ có 480m2/ người, bằng 41% so với bình quân chung cả nước và thấp nhất so với các vùng khác trong nước. tỷ lệ dân cư đô thị so với tổng số dân số của vùng ĐBSH thấp hơn so với tỷ lệ bình quân cả nước(27,3% so vơi 28,1%). Riêng 4 tỉnh phía Nam vùng ĐBSH, tỷ lệ dan đô thị mới đạt hơn 12,7% , chưa bằng một nửa so mức bình quân chung cả nước. Trong khi mỗi ha đất canh tác nông nghiệp của cả nước phải nuôi 6,4 người( ở nông thôn) thì ĐBSH là 15,7 người; cứ 1 ha đất nông nghiệp của cả nước có 2,7 lao động nông nghiệp thì ĐBSH chứa tới 6,2 lao động. Cứ 1ha ruộng canh tác lúa, bình quân cả nước có 6 lao động làm việc thì ĐBSH là 9 người. như vậy, ở những vùng thuần nông và độc canh cây lúa nước, mỗi lao động nông nghiệp 1 năm chỉ vật lộn với mảnh đất 111m2. Sự hình thành của vùng ĐBSH có lịch sử hàng nghìn năm qua quá trình bồi đắp của các dòng sông. Như vậy về mặt địa chất ,để có được 15.000km2 mặt đất đồng bằng châu thổ Sông Hồng thì tự nhiên phải mất 6000 năm. Để có được một vùng ĐBSH với nền văn minh lúa nước như hiện nay, thì theo các nhà khảo cổ,”ĐBSH được khai thác từ giai đoạn Phùng Nguyên cách đây 4000 năm vì các di chỉ Phùng Nguyên được tìm thấy ở Vĩnh Phú, Hà Bắc,Hà Tây, Hà nội và Hải Phòng”. Tuy nhiên,cũng có ý kiến cho rằng là việc khai thác thật sự châu thổ Sông Hồng có lẽ muộn hơn vào giai Đông Sơn (3000 năm trước). Trong khi đó mặc dù có chất lượng lao động khá nhất trong cả nước ở một số lĩnh vực, nhưng nhì chung, chất lượng lao động của vùng chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Hầu hết các chủ đầu tư FDI khi đầu tư vào các KCN,KXC phải mất vài tháng đào tạo đối với các lao động không phức tạp hoặc phải cử các lao động có trình độ kỹ thuật đi tu nghiệp tại nước ngoài. Điều này đã làm tăng chi phí vàn thời gian đối với các công ty muốn đầu tư vào vùng và làm giảm tính hấp dẫn của vùng. Các lao động trong vùng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như lắp ráp máy móc, hoặc tham gia vào những ngành sản xuất có tiền lương thấp như dệt may , da giầy.. 2.2.2. Kết cấu hạ tầng kém So với các vùng khác , vùng ĐBSH tuy có lợi thế vè các công trình hạ tầng được đầu tư nhiều , tuy nhiên đa số lạo rất khó cải tạo, nâng cấp và mở rộng. nguyên nhân chủ yếu là so việc quy hoạch không hợp lý và thiếu diện tích đồng thời rất tốn kém khi phải đền bù tiền giải phóng mặt bằng. Thêm vào đó, một số các công trình hạ tầng đáp ứng cho các khu công nghệ cao. Hiện tại vùng chưa có công viên phần mềm hoặc công viên Silicon như Vùng Đông Nam Bộ . nhiều khu đô thì mới nhanh chó xuống cấp và thiếu các khu dịch vụ hoặc các kết cấu hạ tầng xã hội đi kèm nên đã không phát huy được hiệu quả. Các công trình thủy lợi đều xuống cấp trầm trọng, nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc thoát nước, tưới nước cũng như cản trở giao thông thủy đặc biệt ở khu vực nông thôn, dông ngòi thì bị bồi lấp có nơi đến 1,3m . các trạm bơm cũ kỹ da số xây dựng từ những năm 60 70 của thế kỷ trước. cá biệt có công trình như cống Liên Mạc , cống Liễn Sơn (Vĩnh Phúc) vận hành tử thời Pháp. Đây là lý do khiến vựa lúa lớn thứ hai của cả nước liên tục chịu cảnh hết hạn lại ngập. hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cũng xuống cấp nghiêm trọng ở nhiều đoạn và gặp nhiều khó khăn trong việc diều tiết thủy nông và giao thông thủy. Vùng ĐBSH hiện chưa có sân bay quốc tế lớn tương xứng với tàm vóc của thủ đô của một quốc gia 100 triệu dân trong tương lai gần. thêm vào đó, với vị thế là một vùng đầu mối , có sản xuất lớn, có bờ biển không ngắn, có khả năng phát triển cảng nhưng hiện vùng chưa có cảng biển lớn có khả năng trung chuyển quốc tế cà đang là một hạn chế rất lớn đối với đối với sự phát triển. ngoài ra, hệ thống vận tải chưa được tổ chức và vận hành đồng bộ, gây cản trở cho việc thông thương và giải phóng hàng hóa tại các cảng. tại thời điểm hiện tại, những kế hoạch xây dựng đường cao tốc mới bắt đầu được thực hiện xây dựng và cần phải 10 năm nữa hầu hết các tuyến đường cao tốc này mới đi vào sử dụng. Giao thông đô thị hiện là một trong những vấn đền lớn. vùng ĐBSH có số lượng xe gắn máy trên đầu người cao và vẫn còn có xu hướng tiếp tục tăng lên. Tính đến năm 2008 , riêng số xe máy đăng ký ở Hà Nội là hơn 2,4 triệu xe máy. ở các đô thị trong vùng m đa số người dân sử dụng xe gắn máy. ở Hà Nội, đang có xu hướng chuyển từ xe gắn máy sang xe ô tô và số xe ô tô hiện lên đến 220 nghìn chiếc xe. Các điểm đỗ xe gắn máy và xe hơi đã lấn chiếm đáng kể lối đi dành cho người đi bộ. mặc dù tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Hà Nội chưa đến mức trầm trọng như một số đô thị trên thế giới nhưng cũng dã bắt đầu gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế. theo báo cáo, ở Hà Nội( chưa mở rộng) diện tích đường quá nhỏ , chỉ chiếm khoảng 6.8% diện tích đô thị, trong khi trung bình thế giới là 15-20%. Trên thực tế , không gian giao thông vẫn đang bị chiếm con đường trong đô thị , ven đô thị. Trong các làng và đường nội đô bị giảm hiệu suất sử dụng do vi phạm hành lang giao thông. Mật độ dân số quá cao ở nông thôn dẫn đến rất căng thảng về việc làm và với một diện tích nhỏ hẹp, dân số đông nên việc bố trí không gian lãnh thổ của vùng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc phát triển, xây dựng thêm các trục đường giao thông, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu đô thị. Tiền bồi thường khi giải phóng mặt bàng thường rất cao , có những công trình tiền bồi thường giải phóng mặt bằng gấp tới 2-8 lần tiền xây dựng đã góp phần tăng chi phí xây dựng cho các công trình. Để phất triển, ĐBSH bắt buộc đi vào chiều sâu, phải chồng GDP lên một không gian nhỏ bé. Giá đất tại hà nội và vùng lân cận rất đắt. ước tính gần đây cho thấy giá một mét vuông đất ở Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận cao gần bằng Nhật Bản, trong khi thu nhập quốc dân đầu người chỉ chưa bằng 2% của Nhật Bản. đây là một biến dạng kinh khủng gây khó khăn cho quá trình phát triển hợp lý của công nghiệp và đô thị hóa… điều này gây ra rất nhiều khó khăn. Nông dân không muốn giao đất theo mức đền bù dựa trên giá trị cũ là đát nông nghiệp thường chỉ chưa đầy 1 đola/m2- mà chỉ muốn bán với giá đất phi nông nghiệp. ngay ở các tỉnh mức giá này cũng có thề lên tới 100 đô la 1 m2 và đôi khi tới trên 1000 usd. Khó khăn về đền bù đã dẫn đến những trì hoãn và tranh chấp kéo dài ở các tỉnh quanh Hà Nội- những vấn đề đó có thể làm trì trệ đầu tư và tăng trưởng… chi phí cho nhà ở và chi phí cho các doanh nghiệp mới thành lập tăng lên 2.2.3. Cơ cấu ngành nghề chưa hiện đại ,trình độ công nghệ thấp. Hiện nay theo các cuộc điều tra riêng rẽ, tỷ lệ công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp trong vùng hiện chua được 3% , tỷ lệ tự động hóa dưới 10% ,…nhìn chung hiệu quả sản xuất trong vùng còn tương đối thấp ở trong nhiều lĩnh vực, cụ thể là năng suất ruộng đát thấp, tiêu hao điện cao , năng suất lao động các ngành thấp, hệ số ICOR cao, xuất khẩu ròng thấp (khoảng 30-35%)…trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý của các cơ sở sản xuất còn thấp xa so với khu vực và thế giới, các sản phẩm vông nghiệp chủ yếu đều thuộc nhóm thay thế nhập khẩu, chu kỳ sản phẩm ngắn ,năng lực cạnh tranh yếu. đi liền với tình trạng đó là phát triển chưa bền vững và khả năng cạnh tranh thấp. các dịch vụ hỗ trọ doanh nghiệp còn yếu. trong nền kinh tế thị trường , các cơ sở kinh doanh đều rất cần các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp từ phía các cơ quan công quyền cũng như một thể chế hỗ trọ thị trường mà dựa vào đó, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như hỗ trộ thông tin , hỗ trợ pháp lý, tư vấn… vùng ĐBSH với các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng Hạ Long, có thể có thể coi là những nơi có các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khá hơn nhiều vùng khác , nhưng so với yêu cầu phát triển và hội nhập thì còn yếu. quán tính của cơ chế kế hoạch hóa tập trung có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình hình này. Giai đoạn vừa qua , trong khi các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị phát triển nhanh nhưng công tác quản lý và quy hoạch phát triển các khu này còn nhiều bất cập , chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh cả về kinh tế lẫn xã hội. nếu xét về quy mô, vùng ĐBSH hiện có số khu công nghiệp, khu chế xuất đứng thứ hai trong cả nước nhưng nếu xét về số lao động trên 1ha diện tích đất tự nhiên của khu công nghiệp, khu chế xuất thì ĐBSH thấp hơn trung bình chung của cả nước và thấp hơn các vùng ĐNB, ĐBSCL và Bắc Bộ, Duyên Hải Trung Bộ. nhiều vấn đề liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạo công ăn việc làm, quy hoạch kiến trúc đô thị,vv… đang được đặt ra cần phải có những nghiên cứu hoàn chỉnh, tổng thể nhằm giải quyết những yếu kém bất cập 2.2.4. Tổ chức lãnh thổ còn bộc lộ nhiều bất cập Sự phối hợp liên tỉnh chưa đảm bảo phát triển cân đối và hài hòa trong toàn vùng. Chế độ KHH tập trung gây ra tình trạng trì trệ kéo dài , tâm lý ỉ lại, thụ động, tình trạng hành chính hóa , cát cứ địa phương ở vùng ĐBSH rất nặng nề , là một chướng ngại cực lớn đối với quá trình đổi mới và mở cửa , chuyển đổi cơ chế kinh tế hiện nay. Từng tỉnh là một đơn vị kinh tế- xã hội độc lập. sự liên động trong vùng,do đó ,thiếu bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau,chưa tạo thành được một sức mạnh tổng hợp làm cơ sở cho tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó sự chênh lệch giàu nghèo của Vùng Đồng bằng sông Hồng là rất lớn,đặc biệt giữa hai tiểu vùng: Vùng KTTĐ Bắc Bộ và Vùng Nam ĐBSH. Các tỉnh, thành phố ở phía Bắc vùng ĐBSH có các thành phó lớn như Hà Nội. Hải Phòng Hạ Long là những trung tâm thương mại và giao lưu quốc tế của vùng và cả nước; là địa bàn tập trung lớn các ngành công nghiệp và dịch vụ tập trung phần lớn cán bộ khoa học, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu của vùng. Trong khi đó . tiểu vùng phía Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển rất ít các trung tâm phát triển . hiện nay tiểu vùng Bắc ĐBSH chiếm tới 83,6% trong tổng GDP của vùng; DGP bình quân đầu người , đạt gần 1200 USD gấp 1,2 lần cả vùng ĐBSH và gấp gần 2 lần của các tỉnh Nam ĐBSH ; thu ngân sách trên 1 đồng GDP gấp 1,1 lần cả vùng ĐBSH và gấp 1,8 lần so các tỉnh phía Nam vùng ĐBSH,xuất khẩu bình quân đầu người gấp 1,3 lần cả vùng ĐBSH và gấp 4,8 lần vùng Nam ĐBSH. Các tỉnh Nam vùng ĐBSH có mức thu ngân sách thấp, thu không đủ chi.( hàng năm nhận trợ cấp của trung ương khoảng 70-80%) Mặc dù tỷ lê của đô thị của vùng ĐBSH thấp hơn so cả nước nhưng tốc độ đô thị hóa lại nhanh nhất cả nước (9,2% trong thời kỳ 2006-2009). Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa nhanh do các quyết định hành chính là chủ yếu nên thục tế, đô thị trong Vùng chỉ có sự chuyển biến về lượng nhưng lại gần như không có nhiều sự thay đổi về chất . thêm vào đó , hầu hết các trung tâm phát triển đểu bám dọc đường giao thông còn lại các khu vực xa các tuyến lộ kém phát triển. do các đô thị phình to theo quy mô, theo chiều tồng mà chưa phát triển theo chiều sâu nên tốn nhiều diện tích tại một vùng đất có mật độ dân cư cao nên chưa phát huy đầy đủ thế mạnh của vùng đồng bằng châu tổ trù phú nhất ở phía bắc. ngoài ra, vùng ĐBSH đang xảy ra tình trạng các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất bia, xi măng ở hầu hết các tỉnh phát triển tràn lan,thiếu tính quy hoạch, thiếu tính hệ thống, và không tuân theo lợi thế so sánh của từng tỉnh. Các tuyến đường liên tỉnh thường được xây dựng tốn nhiều thời gian và thường tắc ở các điểm giao giữa các tỉnh. PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐBSH 3.1.1. Quan điểm về việc làm Mọi hoạt đông lao động tạo nguồn thu nhập , không bị pháp luật nghiêm cấm đều được thừa nhận là việc làm: Điều 13 Bộ luật lao động xác định: “ Mọi hoạt động lao động tạo nguồn thu nhập , không bị phấp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Với quy định trên thì tất cả những người làm việc ở các thành phần kinh tế, trong cơ quan Nhà nước, Đảng , đoàn thể các tổ chức xã hội trường học hoặc tại gia đình đều được coi là việc làm 3.1.2. Giải pháp việc làm được coi là nhiệm vụ chiến lược lâu dài,mang tính cấp bách Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, vừa mang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng , toàn dân, của các cấp , các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và của chính người lao động. Nhàn nước, các cấp có trách nhiệm xây dựng chương trình giải quyết việc làm hang năm và từng thời kỳ, đề ra các chỉ tiêu tạo việc làm, các giải pháp thực hiện , có hệ thống các chính sách ưu đãi khuyến khích có liên quan đến tạo nhiều chỗ việc làm mới thu hút lực lượng lao động và có trách nhiệm đối với người lao động 3.1.3. Gắn giải pháp việc làm với quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết việc làm phải gắn với quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải căn cứ vào 2 chỉ tiêu chủ yếu đó là hiệu quả kinh tế và chỗ làm mới để lựa chọn các dự án phát triển kinh tế. Giải quyết việc làm phải gắn liền với việc không ngừng nâng cao chất lượng lao động , do đó phải xây dựng kế hoạch đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay. 3.2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 3.2.1. Mục tiêu chung : Từ những quan điểm trên, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của khu vực năm 2006 đến năm 2009 mục tiêu chung giải quyết việc làm là : phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lục đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo mở việc làm mới đảm vảo việc làm cho người lao động có nhu cầu làm việc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp việc làm cho lao động nông thôn khu vực đồng bằng Sồng Hồng.DOC
Tài liệu liên quan