Chuyên đề Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN 4

 I.TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 4

1. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ . 4

1. Khái niệm và ý nghĩa hoạt động kinh tế 4

2. Vai trò 5

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích 6

 II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 7

 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 8

 2. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 12

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY NẠO VÉT VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG THUỶ 1 166

A. THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA CÔNG TY. 166

1. Về tổ chức. 166

2. Về lao động. 166

3. Đổi mới và sắp xếp phát triển doanh nghiệp nhà nước của công ty Nạo vét và xây dựng đường thuỷ I 18

4. Kế hoạch đầu tư thiết bị: 18

5. Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức công ty. 19

6. Một số kiến nghị. 20

7. Vai trò nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. 21

8. Những thuận lợi và khó khăn trong một vài năm gần đây. 22

B. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA CÔNG TY 23

I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CHI PHÍ - LỢI NHUẬN. 23

1. Phân tích chỉ tiêu chi phí. 23

2 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận. 27

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ DOANH THU. 33

1. Phân tích tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh. 33

2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu. 40

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG 46

1.Mục đích và ý nghĩa. 46

2. Kế hoạch lao động và đơn giá tiền lương. 47

3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu lao động - tiền lương. 53

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NẠO VÉT VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG THUỶ 58

I. MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU CỦA CÔNG TY. 58

1. Các chỉ tiêu kết hoạch trong năm 2003. 58

2. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty 58

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY NẠO VÉT XÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG THUỶ. 59

1. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường. 59

2. Tăng cường quản lý kỹ thuật nâng cao chất lượng công trình. 60

3. Hoàn thiện tổ chức và quản lý các dư án đầu tư. 51

4. Biện pháp về đổi mới công nghệ. 61

5. Biện pháp về đào tạo cán bộ. 62

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phí để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó nâng cao lãi trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời từ việc phân tích này giúp ta they được mức độ ảnh hưởng của trong đơn vị đến tổng chi phí trong toàn công ty. Xác định được trong điểm của sự tăng chi phí giữa hai năm từ đó có biện pháp quản lý hữu hiệu trong năm tới. Việc phân tích này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định mức độ chi phí hoạt động kinh doanh vè chi phí hoạt động khác. Từ đó có căn định mức và xây dung định mức chi phí cho từng loại chi phí. Cũng từ đây xác định từng loại chi phí trong công ty, chi phí nào đúng mục đích, đúng chế độ, chi phí nào không đúng mục đích, chế độ và vượt quá tiêu chuẩn cho phép đã có biện pháp khắc phục kịp thời và quản lý tốt trong những năm sau. Qua việc phân tích ta có thể đánh giá được trình độ quản lý của công ty trong cơ chế thị trường, mức độ thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước, kết quả sản xuất kinh doanh của trong kỳ, trong năm. 1.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí. Để xác định đúng nguyên nhân trọng tâm của việc tăng hay giảm chi phí của Công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ 1trong những năm qua ta lần lượt phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu này ở các đơn vị trong công ty. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy năm qua chi phí của công ty tăng lên nhưng tăng do yếu tố nào, nguyên nhân nào ta lần lượt xét ở các đơn vị, *Tại Xí nghiệp tàu Cuốc: Ta thấy năm 2201 mức chi phí ở đây là 8,775 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 38,47% trong tổng chi phí toàn công ty. Sang năm 2002 mức chi Đơn vị triệu đồng Mức độ ảnh hưởng - 2,272 5,742 14,543 5,405 Bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí Chênh lệch - 699 1.766 4.482 1.668 %So sánh - 7,95 19,15 70,16 25,8 Năm 2002 Tỷ trọng 21,23 28,85 28,55 21,37 Chi phí 8.083 10.987 10.870 8.133 38.073 Năm 2001 Tỷ trọng 28,46 29,9 20,7 20,94 Chi phí 8.782 9.221 6.388 6.465 30.856 Đơn vị XN XN tàu Cuốc XN tàu hút sông biển XN tàu hút sông I XN tàu hút sông II Tổng chi STT 1 2 3 4 phí là 8,174 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 21,23% trong tổng chi phí toàn công ty.Như vậy mức chi phí năm 2002 đã giảm 5,3% so với năm 2001 tương ứng với mức chênh lệch là 0,601 tỷ đồng. Nó ảnh hưởng tới tổng chi phí ở mức độ tương đối là -2,273%. Nguyên nhân của sự giảm này là do năm 2002 khối lượng nạo vét giảm hơn so với năm 2001 nên chi phí cho sản xuất giảm xuống vì nó giảm nguyên nhiên vật liệu, tiền lương... Nhưng thực chinh là do ở tại xí nghiệp này đã có sự giảm đi một số phương tiện sản xuất lên tất cả các chi phí khác giảm theo. *Đối với Xí nghiệp tàu hút sông biển, ta thấy năm 2001 mức chi phí cho sản xuất là 9,214 tỷ đồng tương ứng chiếm tỷ trọng 22,87% , sang năm 2002 mức chi phí là 10,98 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28,85%. Như vậy năm 2002 chi phí đã tăng 19,16% so với năm 2001 tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 1,766 tỷ đồng và nó ảnh hưởng đến tổng chi phí ở mức độ tương đối là 5,792%. Nguyên nhân của sự tăng này là do khối lượng nạo vét tăng hơn so với năm trước , đồng thời ở đây điều động thêm một số phương tiện khác nên số chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cho phương tiện này về nhiên liệu, vật liệu, tiền lương, ngoài ra xí nghiệp còn sửa chữa lại một số trang thiết bị đã cũ. Như vậy tại xí nghiệp này tăng chi phí cũng là do tự tăng về phương tiện sản xuất nên làm chi phí tăng theo nhưng so sánh về tỷ trọng tổng chi phí của toàn công ty có sự giảm về tỷ trọng. *Xét ở xí nghiệp tàu hút sông 1: Ta thấy năm 2001 có số chi phí là 6,318 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 21,71% và sang năm 2002 mức chi phí là 10,282 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 28,56% so với tổng chi phí phí năm 2002 của toàn công ty. Năm 2002 mức chi phí so với năm 2001 tăng 70,2%, như vậy mức tăng chi phí này so với năm 2002 là rất lớn tương ứng với mức chênh lệch 4,481 tỷ đồng. Nó làm ảnh hưởng đến tổng chi phí ở mức tăng tương đối là 14,54%. Vì sao có nguyên nhân tăng như vậy là do ở xí nghiệp này có khối lượng nạo vét tăng nhiều nhất trong toàn công ty do đó chi phí cho sản xuất sản phẩm tăng lên và tất cả các chi phí khác đều tăng lên để có khối lượng nạo vét và doanh thu tăng lên. Ngoài ra công ty còn đầu tư mua mới một số trang thiết bị mới và nâng cấp một số thiết bị cũ. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy nguyên nhân làm cho tổng chi phí của toàn công ty tăng lên chính là do đơn vị này có ảnh hưởng mức tăng lớn nhất 14,543%. *Còn tại xí nghiệp hút sông 2: Ta thấy năm 2001 chi phí cho hoạt động là 6,458 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 20,95%. Sang năm 2002 mức chi phí là 8,134 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 21,36%. Như vậy mức chi phí năm 2002 so với năm 2001 mức tăng tương đối là 25,8% và mức tăng tuyết đối là 1,666 tỷ đồng và nó làm ảnh hưởng đến tổng chi ở mức tương đối là 5,405%. Có sự tăng này là do nguyên nhấn không ngoài khác nguyên nhân chính là do có sự tăng về khối lượng trong năm nay. Chính vì thế mà nó làm cho chi phí về tiền lương, nhiên liệu, vật liệu… và các chi phí khác tăng lên dẫn đến mức độ chi phí của xí nghiệp này tăng lên. Cũng tại xí nghiệp này chi phí cũng góp phần làm cho tổng chi phí tưng ở mức tương đối là 5,405%. 1.3 Nhận xét. Nhìn chung năm qua công ty mức chi phí tăng lên 23,42% ứng với mức chênh lệch tăng là 7,312 tỷ đồng. Chi phí của công ty tăng lên thể hiện sự đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty đã có sự phát triển tăng về khối lượng nạo vét, doanh thu tăng. Mức độ chi phí thấp hơn mức độ tăng doanh thu điều đó chứng tỏ năm qua công ty làm ăn có lãi. Do có sự chi phí hợp lý các khoản chi mà lợi nhuận tăng lên mà hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng lên. Xét về công tác quản lý chi phí ta thấy so với năm 2001 thì năm 2002 mức chi phí đã giảm đi trong tỷ trọng doanh thu nhưng ở mức độ giảm chưa nhiều. 2 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận. 2.1 Mục đích và ý nghĩa. Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiện của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện của kết quả sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt độ của doanh nghiệp. Phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như: lao động, vật tư, tài sản cố định v v.. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước, thông qua thu thuế lợi tức, trên cơ sở đó giúp cho nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội. Một bộ phận lợi nhuận khác được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống các bộ công nhân viên. Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn Lợi nhuận là một trong những mục tiêu kinh tế cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp. Có thể nói mọi hoạt động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh suy cho cùng đều hướng vào mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhất phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá trước hết thông qua lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh này càng cao và ngược lại. Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ được hình thành từ kết quả của 3 loại hoạt động chủ yếu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường . Tại Công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ 1 lợi nhuận được hình thành từ kết quả kinh doanh do quá trình sản xuất nạo vét mang lại. Việc phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận nhằm so sánh hiệu quả của quá trình năm trước so với năm sau, xem xét khả năng và hiệu quả của việc sử dụng vốn, hiệu suất vốn. Từ việc phân tích chỉ tiêu này nhằm đánh giá mức độ làm nghĩa vụ với nhà nước và việc thực hiện trích lập các quỹ, qua đó ta thầy được mức độ đầu tư phát triển công nghệ và điều kiện trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn thấy được mức độ bù đắp tổn thất thiệt hại về tài sản mà doanh nghiệp phải chịu trong kinh doanh hoặc trợ cấp một việc làm cho người lao động thường xuyên trong doanh nghiệp. Qua việc phân tích chỉ tiêu này giúp ta thấy được việc lập các quỹ. Phân phối lợi nhuận của công ty có đúng chế độ chính sách hay không. Doanh nghiệp có quan tâm đến việc chi phí cho người lao động học tập nâng cao tay nghề, có sự đầu tư thường xuyên chú trọng trong công việc đổi mới và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới hay không. Qua việc phân tích này chúng ta biết công ty có quan tâm tích kiệm chi phí để mang lại nhiều lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, đồng thời đánh giá được việc thực hiện quỹ tiền của năm trước và năm sau. Qua đây cho ta thấy được mức độ thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước tại công ty, ta có thể đánh giá được mức độ và hiệu suất sử dụng vốn của công ty để có nhận xét đúng về hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm qua. 2.2 Tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận. Phân tích chung tình hình lợi nhuận Cũng như các nội dung phân tích khác, phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp được tiến hành từ phân tích chung nhằm đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận đến phân tích chi tiết nhằm đánh giá sâu sắc hơn tình hình và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ tiêu phân tích thường được sử dụng là ‘Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ’. Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm cả lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Chỉ tiêu này có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế nhưng thông thường được phân tích với chỉ tiêu lợi nhuận thuần trước thuế (ký hiệu LTDN) Bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận Mức độ ảnh hưởng - 0.1605 - 96.54 - 51.03 216.01 Chênh lệch - 45.28 - 272.32 - 143.966 610.84 % So sánh - 16.67 - 216.26 -111.17 150.91 Năm 2002 Tỷ trọng 52.11 - 33.93 - 3.35 85.17 Lợi nhuận (tr đ) 224.82 - 146.4 - 14.466 367.414 431.368 Năm 2001 Tỷ trọng 95.77 44.65 45.91 - 86.33 Lợi nhuận (tr đ) 270,1 215.92 129.5 - 243.4 282.12 Đơn vị XN XN tàu Cuốc XN tàu hút sông biển XN hút sông I XN hút sông II Tổng cộng STT 1 2 3 4 LTDN = LT + LTTC + LTBT Qua bảng phân tích chỉ tiêu lợi nhuận ta thấy nhìn chung năm qua công ty có lợi nhuận cao hơn năm trước xét trên toàn lĩnh vực công ty. Nhưng lợi nhuận ở từng xí nghiệp có sự chênh lệch quá cao chỉ duy nhất có một đơn vị là có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.Ta đi xét ở từng đơn vị một. *Tại xí nghiệp tàu Cuốc: Thu nhập đạt mức 270,1 triệu đồng chiếm tỷ trọng thu nhập toàn công ty là 95,77% năm 2001. Nhưng sang năm 2002 lợi nhuận đạt mức 224,82 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,11%. Như vậy năm 2002 lợi nhuận chỉ đạt 83,24% so với năm 2001 tức mức lợi nhuận giảm xuống 16,67% tương ứng với mức chênh lệch là - 45,28 triệu đồng nó làm ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận ở mức tương đối là 0,1605% . Nguyên nhân có sự giảm này là do doanh thu ở đây bị giảm mặc dù vẫn có lãi, mức chi phí ở xí nghiệp này chiếm tỷ trọng thấp so với các xí nghiệp khác như hiệu suất chi phí cần giảm hơn năm 2001 nhưng vì do doanh thu thấp mà nguyên nhân là do khối lượng nạo vét giảm. Nhưng khối lượng nạo vét giảm là do ở đây giảm đi một số phương tiện vì vậy làm cho lợi nhuận giảm đi. Xét về mức độ lãi theo doanh thu thì năm 2001 mức độ lãi cao hơn năm 2002 vì hiệu suất trên doanh thu năm 2001 là 0,0298 nhưng năm 2002 là 0.02709. *Xét ở xí nghiệp tàu hút sông biển: Năm 2001 mức lợi nhuận đạt là 125,92 triệu đồng nhưng sang năm 2002 mức lợi nhuận đạt –146,4 triệu đồng . Như vậy sang năm 2002 tại xí nghiệp này làm ăn không có lãi. Nguyên nhân này là do ở đây một số phương tiện được điều động vào phía nam khai thác, do công tác vận chuyển phương tiện từ phía bắc vào phía nam phức tạp, chi phí cho sự vận chuyển ống, tháo nắp nên chi phí lớn, vào đến phía nam lại chưa ổn định được công suất do đó chi phí lớn hơn doanh thu do vậy mà làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị. Nguyên nhân tiếp là do phương tiện của xí nghiệp cưa quen với việc khai thác tại địa bàn phía nam do vậy có phần giảm năng suất hơn đôi chút , bên cạnh đó đơn giá chung của đơn vị này có phần giảm hơn năm 2001 mà dẫn đến chi phí tăng doanh thu giảm làm cho lợi nhuận giảm đi tới mức -216,26% so với năm 2001 tương ứng với mức chênh lệch giảm là 272,32 triệu đồng, Nó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn công ty ở mức tương đối là -96,54%. Chính có sự chi phí lớn hơn doanh thu mà lợi nhuận ở đây giảm đi rõ rệt. *Xét ở xí nghiệp hút sông 1: Năm 2001 mức lợi nhuận đạt là 129,5 triệu đồng chiếm tỷ trọng 45,91%. Sang năm 2002 không những mức lợi nhuận giảm mà còn lỗ ở mức -14,466 triệu đồng so với doanh thu tức là chi phí lớn hơn doanh thu. Nguyên nhân cũng là do đơn vị tàu hút sông 1 và tàu hút sông 2 phương tiện máy có công suất nhỏ chủ yếu là cũ hỏng đã hết khấu hao, chi phí khấu hao cho phần tự sửa chữa bổ sung. Vì năm 2001 phương tiện tại xí nghiệp này hoạt động nhiều nên có một số phương tiện phải sửa chữa trong năm nay nên chi phí cho sửa chữa tăng lên làm cho vượt doanh thu. Nó làm cho mức lợi nhuận năm 2002 so với năm 2001 tương ứng với mức chênh lệch tuyệt đối là -143,966 triệu đồng. Nó làm ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận ở mức tương đối là -51,03%. *Riêng ở xí nghiệp tàu hút sông 2: Ta thấy xí nghiệp này có mức lợi nhuận cao nhất của năm 2002 so với các xí nghiệp khác. Mặc dù phương tiện ở đây cũng là các phương tiện cũ, công suất nhỏ. Nhưng do năm 2001 số phương tiện ở đây đã được sửa chữa lớn lại nhiều và có đầu tư khoán cải một tàu hút H02. Vì cậy bước sang năm 2002 số phương tiện ở xí nghiệp này không phải sửa chữa cho nên chi phí ở đây giảm đi. Kết hợp với việc xí nghiệp này công trường cố định ở ngần nhau chủ yếu hoạt động quanh vùng Hải Phòng, Thái bình Hải Dương cho nên sự di chuyển phương tiện rất gần nhau đỡ tốn kém trong chi phí tháo nắp. Vì vậy sang năm 2002 chi phí giảm đi rõ rệt mà họ lại có doanh thu tăng, đơn giá cho một 1m2 nạo vét cũng tăng do đó mà lợi nhuận trong năm cao đạt 150,91% tương ứng với mức chênh lệch tuyệt đối là 610,84 triệu đồng nó làm ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận là 216,01% ở mức tương đối. Qua chỉ tiêu lợi nhuận ta thấy so với năm 2002 thì lợi nhuận của công ty tăng cao hơn so với năm 2001 nhưng năm 2001 các xí nghiệp trong công ty có mức lãi đều nhau và ít bị lỗ hơn. Hiệu suất chi phí của năm 2001. Nhưng sự giảm lợi nhuận của xí nghiệp đều có nguyên nhân chính đáng, không phải do trình độ kinh doanh kém, khả năng sử dụng vốn thấp mà dẩn đến lỗ. ở đây có sự thay đổi cải tiến công nghệ mới. Mở rộng phạm vi hoạt động vì thế mà chi phí tăng lên. Mặc dù hai xí nghiệp bị lỗ nhưng nó sẽ làm cho hoạt động sản xuất của năm sau thuận lợi, dễ dàng và đạt doanh thu cao. Vì đây là sự chuẩn bị cho việc thực hiện kế hoạch năm tiếp theo. Đồng thời các đơn vị trong công ty cần nghiên cứu, có biện pháp khắc phục giảm chi phí trong khâu di chuyển, tháo nắp thiết bị cần có sự thiết kế cho việc di chuyển được nhanh gọn và thuận lợi hơn nữa để giảm chi phí làm tăng lợi nhuận cho toàn công ty cao hơn nữa. II. Phân tích tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh và doanh thu. 1. Phân tích tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh. 1,1 Sự cần thiết và ý nghĩa. 1.1.1 Sự cần thiết Sau khi xác định được khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất và cung ứng của thị trường trong năm tới và thực hiện các phương án dự trữ các yếu tố sản xuất .Doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất ra sản phẩm. Đây là khâu chủ yếu nhất của quá trình tái sản xuất. Nó chi phối khâu dự trữ sản xuất tiêu thụ sản phẩm và các mặt hoạt động khác của doanh nghiệp . Phân tích tình hình sản xuất giúp doanh nghiệp nắm bắt được tiến độ sản xuất và nhịp điệu sản xuất , tình hình đảm bảo việc làm cho người lao động trong các khâu của quá trình sản xuất , nắm bắt được quy mô sản xuất chất lượng sản phẩm, tình hình thực hiện tiến độ giao hàng theo các đơn hàng và hợp đồng sản xuất sản phẩm.. Thông tin rút ra từ phân tích tình hình sản xuất còn giúp cho doanh nghiệp hiệu chỉnh hành vi trong khâu sản xuất , tìm kiếm các giải pháp đảm bảo cho sản xuất tăng trưởng với tốc độ cao và liên tục. Kế quả sản xuất kinh doanh là thể hiện khả năng kinh doanh của công ty trên thương trường. Từ kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu này ta đánh giá tường mặt, khâu của quá trình sản xuất. Qua đó ta rút ra được những mặt mạnh cũng như những mặt yếu của doanh nghiệp , phát hiện những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp mà ở đây cụ thể là công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ 1 chưa khai thác hết. Đồng thời việc phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp có được định hướng sản xuất kinh doanh trong tương lai, dự báo các kết quả sản xuất ở một số khâu, sâu hơn nữa là ở toàn doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Các kết quả đạt được đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan mà công ty thu được trong sản xuất kinh doanh. Từ đó ta thấy được năng lực của công ty phát hiện những tiềm năng chưa được khai thác có liên quan đến quá trình sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị, khả năng sẵn có của công ty. Qua những kết quả của quá trĩnh sản xuất kinh doanh ta đề xuất biện pháp về tổ chức kỹ thuật, về quản lý và những biện pháp về kinh tế để khai thác về tiềm năng của công ty, làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu suất sử dụng đồng vốn đồng thời có biện pháp giảm hiệu suất chi phí trong kỳ. 1.1.2. ý nghĩa Như trên ta đã biết kết quả của sản xuất kinh doanh là sự tổng hợp tất cả các mặt của quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp, Vì vậy việc phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh là rất quan trọng vó có được 1 ý nghĩa vô cùng to lớn, nó rút ra kết luận tổng hợp cho toàn bộ những vấn đề mà ta đã phân tích ở các chỉ tiêu trước đó. Nó đánh giá khả năng kinh doanh của công ty năm nay so với năm trước, việc thực hiện với nghĩa vụ với nhà nước của công ty. Đồng thời giúp ta thấy được việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước như việc thu chi, phân phối lợi nhuận tình hình thực hiện trích lập các quỹ. Đánh giá khả năng hiệu suất sử dụng vốn của công ty. Tài liệu chủ yếu dùng cho phân tích tình hình sản xuất của doanh nghiệp gồm: - Báo cáo về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu (gồm các chỉ tiêu phản ánh kết quả và chi phí). - Biên bản và báo cáo về tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm của bộ phận KCS. - Sổ tổng hợp về tình hình thu nhập, thành phẩm và bán thành phẩm. - Sổ theo dõi tình hình giao hàng theo các đơn hàng và hợp đồng sản xuất sản phẩm. - Báo cáo tình hình sản xuất và phiếu ghi chép kết quả sản xuất của các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. 1.2 Phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh. a. Khái quát quy mô sản xuất. - Xác định các chỉ tiêu kinh tế phản ánh khái quát quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp có thể được phản ánh khái quát qua hai chỉ tiêu: tổng giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm hàng hoá. Trong đó tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất kết quả sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp, còn tổng giá trị sản phẩm hàng hoá phản ánh bộ phận kết quả sản xuất doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ, đã bàn giao hay bán ra ngoài. *Tổng giá trị sản xuất (Qsx). Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ được doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Chỉ tiêu này được tính như sau. Qsx= ồqsx.g Trong đó: qsx: là số lượng từng loại sản phẩm đã được tạo ra trong kỳ( kể cả hoàn thành hay chưa hoàn thành). g : giá bán đơn vị từng loại sản phẩm. *Tổng giá trị sản phẩm hàng hoá (Qn) Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các sản phẩm doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành trong kỹ. Chỉ tiêu này được tính. Qn= ồq.g Trong đó: q: Số lượng từng loại hàng hoá. g: Giá bán đơn vị từng loại sản phẩm hàng hoá Phương pháp phân tích. + Đánh giá chung tình hình biến động chung của quy mô sản xuất so với kỳ gốc ( sử dụng phương pháp so sánh). Giả sử phân tích chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất ta có công thức so sánh như sau. DQsx = ồqsx1.g0 - ồqsx2.g0 Trong đó: qsx1, qsx2: lần lượt là từng loại số lượng tường loại sản phẩm đã sản xuất ra ở kỳ phân tích và kỳ gốc. Kết quả tính toán cho ta các thông tin. *Nếu gốc so sánh là số lượng sản phẩm kế hoạch thì chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất hoạt động kinh tế. *Nừu gốc so sánh là số lượng sản phẩm thực tế kỳ trước, phản ánh tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp có chiều hướng tăng trưởng hơn so với kỳ trước. Kết quả phân tích Iqsx< 100, DQsx< 0 cho ta thông tin ngược lại. +Phân tích theo các yếu tố cấu thành từng chỉ tiêu phản ánh khái quát quy mô sản xuất. *Phân tích theo các yếu tố cấu thành nội dung kinh tế của chỉ tiêu. Nội dung kinh tế của mỗi chỉ tiêu phản ánh khái quát quy mô sản xuất của doanh nghiệp đều bao gồm một số yếu tố hợp thành. Trong hướng phân tích này ta tiến hành lập bảng so sánh để tính ra số chênh lệch về quy mô biến động chung của chỉ tiêu giữa hai kỳ, đồng thời chi tiết theo các yếu tố cấu thành của nó. Mức tăng (giảm) của mỗi yếu tố của chỉ tiêu phân tích giữa hai kỳ đều có tác dụng bổ sung thông tin cho đánh giá khái quát quy mô sản xuất. Đồng thời đó còn là các thông tin càn thiết phục vụ cho công tác chỉ đạo tác nghiệp tình hình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn: trong các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất, nếu tăng các yếu tố tạo ra sản phẩm hàng hoá và giảm yếu tố chênh lệch sản phẩm chưa hoàn thành sẽ có tác dụng tăng lượng hàng hoá cung ứng ra thị trường, đảm bảo cho nhịp điệu sản xuất phù hợp với nhịp điệu tiêu thụ và ngược lại. *Phân tích theo các yếu tố cấu thành công thức tính chỉ tiêu (hay phân tích phương trình chỉ tiêu). Mỗi chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất của doanh nghiệp đều có công thức( hay đều được xác định theo một dạng phương trình kinh tế) cụ thể. Chẳng hạn công thức tính chỉ tiêu tổng giá trị sản phẩm hàng hoá có dạng. Qn = ồq.g Công thức tính tổng giá trị sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp là một phương trình kinh tế dạng tổng tích với ba nhân tố ảnh hưởng: (1) Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành; (2) kết cấu sản phẩm sản xuất hoàn thành có các mức giá trị khác nhau và (3) giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá. Mức tăng (giảm) của Qn qua hai thời kỳ chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi của ba nhân tố này. * Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của quy mô sản xuất. Sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích phương trình sau. Qn = Qsx. Hh Qua phương trình trên ta nhận thấy muốn tăng giá trị sản phẩm hàng hoá tạo ra trong kỳ mỗi mặt phải tăng tổng giá trị sản xuất (Qsx) mặt khác phải tăng hệ số sản xuất hàng hoá ( hay uỷ suất hàng hoá) (Hh) của tổng giá trị sản xuất. c. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ. Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2002 tổng doanh thu của công ty là 38.505 triệu đồng , năm 2001 tổng mức doanh thu là 31.193 triệu đồng. Như vậy mức tăng doanh thu của năm 2002 đã tăng lên rõ rệt so với năm 2001 ở mức tương đối là 23,65% và mức tăng chênh lệch tuyệt đối là 7266 triệu đồng . Đây là mức tăng hơn nhiều so với năm 2001. Nguyên nhân của sự tăng này là do năm qua khối lượng nạo vét của công ty tăng lên, đơn giá cho một đơn vị m2 nạo vét được tăng lên. Vì vậy mà làm cho doanh thu tăng lên đáng kể. Mặt khác do có sự chỉ đạo đến từng đơn Bảng phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu Chênh lệch 318.137,8 21 985,1 161 7.366 7.217 149 295 64 5,956 8.164s % So sánh 19,02 3,2 23,67 13,83 23,65 23,39 52,65 23,71 12,8 52,7 12,16 Năm 2002 1.990.478,8 678 5.146,1 1.325 38.505 38.073 432 1.539 564 17,256 75.309 Năm 2001 1.672.341 657 4.161 1.164 31.139 30.856 238 1.247 500 11,3 67.145 Đơn vị m3 Ng Tr đ 1000/bg Tr đ - - - - - - - Chỉ tiêu Khối lượng nạo vét LĐ TL -LĐ -Tổng quỹ TL -TL bình quân Chỉ tiêu tài chính -Tổng DT -Tổng chi -Lãi Quan hệ ngân sách - Thuế DT -Nộp BHXH -Thuế lợi tức -KHTS TSCĐ STTs 1 2 3 4 5 vị, từng công trường của cán bộ lãnh đạo công ty và công ty có những mạnh dạn mở rộng và tìm kiếm địa bàn mới. Về tổng chi của năm 2001 là 30.856 triệu đồng và tổng chi của năm 2002 đạt mức 38.073 triệu đồng tăng 23,39% so với năm 2001 tương ứng với mức chênh lệch tăng tuyệt đối là 7.217 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do công ty đã có những đổi mới và thay thế đổi mới, sửa chữa một số trang thiết bị hoạt động và khối lượng nạo vét tăng lên làm cho chi về nguyên liệu, nhiên liệu, quỹ tiền lương tăng theo, tất cả chi phí cho giá thành sản phẩm và giá thành toàn bộ tăng lên, Bên cạnh đó còn do nhà nước có những chính sách về mức lương cho công nhân viên t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34534.doc
Tài liệu liên quan