Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Tiến Đạt

Mục lục

Mục lục.3

 

LỜI MỞ ĐẦU.6

1. Tính cấp thiết của đề tài 6

2. Mục đích đề tài .7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4. Phương pháp nghiên cứu .8

5. Kết cấu đề tài 8

 

 

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP.9

1.1. Tổng quan về nhập khẩu của doanh nghiêp.9

1.1.1. Khái niệm nhập khẩu.9

1.1.2. Đặc điểm nhập khẩu.10

1.1.3. Vai trò của nhập khẩu.11

1.2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.12

1.2.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.12

1.2.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.12

1.2.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.13

1.2.2. Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.14

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.15

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.19

1.2.4.1. Nhóm nhân tố bên trong.19

1.2.4.2. Nhóm nhân tố bên ngoài.21

1.2.4.2.1. Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh .21

1.2.4.2.2. Biến động trên thị trường thế giới 25

1.3. Sự cần thiết phải năng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đối doanh nghiệp Việt Nam.26

1.3.1. Dưới giác độ nền kinh tế .27

1.3.2. Dưới giác độ doanh nghiệp .28

1.3.3. Dưới giác độ người lao động .29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG TIẾN ĐẠT.30

2.1. Khái quát về công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt.30

2.1.1. Quá trình hình thành 30

2.1.2. Quá trình phát triển .31

2.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất của công ty . 31

2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 34

2.2. Tình hình nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt.35

2.2.1. Quy mô nhập khẩu .35

2.2.2. Các mặt hàng nhập khẩu.36

2.2.3. Thị trường nhập khẩu .39

2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt.41

2.4. Cách biện pháp công ty áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 47

2.5. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.48

2.5.1. Ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả của công ty.48

2.5.2. Những mặt tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả của công ty.50

2.5.3. Nguyên nhân của những mặt tồn tại.51

 

 

 

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG TIẾN ĐẠT.55

3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt trong thời gian tới.55

3.1.1. Phương hướng phát triển hoạt động SX – KD chung của công ty.55

3.1.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu của công ty.56

3.2. Giải pháp năng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt.59

3.2.1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường bán trong nước.59

3.2.2. Năng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh nhập khẩu.62

3.2.3. Tổ chức thực hiện kinh doanh nhập khẩu và hợp lý hoá cơ cấu hàng nhập khẩu.63

3.2.4. Đào tạo và bồi dưỡng các bộ.65

3.3. Kiến nghị với nhà nước.66

3.3.1. Tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế.66

3.3.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.66

3.3.3. Quản lý chặt chẽ ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu.67

3.3.4. Nhà nước nên hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu.67

3.3.5. Hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp.68

3.3.6. Phát triển cơ sở hạ tầng .68

KẾT LUẬN.69

Danh mục tài liệu tham khảo.70

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.71

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Tiến Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải thể xưởng sản xuất được phát triển lên thành công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt kinh doanh đa nghành nghề lĩnh vực. Nắm bắt được vị thế của ngành công nghiệp Xây dựng đối với nước ta hiện nay đang trong quá trình xây dựng đất nước công ty mạnh dạn đầu tự nhâp khẩu buôn bán các loại thép, tấm lợp màu…là thế mạnh của công ty. Đồng thời tiến hành kinh doanh đa nghành như dịch vụ vật tải, khách sạn,nhà nghỉ, ăn uống,ký gửi hàng hoá… Trong tương lai còn mở rộng thêm nhiều kinh doanh mới. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đến nay công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt đã đứng vững trong cơ chế thị trường, từng bước cải tiến máy móc thiết bị lạc hậu để phù hợp với yêu cầu sản xuất, hoàn thành tốt nghĩa vụ với nhà nước. Riêng năm 2007 doanh thu của công ty đạt 30.158.731.000 đồng và mang lại lợi nhuận ròng 360.421.000 đồng. 2.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất của công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt. Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty: Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt tổ chức cơ cấu hoạt động kinh doanh theo mô hình trực tuyến thành những phòng ban với chức năng chuyên nghành riêng biệt. Đội ngũ cán bộ của công ty gồm 36 người gồm 13 phòng ban, xưởng sản xuất và các cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Các phòng tham mưu có 1 trưởng phòng điều hành, 1 phó phòng trợ lý tham mưu cho trưởng phòng trong hoạt động kinh doanh và quản lý riêng biệt. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt: Sản xuất, xây dựng Thương mại, dịch vụ PGĐ 1 P. Kế toán tài vụ P. Tổ chức hành chính Giám đốc PGĐ 2 P. Kinh doanh 1 Du lịch, k.sạn ...v..v… P. Kinh doanh 2 Xưởng SX 1 Xưởng SX 2 Xây dưng, Xây lắp T.Mại Xây dưng, cấp thoát nươc Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban trong công ty: Phòng giám đốc công ty: Phụ trách chung, chỉ đạo các phòng ban, văn phòng đại diện, các bộ phận XNK, các xưởng sản xuất. Đứng đầu là giám đốc công ty là người lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm chung công tác quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luận về mọi hoạt động của công ty. Phòng phó giám đốc công ty: Là phòng tham mưu giúp việc cho giám đốcphụ trách hai lĩnh vực kinh doanh chính: sản xuất, xây dựng và thương mại dịch vụ. Phòng gồm hai phó giám đốc, mỗi phó giám đốc phụ trách một lĩnh vực kinh doanh trên có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc được giám đốc phân công phụ trách quản lý và điều hành công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luận về kết quả công việc được giám đốc giao, chịu trách nhiệm trước tập thể mình phụ trách. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp việc cho ban giám đốc thực hiện các quyết định về công tác lao động tiền lương, quản lý nội vụ của công ty, trực điện thoại, tiếp khách của giám đốc và các phòng ban khác khi vắng mặt, hướng dẫn khách đi đến các cơ quan làm việc, điều động xe ô tô theo lệnh của giám đốc. Phòng kế toán tài vụ: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp, giúp việc của giám đốc. Có nhiệm vụ báo cáo thường xuyên cho giám đốc công ty về kế hoạch sử dụng tài chính của các bộ phận. Quan hệ trực tiếp với phòng ban chức năng khác trong lĩnh vực kế toán tài chính thống kê tiền lương… Phòng kinh doanh 1: Là phòng làm nhiệm vụ kinh doanh XNK tự khai thác khách hàng trong và ngoài nước, tham mưu cho giám đốc ký kết HĐKT. Phòng này độc quyền nhập khẩu: sắt, thép, tôn, vật tư…Quan hệ trực tiếp với các công ty nước ngoài để nhập khẩu thiết bị liên quan đến xây dựng, xây lắp, cấp thoát nước. Phòng kinh doanh 2: Cũng như phòng 1, phòng này làm nhiệm vụ kinh doanh tổng hợp, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, ký gửi hàng hoá… và đặc trách tham mưu cho giám đốc công ty lập báo cáo phương án kinh doanh với giám đốc công ty về công tác kinh doanh Thương mại và dịch vụ. Bộ phận xây dựng, xây lắp: Có nhiệm vụ tìm kiếm các công trình xây dựng, xây lắp điện nước…, lên phương án dự trù tham mưu cho giám đốc công ty đấu thầu ký kết các hợp đồng, cung cấp nguyên vật liệu xây dựng, xây lắp. Bộ phận kinh doanh buôn bán thiết bị, vật tư xây dựng, nghành cấp thoát nước: Có nhiệm vụ tìm kiếm các khách hàng để buôn bán các sản phẩm kiếm lời nhờ hoạt động thương mại nghành xây dựng cấp thoát nước, lên phương án kinh doanh tham mưu cho giám đốc. Bộ phận kinh doanh quản lý dịch vụ du lịch, khách sạn, ký gửi… Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ khu nhà 5 tầng tại Yên Phụ làm khách sạn, đồng thời tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về các vấn đề phát triển dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng để thu lợi nhuận. Xưởng sản xuất 1 tại 202 Phạm Văn Đồng – Hà Nội có nhiệm vụ quản lý dây truyền sản xuất tấm lợp. Tổ chức sản xuất, tiếp nhận nguyên vật liệu theo sự điều hành chỉ đạo của giám đốc công ty (qua phòng KD 1). Xưởng sản xuất 2 tại 95 Ngọc Hồi – Mai Dịch - Cầu Giấy – Hà Nội có nhiệm vụ chức năng như phòng 1 sản xuất xà gồ, cửa cuốn (qua phòng KD 2). Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xây dựng đã từng bước tạo chỗ đứng cho sản phẩm, mở rộng thị trường, năng cao thị phần, doanh thu, lợi nhuận hàng năm tăng trưởng cao khá ổn định thể hiện ở Bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2003- 2007 ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 (Triệu đồng) 2004 2005 2006 2007 Giá trị (Triệu đồng) So năm trước (%) Giá trị (Triệu đồng) So năm trước (%) Giá trị (Triệu đồng) So năm trước (%) Giá trị (Triệu đồng) So năm trước (%) So năm 2003 (%) Tổng DT 14.589 15.938 9,25 20.507 28,67 23.240 13,33 30.158 29,77 106,72 Tổng CP 14.275 15.396 19.861 22.078 28.872 LNTT 315 543 72,38 646 18,97 1.162 79,88 1.287 10,76 308,57 LNST 226,8 390,96 72,38 465,12 18,97 836,64 79,88 926,64 10,76 308,57 Nguồn:Tổng hợp từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 – 2007 Để có được kết quả sản xuất kinh doanh như vậy của 5 năm 2003 – 2007 thể hiện ở các chỉ tiêu trên khẳng định ý chí phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty khắc phục mọi khó khăn, từng cá nhân và tập thể, các phòng ban nghiệp vụ đã góp hết sức suất sắc góp phần đưa công ty phát triển có được như vậy. 2.2. Tình hình nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt. 2.2.1. Quy mô nhập khẩu. Nói chung hoạt động nhập khẩu là một trong những hoạt động chính của công ty, hoạt động này ngày càng phát triển từng bước khẳng định vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy quy mô nhập khẩu qua các năm tăng rất nhanh song so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực thì quy mô này là quá nhỏ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khiêm tôn. Cụ thể quy mô nhập khẩu của công ty như sau: Bảng 2.2: Quy mô nhập khẩu của công ty năm 2003 - 2007 Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu NK. Tr.đồng 7.055 7.469 10.461 11.044 14.500 Tổng kim ngạch. Tr.đồng 6.904 7.215 10.131 10.492 13.882 Vốn KD NK. Người 1.664 1.714 2.019 2.120 2.306 Số lao động Tr.đồng 70 73 79 83 81 Lợi nhuận NK Tr.đồng 151 254 430 552 618 Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bản thuyết minh tài chính năm 2003 – 2007 Qua Bảng 2.2 ta thấy quy mô nhập khẩu của công ty tăng rất nhanh qua các năm và rất cao, đặc biệt là tổng kim ngạch, vốn kinh doanh, lao động. Cụ thể : Tổng kim ngạch nhập khẩu: Có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2003 mới có 7.055 triệu đồng đến năm 2007 đã lên 13.882 triệu đồng (gấp 2 lần) tăng 21,33% so năm 2006 và tăng 105,95% so năm 2003. Nguyên nhân công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng nên hàng nhập khẩu về bán rất chạy, lượng cầu năm sau cao hơn năm trước nên sản lượng ngày càng tăng. Quy mô vốn kinh doanh nhập khẩu: Vốn kinh doanh nhập khẩu của công ty cũng có xu hướng tăng lên đáng kể. Năm 2007 vốn kinh doanh nhập khẩu là 2.306 triệu đồng trong khi năm 2003 mới có 1.664 triệu đồng tăng 38,59% so với năm 2003 và tăng 8,77% so năm 2006. Có được như vậy nguyên nhân là do lợi nhuận của công ty liên tục tăng và một phần lợi nhuận đó được bổ sung vào vốn kinh doanh, mặt khác công ty tạo được uy tín tốt với ngân hàng nên thuận lợi cho việc vay vốn đưa vào kinh doanh. Quy mô lao động nhập khẩu: Số lao động nhập khẩu trong công ty cũng có xu hướng tăng song rất chậm. Năm sử dụng lao động ít nhất là năm 2003 với 70 lao động và nhiều nhất là năm 2006 là 83 lao động. Năm 2007 số lao động trong làm công việc nhập khẩu là 81 lao động tăng 5,01% so với năm 2005 và tăng 15,70% so với năm 2003 nhưng lại giảm 2,42 so với năm 2006. Nguyên nhân là do kim ngạch tăng nhanh qua các năm đòi hỏi số lao động phục vụ kinh doanh ngày một nhiều, hơn nữa công ty biết chú trọng phát triển nguồn nhân lực nên chất lượng ngày một được cải thiện sử dụng ít lao động hơn. Nói tóm lại, quy mô nhập khẩu của công ty là rất nhỏ cả về vốn lẫn lao động. Quy mô nhập khẩu qua các năm có tăng nhưng rất chậm, điều này cũng đúng vì công ty là một doanh nghiệp tư nhân nhỏ mới thành lập dưới hình thức công ty TNHH khó khăn về vốn cũng như kinh nghiệm kinh doanh làm ăn. 2.2.2. Mặt hàng nhập khẩu. Công ty chủ yếu kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng trong nghành xây dựng và nhập khẩu chủ yếu là vật tư sản xuất nhóm hàng thuộc lĩnh vực xây dựng để cung ứng cho nhu cầu xây dựng ở thị trường nước ta. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 là 13.882 triệu đồng tăng 32,31% so năm 2006 và tăng 101,07% so năm 2003 với cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu (Bảng 2.3) và bảng tỷ trọng các mặt hàng trong cơ cấu nhập khẩu và so với các năm trước (Bảng 2.4)của công ty như sau: Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu năm 2003 – 2007 ĐVT : Triệu đồng Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007 Thép 3.120 3.138 4.091 3.732 3.686 Tôn 1.782 1.886 2.779 3.040 4.338 Gỗ 1.56 1.346 1.546 1.750 2.203 Vật liệu XD, XL 549 588 1.259 1.421 2.618 Khác 297 257 456 549 1.037 Tổng kim ngạch 6.904 7.215 10.131 10.492 13.882 Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bản thuyết minh tài chính năm 2003 – 2007 Bảng tỷ trọng các mặt hàng trong cơ cấu nhập khẩu và so với các năm trước: Bảng 2.4: Tỷ trọng các mặt hàng và tấc độ phát triển nhập khẩu năm 2003 - 2007 Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) So năm trước (%) Tỷ trọng (%) So năm trước (%) Tỷ trọng (%) So năm trước (%) Tỷ trọng (%) So năm trước (%) Thép 45,19 43,49 0,58 40,38 30,37 35,57 -8,76 26,55 -1,23 Tôn 25,81 26,14 5,84 27,43 47,35 28,98 9,39 31,25 42,70 Gỗ 16,75 18,66 16,44 15,26 14,86 16,68 13,20 15,87 25,89 Vật liệu XD, XL 7,95 8,15 7,10 12,43 114,1 13,54 12,79 18,86 84,24 Khác 4,30 3,56 -13,47 4,50 77,43 5,23 20,39 7,47 88,89 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bản thuyết minh tài chính năm 2003 – 2007. Qua số liệu Bảng 2.3 và Bảng 2.4 ta thấy hàng nhập khẩu của công ty tương đối đa dạng và phong phú nhưng nhiều nhất vẫn là các mặt hàng sau: +)Thép: Thép xây dựng, thép hình, thép hộp, thép ống, thép Inox, thép tây… nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Ta thấy mặt hàng thép này có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu hàng nhập khẩu của công ty, năm 2003 chiếm 45,19% đến năm 2007 còn 26,55% trong cơ cấu hàng nhập khẩu nhưng giá trị nhập khẩu vẫn tăng ít 18.14% so năm 2003 và giảm liên tục so năm 2005, 2006, năm 2007 giá trị nhập khẩu thép là 3.686 triệu đồng giảm 1,23% so năm 2006 và giảm 9,90% so năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là ban đầu giá thép trong nước cao mà thép Trung Quốc lại rất rẻ, chất lượng không thua kém gì thép có trên thị trường nên công ty nhập khẩu nhiều và tiêu thụ nhanh có khi không có hàng để bán. Những năm tiếp theo do sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp liên doanh chuyển giao công nghệ sản xuất thép của các nước phát triển vào Việt Nam và các nhà máy thép doanh nghiệp trong nước phát triển mạnh dẫn đến tổng doanh thu, tỷ trọng mặt hàng này của công ty giảm dần. +)Tôn: Tôn mạ màu Kaiching Đài Loan, tôn đen, tôn lạnh Nhật Bản... nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Mặt hàng tôn xu hướng tăng lên đáng kể cả về tỷ trọng trong cơ cấu hàng nhập khẩu lẫn giá trị nhập khẩu, tỷ trọng năm 2003 là 25,81% tăng lên năm 2006 là 28,98% và tăng lên 2007 là 31,25%, giá trị nhập khẩu năm 2007 là 4.338 triệu đồng tăng 42,70% so năm 2006 và tăng 143,43% so năm 2003. Nguyên nhân do công ty nhập tôn về để cho nhu cầu sản xuất tấm lợp của công ty và bán trực tiếp cho các đối tác bạn hàng thường xuyên đặt hàng với số lượng lớn. Mặt khác các sản phẩm tôn của trung Quốc, Đài Loan giá cả rất rẻ so với các sản phẩm khác trên thị trường mà chất lượng cũng không thua kém gì các hãng sản xuất lớn, do đó sản phẩm nhập về bán rất chạy. +) Gỗ & các sản phẩm về gỗ: Chủ yếu là gỗ chưa qua sơ chế, chế biên, gỗ ván làm nền, trần nhà như gỗ hương, pơmu, lim nhập khẩu chủ yếu của Lào và Campuchia. Năm 2007 giá trị nhập khẩu mặt hàng này đạt 2.203 triệu đồng xu hướng tăng giảm thất thường theo các năm trong tỷ trọng nhập khẩu giá trị nhập khẩu vẫn tăng 25,89% so năm 2006 và tăng 90,57% so năm 2003. Nguyên nhân là do một số sản phẩm thay thế như đá lát nền, ốp tường giả gỗ đang được ưu chuộn và giá cả xây dựng dùng sản phẩm gỗ rất đắt nên làm giảm nhu cầu sử dụng gỗ. +) Vật liệu xây dựng, xây lắp, cấp thoat nước: Hạt chựa, chất chống thấm, vải địa kỹ thuật… nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, malaxia, Nhật Bản. Nhóm mặt hàng này có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu nhập khẩu, giá trị nhập khẩu tăng mạnh theo các năm. Năm 2007 đạt 2.618 triệu đồng tăng 84,24% so năm 2006 và tăng 376,87% so năm 2003. Nguyên nhân là do thị trường trong nước bùng nổ về nhu cầu xây dựng trong khi các vặt liệu mới như: chất chống thấm, cách âm, cách nhiệt… là những vặt liệu mà Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng không bằng các sản phẩm nước ngoài nên mặt hàng này công ty bán rất chạy và khan hàng. +) Các mặt hàng khác như: Vít, chảo điện, máy đánh trứng, nồi cơm điện… nhập chủ yếu của Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore. Các mặt hàng cũng có xu hướng tăng cả về giá trị nhập khẩu lẫn tỷ trọng trong cơ cấu nhập khẩu của công ty qua các năm. Hình thức nhập khẩu của công ty chủ yếu là nhập khẩu trực tiếp, đôi khi theo hình thức nhập khẩu uỷ thác song chiếm tỷ lệ không đắng kể. 2.2.3. Thị trường nhập khẩu. Trong kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là một vấn đề rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục đạt hiểu quả cao. Kinh doanh vượt qua biên giới quốc gia thì việc nghiên cứu thị trường càng trở lên phức tạp. Trong những năm qua công ty luôn cố gắng trong việc tìm kiến và lựa chọn thị trường. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là 3 thị trường lớn: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, thị trường khác: Lào, Campuchia, Singapore, Malaxi….chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Công ty nhập khẩu các sản phẩm để cung ứng cho nhu cầu xây dựng ở thị trường nước ta, đặc biệt các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hải Dương… là thị trường chính mà công ty bán các sản phẩm nhập về. Nhìn chung thị trường nhập khẩu của công ty có xu hướng tăng qua các năm (khoảng hơn 10% một năm). Hai thị trường lớn là Trung Quốc và Đài Loan là thị trường chính nhập khẩu thường xuyên của công ty có giá trị kim ngạch lớn và chiếm tỷ trọng cao. Cùng một loại hàng hoá như nhau nhưng công ty đã có xu hướng nhập ở nhiều nước khác nhau với chất lượng và giá cả khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước. Hiện nay công ty có quan hệ với 13 nước trên thế giới, mỗi nước đều phát huy thế mạnh riêng với từng mặt hàng nhập khẩu. Thị trường nhập khẩu của công ty theo kim ngạch như sau: Bảng 2.5 Thị trường nhập khẩu của công ty năm 2003 – 2007 Thị trường 2003 2004 2005 2006 2007 Kim ngạnh (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Kim ngạnh (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Kim ngạnh (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Kim ngạnh (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Kim ngạnh (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Trung Quốc 2.376 34,42 2.688 37,25 3.745 36,97 4.063 38,72 4.452 32,07 Đài loan 2.131 30,87 2.449 33,94 3.453 34,08 3.870 36,89 5.855 42,18 Nhật Bản 1.426 20,65 1.299 18,01 1.819 17,95 1.508 14,37 1.802 12,98 Khác 971 14,06 779 10,80 1.114 11,10 1.051 10,02 1.773 12,77 Tổng kim nghạch 6.904 100 7.215 100 10.131 100 10.492 100 13.882 100 Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bản thuyết minh tài chính năm 2003 – 2007 Qua Bảng 2.5 ta thấy thị trường Trung Quốc, Đài Loan chiếm đa số qua các năm tiếp đó là Nhật Bản. Cụ thể như sau: +) Thị trường Trung Quốc: Kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh qua các năm, năm 2003 là 2.376 triệu đồng đến năm 2006 là 4.063 triệu đồng và năm 2007 là 4.452 triệu đồng tăng 9,57% so năm 2006 và tăng 87,37% so năm 2003. Về tỷ trọng lên tục tăng song năm 2007 lại giảm 40,41% so năm 2006, giảm 6,82 so năm 2003. Nguyên nhân là do năm 2007 công ty nhập nhiều các chủng loại tôn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sản phẩm tôn nhập nhiều của Đài Loan nhưng thị trường Trung Quốc vẫn là thị chính chủ lực của công ty. +) Thị trường Đài Loan: Ở thị trường này do công ty làm ăn lâu dài với bạn hàng về các sản phẩm tôn mà công ty làm vật liệu đầu vào sản xuất tấm lợp nên thị trường này liên tục tăng trưởng cao qua các năm thể hiện năm 2007 kim nghachh nhập là 5.855 triệu đồng trong khi năm 2003 mới chỉ có 2.131 triệu đồng tăng 174,75% so năm 2003 và tăng 51,29% so năm 200. Và tỷ trọng thị trường cũng tăng nhanh năm 2007 vượt đứng đầu 42,18% tăng 14,34% so năm 2006 và tăng 36,69% so năm 2003. Nguyên nhân là do nhu cầu nhập khẩu về các mặt hàng Đài Loan là rất lớn và thị trường này tương đối thông thoáng có những bạn hàng làm ăn lâu dài, các sản phẩm của Đài Loan giá cả rất rẻ so mà chất lượng cũng không thua kém gì các hãng sản xuất lớn, do đó sản phẩm nhập về bán rất chạy. +) Thị trường Nhật Bản: Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng song không đắng kể năm 2007 đạt 1.802 triệu đồng tăng 19,50% so năm 2006 và tăng 26.38% so năm 2003. Còn về tỷ trọng thì tăng giảm liên tục qua các năm, năm 2007 là 12,98% trong khi năm 2003 là 20,65% giảm 37,14% so năm 2003 và năm 2006 là 14,37% giảm 9,67% so năm 2006. Do hàng hoá của Nhật Bản có giá cao trong khi các hàng hoá khác như hàng của Trung Quốc, Đài Loan giá cả phải chăng mà chất lượng chênh lệch là bao nhiêu nên tỷ trọng thị trường này giảm liên tục. +) Thị trường khác: Cả về kim ngạch lẫn tỷ trọng tăng giảm thất thường. Năm 2007 kim ngạch đạt 1.773 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,77 phần trăm. Kim ngạch có 2 năm giảm so với năm trước song nhìn chung vẫn tăng năm 2007 tăng 68,70% so năm 2006, tăng 82,60% so năm 2003 và tăng127,60% so năm 2004. Còn về tỷ trọng năm 2007 tăng 9,17% so năm 2006 nhưng lại giảm 27,45% so năm 2003. 2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Tiến Đạt. Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng nỗ lực thực hiện kế hoạch đề ra công ty có quan tâm tới hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, công ty chưa cân nhắc đánh giá về kết quả thực hiện từng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (cả chỉ tiêu phản ánh về số lượng lẫn chỉ tiêu về chất lượng) để xác định chỉ tiêu nào đảm bảo hiệu quả kinh doanh, chỉ tiêu nào chưa đảm bảo được yêu cầu. trên cơ sở có các biện pháp thích hợp. Là một công ty thương mại kinh doanh nhập khẩu, nhập khẩu là một lĩnh vực chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kinh doanh của công ty. Vì vậy. để đánh giá hiệu quả nhập khẩu cần phải tiến hành phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả của công ty. Lợi nhuận và tỷ xuất lợi nhuận nhập khẩu. Trong nhập khẩu thì lợi nhuận nhập khẩu (PNK) vừa được coi là nhân tố tính toán hiệu quả kinh tế, vừa được coi là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp.Chỉ tiêu lợi nhuận của công ty TNHH Thương mai & Xây dựng Tiến Đạt được phản ánh ở Bảng 2.6 sau. Qua Bảng 2.6 ta thấy lợi nhuận nhập khẩu của công ty liên tục tăng năm 2007 là 618 triệu đồng tăng 11,96% so năm 2006 và tăng 309,27% so năm 2003 thể hiện kinh doanh nhập khẩu ngày một kinh doanh có hiệu quả. Có được kết quả như vậy là nhờ các chính sách mở từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và thị thường nhập khẩu, giảm dần các chi phí không đắng có nằm trong chiến lược cắt giảm tối thiểu các chi phí của công ty đã góp phần làm tăng lợi nhuận nhập khẩu của công ty. Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu NK. 7.055 7.469 10.461 11.044 14.500 Chi phí NK. 6.904 7.215 10.131 10.492 13.882 Lợi nhuận NK. 151 254 430 552 618 Tỷ suất lợi nhuận NK (%). 2,19 3,52 4,24 5,26 4,45 Bảng 2.6: Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của công ty năm 2003 – 2007 ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bản thuyết minh tài chính năm 2003 – 2007. Tỷ xuất lợi nhuận là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua việc một đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận của công ty tăng qua từng năm, năm sau hơn năm trước, riêng năm 2007 giảm 15,40% so năm 2006 thể hiện năm 2007 sự chững lại so năm trước. Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận là 4,45% gấp 2 lần tỷ suất lợi nhuận năm 2003. Đây là một tỷ suất tương đối cao những công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Cùng với thời gian các hình thức kinh doanh nhập của công ty thay đổi theo hướng tích cực khiến cho tỷ suất lợi nhuận tăng nhanh. Hình thức kinh doanh nhập khẩu uỷ thác giảm dần trong cơ cấu hàng nhập khẩu và điều này làm tăng tỷ xuất lợi nhuận nhập khẩu. Mặt khác, sự biến động về giá cước phí (chí phí vận tải hàng hoá) theo hướng tích cực cũng khiến cho lợi nhuận của công ty thu được nhiều. Doanh lợi doanh thu nhập khẩu. Tỷ xuất doanh lợi doanh thu nhập khẩu được tính bằng cách lấy lợi nhuận nhập khẩu chia cho doanh thu nhập khẩu. Điều này có nghĩa là một đồng doanh thu nhập khẩu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu. Có thể thấy khái quát về chỉ tiêu này qua Bảng 2.7.. Doanh thu nhập khẩu của công ty nhìn chung tăng liên tục trong vài năm qua thể hiện khả năng kinh doanh ngày càng tăng, doanh thu tăng thể hiện sự mở rộng thị trường, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, đa dạng hoá các mặt hàng. Doanh thu nhập khẩu năm 2007 là 14.500 triệu đồng tăng 3.456 triệu đồng tức 31,29% so năm 2006 và tăng 7.445 triệu đồng tức 105,53% so năm 2003, đây là những con số tăng trưởng khá ấn tượng thể hiện hướng kinh doanh đúng đắn của toàn cán bộ công nhân viên trong công ty. Tỷ suất doanh lợi doanh thu nhận khẩu đều tăng qua các năm 2003 – 2007, riêng năm 2007 lại giảm 14,8% so năm 2008 nhưng nhìn chung là tăng với tốc độ nhanh thể hiện khả năng kinh doanh của công ty rất tốt. Năm 2003 tỷ suất doanh lợi doanh thu là 2,14% nhưng đến năm 2007 tỷ suất này là 4,26% tăng 99,07% so năm 2003, đây là một tỷ suất cao. Cả doanh thu và tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng làm cho lợi nhuận công ty tăng rất cao. Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu NK . 7.055 7.469 10.461 11.044 14.500 Lợi nhuận NK. 151 254 430 552 618 Tỷ suất doanh lợi doanh thu (%). 2,14 3,40 4,11 5,00 4,26 Bảng 2.7: Tỷ suất danh lợi doanh thu nhập khẩu của công ty năm 2003 – 2007. ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bản thuyết minh tài chính năm 2003 – 2007. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu. Vốn kinh daonh của doanh nghiệp gồm hai loại vốn cơ bản là vốn lưu động và vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh lời và tạo ra doanh thu của nguồn vốn. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu của công ty như sau: Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh nhập khẩu của công ty năm 2003 – 2007. Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn kinh doanh nhập khẩu. 1.664 1.714 2.019 2.120 2.306 Doanh thu nhập khẩu. 7.055 7.469 10.461 11.044 14.500 Lợi nhuận nhập khẩu 151 254 430 552 618 Lợi nhuận nhập khẩu/Vốn kinh doanh nhập khẩu. 0,09 0,15 0,31 0,26 0,27 Doanh thu nhập khẩu/Vốn kinh doanh nhập khẩu. 4,24 4,36 5,18 5,21 6,29 ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bản thuyết minh tài chính năm 2003 – 2007 Qua Bảng 2.8 cho ta thấy chỉ tiêu vòng luân chuyển vốn kinh doanh nhập khẩu (doanh thu nhập khẩu/Vốn kinh doanh nhập khẩu) của công ty đạt ở mức cao và có sự biến đổi không đều qua các năm, chỉ tiêu này tăng mạnh mẽ và đều đặn trong các năm, năm 2003 mới chỉ đạt 4,24 vòng đến năm 2006 đạt 5,21 vòng và năm 2007 là 6,29 vòng. Năm 2007 đạt 6,29 vòng tăng 20,73% so với năm 2006 và tăng 48,35% so năm 2003. Tuy nhiên so với nhiều công ty thương mại khác thì số vòng luân chuyển vốn kinh doanh của công ty còn chưa cao chứng tỏ tronh hoạt động kinh doanh vẫn còn có những trở ngại, sự chậm trễ, sự thiếu thống nhất giữa các bộ phận kinh doanh. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu/Vốn kinh doanh nhập khẩu cũng tăng song không đều, không được nhanh cho lắm, năm 2007 đạt 0,27 lần tăng 3,84% so năm 2006 trong khi tăng gần 200% so năm 2003. Năm 2006 là 0,26 lần lại giảm 16,13% so năm 2005. Nguyên nhân cơ bản do lợi nhuận tăng rất nhanh tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26439.doc
Tài liệu liên quan