Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH Đức Phương

Mục lục

Mở đầu. 1

PHẦN I 2

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐỨC PHƯƠNG 2

1.1. Thông tin chung về công ty thực tập. 2

1.1.1 Giới thiệu công ty. 2

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển. 2

1.1.3 Lĩnh vực hoạt động. 3

1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty. 4

1.2.1. Sơ đồ tổ chức. 4

1.2.2. Nhiệm vụ của các cấp và các bộ phận. 5

1.2.2.1. Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty. 5

1.2.2.2. Hai kế toán trưởng. 5

1.2.2.3. Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội 5

1.2.2.4. Phó tổng giám đốc. 5

1.2.2.5Các giám đốc và các trưởng phòng ban: 5

1.3. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty. 5

1.3.1 Đặc điểm sản phẩm. 5

1.3.2.Đặc diểm công nghệ. 6

1.3.3 Đặc điểm lao động. 8

1.3.4. Đặc điểm thị trường và khách hàng. 9

1.3.4.1 Kênh phân phối sản phẩm. 9

1.3.4.2. Hệ thống các Chi nhánh và cửa hàng trưng bày sản phẩm của Công ty. 11

1.3.4.3. Mạng lưới Đại lý tiêu thụ hiện có của Công ty. 12

Phần 2 14

Thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH Đức Phương 14

2.1. Khái niệm và vai trò của vốn 14

2.1.1. Khái niệm vốn. 14

2.1.2. Vai trò của vốn. 14

2.2 Thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH Đức Phương. 14

2.2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn. 14

2.2.2. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp theo công dụng. 18

2.2.3 Tình hình sử dụng vốn cố định. 21

2.2.4 Tình hình sử dụng vốn lưu động 24

2.2.5. Chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. 27

2.3. Tính toán các chỉ số tài chính cơ bản. 31

2.4. Những kết quả đạt được. 32

2.4.1 - Về vốn cố định. 32

2.4.2 - Về vốn lưu động 32

2.5. Những mặt hạn chế. 33

2.5.1 - Về sử dụng vốn cố định. 33

2.5.2 - Về vốn lưu động 34

2.5.3 Những nguyên nhân gây ra hạn chế trên. 34

Phần 3.Một số giải pháp để huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đức Phương. 36

3.1 Định hướng hoạt động cho công ty trong thời gian tới. 36

3.1.1 Cơ hội và thách thức. 36

3.1.1.1 Cơ hội. 36

3.1.1.2 Thách thức. 37

3.1.2 Định hướng hoạt động cho công ty trong thời gian tới. 38

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đức Phương. 38

3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. 38

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính của doanh nghiệp. 39

3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 39

3.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 42

3.2.4.1 Tận dụng tối đa khả năng của các tài sản cố định. 42

3.2.4.2 Gắn trách nhiệm của người lao động với quá trình sử dụng các tài sản cố định. 42

3.2.4.3 Nâng cao tay nghề của người lao động. 43

3.2.5 Các biện pháp khác. 43

3.2.5.1 Xây dựng chiến lược của doanh nghiệp một cách hợp lý, rõ ràng. 43

3.2.5.2 Đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu và tiêu thu sản phẩm. 43

3.2.6 Kiến nghị đối với nhà nước. 44

Kết luận. 45

Danh mục tài liệu tham khảo. 46

 

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH Đức Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy, việc quản lý sử dụng vốn cố định được coi là một vấn đề quan trọng của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Muốn quản lý sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quả thì phải sử dụng tài sản cố định sao cho hữu hiệu. TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu, mà đặc điểm của chúng là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Việc quản lý vốn cố định và tài sản cố định trên thực tế là một công việc phức tạp. Để giảm nhẹ khối lượng quản lý, về tài chính kế toán người ta có những quy định thống nhất về tiêu chuẩn giới hạn về giá trị và thời gian sử dụng của một TSCĐ. * Vốn lưu động của doanh nghiệp . Là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thực hiện được liên tục, thường xuyên. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị sau một chu kỳ sản xuất. Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả phải tiến hành phân loại vốn lưu động: - Căn cứ phân loại: + Căn cứ vào quá trình tuần hoàn vốn: Vốn dự trữ sản xuất; vốn trong sản xuất; vốn lưu thông. + Căn cứ vào nguồn hình thành: Vốn tự có; vốn liên doanh, liên kết, vốn vay tín dụng, vốn phát hành chứng khoán. + Căn cứ vào hình thái biểu hiện: Vốn vật tư hàng hoá, Vốn tiền tệ. +Căn cứ vào phương pháp xác định: Vốn định mức, vốn không định mức. Để thấy rõ sự biến động theo cách phân loại này, ta thông qua phân tích số liệu về tài sản của doanh nghiệp trong bảng dưới đây: Bảng 5: sự thay đổi cơ cấu tài sản. Năm Tài sản 2007 2008 2009 (VNĐ) Tỉ trọng % VNĐ Tỉ trọng % Tăng trưởng so với năm 2007 VNĐ Tỉ trọng % Tăng trưởngso với năm 2008 +/- % +/- % A – Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 76.460.021.619 27,62 110.150.249.327 34,63 33.690.227.708 44,06 151.271.427.545 42,12 41.121.178.218 37,33 I. Tiền 273.341.443 0,10 356.735.827 0,11 83.394.384 30,51 162.230.487 0,05 -194.505.340 -54,52 1. Tiền mặt tại quỹ 210.365.800 0,08 118.275.600 0,04 -92.090.200 -43,78 36.598.000 0,01 -81.677.600 -69,06 2. Tiền gửi ngân hàng. 62.975.643 0,02 238.460.227 0,07 175.484.584 278,65 125.632.487 0,03 -112.827.740 -47,32 II. Các khoản phải thu. 12.314.868.600 4,45 22.289.156.000 7,01 9.974.287.400 80,99 22.508.656.000 6,27 219.500.000 0,98 III. Hàng tồn kho. 63.292.611.576 22,87 87.239.682.500 27,43 23.947.070.924 37,84 126.724.821.058 35,28 39.485.138.558 45,26 IV. Tài sản lưu động khác. 579.200.000 0,21 264.675.000 0,08 -314.525.000 -54,30 1.875.720.000 0,52 1.611.045.000 608,69 B – Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200.337.479.659 72,38 207.907.567.017 65,37 7.570.087.358 3,78 207.907.567.017 57,88 0 0,00 I. Tài sản cố định. 199.356.829.659 72,02 192.715.029.659 60,59 -6.641.800.000 -3,33 192.715.029.659 53,65 0 0,00 II. Chi phí đầu tư xây dựng dở dang. 980.650.000 0,35 15.192.537.358 4,78 14.211.887.358 1449,23 15.192.537.358 4,23 0 0,00 Tổng tài sản 276.797.501.278 100,00 318.057.816.344 100,00 41.260.315.066 14,91 359.178.994.562 100,00 41.121.178.218 12,93 (Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty). Về mặt cơ cấu đã có sự thay đổi đáng kể khi vốn lưu động của doanh nghiệp đang tăng lên với tốc độ khoảng 40% mỗi năm cụ thể là năm 2008 tăng hơn 33 tỷ đồng tương ứng mức tăng 44,06%, năm 2009 tăng hơn 41 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 37,33%; lượng vốn lưu động trong năm này đã đạt mức 151 tỷ đồng, tức là tăng gấp đôi so với năm 2007 và do vậy về mặt tỷ trọng cũng đã có một sự thay đổi đáng kể, nếu như trong năm 2007 vốn lưu động chỉ chiếm khoảng 27,62 % thì đến năm 2009 đã tăng lên tới 42,12%. Trong khi đó, vốn cố đinh hay khoản mục tài sản cố định lại có sự ổn đinh tương đối về mặt giá trị nhưng về mặt tỉ trọng thì có sự giảm sút, điều này có thể hiểu được là do sự tăng lên của vốn lưu động trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong khi đó lượng tài sản cố định lại tăng lên không đáng kể. Sự gia tăng giá trị của khoản mục tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn là do sự tăng đều của tất cả các khoản mục khác như khoản mục phải thu và đặc biệt là lượng hàng tồn kho tăng cao. Lượng hàng tồn kho năm 2009 đạt mức gần 127 tỷ đồng, tức đã tăng gấp đôi so với mức 63 tỷ đồng của năm 2007, nó gần như chiếm toàn bộ lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. Lượng hàng tồn kho lớn sẽ gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt là về vấn đề nhà kho, bảo quản sản phẩm, nó khiến cho chi phí lưu trữ tăng lên, qua đó làm tăng giá thành sản phẩm và gây ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường. Các khoản phải thu cũng tăng lên 22 tỷ vào năm 2008 và giữ nguyên như vậy tròn năm 2009, gần gấp 2 lần so với con số 12 tỷ của năm 2007. Sự tăng lên của khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu khiến cho lượng vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng, làm giảm đi tốc độ lưu chuyển của dòng vốn trong doanh nghiệp. Trong khi đó lượng tiền vào năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng sang năm 2009 lại giảm đi, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ của doanh nghiệp. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn vẫn giữ được mức tương đối ổn định, năm 2008 tăng hơn 4% so với năm 2007 và sang năm 2009 không co biến động gì nhiều khi mức giá trị của nó vẫn giữ nguyên so với mức của năm 2008. 2.2.3 Tình hình sử dụng vốn cố định. Bảng 6: cơ cấu vốn cố đinh. Năm Khoản mục. 2007 2008 2009 Giá trị(VNĐ) Tỉ trọng % Giá trị(VNĐ) Tỉ trọng % Giá trị( VNĐ) Tỉ trọng % I.Tài sản cố định 199.356.829.659 99,51 192.715.029.659 92,69 192.715.029.659 92,69 1. TSCĐ hữu hình 189.356.829.659 94,52 182.715.029.659 87,88 182.715.029.659 87,88 - Nguyên giá 195.998.629.659 97,83 189.356.829.659 91,08 189.356.829.659 91,08 - Hao mòn lũy kế  -6.641.800.000 -3,32 -6.641.800.000 -3,19 -6.641.800.000 -3,19 2. TSCĐ vô hình 10.000.000.000 4,99 10.000.000.000 4,81 10.000.000.000 4,81 - Nguyên giá 10.000.000.000 4,99 10.000.000.000 4,81 10.000.000.000 4,81 - Hao mòn lũy kế 0,00 0,00 0,00 II. Chi phí xây dựng dở dang. 980.650.000 0,49 15.192.537.358 7,31 15.192.537.358 7,31 Tổng. 200.337.479.659 100,00 207.907.567.017 100,00 207.907.567.017 100,00 (Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty) Như đã phân tích ở trên, ta thấy vốn cố định của doanh nghiệp giữ được mức độ ổn định tương đối về măt giá trị. Tài sản cố định của doanh nghiệp vẫn không có nhiều thay đổi khi vẫn giữ được mức khoảng trên 193 tỳ đồng tương đương với khoảng 92,69% vốn cố định của doanh nghiệp. Điều này là do doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, lượng khấu hao hàng năm luôn ở mức tương đương với các năm trước, do vậy mà tài sản cố định của doanh nghiệp giữ được mức biến động tương đối ổn định với tốc độ đều hàng năm. Khoản mục có sự thay đổi nhiều nhất chính là chi phí đầu tư xây dựng dở dang, khi chỉ từ mức gần 1 tỷ đồng của năm 2007 đã tăng lên tới hơn 15 tỷ đồng vào năm 2008 và vẫn giữ nguyên mức này vào năm 2009, điều này cho thấy việc đầu tư của doanh nghiệp được tiến hành không mấy hiệu quả, nó đã làm ứ đọng một lượng vốn khá lớn của doanh nghiệp. Tài sàn cố định của doanh nghiệp được giữ ở mức tương đối ổn định về mặt giá trị khi duy trì ở mức 189 tỷ đồng, mặc dù tỉ trọng có sự thay đổi do sự tăng lên của khoản mục đầu tư dở dang. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã có những biện pháp để duy trì nguồn tài sản lưu động của mình như đầu tu sửa chữa, nâng cấp, thay mới các thiết bị bị hỏng hóc, … Điều đó cũng cho thấy doanh nghiệp đã có những biện pháp bảo toàn nguồn vốn cố đinh của mình một cách khá tốt. Bảng 7: chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Năm Khoản mục Đơn vị tính 2007 2008 2009 1.Hiệu suất sử dụng vốn cố định Lần 1,7 1,09 0,87 2.Hàm lượng vốn cố định Lần 0,59 0,96 1,19 3.Hệ số hao mòn TSCĐ Lần 0,03 0,04 0,04 4.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định % 1,67 0,37 0,18 5.Hệ số trang bị TSCĐ Đồng 653.328.766 420.792.955 332.204.964 6.Tỷ suất đầu tư TSCĐ % 72,02 60,59 53,65 7.Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 1,74 1,15 0,93 Nhìn vào số liệu bảng 7 ta sẽ thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp đang có dấu hiệu giảm dần. Trong năm 2007, hiệu suất là 1,7 tức là từ 1 đồng vốn cố định tào ra được 1,7 đồng doanh thu thì sang đến năm 2008 giảm xuống 1,09 và đến năm 2009 chỉ còn là 0,87. Trong khi đó, hàm lượng vốn cố định lại đang tăng lên từ mức 0,59 của năm 2007 lên mức 0,96 vào năm 2008 và đến năm 2009 là 1,19 nó cho thấy để có được một đồng doanh thu, doanh nghiệp ngày càng phải bỏ ra nhiều đồng vốn cố định hơn. Điều này được giải thích là do sự sụt giảm về mặt doanh thu của doanh nghiệp, một sự sụt giảm rất lớn trong khi lượng vốn cố định vẫn giữ ở mức tương đối ổn định. Trong khhi đó, hệ số hao mòn tài sản cố định luôn ở mức ổn định là 0,03 đến 0,04 nguyên nhân chính là do doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng vì vậy mà chỉ tiêu này không có nhiều biến động. Nhưng đây cũng là một điểm yếu của doanh nghiệp khi mà các tài sản, thiết bị máy móc trong thời gian đầu luôn hoạt động hiệu quả hơn những thời gian sau đó. Tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định cũng đang giảm dần và ở một mức rất thấp trên dưới 1% trong đó thấp nhất là năm 2009 chỉ có 0,18%. Một dấu hiệu cho thấy sự hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp trong thời gian này. Hệ số trang bị tài sản cố đinh cũng đang giảm đi, nguyên nhân chính của vấn đề này đó là do doanh nghiệp đang mở rộng quy mô về lao động, lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp năm 2009 đã tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007. Mặc dù vậy thì tỷ suất đầu tư tài sản cố định vẫn luôn giữ ở mức cao trên 50% đây cũng là điều dễ hiểu vì đây là một doanh nghiệp công nghiệp với hoạt động chính của mình là lắp rắp ô tô, xe máy. Trong khi đó thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định lai đang giảm đi. Để thấy rõ hơn về thực trạng sử dụng vốn cố định, ta thông qua bảng phân tích dưới đây: Bảng 8: tỷ suất tài trợ vốn cố đinh. (Đơn vị: đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. Tài sản cố định 199.356.829.659 192.715.029.659 192.715.029.659 2. Nợ dài hạn 9.996.711.135 7.775.219.135 5.553.727.135 3. Vốn chủ sở hữu 218.134.564.900 239.661.229.897 251.006.639.898 4. Vốn lưu động thường xuyên 28.774.446.376 54.721.419.373 63.845.337.374 Qua số liệu ở bảng 8, ta thấy vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn lớn hơn 0, nó cho thấy nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp luôn đủ để đầu tư cho tài sản cố định, thậm chí doanh nghiệp đang có dấu hiệu dư thừa một lượng vốn khá lớn. Lượng vốn lưu động thường xuyên dùng để tài trợ cho lượng vốn cố định của doanh nghiệp đang tăng nên hàng năm, nó cho thấy doanh nghiệp có một sự đảm bảo vững chắc hơn những tài sản cố đinh của mình bằng lượng vốn chủ sở hữu. Sự tăng lên này một phần là do sư tăng lên của vốn chủ sỡ hữu, một phần cũng là do sự sụt giảm của tài sản cố định trong doanh nghiệp vì hoạt động hạch toán, khấu hao trong quá trình hoạt động. 2.2.4 Tình hình sử dụng vốn lưu động Bảng 9: cơ cấu vốn lưu động. Năm Khoản mục 2007  2008  2009 Giá trị (VNĐ) Tỉ trọng % Giá trị (VNĐ) Tỉ trọng % Giá trị (VNĐ) Tỉ trọng % I. Tiền 273.341.443 0,36 356.735.827 0,32 162.230.487 0,11 1. Tiền mặt tại quỹ 210.365.800 0,28 118.275.600 0,11 36.598.000 0,02 2. Tiền gửi ngân hàng. 62.975.643 0,08 238.460.227 0,22 125.632.487 0,08 II. Các khoản phải thu 12.314.868.600 16,11 22.289.156.000 20,24 22.508.656.000 14,88 1. Phải thu của khách hàng 5.729.212.600 7,49 15.703.500.000 14,26 15.923.000.000 10,53 2. Phải thu nội bộ 6.585.656.000 8,61 6.585.656.000 5,98 6.585.656.000 4,35 III. Hàng tồn kho 63.292.611.576 82,78 87.239.682.500 79,20 126.724.821.058 83,77 1. Nguyên vật liệu tồn kho 41.942.634.520 54,86 19.238.212.500 17,47 33.688.518.062 22,27 2. Thành phẩm tồn kho 16.187.587.856 21,17 41.092.470.000 37,31 65.716.302.996 43,44 3. Hàng gửi đi bán 5.162.389.200 6,75 26.909.000.000 24,43 27.320.000.000 18,06 IV. Tài sản lưu đông khác. 579.200.000 0,76 264.675.000 0,24 1.875.720.000 1,24 Các khoản cầm cố, ký quỹ ký cược ngắn hạn. 579.200.000 0,76 264.675.000 0,24 1.875.720.000 1,24 Tổng 76.460.021.619 100,00 110.150.249.327 100,00 151.271.427.545 100,00 (Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty). Kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp đã có sự thay đổi khá lớn. Về mặt giá trị, lượng vốn lưu động đã tăng lên khá cao, nếu như năm 2007 mới chỉ khoảng 76 tỷ đồng thi sang năm 2008 đã lên tới 110 tỷ đồng và đến năm 2009 là 151 tỷ đồng. Sự thay đổi đó cũng được thể hiện trong từng khoản mục của vốn lưu động. Hàng tồn kho là một khoản mục luôn chiếm tỉ trọng rất lớn trong toàn bộ vốn lưu động, năm 2007 là 63 tỷ đồng tương đương với 82,78%, sang năm 2008 là 87 tỷ đồng tương ứng với mức 79,02% và sang đến năm 2009 thì nó lại chiếm tới 83,77% vốn lưu động của doanh nghiệp với gần 127 tỷ đồng. Mặc dù có sự thây đổi thất thường về mặt tỉ trọng, nhưng về mặt giá trị thì khoản mục này vẫn tăng đều các năm. Nguyên nhân làm cho lượng hàng tồn kho của công ty tăng lên là do lượng thành phẩm tồn kho và lượng hàng gửi đi bán tăng lên với cao cả về mặt giá trị và tỉ trọng. Đó là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả không cao, hàng hóa tồn đọng nhiều, gây ứ đọng vốn của doanh nghiệp. Trong khi đó, khoản phải thu cũng đã tăng lên và thường xuyên chiếm khoảng trên 15% vốn lưu động của doanh nghiệp. Sự tăng lên của khoản mục này chính là do sự tăng lên của khoản phải thu khách hàng, nó cho thấy doanh nghiệp đã để cho khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn. Tiền mặt của doanh nghiệp không có nhiều biến động và luôn chiếm một tỉ lệ rất thấp, gần như 0%, cao nhất là trong năm 2007 với mức 0,36% và thấp nhất vào năm 2009 với mức 0,11% điều này gây ảnh hưởng rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới khả năng chi trả của doanh nghiệp khi có những biến động bất thường của thị trường. Bảng 10: chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Năm Khoản mục Đơn vị tính 2007 2008 2009 1.Vốn lưu động sử dụng trong kì Đồng 76.460.021.619 110.150.249.327 151.271.427.545 2.Hiệu suất sử dụng vốn lưu động % 446 198 116 3.Sức sinh lợi của vốn lưu động Lần 0,04 0,01 0,00 4.Số vòng quay vốn lưu động Vòng 4 2 1 5.Thời gian của một vòng luân chuyển Ngày 80 180 360 Muốn hiểu rõ hơn thực trạng sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta thông qua số liệu phân tích ở bảng 10. Mặc dù lượng vốn lưu động sủ dụng bình quân trong kì tăng lên nhưng hiệu suất sử dụng thì lại đang giảm sút khi từ mức 446% của năm 2007 xuống còn 198% vào năm 2008 và sang năm 2009 chỉ còn 116%. Đây cũng là điều dễ hiểu vì doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2008 và 2009 đã bị giảm sút do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua. Chính vì vậy, sức sinh lời của vốn lưu động cũng đã giảm xuống rất thấp, năm 2009 gần như ở mức 0. Hoạt động của doanh nghiệp cũng có những dấu hiệu trầm lắng khi số vòng quay của vốn cũng bị giảm xuống, lượng vốn ứ đọng nhiều và giảm khả năng thanh khoản của vốn. Để thấy được rõ hơn tình hình của vốn lưu động trong doanh nghiệp ta nghiên cứu bảng số liệu sau đây: Bảng 11: Nguồn tài trợ vốn lưu động. (Đơn vị: đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. Nợ ngắn hạn 48.666.225.243 70.621.367.312 97.352.930.728 2. Tồn kho 63.292.611.576 87.239.682.500 126.724.821.058 3. Phải thu 12.314.868.600 22.289.156.000 22.508.656.000 4. Tồn kho và các khoản phải thu 75.607.480.176 109.528.838.500 149.233.477.058 5. Nhu cầu VLĐ thường xuyên (4-1) 26.941.254.933 38.907.471.188 51.880.546.330 (Nguồn : báo cáo cáo của công ty) Qua bảng trên ta thấy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên luôn lớn hơn 0, điều đó cho thấy các nguồn vốn ngắn hạn từ từ bên ngoài không đủ để tài trợ vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy doanh nghiệp vẫn cần phải bổ sung thêm vốn ngắn hạn của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu của mình hoặc có những biện pháp tăng cường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa để giảm thiểu tối đa lượng hàng hóa tồn kho bên trong doanh nghiệp. Lượng vốn lưu động của doanh nghiệp cũng đang bị ứ đọng rất nhiều, đặc biệt là lượng tồn kho, nó chiếm một giá trị quá lớn khiến cho nhu cầu về lượng vốn lưu động của doanh nghiệp tăng cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng nên có những biện pháp để bù đắp lượng vốn lưu động đang bị thiếu hụt và cắt giảm lượng tồn kho để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và tăng hiệu quả của doanh nghiệp. 2.2.5. Chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua phân tích trên, ta thấy doanh nghiệp luôn thường xuyên thiếu hụt một lượng vốn lưu động khá lớn, vì vậy để bù đắp lượng vốn thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đang sử dụng chính sách tài chính mạo hiểm khi thế chấp tài sản cố đinh của mình đi vay vốn ngân hàng. Đây là phương thức đã được công ty sủ dụng nhiều trong thời gian qua và cũng được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng. Trong bối cảnh hiện nay, việc tạo lập vốn qua kênh tín dụng này rất nhanh chóng và tiện dụng để có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp một cách nhanh nhất có thể. Với ưu thế là một doanh nghiệp được thành lập hoạt động nhiều năm trên thị trường, đã tạo dựng được tên tuổi, uy tín và chỗ đứng trên thương trường cùng với lượng tài sản cố định khá lớn cho nên doanh nghiệp có đủ những điều kiện cần thiết để có thể tiếp cận được thị trường tài chính truyền thống này một cách dễ dàng. Bảng 12: lượng vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp (Đơn vị: đồng) Năm Khoản mục 2007 2008 2009 I. Lượng vốn vay ngân hàng 60.000.000.000 40.000.000.000 50.000.000.000 II. Giá tri tài sản đem thế chấp 70.541.123.000 46.265.893.107 66.372.849.818 1. Trị giá nhà xưởng 32.028.123.000 26.411.660.725 25.833.000.886 2. Trị giá máy móc thiết bị 48.513.000.000 39.682.472.286 40.539.848.932 Nguồn: báo cáo tài chính của công ty Tuy nhiên, để có thể vay được vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp phải có tài sản đem ra thế chấp đảm bảo khả năng trả nợ của mình và phải chịu một mức lãi suất khá cao. Lượng vốn vay của doanh nghiệp đang ở mức khá cao. Để vây được lượng vốn mình cần, doanh nghiệp gần như đã phải cầm cố toàn bộ hệ thống nhà xưởng và máy móc thiết bị hiện có của mình để đảm bảo cho hoạt động đó. Thậm trí, vào năm nay do nhu cầu về vốn tăng cao, doanh nghiệp đã phải cầm cố gần như toàn bộ tài sản bao gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị, khách sạn, nhà riêng ... để thế chấp với ngân hàng vay vốn. Việc vay vốn với lãi suất khá cao trong những năm gần đây, lãi xuất luôn ở mức trên dưới 20% đã gây khá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để xem xét sự tác động của chính sách tài chính mạo hiểm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta thông qua bảng 13 về báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp những năm gần đây để thấy được điều này. Dựa vào số liệu trong bảng thì ta có thể thấy chi phí tài chính đã tăng lên rất cao vào năm 2008 là khoảng 8,4 tỷ đồng và năm 2009 đạt gần 9 tỷ đồng, túc là gần gấp đôi so với mức hơn 5 tỷ đồng của năm 2007. Cũng qua bảng 13 ta thấy lợi nhuận của doanh nghiệp đang giảm đi rất nhanh, nguyên nhân chính là so sự sụt giảm về doanh thu. Và một nguyên nhân nữa đứng hàng thứ 2 đó chính là do sự tăng lên của chi phí tài chính trong doanh nghiệp. Một chi phí khá lớn đối với doanh nghiệp, Đặc biệt hơn nữa là trong bối cảnh đang diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thị trường và tình hình buôn bán, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có dấu hiệu giảm sút khá nghiêm trọng. Khi mà doanh thu của doanh nghiệp vẫn đang giảm đều từng năm và chưa có dấu hiệu phục hồi, trong năm 2007 doanh thu của đạt trên 340 tỷ thì sang đến năm 2008 chỉ còn ở mức 217 tỷ, năm 2009 doanh thu tiếp tục bị giảm xuống còn trên 175 tỳ. Chính những điều này đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm khá mạnh từ mức trên 2 tỷ đồng của năm 3007 xuống còn trên 300 triệu đồng của năm 2009, tương ứng với mức giảm gần 10 lần. Bảng 13: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2007- 2009. (Đơn vị: đồng). Năm. Khoản mục 2007 2008 2009 1.Doanh thu thuần từ bán hàng và cung câp dịch vụ. 340.801.084.877 217.639.542.313 175.268.553.182 2. Giá vốn hàng bán. 321.630.616.530 201.312.566.830 160.758.710.967 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. 19.170.468.347 16.326.975.483 14.509.842.215 4. Doanh thu từ hoạt động tài chính. 10.225.362 8.254.362 5.658.965 5. Chi phí tài chính. 5.121.965.000 8.388.650.000 8.896.117.490 Trong đó: lãi vay phải trả. 5.121.965.000 8.388.650.000 8.896.117.490 6. Chi phí bán hàng. 5.212.655.346 3.276.985.300 2.456.985.123 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 5.496.949.587 3.905.660.325 2.781.546.322 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. 3.349.123.776 763.934.220 380.852.245 9. Tổng lợi nhuận trước thuế. 3.349.123.776 763.934.220 380.852.245 10. Thuế TNDN phải nộp. 937.754.657 213.901.582 76.170.449 11. Lợi nhuận sau thuế. 2.411.369.119 550.032.638 304.681.796  (Nguồn: báo cáo của công ty). Như vậy,ta đã thấy chính sách này của đang gây khá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là với bối cảnh của nền kinh tế hiện nay đang trong giai đoạn khủng hoảng, suy thoái, nó đang là một nguy co tiềm ẩn luôn luôn rình rập doanh nghiệp. Thị trường tài chính đang có rất nhiều những biến động bất thường, hàng loạt những ngân hàng lớn trên thế giới đã bị phá sản. Ngay tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đã phải hứng chịu khá nhiều tác động, riêng trong ngành công nghiệp ô tô còn non trẻ thì số lượng các doanh nghiệp cũng đã có sự sụt giảm, những năm trước đây có hàng chục doanh nghiệp hoạt động thì đến bây giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Hơn nữa cùng với đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn ô tô nổi tiếng của thế giới như Honda, Toyota, … Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ lưỡng hơn đối với các chính sách về vốn của mình để có được những biện pháp tối ưu nhất, giảm thiểu tối đa những tác động và giảm thiểu những chi phí phát sinh thêm để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể diễn ra một cách bình thường, tốt đẹp, vượt qua thời kì khó khăn của nền kinh tế. Vốn vay từ ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Nguồn vốn này xuất hiện từ sớm trong lịch sử và tiếp tục khẳng định ưu thế của nó đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, với tình hình như hiện nay doanh nghiệp cần có những tính toán chính xác để cho mình có thể có được nguồn vốn với những chi phí thấp nhất có thể. Hiện nay, để đối phó phần nào với cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng cũng thắt chặt hơn với các khoản cho vay của mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn cho mình những chính sách mới để sử dụng vốn cho phù hợp. Đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang sử dụng chính sách vốn đầu tư mạo hiểm từ các tổ chức, cá nhân, đây là một chính sách khá khôn ngoan khi mà họ có thể có được lượng vốn mình cần mà không phải thế chấp những tài sản mình đang có và đồng thời cũng giảm được những chi phí tài chính cao do lãi suất khi vay ngân hàng. Đây là một chính sách khá khôn ngoan của doanh các doanh nghiệp hiện nay, vì vậy doanh nghiệp nên xem xét đưa nó vào trong chiến lược của mình để có thể giảm bớt chi phí, và rủi ro cũng như góp phần nâng cao lợi nhuận, lợi tức và tự chủ hơn trong các kế hoạch hoạt động kinh doanh của mình. 2.3. Tính toán các chỉ số tài chính cơ bản. Bảng 14: Chỉ tiêu tài chính. Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1. Bố trí cơ cấu tài sản TSCĐ/Tổng TS % 72,02 60,59 53,65 TSLĐ/Tổng TS % 27,62 34,63 42,12 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng NV % 21,19 24,65 30,03 Vốn CSH/Tổng NV % 78,81 75,35 69,97 2. Khả năng thanh toán 2.1. Kn thanh toán nợ NH Lần 2.2. Kn thanh toán nhanh Lần 0,27 0,32 0,24 2.3 Kn thanh toán tức thời Lần 1,57 1,56 1,45 3. Tỷ suất sinh lời 3.1. Tỷ suất LN/DT LNTT/DT % 0,98 0,35 0,22 LNST/DT % 0,71 0,25 0,17 3.2. Tỷ suất LN/Tổng TS LNTT/Tổng TS % 1,21 0,24 0,11 LNST/ Tổng TS % 0,87 0,17 0,09 3.3 Tỷ suất LNST/Vốn CSH % 1,11 0,23 0,12 Qua bảng trên, ta thấy khả năng thanh toán các khoản vay của doanh nghiệp được giữ ở mức tương đối ổn định. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đạt mức cao nhất vào năm 2008 là 0,32 lần, điều này cho thấy doanh nghiệp khó có khả năng thanh toán nhanh những khoản nợ ngắn hạn nếu có những thay đổi từ phía những chủ nợ. Trong khi đó, khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp lại luôn lớn hơn 1, nó cho thấy doanh nghiệp đang bị ứ đọng nhiều tiền mặt, doanh nghiệp đã không sử dụng hiệu quả những nguồn lực hiện có của mình. Lợi nhuận, điều đáng quan tâm nhất đối với doanh ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty motor Đức Phương.doc
Tài liệu liên quan