Chuyên đề Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty TNHH May Phù Đổng

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3

I. TỔNG QUAN VỀ TIỀN LƯƠNG 3

1. Tiền lương 3

1.1 Khái niệm và bản chất của tiền lương 3

1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến tiền lương 3

1.1.2 Bản chất của tiền lương 4

1.2 Chức năng và vai trò của tiền lương. 5

1.2.1 Chức năng của tiền lương 5

1.2.2 Vai trò của tiền lương 6

1.3 Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 6

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương: 6

1.5 Nội dung của công tác tiền lương 7

1.5.1 Xây dựng và quản lý quỹ lương 7

1.5.2 Phân phối và sử dụng quỹ 9

1.5.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm 9

1.5.2.2 Hình thức trả lương theo thời gian 12

II. TỔNG QUAN VỀ TIỀN THƯỞNG 13

1. Khái niệm và nội dung của tiền thưởng 13

1.1 Khái niệm 13

1.2 Nội dung của tổ chức tiền thưởng 14

2. Các hình thức tiền thưởng: 14

III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP. 14

1. Đối với doanh nghiệp 14

2. Đối với người lao động 15

3. Đối với xã hội 15

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 16

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MAY PHÙ ĐỔNG 16

1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 16

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 17

1.3 Sản phẩm chủ yếu 17

1.4.Thị trường tiêu thụ sản phẩm và đối thủ cạnh tranh 18

2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN 19

2.1.Cơ cấu tổ chức của công ty 19

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 20

3. ĐẶC ĐIỂM VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY 21

3.1. Đặc điểm về tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty 21

3.1.1. Qui trình công nghệ (sơ đồ 3.1) 21

3.1.2. Máy móc thiết bị mà công ty đang sử dụng ( biểu 3.2) 24

3.1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 25

3.2. Đặc điểm tình hình sử dụng lao động của công ty 26

3.2.1 Biến động về số lượng lao động (biểu đồ 3.4) 26

3.2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính 27

3.2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ 28

3.2.4. Cơ cấu lao động theo nghề hiện tại 29

3.2.5 Cơ cấu lao động theo độ tuổi ( bảng 3.8) 29

II. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY PHÙ ĐỔNG. 30

1. Nguyên tắc quản lý và phân phối quỹ lương của công ty. 30

1.1 Cơ sở hình thành quỹ lương 30

1.2 Nguyên tắc chung về phân phối tiền lương tại công ty May Phù Đổng 31

2. Phân tích công tác trả lương cho người lao động 32

THEO TỪNG HÌNH THỨC 32

2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm 32

3 Phân tích công tác trả thưởng tại công ty 44

3.1 Thưởng trong lương 44

3.2. Thưởng hoàn thành nhiệm vụ 46

3.3 Tiền thưởng cho chất lượng sản phẩm 48

3.4 Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu 48

4 Phụ cấp 49

5. Đánh giá chung về công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty. 50

5.1Phân tích hiệu quả của công tác tiền lương 50

5.1.1Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân 51

5.1.2. Khả năng giảm giá thành sản phẩm 52

5.2 Đánh giá chung về công tác tiền lương, tiền thưởng. 52

5.2.1 Những mặt đã đạt được 52

5.2.2 Những tồn tại 54

5.2.3 Một vài nguyên nhân chủ yếu 56

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY PHÙ ĐỔNG. 58

I.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 58

1 Những khó khăn và thuận lợi 58

1.1 Những khó khăn 58

1.2 Những thuận lợi 58

2. Định hướng phát triển trong những năm tới 59

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY. 60

1.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm. 60

1.1 Hoàn thiện công tác định mức lao động. 60

1.2 Hoàn thiện công tác nghiệm thu sản phẩm 64

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian 65

3. Một số kiến nghị đối với công tác tiền thưởng 67

4. Điều kiện thực hiện các giải pháp đã đề xuất 68

4.1 Hoàn thiện công tác phân tích công việc 68

4.2 Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc 69

KẾT LUẬN 71

 

 

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty TNHH May Phù Đổng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phù hợp để có thể giữ chân nhân viên của mình trong dài hạn. BẢNG 2.4- CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO ĐỘ TUỔI Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 18-23 25 8.33 24-29 122 40.67 30-35 82 27.33 36-41 43 14.33 42-47 21 7 >47 7 2.34 Tổng 300 100 Nguồn: Phòng quản lý, bộ phận lao động tiền lương, danh sách lao động năm 2008 II. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY PHÙ ĐỔNG. 1. Nguyên tắc quản lý và phân phối quỹ lương của công ty. 1.1 Cơ sở hình thành quỹ lương Quỹ lương của công ty May Phù Đổng được hình thành dựa trên chỉ tiêu doanh thu. Doanh thu thực tế và doanh thu kế hoạch hàng tháng của công ty được tính theo công thức như sau: Doanh thu kế hoạch = số lượng hàng dự kiến sản xuất x giá gia công sản phẩm đã thỏa thuận với khách hàng Doanh thu thực tế = số lượng sản phẩm thực tế sản xuất x giá gia công ghi trong hợp đồng Quỹ tiền lương của công ty được tính theo công thức sau: Quỹ lương = 53% x doanh thu. Như vậy quỹ lương hàng tháng, quý , năm của công ty phụ thuộc vào doanh thu hàng tháng, quý, năm. Ví dụ: Doanh thu kế hoạch tháng 12/2008 = 784.773.486 ( đồng) Quỹ lương kế hoạch tháng 2/2008= 784.773.486 x 53%= 415.929.948 (đồng) Doanh thu thực tế tháng 12/2008 = 694 450 943 ( đồng). Quỹ lương thực tế tháng 12/2009 = 53% x 694.450.943 = 368 059 000 ( đồng) 1.2 Nguyên tắc chung về phân phối tiền lương tại công ty May Phù Đổng Lương cấp bậc công nhân của người lao động được giữ nguyên để làm căn cứ tính lương những ngày công học tập, họp, công phép, nghỉ lễ, tết và công nghỉ BHXH và làm căn cứ để trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động. Phần thu nhập chính của người lao động là tiền lương theo kết quả SXKD và được tính căn cứ vào cấp bậc công việc và hiệu quả công việc của từng người. Hệ số thu nhập là thước đo hiệu quả sản xuất của từng người lao động. Nó sẽ do hội đồng quản trị công ty quyết định trên cơ sở định biên lao động và nhiệm vụ được giao. Trong cùng một cấp bậc công việc, nếu là kỹ sư và thêm vào đó làm việc có hiệu quả hơn thì sẽ có hệ số thu nhập cao hơn. Nếu cùng là kỹ sư, cùng làm công việc có cấp bậc như nhau thì ai làm việc có hiệu quả hơn thì người đó sẽ có hệ số thu nhập cao hơn. Người phụ trách trong đơn vị là người có mức thu nhập cao nhất trong đơn vị đó. Cơ cấu quỹ tiền lương như sau: 90% quỹ lương dùng để chi trả trực tiếp cho người lao động thông qua hình thức chi trả lương và tiền thưởng trong lương cho người lao động bao gồm: Khối công nhân may: 64,18% Khối công nhân cắt: 8,48% Khối công nhân Là: 15% Khối quản trị, chuẩn bị sản xuất, phục vụ: 10,42% 2% quỹ lương dùng để làm quỹ dự phòng. 8% quỹ lương dùng để làm quỹ khen thưởng. 2. Phân tích công tác trả lương cho người lao động Tại công ty TNHH May Phù Đổng hiện nay đang áp dụng hai hình thức trả lương chủ yếu là trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân và trả lương theo thời gian có cải tiến. Với tính chất là ngành sản xuất nên số lượng lao động trả theo sản phẩm chiếm phần lớn so hình thức trả lương theo thời gian. Cụ thể như sau BẢNG 2.5- TỶ TRỌNG LAO ĐỘNG HƯỞNG LƯƠNG THEO TỪNG HÌNH THỨC STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1 Tổng số lao động 300 100 2 Trả lương theo sản phẩm + cắt + may + Là + Kiểm hóa + Hòm hộp 246 27 172 31 9 7 82 9 57,33 10,33 3 2,34 3 Trả lương theo thời gian + lao động quản lý + chuẩn bị sản xuất 54 37 17 18 12,33 5,67 Nguồn: Phòng quản lý, bộ phận lao động tiền lương, danh sách lao động năm 2008 2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm Đối tượng: Khối trực tiếp sản xuất của công ty bao gồm cắt, may, là, hòm hộp, kiểm hóa. Tiền lương của công nhân sản xuất được tính dựa vào số lượng, chất lượng sản phẩm (chi tiết) mình làm ra. Công thức: Lương thực lĩnh: Ltl = Lsp+ Lcđ + Ltg+Pc - BHXH,BHYT Trong đó: Ltl: Tiền lương thực lĩnh Lsp: Lương sản phẩm của công nhân Lcđ: Lương hưởng theo chế độ của công nhân như ngày nghỉ, lễ tết, nghỉ phép, họp, học… Ltg: Lương cho những ngày làm công việc ngoài công việc có định mức. Pc:Tiền phụ cấp theo lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nóng, phụ cấp độc hại, thêm giờ… BHYT: Bảo hiểm y tế BHXH: bảo hiểm xã hội Lương sản phẩm: Lsp = ĐGi x Q (i=1,n) Trong đó: ĐGi: Đơn giá tiền lương sản phẩm (chi tiết) ở công đoạn i Q: Số lượng sản phẩm thực tế làm ra n: số công đoạn của sản phẩm Như vậy lương sản phẩm trả cho người lao động sẽ dựa vào hai chỉ tiêu là đơn giá và số lượng sản phẩm (chi tiết) làm ra. Đơn giá tiền lương của mỗi công đoạn sẽ được tính căn cứ vào thời gian qui chuẩn (tính theo giây) và đơn giá tiền lương tính cho 1 giây chuẩn. Thời gian quy chuẩn của mỗi bước công việc là thời gian tiêu hao của công nhân cho bước công việc đó sau khi đã điều chỉnh hệ số phù hợp với cấp bậc công việc đó. Nó được xác định trên cơ sở định mức tiêu hao của từng công đoạn, mức phụ cấp và hệ số quy chuẩn. Cụ thể như sau: Công việc bậc 2: Thời gian quy chuẩn = Thời gian chế tạo x 0,88 Công việc bậc 3: Thời gian quy chuẩn = Thời gian chế tạo x 1,00 Công việc bậc 4: Thời gian quy chuẩn = Thời gian chế tạo x 1,13 Công việc bậc 5: Thời gian quy chuẩn = thời gian chế tạo x 1,43 Đơn giá tiền lương tính cho một giây chuẩn hiện đang áp dụng tại công ty là 70 đồng/1 giây. Nó được xác định dựa trên thang lương và thời gian chế tạo của một chiếc áo sơ mi chuẩn. Lương hưởng theo chế độ: Lcđ = Lp + Ll + Lđh + Lcn Lương phép (Lp): Được tính theo công thức sau: HCBCN x Smin 26 Lp = x Số ngày nghỉ phép HCBCN: Hệ số cấp bậc công nhân dùng làm căn cứ để tính lương những ngày công đi học, họp, nghỉ phép, lễ, tết, và đồng thời cũng là căn cứ để trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động. Smin: là tiền lương tối thiểu mà nhà nước áp dụng cho các doanh nghiệp. Hiện nay mức Smin mà công ty đang áp dụng đúng theo qui định của nhà nước là 540 000. Lương lễ, tết ( Ll): HCBCN x Smin 26 Công thức như sau: Ll = x ngày lễ, tết Lương đi học (Lđh) Công thức: HCBCN x Smin 26 Lđh = x số ngày đi học x Hđh Hđh: là hệ số đi học nhằm trợ cấp thêm cho những người đi học như tiền xăng, ăn trưa… HCBCN x Smin 26 Lương chăm sóc con nhỏ (LCN) cũng được tính tương tự như các trường hợp trên. số ngày được nghỉ theo qui định để chăm sóc con nhỏ LCN = x Lương làm thêm giờ (Ltg): được áp dụng theo qui định của nhà nước 150% tiền lương giờ theo cấp bậc công việc nếu làm thêm vào ngày thường và 200 % tiền lương giờ theo cấp bậc công việc nếu làm thêm vào ngày lễ) Khấu trừ BHXH, BHYT bao gồm 2 khoản chính: Bảo hiểm xã hội ( BHXH): BHXH = HCBCN x 540000 x 5% Bảo hiểm y tế ( BHYT): BHYT = HCBCN x 540000 x 1% Cụ thể trả lương cho bộ phận may như sau: Áp dụng cách tính như trên có đơn giá tiền lương cho công đoạn may thể hiện ở bảng 4.2 dưới đây: Bảng 2.6- Định mức thời gian chế tạo chi tiết 1 sản phẩm tính cho công đoạn may (Áo sơ mi dài tay: VẢI UNI MÀU) STT Nội dung bước công việc CBCV Thời gian chế tạo Thời gian quy chuẩn Đơn giá tiền lương (1) (2) (3) (4) (5 = (4) x Hqc) (6 = (5) x 70 đ) 1 May lộn bản cổ ĐM dao xén 4 50 57 3990 2 May diễu bản cổ 3 36 36 2520 3 Ghim mo bản cổ 3 10 10 700 4 Đặt mẫu sửa chân cổ, vào 3 lá 4 56 63 4410 5 Mí chặn chân cổ 3 25 25 1750 6 Tra mí cổ gài nhãn 4 131 148 10360 7 May nẹp cúc, cữ 3 25 25 1750 8 May nẹp khuyết 2 cạnh ( cữ) 3 52 52 3640 9 May mí miệng túi 3 10 10 700 10 May dán túi HC 4 52 59 4130 11 … … … … … 12 Tổng thời gian 1940 1972 138040 13 Thời gian bình quân 46 giây Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Ví dụ: Với bước công việc may lộn bản cổ ĐM dao xén có cấp bậc công việc là bậc 4 ( Hqc = 1,13) và bấm giờ cho thấy thời gian thực hiện bước công việc này là 50 giây thì đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm như sau: + Thời gian quy chuẩn = 50 x 1,13 = 57 (giây) + Đơn giá tiền lương tính cho bước công việc này là 57x 70= 3990 ( đồng). Đối với tổ trưởng, tổ phó tổ may, kiểm hóa may thì đơn giá tiền lương được tính như sau: Công thức: ĐG = (TG : n) x (K :1.78) Trong đó: ĐG: đơn giá tiền lương áp dụng với tổ trưởng, tổ phó, kiểm hóa may. TG: tổng giây tính lương cho cả mã hàng tính cho 1 tổ n : số công nhân trong 1 tổ K: hệ số lương ( tổ trưởng tổ may là 3,48; tổ phó may k= 3; tổ trưởng kiểm hóa may k = 2,8; kiểm hóa may k = 2,4) Với mã hàng PĐ TK (loại vải UNI Màu) đơn giá tiền lương tính trên 100 sản phẩm theo chức vụ của công đoạn may được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.7- Đơn giá tiền lương theo chức vụ ở bộ phận may STT Chức vụ Thời gian qui chuẩn ( đv: giây) Đơn giá ( đv: đồng) 1 Tổ trưởng tổ may 89,6 6272 2 Tổ phó tổ may 77,3 5131 3 Tổ trưởng kiểm hóa 72,1 5047 4 Kiểm hóa 61,8 4326 Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Ví dụ: đơn giá tiền lương áp dụng cho tổ trưởng tổ may như sau: + thời gian quy chuẩn : G = ( TG:n) x ( K: 1,78) = ( 1972 : 43) x ( 3,48 : 1,78) = 89,6 ( giây) + đơn giá tiền lương tính cho 100 sản phẩm: L = G x 70 = 89,6 x 70 = 6272 ( đồng) Dựa trên bảng định mức tiêu hao của mỗi công đoạn, mỗi mã hàng khác nhau phòng kỹ thuật lại có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế về chất liệu vải, tình hình máy móc thiết bị của công ty… Dựa trên bảng định mức chế tạo cho từng công đoạn, mỗi mã hàng và số lượng sản phẩm làm ra trong kỳ tổ trưởng, tổ phó may sẽ tổng hợp và tính được tổng giây quy chuẩn để tính lương sản phẩm. Tiền lương sản phẩm của công nhân bộ phận may tháng 12/2008 được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.8: Tiền lương sản phẩm của tổ may 1 tháng 12/ 2008 STT Họ và tên Hệ số lương Ngày công Thời gian quy chuẩn Tiền lương sản phẩm (1) (2) (3) (4) (5) (6 = (5) x 70 đ) 1 Nguyễn Đức Thắng 1,78 21 17.658,4 1.236.088 2 Hoàng Minh Tâm 1,78 20 16.124,8 1.128.736 3 Nguyễn Thị Năm 1,58 18 11.652,5 815.675 4 Hà Thị Nhân 1,58 20 13.207,4 924.518 5 Vũ Thị Bích 1,58 21 13.958,2 977.074 … … … … … … Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Bảng lương sản phẩm này sẽ được gửi cho cán bộ tiền lương để tổng hợp và tính toán lương thực lĩnh cho từng người lao động. Dưới đây là bảng lương thực lĩnh trả cho công nhân bộ phận may tháng 12/2008: Bảng 2.9: Danh sách chi tiết lương thực lĩnh của bộ phận may tháng 12/2008 STT Họ và tên Hệ số lương Ngày công Lương sản phẩm ( Đồng) Nghỉ phép Lễ , tết Khấu trừ Thực lĩnh ( Đồng) công tiền BHXH BHYT Khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Nguyễn Đức Thắng 1.78 21 1.236.088 0.5 18485 57672 1.196.901 2 Hoàng Minh Tâm 1.78 20 1.128.736 2 73938 57672 1.145.002 3 Nguyễn Thị Năm 1.58 18 815.675 1 32815 51192 797.298 4 Hà Thi Nhân 1.58 20 924.518 0 0 51192 873.326 5 Vũ Thị Bích 1.58 21 977.074 1 32815 51192 958.697 6 … … … … … … … … … … Công ty TNHH May Phù Đổng Tổ may 1 Bảng 2.9- Bảng lương thực lĩnh tháng 2 năm 2008 Nguồn: Bộ phận lao động – tiền lương, Phòng quản lý, công ty TNHH May Phù Đổng Ví dụ: Lương thực lĩnh của anh Nguyễn Đức Thắng như sau: + Lương sản phẩm: Lsp = G x 70 = 17.658,4 x 70 = 1.236.088 ( đồng) 1,78 x 540000 26 + Lương nghỉ phép: Lp = x 0,5 = 18.485 (đồng) + Khấu trừ gồm 2 khoản: BHXH = (1,78 x 540000) x 5% = 48060 ( đồng) BHYT = ( 1,78 x 540000) x 1% = 9612 (đồng) Tổng cộng Ltl = 1.236.088 + 18.485 – 48060- 9612 = 1.196.901 (đồng) Các bộ phận khác như cắt, là, hòm hộp cũng được áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân và cách thức tính tương tự như bộ phận may. Nhận xét về hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân áp dụng cho bộ phận sản xuất: Về cơ bản công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân cho công nhân sản xuất trực tiếp là hợp lý. Mặc dù dây chuyền sản xuất là liên tục và cấn có sự phối hợp nhịp nhàng nhưng các hoạt động của mỗi người là tương đối độc lập, dễ xác định và tương đối chính xác.Hơn nữa phương pháp tính lương khá đơn giản, dễ hiểu. Bởi người công nhân chỉ cần dựa vào đơn giá tiền lương, số sản phẩm làm ra là đã có thể tính được lương sản phẩm cho bản thân. Điều này góp phần tạo nên tính minh bạch trong việc trả lương do đó hạn chế những thắc mắc, bất bình từ phía người lao động. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào cấp bậc công việc còn cấp bậc công nhân chỉ dùng làm căn cứ để tính lương các ngày nghỉ, lễ, tết, hay để trích các khoản khấu trừ như BHXH, BHYT. Điều này đã phản ánh được việc trả lương đã gắn với gắn với kết quả lao động của mỗi cá nhân, áp dụng nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít nên thúc đẩy người lao động hăng say làm việc. Đồng thời tạo ra sự công bằng trong việc trả lương – một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của công tác trả lương. Có như vậy, người lao động mới yên tâm sản xuất và phục vụ cho công ty bởi những nỗ lực của họ sẽ được công ty ghi nhận. Tuy nhiên chế độ trả lương này mới chỉ căn cứ vào mức và số lượng sản phẩm làm ra mà chưa quan tâm đến thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ máy móc, tiết kiệm nguyên vật liệu để giảm chi phí cho công ty. 2.2 Hình thức trả lương theo thời gian Đối tượng áp dụng: Bộ phận quản lý, bộ phận chuẩn bị sản xuất của công ty trả lương theo thời gian có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của công ty. Tức là hình thức trả lương vừa theo cấp bậc công việc vừa gắn với kết quả sản xuất kinh doanh. Quỹ lương trả cho các bộ phận này chiếm 10,42% quỹ lương dùng để chi trả trực tiếp cho người lao động. Trong đó 85% của quỹ lương này dùng để trả lương theo cấp bậc công việc và 15% còn lại dùng để trả thưởng. Công thức: LLĐQL = ( Lcbcv x T) + Lcđ + Ltg+ Pc – BHXH, BHYT Trong đó: LLĐQL: Tiền lương của lao động quản lý, phục vụ sản xuất Lcbcv: Lương cấp bậc công việc của lao động quản lý, phục vụ sản xuất T: Ngày công làm việc thực tế Lcđ: Tiền lương cho những ngày người lao động nghỉ lễ, tết, phép, họp, học… Ltg: Tiền lương ch những ngày làm công việc ngoài công việc có định mức trong tháng Pc: Tiền phụ cấp khác ngoài lương như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nóng, phụ cấp độc hại, … BHXH, BHYT: Bảo hiểm xã hội ( chiếm 5% tiền lương tháng của người lao động, bảo hiểm y tế (chiếm 1% tiền lương tháng của người lao động). Lương cấp bậc công việc (LCBCV) Công thức: LCBCV = HCBCV x Tiền lương của một hệ số CBCV/ 1 ngày công x T Trong đó: HCBCV : Hệ số cấp bậc công việc được qui định cho từng chức danh công việc dựa trên bảng lương của nhà nước và có sự điều chỉnh theo tình hình thực tế của doanh nghiêp. Ở công ty TNHH May Phù Đổng cấp bậc công việc theo chức vụ quản lý được xây dựng dựa trên cơ sở: công việc đảm nhận, mức độ phức tạp của công việc, trình độ của lao động quản lý và kết quả SXKD của công ty. Dưới đây là bảng thể hiện hệ số cấp bậc công việc của các chức danh quản lý: Bảng 2.10- Hệ số cấp bậc công việc của chức danh quản lý STT Chức danh HCBCV 1 Giám đốc công ty 5,00 2 Phó giám đốc công ty 4,73 3 Kế toán trưởng 3,82 4 Cán bộ kế hoạch - vật tư 2,06 5 Cán bộ lao động – tiền lương 2,06 6 Trưởng ca 4,45 … … … 2Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Tiền lương của một hệ số cấp bậc công việc/ 1 ngày công = Quỹ lương trả cho người lao động quản lý theo CBCV : ∑( Hệ số CBCV của người lao động thứ i x số ngày làm việc thực tế trong tháng của người lao động thứ i) T: số ngày làm việc thực tế của người lao động. Để hiểu rõ hơn về cách thức trả lương theo thời gian, ta hãy nghiên cứu bảng 4.7 dưới đây thể hiện tiền lương của khối quản lý, phục vụ sản xuất của công ty tháng 12/2008. Bảng 2.11- Tiền lương khối quản lý phục vụ STT Họ và tên Chức danh Hệ số CBCV Ngày công Tiền lương 1 Dương Đức Thanh Giám đốc 5,00 22 2.844.050 2 Nguyễn Thị Thu Giang Phó giám đốc 4,73 22 2.690.471 3 Nguyễn Thành Huy Trưởng ca 4,45 22 2.531.204 4 Đỗ Huy Trung Trưởng ca 4,45 22 2.531.204 5 Vũ Đình Hiền Kế toán 3,82 21 2.172.854 6 Nguyễn Văn Soan Cán bộ tiền lương 2,06 22 1.171.748 7 … … … … … 8 Tổng Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Quỹ lương tháng 12/2008 của khối quản lý phục vụ là 39.624.655 bao gồm + 85% chi trả trực tiếp cho lao động quản lý và phục vụ = 85% x 39.624.655 = 33.680.957 ( đồng) 33.624.655 + 15% dùng để trả thưởng = 15% x 39.624.655 = 5.943.698 ( đồng) (5,00x22+ 4,73 x 22+4,45x22+…) Tiền lương của một hệ số CBCV/1 ngày công = 33.624.655 1300,5 = = 25.855 đồng Tiền lương trả cho giám đốc Dương Đức Thanh như sau: Lql = 25.855 x 22 x 5,00 = 2.844.050 ( đồng) Nhận xét về hình thức trả lương theo thời gian: Do hoạt động của lao động quản lý, phục vụ trong công ty rất khó xác định kết quả lao động bao gồm cả số lượng lao động cũng như chất lượng lao động. Vì vậy dù muốn hay không muốn việc trả lương cho khu vực này cũng có phần thiếu chính xác. Tuy nhiên việc trả lương cho khối quản lý và chuẩn bị sản xuất tại công ty đã căn cứ vào kết quả SXKD của công ty nên đã phần nào khắc phục được điều này. Trả lương theo hình thức này căn cứ vào hệ số lương cấp bậc công việc theo chức danh nhưng hệ số này chưa phản ánh được đầy đủ khả năng và sự đóng góp của người lao động bởi hệ số lương này chỉ dựa vào kinh nghiệm và những nhận xét chủ quan của người lập. Hơn nữa hệ số này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào trình độ đào tạo chứ không hoàn toàn là kết quả thực hiện công việc. Việc trả lương căn cứ vào số ngày làm việc thực tế của người lao động nên khuyến khích người lao động đi làm việc đầy đủ để đảm bảo số ngày công quy định. Tuy nhiên quỹ thời gian làm việc đó được người lao động sử dụng như thế nào, có sự lãng phí thời gian lao động hay không lại là một vấn đề cần được quan tâm, xem xét. 3 Phân tích công tác trả thưởng tại công ty 3.1 Thưởng trong lương Nguồn tiền thưởng: đây là phần còn lại của quỹ lương cuối kỳ sau khi đã trừ đi phần tiền lương thực lĩnh trong kỳ. Cách tính: Tiền lương còn lại của bộ phận i Tiền thưởng trong lương của công nhân i = Hệ số chia thưởng x tiền lương sản phẩm thực lĩnh của công nhân i. Quỹ tiền lương quy đổi theo A, B, C Hệ số chia thưởng = Quỹ tiền lương quy đổi theo A, B, C được tính căn cứ vào xếp loại lao động từng tháng. Có 4 tiêu thức được đưa ra và điểm tối đa cho mỗi tiêu thức nếu người lao động đạt được là 1 điểm, nếu vi phạm thì không được điểm. Sau đây là bảng tiêu chuẩn xếp loại lao động: Bảng 2.12- Tiêu chuẩn xếp loại lao động STT Tiêu thức Mức độ Điểm 1 Năng suất và khối lượng công việc/ tháng Căn cứ vào bảng định mức lương sản phẩm từng tháng cho từng cấp bậc công việc Số lượng sản phẩm đạt và trên mức qui định Không đạt mức qui định 1 0 2 Chất lượng công việc Căn cứ vào bản tiêu chuẩn chất lượng và giám sát, kiểm tra của QA. Không vi phạm tiêu chuẩn chất lượng, không bị lập biên bản của QA Vi phạm tiêu chuẩn chất lượng 1 0 3 Ngày công làm việc thực tế Chỉ nghỉ việc riêng, nghỉ ốm 1 ngày, nghỉ phép nghỉ điều dưỡng theo chế độ qui định hoặc sinh đẻ, con nhỏ dưới 36 tháng được nghỉ 2 ngày. Nghỉ đến 3 ngày Nghỉ 4 ngày Nghỉ 5 ngày … 1 0 -1 -2 … 4 Chấp hành chế độ chính sách Chấp hành tốt chủ trương chính sách, nội qui, qui chế của nhà nước cũng như của công ty. Vi phạm 1 0 Nguồn: Quy chế - phân loại lao động hàng tháng. Bảng 4.9- Bảng điểm phân loại lao động Xếp loại Tổng điểm % so với mức thưởng A 4 100 B 3 85 C 2 50 D 1 20 Nguồn: Quy chế - phân loại lao động hàng tháng. Cụ thể: tiền thưởng trong lương cho bộ phận may sẽ được tính như sau: STT Họ và tên Hệ số lương Ngày công Xếp loại lao động Lương sản phẩm Tiền thưởng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Nguyễn Đức Thắng 1,78 21 A 1.236.088 339.924 2 Hoàng Minh Tâm 1,78 20 A 1.128.736 310.402 3 Nguyễn Thị Năm 1,58 18 B 815.675 224.310 4 Hà Thị Nhân 1,58 20 A 924.518 254.242 5 Vũ Thị Bích 1,58 21 A 977.074 268.695 … … … … … … … Bảng 2.13- Tiền thưởng trong lương của bộ may may tháng 12/2008 Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Ví dụ: Quỹ lương của tổ may tháng 12/2008 = 228.165.195 ( đồng) Trong đó: Quỹ lương theo sản phẩm thực lĩnh trả cho người lao động = 193.940.415(đồng) Quỹ lương còn lại = 228.165.195 – 193.940.415 = 34.224.780 (đồng) Tiền lương quy đổi theo A,B,C của bộ phận may = 124.453.741 (đồng) Hệ số chia thưởng = 34.224.780 /124.453.741 = 0.275 Tiền thưởng của Anh Nguyễn Đức Thắng = 0.275 x 1.236.088 = 339.924 (đồng). 3.2. Thưởng hoàn thành nhiệm vụ Hàng tháng công ty tiến hành khen thưởng việc hoàn thành nhiệm vụ cho các tổ. Vào những tháng lượng hàng phải giao cho khách hàng lớn thì để khuyến khích sản xuất, công ty thường tiến hành thi đua khen thưởng, hoàn thành nhiệm vụ Nguồn tiền thưởng: Nguồn tiền thưởng này được trích từ quỹ khen thưởng của công ty căn cứ vào kết quả SXKD. Mức khen thưởng: Đối với tổ cắt: Thưởng nếu hoàn thành nhiệm vụ 300.000 đồng. Với mỗi sản phẩm vượt kế hoạch sản xuất thì được thưởng 50 đồng/ 1 sản phẩm. Nếu không xảy ra lãng phí lớn, không bị sai kỹ thuật nghiêm trọng thì thưởng cho tổ trưởng 120.000 đồng. Đối với tổ may: Nếu hoàn thành nhiệm vụ thì được thưởng 400.000 đồng/ tổ Với mỗi sản phẩm vượt mức kế hoạch thì được thưởng 300.000 đồng/ sản phẩm Nếu là tháng phát động thi đua: Tổ may đạt năng suất cao nhất sẽ được thưởng 700.000 đồng. Tổ may đạt năng suất thứ hai sẽ được thưởng 600.000 đồng. Tổ may đạt năng suất thứ ba sẽ được thưởng 500.000 đồng. Tổ may đạt năng suất thứ tư sẽ được thưởng 400.000 đồng. Với tổ trưởng mỗi tổ mà hoàn thành kế hoạch tính theo năng suất lao động bình quân. Cụ thể như sau: Tổ trưởng tổ may mà đạt năng suất cao nhất được thưởng 200.000 đồng. Tổ trưởng tổ may đạt năng suất thứ hai được thưởng 180.000 đồng Tương ứng với tổ may đạt năng suất thứ ba tổ trưởng được thưởng 160.000 đồng Tổ trưởng tổ may đạt năng suất thứ tư được thưởng 140.000 đồng. Đối với tổ cắt: Tổ nào hoàn thành kế hoạch được thưởng 200.000 đồng. Với mỗi sản phẩm vượt kế hoạch thì thưởng 50.000 đồng/ 1 sản phẩm. Tổ trưởng tổ cắt hoàn thành kế hoạch được giao cũng được thưởng theo năng suất lao động bình quân. Cụ thể như sau: Trong 2 tổ là thì Tổ trưởng tổ là có thành tích tốt hơn sẽ được thưởng 120.000 đồng còn tổ trưởng tổ còn lại sẽ được thưởng 100.000 đồng. Đối với tổ kiểm hóa: Nếu hoàn thành nhiệm vụ không để ùn ư thưởng 200.000 đồng. Tổ trưởng tổ kiểm hóa thưởng 50.000 đồng. Đối với tổ hòm hộp: Hoàn thành kế hoạch đặt ra thưởng 100.000 đồng. Tổ trưởng của tổ sẽ được thưởng 50.000 đồng Tổ chuẩn bị sản xuất và phục vụ khác: Các tổ trong khối này chỉ được thưởng khi các tổ sản xuất đều hoàn thành kế hoạch của mình. Mức thưởng cho các khối phục vụ này là 300.000 đồng. Tổ trưởng của tổ chuẩn bị sản xuất sẽ được thưởng nếu tổ hoàn thành kế hoạch với mức thưởng là 100.000 đồng. 3.3 Tiền thưởng cho chất lượng sản phẩm Hàng tháng công ty tiến hành thưởng cho các bộ phận có chất lượng sản phẩm hoặc chất lượng phục vụ tốt, áp dụng nghiêm túc các quy trình, hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận liên quan để không xảy ra sai hỏng, ách tắc trong sản xuất. Hình thức này có tác dụng hạn chế các sản phẩm sai hỏng, khuyến khích các tổ quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Nguồn tiền thưởng của hình thức này cũng được trích từ quỹ tiền thưởng của doanh nghiệp. Điều kiện thưởng: Trong tháng không có sai hỏng hàng loạt Không có biên bản vi phạm chất lượng của QA. Không có đơn đặt hàng bị yêu cầu tái chế hoặc khiếu nại. Mức tiền thưởng: Tổ may được thưởng 200.000 đồng Tổ là được thưởng : 150.000 đồng Tổ cắt được thưởng: 150.000 đồng Tổ hòm hộp thưởng: 50.000 đồng Tổ kiểm hóa thưởng: 80.000 đồng Tổ quản trị được thưởng: 50.000 đồng Tổ chuẩn bị sản xuất được thưởng 100.000 đồng 3.4 Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu Cứ ba tháng một lần công ty tiến hành tổng kết công tác tiết kiệm nguyên vật liệu bởi điều đó đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí cho công ty. Với bộ phận, tổ sản xuất làm tốt công tác này sẽ được thưởng. Nguồn tiền thưởng: Một phần trích từ giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm được, một phần trích từ quỹ khen thưởng của công ty. Điều kiện thưởng: Trong kỳ sản xuất bộ phận hay tổ có sự tiết kiệm nguyên vật liệu như chỉ, mex, vải, … Mức thưởng: Đối với tổ may: Trong bốn tổ may, hai tổ nào tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu nhất (theo báo cáo từ việc thống kê trong kho nguyên vật liệu) thì được thưởng 100.000 đồng. Đối với tổ là: cũng tương tự như tổ may nếu tiết kiệm được nguyên vật liệu thì được thưởng 100.000 đồng. Tổ hòm hộp sẽ được thưởng 30.000 đồng nếu tiết kiệm được hòm hộp, không để xảy ra sai hỏng khi đóng hàng vào hộp. 4 Phụ cấp Trong mỗi chính sách tiền lương của doanh nghiệp thì phụ cấp là phần bắt buộc phải có để bù đắp phần nào hao phí sức lao động do điều kiện làm việc, môi trường làm việc, tính chất công việc. Công ty TNHH May Phù Đổng hiện nay đang áp dụng các loại phụ cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22154.doc
Tài liệu liên quan