Chuyên đề Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng Mỹ Hòa

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2

1.3.2 Phương pháp phân tích 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1 Tổng quan về NHTM 3

2.1.1 Khái niệm NHTM 3

2.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM 3

2.1.3 Nguồn vốn của NHTM 4

2.1.4 Vai trò của nguồn vốn 5

2.2 Nghiệp vụ huy động vốn 6

2.2.1 Khái niệm huy động vốn 6

2.2.2 Phân loại 7

2.3 Nghiệp vụ cấp tín dụng 8

2.3.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng 8

2.3.2 Vai trò và chức năng của tín dụng trong nền kinh tế 8

2.3.3 Phân loại tín dụng 9

2.4 Những qui định về cho vay tại QTD 10

2.4.1 Các nguyên tắc vay vốn 10

2.4.2 Điều kiện vay vốn 10

2.4.3 Đối tượng cho vay ngắn hạn 11

2.4.4 Phương thức cho vay 11

2.4.5 Mức cho vay 12

2.4.6 Thời hạn cho vay 12

2.4.7 Lãi suất cho vay 12

2.4.8 Quy trình cho vay của quỹ tín dụng 12

2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng 13

2.5.1 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn 13

2.5.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cấp tín dụng 14

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU QUỸ TÍN DỤNG MỸ HÒA 15

3.1 Sự hình thành và phát triển của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa 15

3.2 Cơ cấu tồ chức – Tình hình nhân sự 16

3.2.1 Cơ cấu tổ chức 16

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban 17

3.3 Vai trò của QTD Mỹ hòa đối với nền kinh tế tỉnh An Giang và Đất nước 19

3.4 Tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa giai đoạn 2007 – 2009 21

3.5 Thuận lợi và khó khăn của QTD Mỹ Hòa trong thời gian qua 23

3.5.1 Thuận lợi 23

3.5.2 Khó khăn 24

3.6 Kế hoạch hoạt động và hướng phát triển năm 2010 25

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG MỸ HÒA 27

4.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2007 – 2009 27

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa 27

4.1.2 Tình hình huy động vốn tại QTD qua 3 năm 2007 – 2009 29

4.1.3 Đánh giá tình hình huy động vốn qua các tỷ số 32

4.1.4 Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn 34

4.2 Phân tích tín dụng ngắn hạn tại QTD Mỹ Hòa từ năm 2007 - 2009 35

4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn. 37

4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn 41

4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn 45

4.2.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn 48

4.2.5 Đánh giá tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa giai đoạn từ năm 2007 – 2009 51

4.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại QTD Mỹ Hòa 53

4.3 Mối quan hệ giữa huy động vốn ngắn hạn và sử dụng vốn ngắn hạn 57

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

5.1 Kết luận 59

5.2 Kiến nghị 59

5.2.1 Đối với Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ hòa 59

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 60

5.2.3 Đối với Chính phủ 60

 

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng Mỹ Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường thủy sản và nông sản còn nhiều bấp bênh, không ổn định và không kích thích đầu tư sản xuất, kinh doanh không phát triển kéo theo đầu tư mở rộng tín dụng của QTD còn gặp nhiều khó khăn. - Trình độ dân trí không cao nên gây nhiều trở ngại trong quan hệ tín dụng, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao dẫn đến việc xử lý các món nợ quá hạn của QTD bị hạn chế, kém hiệu quả. - Địa bàn hoạt động của QTD tương đối rộng nhưng bình quân số tiền trên món vay nhỏ làm phát sinh nhiều món vay. Quản lý hết các món vay đã là khó khăn, chi phí kiểm tra, thẩm định lại cao làm cho lợi nhuận bị giảm. - Lũ lụt, dịch bệnh…. thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến mùa màng. Bên cạnh đó, một số hộ nghèo còn hạn chế trong tính toán làm ăn, giá cả thủy sản và nông sản thay đổi thất thường gây bất lợi cho người sản xuất, ảnh hưởng đến công tác thu nợ vay. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của Qũy tín dụng cùng với kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm hoạt động, QTD nhân dân Mỹ Hòa luôn tìm được chỗ đứng cho mình trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. 3.6 Kế hoạch hoạt động và hướng phát triển năm 2010 Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh, đời sống của người dân và nhu cầu sử dụng vốn của người dân tăng. Cùng với những kết quả đã đạt được trong năm 2009 và nhận thấy được những cơ hội để mở rộng quy mô hoạt động nên bước sang năm 2010, Ban lãnh đạo Quỹ tín dụng đã đề ra mục tiêu phấn đấu chủ yếu về hoạt động kinh doanh và tài chính như sau: Mục tiêu đề ra: - Vốn huy động đến 31/12/2010 là 200 tỷ đồng với tốc độ tăng 13% so với năm 2009. - Tổng dư nợ đến 31/12/2010 là 225 tỷ tăng 14% so với đầu năm. + Tỷ lệ nợ cho vay ngắn hạn đạt 95% tổng dư nợ. + Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% (trong đó nợ xấu là 0%). - Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động theo quy định của NHNN Việt Nam Biện pháp thực hiện: - Vốn huy động: Mục tiêu của QTD là đi vay để cho vay, do đó Ban Giám Đốc chú trọng đến huy động vốn trong dân cư bởi vì cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh dần dần được nâng cao hơn, thu nhập cũng được cải thiện đáng kể và người dân có xu hướng gửi tiền vào Quỹ tín dụng nhiều hơn (Lãi suất huy động của QTD luôn cao hơn lãi suất huy động của ngân hàng khoảng 0.35%)(() : Theo Văn kiện ĐHTV năm 2009 tại QTD Mỹ hòa ). Vì vậy mà Quỹ tín dụng đã đề ra các biện pháp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư: + Chú trọng đúng mức đến công tác quảng cáo, quảng bá thương hiệu Quỹ tín dụng Mỹ Hòa: cho tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách ưu đãi lãi suất và khuyến mãi của QTD. + Từng cán bộ công nhân viên qua mối quan hệ thân nhân, bạn bè, gia đình của mình có nguồn vốn nhàn rỗi để tạo cơ hội tiếp cận huy động vốn + Hàng tháng, hàng quý, QTD có chỉ tiêu khoán số tiền huy động vốn cụ thể từ Ban lãnh đạo và đến từng Cán bộ công nhân viên để thực hiện trong tháng, trong quý đó. + Phấn đấu trong năm 2010, tiền gửi không kỳ hạn phải tăng lên 20% - 25% so với năm 2009. - Đầu tư tín dụng: Tiếp tục giữ vững và phát triển vững chắc thị trường, thị phần đầu tư tín dụng. Trong đó đặc biệt cần chú trọng đến việc phân tích thị trường nhằm khai thác có hiệu quả thị trường lành mạnh, giảm dần thị trường kém hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc thực hiện một số biện pháp như: + Thực hiện nghiêm túc các văn bản của Chính phủ, ngành, bộ ngành có liên quan, của Quỹ tín dụng Trung ương Việt Nam và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước về công tác đầu tư tín dụng. Đặc biệt là thực hiện nghiêm ngặt quy trình tín dụng, công tác thẩm định trước khi cho vay, áp dụng chặt chẽ cơ chế đảm bảo tiền vay. + Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt đối với các món vay, theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay, trả nợ. Đồng thời tất cả các món vay đều nằm trong tầm kiểm soát của Quỹ tín dụng và của từng Cán bộ tín dụng. + Thu hồi tốt nợ đến hạn, quá hạn, kiên quyết không để phát sinh nợ khó đòi, rủi ro tái diễn nhất là nguyên nhân chủ quan của Quỹ tín dụng và khách hàng vay vốn. + Phải chủ động trong việc phấn tích nợ nhất là nợ có gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, nợ đã quá hạn để có biện pháp xử lý thu hồi thích hợp đồng thời cũng chú trọng đến công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, bởi vì khi thu nợ rủi ro thì toàn bộ được hạch toán vào thu nhập của QTD. + Theo dõi, nắm vững tình hình quy hoạch kinh tế xã hội từng vùng, từng khu vực của tỉnh mà có hướng đầu tư phù hợp, vừa mở rộng tín dụng vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế đời sống cho người dân, an toàn vốn. - Về phong cách làm việc: + Từng bước cải cách nề nếp, phong cách phục vụ đối với cán bộ làm kế toán, kho quỹ tại chỗ và công tác kiểm ngân cho phù hợp với nhu cầu cần thiết của khách hàng, tạo ra bộ mặt tiếp xúc khách hàng ngày càng hoàn thiện hơn. + Xây dựng phong cách giao dịch văn minh lịch sự, hòa nhã với khách hàng và trong nội bộ cơ quan. + Thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi cơ quan và ở địa phương. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG MỸ HÒA Khi nói đến hoạt động của quỹ tín dụng thì hai vấn đề trước tiên ta cần nhắc đến đó là nguồn vốn tại quỹ và sử dụng nguồn vốn, vì đây là những hoạt động mang tính trọng yếu , đem đến hiệu quả cho toàn quỹ tín dụng. Một quỹ tín dụng hoạt động có hiệu quả thì công tác huy động vốn của quỹ tín dụng đó phải đủ mạnh, đủ khả năng đáp ứng nguồn vốn cho toàn quỹ tín dụng. 4.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2007 – 2009 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa Nguồn vốn thể hiện quy mô hoạt động của một tổ chức tín dụng. Nhìn chung trong giai 2007 – 2009, nguồn vốn của QTD ND Mỹ Hòa không ngừng tăng qua các năm, điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Vốn huy động 100.941 66,49 160.254 79,15 176.279 79,15 59.313 58,76 16.025 10,00 Vốn vay 23.250 15,31 - - - - - - - - Vốn & các Quỹ 9.212 6,07 10.414 5,14 12.163 5,46 1.202 13,05 1.722 16,54 - Vốn điều lệ 6.776 6.823 6.870 47 0,69 47 0,69 - Các quỹ 2.436 3.591 5.293 1.155 47,40 1.702 47,40 Vốn khác 18.422 12,13 31.799 15,71 34.272 15,39 13.377 72,61 2.473 7,78 Tổng 151.825 100 202.467 100 222.714 100 50.642 33,34 20.247 10,00 ( Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa năm 2007, 2008, 2009) Biểu đồ 4.1: Sự tăng giảm của các nguồn vốn Qua bảng tỷ trọng 3 năm, vốn huy động của Quỹ tín dụng luôn chiêm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, luôn chiếm trên 65%. Trong đó nguồn vốn huy động tăng mạnh kể từ năm 2008 số tiền 59.313 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 58,7 % so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 79,15% trên tổng nguồn vốn năm 2008. VHĐ tăng mạnh là do tình hình lạm phát cao vào năm 2008 làm lãi suất tiền gởi tăng cao và do chính sách lãi suất cạnh tranh của QTD nên đã thu hút được nguồn vốn lớn từ người dân làm cho nguồn vốn huy động của QTD tăng trong năm này nhưng sang năm 2009 thì VHĐ chỉ tăng nhẹ 16.025 triệu đồng, tỷ lệ tăng 10% so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 79,15 % trên tổng nguồn vốn năm 2009. VHĐ năm 2009 không thể tăng mạnh là do tình hình lạm phát ở năm 2009 đã được Chính phủ thắt chặt làm lãi suất dần trở về vị trí ban đầu nên không thu hút được nguồn tiền gởi. Nhưng với tỷ trọng vốn huy động luôn chiếm trên 65% trong tổng nguồn vốn qua các năm góp phần mang lại nguồn vốn luôn tăng trưởng và ổn định qua 3 năm, do đó Quỹ tín dụng có đủ vốn tài trợ cho hoạt động tín dụng của mình, giảm được chi phí trong kinh doanh so với chi phí vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và đạt được lợi nhuận cao. Quỹ tín dụng thực hiện tốt công việc của một tổ chức kinh doanh tiền tệ đó là thu hút nguồn vốn tại chỗ đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn, Quỹ tín dụng đã tạo được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng góp phần nguồn vốn huy động luôn tăng cao trong 3 năm qua. Bên cạnh VHĐ thì nguồn vốn vay cũng đóng vai trò rất quan trọng vì nó như một chiếc cầu nối giúp cho quá trình cấp tín dụng diễn ra liên tục, nhưng nếu nguồn vốn vay quá lớn có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của QTD vì nó làm tăng chi phí lãi vay của QTD làm cho quá trình sử dụng vốn kém hiệu quả. Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn vay của QTD đã không còn kể từ năm 2008, chứng tỏ QTD đã có chính sách sử dụng nguồn vốn chủ động hơn và đạt hiệu quả vì lợi nhuận vẫn đạt cao vào năm 2008 và 2009. Về vốn điều lệ và các quỹ của QTD vẫn tăng đều qua 3 năm nhưng về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn thì giảm nhẹ kể từ năm 2008, tỷ trọng năm 2008 là 5,14 % và năm 2009 là 5,46 % , vấn đề giảm nhẹ này không ảnh hưởng lớn tới hoạt động của QTD. Về sự tăng trưởng của VĐL và các quỹ, năm 2008 tăng 1.202 triệu đồng tỷ lệ tăng 13,05 % so với năm 2007. Năm 2009 tăng 1.722 triệu đồng, tỷ lệ tăng 16,54 % so với năm 2008. Trong đó vốn điều lệ tăng đều và chậm vì trong giai đoạn năm 2008 – 2009 tình hình kinh tế chưa thật sự ổn định, lợi nhuận của 2 năm này giảm so với năm 2007 nên quyết định tăng nhẹ vốn điều lệ của QTD là quyết định đúng trong tình thế như lúc này, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của Quỹ tín dụng. Ngoài ra, còn có các nguồn vốn khác, nguồn vốn này cũng tăng qua các năm và tăng cao nhất vào năm 2008 tăng 13.377 triệu đồng, tỷ lệ tăng 72,61 % . Nguồn vốn này cũng góp phần đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thực hiện an toàn và liên tục. Nhìn chung, cơ cấu vốn hoạt động tại QTD tương đối hợp lý trong 3 năm qua, nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trên 65%. Đó là nhờ QTD có chính sách huy động vốn hợp lý và điều này được thể hiện rõ hơn ở nguồn vốn vay, vốn vay đã không còn kể từ năm 2008 , bên cạnh nguồn vốn huy động và vốn vay thì vốn điều lệ của QTD qua 3 năm cũng tăng và nằm ở mức an toàn, vốn khác của QTD cũng tăng góp phần làm cho nguồn vốn của QTD ngày càng tăng lên đủ sức tài trợ cho hoạt động tín dụng của mình. 4.1.2 Tình hình huy động vốn tại QTD qua 3 năm 2007 – 2009 Đối với QTD Mỹ Hòa, vốn huy động là một trong những nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Do đó QTD cần nỗ lực đề ra những chiến lược hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng trong công tác huy động vốn. Trong đó, lãi suất là một trong các công cụ quan trọng để các tổ chức tín dụng sử dụng cạnh tranh với nhau. QTD Mỹ Hòa dùng nguồn vốn huy động từ khách hàng để cho vay lại, đầu tư kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cũng như để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của QTD. Đồng thời, nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quy mô hoạt động của QTD, bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động tín dụng thì QTD cần phải quan tâm đến tình hình tăng trưởng của nguồn vốn, một nguồn vốn đủ lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả hơn. Trong thời gian qua, QTD Mỹ Hòa đã chú trọng cố gắng huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như huy động nhu cầu tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Bên cạnh việc quan tâm tới khách hàng cũ, QTD luôn tìm kiếm khách hàng mới bằng cách mở thêm phòng giao dịch, tăng cường công tác tiếp thị, áp dụng các chính sách khách hàng, chính sách thích hợp, bằng cách phục vụ khách nhanh gọn, văn minh, lịch sự. Do vậy Quỹ tín dụng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền làm cho nguồn vốn huy động ngày một tăng. Tuy nhiên do quy mô nhỏ và vị thế của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa trong lĩnh vực tài chính chưa lớn, vì thế mặc dù đã đưa ra những chính sách thu hút tiền gửi nhưng việc huy động vốn trong thời gian qua vẫn chưa phát huy tối ta do phải cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Do vậy khách hàng đến gửi tiền chưa đa dạng, chủ yếu là tiền gửi huy động từ các tầng lớp dân cư, còn các doanh nghiệp, công ty cổ phần, QTD Mỹ Hòa vẫn chưa thu hút, chưa hấp dẫn đối tượng này nên chưa đặt quan hệ giao dịch. Mặt dù luôn phải đối mặt với những thách thức, những hạn chế như trên nhưng chính nhờ vào sự nỗ lực hết sức của mình mà nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đều tăng qua các năm. Có được kết quả đó là nhờ QTD đã áp dụng nhiều giải pháp có hiệu quả trong đó lãi suất là công cụ mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động qua 3 năm tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa ĐVT: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm thực hiện Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) TGTKKKH 2.596 4.969 3.913 2.373 91,41 -1.056 -21,25 TGTKCKH 98.345 155.285 172.366 56.940 57,87 17.081 11 - TGTKCKH NH 97.833 154.813 171.844 56.980 58,24 17.031 11 - TGTKCKH DH 512 472 522 - 40 - 7,81 50 10,59 Tổng 100.941 160.254 176.279 59.313 58,76 16.025 10,00 (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa năm 2007, 2008, 2009) Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn huy động luôn tăng qua 3 năm. Tăng mạnh nhất năm 2008, VHĐ tăng lên 160.254 triệu đồng, số tiền tăng là 59.313 triệu đồng, tỷ lệ tăng 58,76 % so với năm 2007. Trong đó, TGTKCKH tăng nhiều nhất, tăng 56.940 triệu đồng, tỷ lệ tăng 57,87%, dù TGTKCKH DH giảm so với năm 2007 số tiền 40 triệu đồng, tỷ lệ giảm 7,81% nhưng do chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong TGTKCKH nên không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của TGTKCKH. TGTKCKH NN đã tăng lên đáng kể 56.980 triệu đồng, tỷ lệ tăng 58,24 %, nguyên nhân do năm 2008 có thời điểm lãi suất tăng rất mạnh làm lãi suất TGTKCKH NN cao hơn cả lãi suất TGTKCKH DH nên đã thu hút được lượng lớn khách hàng đến gởi tiền. Đến năm 2009, do tình hình kinh tế đã dược ổn định dần dần, vấn đề lãi suất tiền gởi không còn sốt như năm 2008 nên sự tăng trưởng về nguồn VHĐ của năm 2009 cũng không mạnh như năm 2008. Nhưng VHĐ vẫn tăng trưởng ở mức 10% so với năm 2008 số tiền tăng 16.025 triệu đồng và tăng mạnh nhất vẫn là TGTKCKH NN, số tiền tăng 17.081 triệu đồng, tỷ lệ tăng 11% so với năm 2008. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì VHĐ tăng qua các năm tạo nên một nguồn vốn dồi dào, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Quỹ tín dụng có mối quan hệ tốt với khách hàng trong giao dịch, đáp ứng được nguyện vọng của khách hàng (nông dân) trong việc mở rộng quy mô sản xuất do điều kiện canh tác và nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ngày càng phát triển nên lượng vốn bà con nông dân cần ngày càng nhiều hơn. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi để Quỹ tín dụng cạnh tranh với tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, với nguồn vốn tăng mạnh nên Quỹ tín dụng có thể yên tâm đẩy mạnh công tác cho vay của mình. Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ của TGTKCKH thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cũng tăng nhẹ qua các năm nhưng do chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng VHĐ nên sự tăng giảm nhẹ này không tác động nhiều đến sự tăng trưởng của VHĐ. Mặc dù loại tiền gửi TKKKH không mang lại tính ổn định nhưng nó có thể giải quyết được tình trạng thiếu vốn trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao trong hoạt động tín dụng. Nguyên nhân loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là do tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn không phải là khoản tiền để dành mà là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ nhu cầu trong giao dịch thanh toán của khách hàng. Trong khi đó, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định, giữa các loại tiền gửi có kỳ hạn khác nhau lãi suất sẽ được trả khác nhau. Tiền gởi có kỳ hạn càng lâu thì lãi suất sẽ càng lớn bởi Quỹ tín dụng hoàn toàn yên tâm sử dụng tiền gởi này của khách hàng cho vay với thời hạn ổn định để kiếm được lợi nhuận từ việc thu lãi vì lãi suất cho vay bao giờ cũng cao hơn lãi suất huy động vốn. Và khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền tạm thời chưa sử dụng hoặc là tiền để dành của cá nhân mục đích gửi vào Quỹ tín dụng để kiếm lợi tức. Nhìn chung 3 năm qua Quỹ tín dụng đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn, số vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước cũng như với nhiều hình thức huy động hấp dẫn hơn nên đã đem lại cho Quỹ tín dụng một nguồn vốn khá ổn định và có hiệu quả rất cao làm cho Quỹ tín dụng luôn chủ động trong công tác tín dụng của mình. Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đạt được những kết quả trên là do: - Mức lãi suất mà Quỹ tín dụng huy động là phù hợp với khách hàng. - Quỹ tín dụng thực hiện chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương. - Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đã tạo được lòng tin đối với khách hàng và một phần nhờ vào phong cách phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên, vui vẻ, phục vụ nhanh gọn, chính xác, trụ sở Quỹ tín dụng đặt ở Thành phố Long Xuyên thuận lợi cho khách hàng khi tham gia giao dịch. Lãi suất huy động vốn của QTD Mỹ Hòa luôn áp dụng theo mức lãi suất ban hành của NHNNVN tại từng thời điểm nhưng luôn kèm theo yếu tố cạnh tranh và ở mức phù hợp để có thể thu hút vốn nhàn rỗi của khách hàng trên địa bàn. QTD đã có những thay đổi linh hoạt với những biến động về lãi suất trên thị trường nhằm cạnh tranh với các QTD và ngân hàng khác trên địa bàn. Nếu so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn thì mức lãi suất của QTD Mỹ Hòa đưa ra luôn hấp dẫn hơn các Ngân hàng theo một tỷ lệ nhất định theo từng thời điểm. 4.1.3 Đánh giá tình hình huy động vốn qua các tỷ số Bảng 4.3: Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn Chỉ tiêu ĐVT Năm thực hiện 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn Tr.đ 151.825 202.467 222.714 Vốn huy động Tr.đ 100.941 160.254 176.279 Vốn huy động có kỳ hạn Tr.đ 98.345 155.285 172.366 Vốn huy động không kỳ hạn Tr.đ 2.596 4.969 3.913 Tổng dư nợ Tr.đ 131.589 196.750 196.750 VHĐ/TNV % 66,49 79,15 79,15 VHĐCKH/VHĐ % 97,43 96,90 97,78 VHĐKKH/VHĐ % 2,57 3,10 2,22 DN/VHĐ % 130,36 101,48 111,61 (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa năm 2007, 2008, 2009) a/ Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nên sự tăng giảm của VHĐ ảnh hưởng rất lớn đến TNV. Qua bảng số liệu thì tỷ lệ VHĐ trên TNV tăng mạnh vào năm 2008 và ổn định vào năm 2009 là do năm 2008 lãi suất tăng cao nên thu hút được lượng tiền gởi rất lớn, làm cho tốc độ tăng trưởng của VH Đ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn. Đến năm 2009 lãi suất được bình ổn trở lại nên kéo theo, các hoạt động gần như trở lại bình thường nên tỷ lệ này không tăng vào năm 2009. Nhìn chung tỷ số này luôn đạt ở mức cao trên 65% cho thấy uy tín của QTD ngày càng được nâng cao, với nguồn VHĐ lớn QTD luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Sở dĩ tỷ số này luôn ở mức cao là do trong những năm qua Quỹ tín dụng đưa ra những giải pháp hợp lý trong huy động vốn bằng các lãi suất linh hoạt và QTD luôn tăng cường công tác quảng cáo, phong cách giao dịch lịch sự, nhanh gọn, kịp thời và hiệu quả giúp thu hút được nhiều khách hàng làm cho nguồn vốn ngày càng gia tăng. b/ Vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy đông Tỷ lệ này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn tại QTD Mỹ Hòa, vì với vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động thì QTD có thể an tâm, chủ động hơn trong cho vay. Trong thực tế, khi khách hàng gửi tiền có kỳ hạn, khách hàng thường không rút tiền trước hạn. Trong những năm qua tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động tương đối ổn định. Trong năm 2008 giảm nhẹ xuống còn 96,9 % nhưng sang năm 2009 thì tỷ lệ này đã tăng lên nhẹ trở lại và nằm ở mức 97,78%. Trong năm 2008, tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ giảm là do trong năm 2008 tốc độ tăng VHĐCKH nhỏ hơn tốc độ tăng của TGTKKKH, từ đó tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ giảm hơn so với tỷ lệ năm 2007. Mặc khác, nguyên nhân của sự suy giảm này do trong năm 2008 QTD đã đa dạng hóa các loại hình tiền gửi đặc biệt là đa dạng hóa loại hình tiền gửi không kỳ hạn. Năm 2009, VHĐCKH trên VHĐ tăng trở lại do TGTKKKH đã giảm mang đến cho QTD nhiều thuận lợi bởi vì tính kỳ hạn của loại tiền gửi này giúp cho QTD dễ dàng xây dựng kế hoạch và chủ động hơn trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên tỷ lệ này ở mức quá cao cũng gây cho QTD những khó khăn nhất định bởi lẽ lãi suất phải trả cho loại hình TGCKH luôn cao. Thực tế các năm trong giai đoạn 2007 - 2009 tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ điều lớn hơn 95%. Do vậy trong các năm sắp đến QTD cần đa dạng hơn nữa các sản phẩm huy động vốn sao cho tổng TNV luôn tăng và cơ cấu VHĐ luôn hợp lí. Mặc dù tỷ lệ này giảm trong năm 2008 nhưng tỷ lệ này vẫn ở 96,9%, nên QTD vẫn chủ động trong công tác nguồn vốn, đảm bảo cho tín dụng an toàn và liên tục. c/ Vốn huy động không kỳ hạn trên vốn huy động Với lãi suất vốn huy động không kỳ hạn thấp hơn lãi suất huy động có kỳ hạn, QTD sẽ có lợi vì tiết kiệm được chi phí huy động vốn. Tuy nhiên nguồn vốn này không ổn định đối với QTD vì khách hàng có thể rút vốn ra bất cứ lúc nào khi cần thiết. Vì thế Quỹ tín dụng chỉ thể sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện công việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Tỷ số này vào năm 2007 là 2,57% sang năm 2008 tăng lên 3,1% và năm 2009 giảm lại còn 2,22%. Số tiền huy động được từ loại hình tiền gửi không kỳ hạn còn thấp so với loại hình tiền gởi có kỳ hạn. Đạt cao nhất 4,969 triệu đồng vào năm 2008 trong khi đó VHĐCKH đạt đến 155.285 triệu đồng. Nguyên nhân là do QTD không tập chung khai thác loại hình hoạt động này bởi tính không ổn định của nó. Nếu tỷ lệ VHĐKKH trên VHĐ lớn hơn tỷ lệ VHĐCKH trên VHĐ sẽ làm cho QTD không chủ động trong việc sử dụng vốn và rủi ro về tín dụng nhiều hơn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Trong giai đoạn 2007 – 2009 tỷ lệ VHĐKKH trên VHĐ chiếm tỷ trọng rất nhỏ làm cho cơ cấu VHĐ của QTD mất cân đối. VH ĐKKH là loại vốn có tính biến động cao nhưng nếu khai thác đúng cách thì nó sẽ góp phần tạo nên lợi nhuận đáng kể do sử dụng nó ít chi phí hơn các nguồn vốn khác nhưng lợi nhuận từ nó thì không thua gì các nguồn vốn khác. Do vậy trong thời gian tới cần xem lại tầm quan trọng của nguồn vốn này và phải có những giải pháp cụ thể nhằm thu hút được nhiều thêm VHĐKKH. d/ Dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Quỹ tín dụng vào công tác cấp tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng rất tốt do bởi tất cả đồng vốn huy đồng đều tham gia vào hoạt động kinh doanh, phần chi phí lãi huy động vốn được bù đắp bằng mức lãi suất cao hơn khi cho vay. Qua 3 năm tỷ số này có xu hướng giảm nhưng vẫn nằm ở mức trên 100%. Cụ thể, năm 2007 tỷ số này là 130,36% sang năm 2008 giảm còn 101,48%, nguyên nhân là do năm 2008 VHĐ tăng nhanh do lượng tiền gởi vào từ bên ngoài nhưng tỷ số này đã tăng lên 111,61% vào năm 2009 do sự ổn định của lãi suất tiền gởi. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động mặc dù đã đạt ở mức cao trong tổng nguồn vốn, nhưng vẫn không đáp ứng cho nhu cầu tài trợ vốn của Quỹ tín dụng. Do vậy trong thời gian sắp tới Quỹ tín dụng cần phải đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để chủ động hơn trong nguồn vốn hoạt động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều. Có thể đây cũng là thử thách và là cơ hội để QTD mở rộng nguồn vốn và tăng lượng khách hàng của mình nếu có những chính sách hợp lý trong thời gian tới. Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu về huy động vốn cho thấy Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đang tập trung rất nhiều vào việc huy động nguồn vốn có kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn mà Quỹ tín dụng huy động được chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn là dấu hiệu tốt trong giải pháp về nguồn vốn hoạt động, nhưng điều này sẽ làm giảm lợi nhuận cho Quỹ tín dụng do QTD phải chi trả một mức lãi suất cao hơn so với các loại tiền gửi khác, đặc biệt là loại tiền gửi không kỳ hạn. 4.1.4 Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn Tình hình huy động vốn rất khó khăn do đó tạo vốn là giải pháp hàng đầu cho Quỹ tín dụng trong giai đoạn hiện nay, thông qua nguồn vốn được huy động sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm dịch vụ khác của Quỹ tín dụng phát triển, giúp tăng cao thu nhập, thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững hơn. Để đẩy mạnh công tác huy động vốn vốn, Quỹ tín dụng cần tập trung vào các công việc sau: - Thực hiện kế hoạch huy động lãi suất cao kết hợp nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi: Đặc biệt là tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm, nhất là lãi tiết kiệm trả hằng tháng, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như: lãi suất thưởng trên số tiền gửi tăng dần..... Lãi suất cao và nhiều quà tặng sẽ giúp thu hút được khách hàng mới và ổn định khách hàng cũ, tăng nhanh nguồn vốn huy động và nâng cao khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. Huy động lãi suất cao thì lợi nhuận có thể sụt giảm nhưng nếu khách hàng đến giao dịch nhiều thì lợi nhuận sẽ được bù đắp. - Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị đến các hộ kinh doanh vừa và nhỏ khi có vốn nhàn rỗi tạm thời. Để thu hút được sự quan tâm của những hộ này, ngoài việc tích cực quản bá tên t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng mỹ hòa.DOC
Tài liệu liên quan