Chuyên đề Phát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy Hóa lớp 8

+ Trình tự giờ thực hành:

• Phân thành nhóm nhở từ 2 đến 3 học sinh → phân công công việc rõ ràng

• Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

• Nêu ngắn gọn mục đích thí nghiệm, phương pháp tiến hành thí nghiệm

• Hướng dẫn cách quan sát và cách ghi chép

• Lưu ý học sinh cần tuân thủ các qui tắc an toàn thí nghiệm.

• Giao dụng cụ hóa chất, học sinh kiểm tra lại dụng cụ hóa chất, Phiếu tường trình thực hành theo mẫu

• Khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên theo dõi các thao tác của từng nhóm để uốn nắn sửa những sai sót cần thiết nhưng không làm thay học sinh.

• Tạo mọi điều kiện cho mỗi học sinh đều được làm thí nghiệm trong điều kiện có thể (trong trường hợp thiếu trang thiết bị dạy học cũng có thể chia thành 2 nhóm nhưng thí nghiệm với các đề tài khác nhau)

• Cuối giờ, mỗi học sinh phải hoàn thành bài tường trình của mình

 

doc14 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy Hóa lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên chuyên đề: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THÍ NGHIỆM TRONG GIỜ DẠY HOÁ LỚP 8 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hoá học lớp 8 trang bị cho học sinh hệ thống các kiến thức về cấu tạo chất, các định luật hoá học cơ bản, các khái niệm phân loại các chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức hoá học cơ bản góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn hoá, đặc biệt ở cấp trung học cơ sở. Để đạt mục đích trên thì hệ thống các thí nghiệm giữ một vị trí và một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy và học hoá lớp 8: bởi vì thí nghiệm giúp học sinh minh hoạ, kiểm chứng, dự đoán và phát hiện các quy luật của hoá học. thí nghiệm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, cũng như trong đời sống sản xuất. Qua thí nghiệm học sinh phân biệt và nhận biết được hiện tượng hoá học, sự biến đổi của các chất. Từ đó rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng kiến thức hoá học vào giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. Xuất phát từ đặc trưng bộ môn là khoa học thực nghiệm và lại là bộ môn mới đối với học sinh THCS. nội dung chương trình bao gồm hình thành các khái niệm, định luật, ... rất trừu tượng đối với học sinh, nên nếu giáo viên chỉ truyền thụ những lí thuyết cơ bản như sách giáo khoa thì học sinh rất thụ động, việc tìm hiểu và phát triển kiến thức mới đơn điệu, dễ dẫn đến nhàm chán. Phần vì học sinh chưa định hướng được cách học, còn lơ là không tập trung dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Hơn nữa để hình thành những khái niệm hoá học có lẽ hiệu quả nhất là qua nghiên cứu các thí nghiệm, bởi đó là những sự thật, những hiện tượng cụ thể, mà người giáo viên khó có thể dùng những từ ngữ nào để mô tả đầy đủ, cụ thể và chính xác hơn. Cùng với các phương pháp khác, thí nghiệm giúp giờ học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn. Qua thực tiễn tìm hiểu đối tượng tôi nhận thấy học sinh tích cực hơn khi giờ học có thí nghiệm và thí nghiệm đạt kết quả càng cao thì tinh thần học tập càng cao, càng hăng say, học sinh ít nói chuyện, chú ý bài, thích làm thí nghiệm, kiến thức tiếp thu nhanh hơn. Song không chỉ đơn thuần là làm thí nghiệm hay biểu diễn thí nghiệm mà phải làm thế nào để một giờ học có thí nghiệm đạt hiệu quả cao, phát huy hết vai trò của thí nghiệm. Đó là vấn đề làm tôi băn khoăn và cũng là lí do để tôi chọn chuyên đề này để nghiên cứu. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHUYÊN ĐỀ: 1. Thuận lợi: Trường ở trung tâm của huyện nên thường được quý cấp lãnh đạo quan tâm, vì thế trang thiết bị, được cấp phát nhanh, kịp thời đủ số lượng. Hiệu trưởng luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát đến việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, đặc biệt là đồ dùng dạy học và dụng cụ thí nghiệm. Hàng năm trang bị thêm những đồ dùng cần thiết đảm bảo cho công tác dạy và học. Cơ sở cật chất tương đối đảm bảo cho công tác thí nghiệm: có phòng thí nghiệm hoá học riêng phục vụ nhu cầu thí nghiệm thực hành. Chương trình hoá lớp 8 gồm 70 tiết: trong đó có 7 tiết thực hành chính và 23 tiết có thí nghiệm, cán bộ thiết bị nhiệt tình giúp đỡ công tác chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm. 2. khó khăn: Học sinh: mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí nghiệm,mất nhiều thời gian hướng dẫn. Một số học sinh còn lơ là gây mất trật tự trong giờ học. Học lực của học sinh ở các lớp cuối đa số là trung bình yếu, nên quá trình nhận thức của các em rất chậm. Thiếu băng hình minh hoạ, trình chiếu cho học sinh xem một số thí nghiệm mẫu cũng như các thành tựu về hoá học để gây hứng thú học tập. 3. Số liệu thống kê: Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 8/6, 8/7, 8/8 trường THSC Lê Quý Đôn. Kết quả nghiên cứu: lớp 8/6 8/7 8/8 Phương pháp Giờ học có thí nghiệm Giờ học có thí nghiệm Giờ học không có thí nghiệm Tỉ lệ HS tham gia phát biểu 30-40% 40-50% 5- 10% Ý thức tự giác học tập 55-60% học sinh tự giác học bài, tích cực làm thí nghiệm, hoạt động nhóm có hiệu quả. học sinh thụ động, hay nói chuyện riêng, rất cụ thể hiện thực Mô hìnhh Trừu tượng lí thuyết. ít giơ tay phát biểu III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: CƠ SỞ LÝ LUẬN: Vai trò của thí nghiệm trong hóa học ở trường THCS: Như Ăng ghen đã viết: “trong nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ những sự thật đã có, từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất, cho nên khoa học lý luận về tực nhiên ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thât mà phải từ các sự thật đó phát hiện ra mối liên hệ rồi phải hết sức chứng minh mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”. Và vị trí của thí nghiệm trong dạy Học hóa học đã được giáo sư Nguyễn Ngọc Quang mô tả trên sơ đồ sau Có nghĩa thí nghiệm giúp học sinh có thể chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy, trìu tượng và ngược lại. Thí nghiệm thực hành giúp học sinh làm quen sử dụng các thiết bị thí nghiệm hoá học là một trong những biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế. Thí dụ: học sinh có thể quan sát trực tiếp cấu tạo bên ngòai và các hiện tượng xảy ra trong một lò nung vôi đang họat động. Qua thí nghiệm về sự phân hủy đá vôi ở nhiệt độ cao học sinh sẽ ghi nhận những đặc điểm cơ bản và chủ yếu nhất như: Khi bị nung nóng ở nhiệt độ cao (trên 900oc), canxi cacbonnat (đá vôi) bị phân tích thành canxioxit và có khí cacbonnic bay ra (trong khói của lò vôi có khí cacbonnic). Như vậy qua thí nghiệm học sinh học sinh sẽ giữ lại những cái thuộc về bản chất của sự vật hiện tượng, nhờ đó học sinh sẽ hình thành những khái niệm tốt hơn, bản chất hơn. Và có thể vận dụng khái niệm để giải thích những hiện tượng hóa học một cách tốt nhất. Qua thí nghiệm học sinh có thể hiểu được nhờ thí nghiệm mà con người có Mô hìnhh Trừu tượng lí thuyết. thể tạo ra những chất mới để phục vụ nhu cầu đời sống mà trong thực tế tự nhiên hòan tòan không có được. Từ đó giúp học sinh có khả năng vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào phạm vi rộng rãi trong đời sống. Phân lọai hệ thống thí nghiệm hóa học ở trường THCS: Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: thực hiện theo: phương pháp minh hoạ - phương pháp nghiên cứu. Thí nghiệm của học sinh: + Thí nghiệm nghiên cứu bài mới. + Thí nghiệm thực hành + Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng những kiến thức mới lĩnh hội. + Thí nghiệm ngoại khoá: các thí nghiêm ở nhà, vườn trường, hay trong các buổi chuyên đề vui hoá học... 3. Điều kiện để phát huy tốt tính tích cực của học sinh bằng phương pháp thí nghiệm hóa học: Tạo mọi điều kiện để học sinh được trực tiếp thực hành, trực tiếp làm việc với các đôi học tập nghiên cứu như: dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, ở cả trong lớp học, trong phòng thí nghiệm hoặc ngòai tự nhiên Học sinh được đặt câu hỏi, nêu ý kiến thắc mắc, và có thể tự giải đáp thắc mắc từ nghiên cứu thí nghiệm hoặc được giải đáp qua sự giúp đỡ của giáo viên.Từ đó học sinh có thể vận dụng linh họat những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức những kiến thức mới và có thể áp dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống. Giáo viên cần nghiên cứu phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong giờ dạy. Kết hợp logic giữa biểu diễn thí nghiệm, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm… từ đó giúp học sinh biết nêu và giải quyết vấn đề tìm ra kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ…sao cho phù hợp với từng loại bài, từng loại thí nghiệm…và phù hợp với từng đặc điểm nhận thức của học sinh. Tạo mọi điều kiện cho tất cả học sinh đều được làm thí nghiệm, biết cách quan sát thí nghiệm. Ngòai 2 loại thí nghiệm: Thí nghiệm nghiên cứu bài mới và thí nghiệm thực hành của học sinh, giáo viên nên có đề tài hướng dẫn cho học sinh thí nghiệm ngoại khóa như thí nghiệm vui dùng trong các buổi hội vui về hóa học, những thí nghiệm ở ngoài trường như thí nghiệm thực hành và quan sát ở nhà. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI Thực trạng: Các hình thức tổ chức dạy học thường được áp dụng: Nghiên cứu nội dung, thí nghiệm trong sách giáo khoa → trả lời câu hỏi Quan sát các đồ dùng dạy học: hình vẽ , tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, mẫu chất. Quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn Tự làm thí nghiệm trong giờ thực hành Các hình thức tổ chức dạy học sử dụng ít hoặc chưa sử dụng: Xem băng hình trong giờ học hóa Xem phim đèn chiếu Nghe băng ghi âm → nêu và giải quyết vấn đề Tham khảo sản xuất hóa học hoặc triển lãm về khoa học hóa học, công nghệ hóa học qua băng hình Tham gia các thí nghiệm vui từ các chuyên đề hội thảo Tự nghiên cứu thí nghiệm tại nhà, tại địa phương. c. Giáo viên: Phần lớn giáo viên nắm vững trọng tâm, chương trình giảng dạy, bước đầu thực hiện tốt đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư thực hiện các thí nghiệm và sử dụng thiết bị dạy học. Luôn có ý thức trách nhiệm trong công tác. Làm thế nào để phát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy hóa học? Những yêu cầu chung: - Đảm bảo an toàn thí nghiệm: luôn giữ hoá chất tinh khiết, dụng cụ thí nghiệm sạch và khô, làm đúng kỹ thuật, luôn bình tĩnh khi làm thí nghiệm. Nếu có sự cố không may xảy ra phải bình tĩnh tìm ra nguyên nhân, giải quyết kịp thời. Không nên quá cường điệu hoá những nguy hiểm của thí nghiệm cũng như tính độc hại của hoá chất làm học sinh quá sợ hãi. Đảm bảo chất lượng cao về khoa học và về mặt giáo dục: Nghĩa là đảm bảo truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản vững chắc, chính xác khoa học hiện đại gắn chặt với thực tiễn. Đảm bảo Cung cấp cho học sinh tiềm lực để phát triển toàn diện: Phương pháp dạy học phải giúp học sinh biết vận dụng lý thuyết vào thực hành, và từ thực nghiệm vận dụng vào thực tiễn đời sống, trên cơ sở đó giúp học sinh phát triển tư duy logic, trí thông minh, tự lực làm việc. Đảm bảo truyền đạt cho học sinh theo những qui tắc sư phạm tiên tiến nhất. Một khối lượng kiến thức kỹ năng, kỹ xảo nhất định trong một thời gian hạn chế với những chất lượng cao nhất. Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải, lựa chọn thí nghiệm dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian trên lớp. Giáo viên cần cải tiến các thí nghiệm hoá học theo hướng dễ thực hiện nhưng vẫn thành công và đảm bảo tính trực quan, khoa học. Kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với lời giảng của giáo viên: lúc này lời gỉang của giáo viên không phải là nguồn thông tin mà là sự hướng dẫn quan sát, chỉ đạo sự suy nghĩ của học sinh để đi tới kết luận đúng đắn, hợp lí, để qua đó các em lĩnh hội được kiến thức mới. Phải xác định Vị trí của từng loại thí nghiệm: mỗi thí nghiệm có một vị trí khác nhau trong dạy và học hóa học. Giáo viên cần xác định rõ vị trí của từng loại thí nghiệm để áp dụng phù hợp vào các bài cụ thể, nhưng hiện nay chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa, cá biệt hóa, họat động của học sinh trong quá trình học tập. Theo tôi bên cạnh việc sử dụng có hiệu qủa các loại hình thiết bị dạy học khác như: Mô hình, tranh ảnh,… cần đặc biệt quan tâm đến thí nghiệm thực hành và thí nghiệm nghiên cứu của học sinh. Đối với thí nghiệm để nghiên cứu bài mới: nếu thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, học sinh chỉ được nghiên cứu bằng thị giác và thính giác thì thí nghiệm nghiên cứu bài mới của học sinh giúp học sinh được trao dụng cụ tận tay và được tự làm thí nghiệm, việc làm quen với các dụng cụ hóa chất sẽ cụ thể và đầy đủ hơn. Ở đây học sinh được tự tay điều khiển các quá trình làm biến đổi các chất nên có sự phối hợp giữa họat động trí óc với họat động tay chân trong quá trình nhận thức của học sinh → học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, hình thành các kiến thức, khái niệm một cách chủ động, kích thích hứng thú của học sinh vì thí nghiệm rèn luyện cho học sinh nhận thức, phân tích những dấu hiệu, hiện tượng cụ thể bằng kinh nghiệm riêng của chính mình, thu hút mọi khả năng của học sinh vào nhận thức đối tượng. Lọai thí nghiệm này phù hợp với quá trình giảng bài mới. Tùy vào điều kiện trang bị cơ sở vật chất giáo viên có thể tiến hành bằng 2 cách: * Tòan lớp cùng 1 làm thí nghiệm: nếu điều kiện trang thiết bị hạn chế * Từng nhóm làm thí nghiệm khác nhau: bằng cách này giáo viên nên tổ chức để tạo điều kiện cho các học sinh trong nhóm lần lượt được làm thí nghiệm. Nếu không thí nghiệm sẽ trở thành thí nghiệm biểu diễn mà trong đó chỉ có một số em khá, giỏi phụ trách. Nếu thí nghiệm phức tạp thì nên có sự phân công giữa các học sinh trong nhóm. Có thể tiến hành loại bài thí nghiệm này theo phương pháp: minh họa – nghiên cứu. Thí nghiệm thực hành của học sinh: Loại thí nghiệm này phù hợp với loại bài ôn tập, củng cố kiến thức đã học, qua đó rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Để thực nghiệm thành công các thí nghiệm thực hành cần những điều kiện sau: + Học sinh cần chuẩn bị trước về mục đích thí nghiệm xem mình cần làm gì và làm như thế nào, tập giải thích các hiện tượng trong thí nghiệm để rút ra những kết luận đúng đắn bằng cách đọc trước các tài liệu hướng dẫn thí nghiệm như sách giáo khoa… + Giáo viên xác định rõ nội dung, phương pháp thực hiện giờ thực hành sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung thời gian và cơ sở trang thiết bị của trường. + Trình tự giờ thực hành: Phân thành nhóm nhở từ 2 đến 3 học sinh → phân công công việc rõ ràng Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Nêu ngắn gọn mục đích thí nghiệm, phương pháp tiến hành thí nghiệm Hướng dẫn cách quan sát và cách ghi chép Lưu ý học sinh cần tuân thủ các qui tắc an toàn thí nghiệm. Giao dụng cụ hóa chất, học sinh kiểm tra lại dụng cụ hóa chất, Phiếu tường trình thực hành theo mẫu Khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên theo dõi các thao tác của từng nhóm để uốn nắn sửa những sai sót cần thiết nhưng không làm thay học sinh. Tạo mọi điều kiện cho mỗi học sinh đều được làm thí nghiệm trong điều kiện có thể (trong trường hợp thiếu trang thiết bị dạy học cũng có thể chia thành 2 nhóm nhưng thí nghiệm với các đề tài khác nhau) Cuối giờ, mỗi học sinh phải hoàn thành bài tường trình của mình Mẫu tường trình Họ và tên lớp Tên bài thực hành Tên thí nghiệm Cách tiến hành thí nghiệm Mô tả hiện tượng quan sát được Giải thích và kết luận Viết PTHH (nếu bài yêu cầu) Sau cùng yêu cầu học sinh rửa dụng cụ, sắp xếp ngăn nắp vào nơi qui định. Thí nghiệm ngọai khóa: Ngòai các hình thức thí nghiệm quan trọng trong nội khóa đã nêu. Thí nghiệm ngọai khóa như: Thí nghiệm thực hành và quan sát ở nhà, thí nghiệm vui trong các buổi hội vui về hóa học…dạng thí nghiệm này thường ít được đề cập tới nhưng nếu tiến hành hợp lý sẽ có tác dụng tăng cường hứng thú của học sinh, khơi dậy ở các em tính tò mò sáng tạo, cuốn hút các em vào học hoá học đồng thời nâng cao vai trò giáo dục kỹ thuật tổng hợp, gắn liền lý thuyết với kiến thức đời sống thực tế. Để chuẩn bị cho thí nghiệm này giáo viên chuẩn bị đề tài và hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm dụng cụ, nguyên vật liệu, hóa chất cần thiết. b. Một số k ỹ thuật cần lưu ý khi làm thí nghiệm: Đối với dụng cụ thí nghiệm Ống nghiệm: Kẹp ống nghiệm ở vị trí 1/5 bề dài của ống, khi rót hóa chất độc và ăn da Khi cho các chất rắn (ở dạng bột, dạng tinh thể…) vào trong ống nghiệm: để tránh không dính hóa chất vào thành ống thì ống nghiệm phải khô và sạch, có thể gấp dọc tờ giấy thành một máng nhỏ (bề rộng nhỏ hơn ống nghiệm), cầm hơi nghiêng ống nghiệm, luồn máng đến tận đáy của ống mới đổ hóa chất vào. Sau đó dựng đúng ống nghiệm lên và đập nhẹ vào thành ống. Rót chất lỏng vào ống nghiệm có ống dẫn, để ống ở góc nghiêng 30o, ống dẫn hướng lên trên, để tránh chất lỏng chảy ra ngoài. Khi trộn các hóa chất lỏng đựng trong ống nghiệm, cầm miệng ống bằng các ngón cái, trỏ và ngón giữa của tay phải hoặc bằng kẹp, để ống hơi nghiêng, đập nhẹ phần đáy ống nghiệm vào ngón trỏ của tay trái. Nếu lượng hóa chất quá ½ ống phải dùng đ ũa thuỷ tinh khuấy nhẹ…tuyệt đối không dùng ngón tay bịt miệng ống và lắc vì có thể làm hóa chất dính vào tay và mất tinh khiết. Lượng hóa chất cho vào ống chỉ chiếm ¼ → 1/8 dung tích của ống Trong quá trình điều chế các chất khí như: H2, O2 Cl2, Hiđro Clorua, …với lượng nhỏ nên dùng ống nghiệm 2 nhánh. Hay Thí nghiệm về định luật bảo toàn khối lượng. Muốn cho hóa chất rắn và lỏng vào 2 nhánh của ống để chất rắn không bị dính trên thành ống ta cho chất rắn vào trước, nghiêng ống về phía nhánh còn lại rót chất lỏng vào. Khi tiến hành thí nghiệm chỉ cần nghiêng ống để hóa chất chảy từ nhánh nọ, sang nhánh kia và tác dụng với nhau. Muốn ngừng thí nghiệm, cho ống trở lại ở vị trí thẳng đúng → chất lỏng trở lại vị trí cũ, tách khỏi chất rắn. Khi đun dùng kẹp kẹp ống nghiệm, lướt nhẹ toàn bộ ống nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều sau đó để đáy ống nghiệm vào vị trí nóng nhất của ngọn lửa (chú ý không để đáy ống nghiệm chạm vào bấc đèn). Trong quá trình đun lắc nhẹ ống nghiệm theo chiều ngang miệng ống nghiêng về phía không có người. tránh xảy ra tai nạn hóa chất khi sôi phụt ra đột ngột. 2) Đèn cồn: Điểm nóng nhất của đèn cồn ở vị trí khóang 1/3 chiều cao của ngọn lửa kể từ trên xuống. khi đun chú ý đặt đáy của vật muốn đun vào vị trí nóng nhất. Khi châm đèn tuyệt đối không lấy ngọn đèn này châm trực tiếp sang ngọn đèn khác, vì như vậy sẽ làm cồn trào ra ngòai và bốc cháy. Khi tắtđèn không dùng miệng thổi mà dùng nắp đậy lại. Không để cồn trong đèn cạn đến mức gần khô kiệt vì cồn còn ít sẽ tạo với không khí tạo thành hỗn hợp nổ. khi rót cồn vào không nên rót đầy, chỉ đến gần ngấn cổ 3) Cốc thủy tinh Không nên dùng cốc thí nghiệm để cô cạn hóa chất Khi đun nóng cốc, không để đáy cốc tiếp xúc trực tiếp vào ngọn lửa mà nên đun cách thuỷ hoặc đặt cốc trên một tấm lưới. Sau khi đun nóng, đặt cốc trên một tấm bìa khô để tránh nứt cốc 4) Ống hút nhỏ giọt có qủa bóp bằng cao su: Luôn để ống ở tư thế thẳng đứng tránh hóa chất chảy vào qủa bóp cao su. Khi cầm ống nhỏ giọt đã có hóa chất: đặt ngón tay vào phần ống thuỷ tinh chỗ sát vỏ cao su. Nếu cầm vào qủa bóp, vô tình bóp nhẹ dung dịch sẽ chảy ra ngòai. Hoá chất: có thể hướng dẫn học sinh tự tìm hoá chất như: lấy các mảnh nhôm từ tuýp kem đánh râng đã hết, kẽm từ các vỏ pin cũ... Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: Chuẩn bị: những kỹ năng biểu diễn thí nghiệm không phải tự nhiên mà có được mà muốn nắm vững những kỹ thuật làm thí nghiệm thí phải tích luỹ kinh nghiệm, phải làm nhiều lần để rút ra thiếu sót, rút kinh nghiệm và có thể cải tiến sáng tạo. Để đạt được điều đó giáo viên phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi tiến hành trên lớp.Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đó đơn giản đã làm quen nên không cần thử trước. Khi chuẩn bị cho thí nghiệm cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt như: lượng hoá chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt độ.......là các yếu tố rất quan trọng. Chuẩn bị dụng cụ cần đồng bộ, gọn, đảm bảo tính khoa học. Kiểm tra số lượng, chất luợng dụng cụ, hoá chất và nên chuẩn bị những bộ dự trữ nếu bị thiếu hay xảy ra sự cố, nghiên cứu tìm hiểu cách khắc phục những sự cố xảy ra. -Tổ chức dạy học: giáo viên phải thực sự là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh chủ động thực nhiện các hoạt động theo kế hoạch bài giảng. tập trung theo dõi uốn nắn giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.... Học sinh: chuẩn bị bài chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên. Tập nghiên cứu thí nghiệm tại nhà , dự đoán câu trả lời trong sách giáo khoa . c. Một số thí dụ: Dạng bài nghiên cứu kiến thức mới cần phối hợp nhiều phương pháp dạy học. Bài sự biến đổi của chất: Thí nghiệm tác dụng của S với Fe tạo ra sắt sunfua: - Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm vùa minh hoạ cho học sinh biết Fe có tính nhiễm từ nên bị nam châm hút.và nếu ở nhiệt độ thường Fe không tham gia phản ứng nên ta tách riêng được Fe ra khỏi hỗn hợp. Nhưng khi bị nung nóng S phản ứng với Fe. Khi thử nam châm, thấy sắt không còn tính nhiễm từ . - Cho học sinh làm thí nghiệm : ban đầu quan sát màu sắc của hỗn hợp, màu của S và Fe trong hỗn hợp, thử tính nhiễm từ của Fe. Và cuối cùng là thí nghiệm nung nóng hỗn hợp Fe và S trong ống nghiệm, quan sát hiện tượng, thử lại tính nhiễm từ của Fe, học sinh nhận ra được chất ban đầu đã bị biến đổi thành chất khác vì sắt không bị nam châm hút. Bài nghiên cứu tính khử của H: cũng bằng thí nghiệm học sinh nhận thức được H không những hoá hợp được với oxi ở dạng tự do mà còn có thể chiếm oxi có trong một số hợp chất. Có thể tiến hành theo các bước sau: + Bằng phương pháp minh hoạ giáo viên gợi ý, hướng dẫn cho học sinh nêu và giải quyết vấn đề. + Phương pháp nghiên cứu: sau khi học sinh nhắc lại những tính chất hoá học của H -> hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm để giải quyết vấn đề. Với sự chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thí nghiệm, hoá chất, học sinh thực hiện nhanh thí nghiệm điều chế H và thực hiện phản ứng của H với đồng(II) oxit. + Trong khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên theo dõi hướng dẫn quan sát hiện tuợng xảy ra trong ống nghiệm, đặc biệt là màu sắc của đồng(II) oxit khi nung nóng, sự xuất hiện các giọt nước trên thành ống nghiệm. + Cuối cùng bằng phương pháp đàm thoại ,yêu cầu học sinh nhận xét , báo cáo kết quả thí nghiệm, giải thích hiện tượng, rút ra kết luận: H hoá hợp với oxi bằng cách chiếm oxi của đồng (II) oxit tạo thành H2O, đồng kim loại được giải phóng dưới dạng đồng kim loại nên có màu đỏ. Học sinh tự lực viết phương trình phản ứng...... Như vậy nếu không có thí nghiệm thì học sinh khó có thể hình dung ra các chất bị biến đổi như thế nào , khó so sánh được tính chất của các chất trước và sau phản ứng để đi đến kết luận. IV. KẾT QUẢ KHẢO SÁT: Kết quả thu được khi áp dụng chuyên đề 7 tuần: lớp 8/6 8/7 8/8 Phương pháp Giờ học có phát huy vai trò thí nghiệm Tỉ lệ HS tham gia phát biểu 50-60% 65-70% 35- 40% Ý thức tự giác học tập Trên 60% học sinh tự giác học bài, tích cực làm thí nghiệm, hoạt động nhóm có hiệu quả. kết quả kiểm tra chất lượng 62% học sinh đạt điểm trung bình trở lên V . KẾT LUẬN: Khoa học hoá học góp phần rất tích cực vào việc gải quiyết các vấn đề gần gũi với thực tế cuộc sống, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Vì vậy khi nghiên cứu hoá học không chỉ đơn thuần là tìm hiểu lí thuyết mà phải vận dụng thật tốt các điều kiện thực nghiệm để giúp học sinh lĩnh hội và áp dụng kiến thức bộ môn một cách có hiệu quả phù hợp với mục tiêu :Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học hoá học theo hướng tích cực . trước những học sinh phong phú về trình độ nhận thức, thì gi áo vi ên luôn ph ải tạo ra tình huống có vấn đề để phát huy khả năng tư duy của học sinh khá giỏi, tạo điều kiện cho học sinh yếu được tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Thì những bài thí nghiệm do chính tay các em làm sẽ giúp các em hiêu sâu hơn, rõ hơn kiến thức của các môn học. Để đạt được điều đó thì đòi hỏi người thì giáo viên phải linh hoạt trong các phương pháp, có kỹ năng, kỹ xảo trong thao tác làm thí nghiệm, phát huy tối đa vai trò của thí nghiệm trong mỗi giờ dạy hoá học. Bản thân mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình cơ sở lí luận về phương pháp thực nghiệm,tìm ra những phương án thí nghiệm tốt, cách tiến hành có hiệu quả.... để đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn hoá. VI: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT: - Dụng cụ thí nghiệm: đảm bảo đủ số lượng trong đó có cả dự phòng và thay thế. Bổ sung kịp thời những hoá chất hết hoặc hết hạn sủ dụng. - Đầu tư trang thiết bị thông tin - Khi có thiết bị mới cần tập huấn cho giáo viên. - Đào tạo đội ngũ cán bộ thiết bị để có đủ năng lực hỗ trợ cho giáo viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ H ỌC NXB GI ÁO D ỤC SÁCH GIÁO KHOA- NXB GI ÁO D ỤC SÁCH GIÁO VIÊN HOÁ 8 NXB GI ÁO D ỤC THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - TRẦN QUỐC ĐẮC- NXG GD - 1996 TAØI LIEÄU DAÏY-HOÏC TÍCH CÖÏC TRONG BOÄ MOÂN HOAÙ HOÏC (NHAØ XUAÁT BAÛN ÑHSP HAØ NOÄI) SAÙCH THÍ NGHIEÄM HOAÙ HOÏC ÔÛ TRÖÔØNG THCS (NHAØ XUAÁT BAÛN GD) PHÖÔNG PHAÙP DAÏY HOAÙ HOÏC (NHAØ XUAÁT BAÛN GIAÙO DUÏC)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy hoá lớp 8.doc
Tài liệu liên quan