Chuyên đề Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ 2

I. Nội dung và đặc điểm của khoản mục nợ phải trả 2

1. Nội dung khoản mục 2

2. Đặc điểm 2

3. Mục tiêu kiểm toán 3

II. Lập kế hoạch Kiểm toán khoản mục nợ phải trả 3

1. Thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng và các bên có liên quan 4

2. Thực hiện các thủ tục phân tích đối với khoản mục nợ phải trả 8

3. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của khoản mục nợ phải trả 9

4. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát 13

5. Chương trình Kiểm toán 18

III. Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục nợ phải trả 18

1. Thực hiện thử nghiệm kiểm toán 18

1.1. Đối với nợ phải trả người bán 18

1.2. Đối với nợ phải trả công nhân viên 19

1.3. Đối với các khoản vay 22

2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 23

2.1. Các thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải trả người bán 23

2.2. Các thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải trả công nhân viên 28

2.3. Các thử nghiệm cơ bản đối với các khoản vay 30

IV- Kết thúc và lập báo cáo kiểm toán 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A &C) 34

I- Giới thiệu chung về công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 34

1. Đặc điểm chung của công ty 34

2. Tổ chức bộ máy của Công ty (Chi nhánh Hà Nội) 37

3. Chương trình kiểm toán của Công ty 39

3.1. Chương trình kiểm toán phải trả người bán 39

3.2. Chương trình kiểm toán phải trả công nhân viên 41

3.3. Chương trình kiểm toán các khoản vay 42

II. Tình hình thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả của công ty HAL 44

1. Vài nét sơ bộ về Công ty HAL 44

2. Thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả của công ty HAL 47

2.1. Chuẩn bị kiểm toán khoản mục nợ phải trả trên báo cáo tài chính của công ty HAL 47

2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả trên báo cáo tài chính của công ty HAL 47

3. Kết thúc kiểm toán khoản mục nợ phải trả của Công ty HAL 69

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A &C) 72

I. Nhận xét chung về vấn đề thực hiện quy trình kiểm toán 72

1. Đánh giá giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 73

2. Đánh giá giai đoạn thực hiện kiểm toán 73

3. Đánh giá giai đoạn kết thúc kiểm toán 74

II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả 75

1. Đối với các bên hữu quan 75

2. Đối với Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 78

KẾT LUẬN 82

 

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bên hữu quan cần được khai báo trên Báo cáo tài chính. - Các khoản phải trả được bảo đảm bằng việc thế chấp tài sản thì phải khai báo và tham chiếu với tài sản bị thế chấp. Tuy nhiên, hai vấn đề sau là căn cứ theo thông lệ quốc tế còn chế độ kế toán Việt Nam thì chưa có yêu cầu này. 2.2- Các thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải trả công nhân viên Mục tiêu của các thử nghiệm cơ bản về nợ phải trả công nhân viên là nhằm kiểm tra xem các khoản tính dồn về tiền lương có được đánh giá đúng hay không đồng thời cũng xác định xem các nghiệp vụ có được thanh toán và ghi sổ đúng kỳ hạn không? Đối tượng chủ yếu được kiểm toán viên sử dụng để thực hiện các thử nghiệm cơ bản là các số dư tài khoản của tài khoản tiền lương, thưởng và các khoản phải trả cho công nhân viên (TK 334); tài khoản phải trả phải nộp khác liên quan tới các khoản chi phí trích trên tiền lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn (TK 338). a) Đối với tài khoản 334: việc thử nghiệm được tiến hành thông qua số dư tiền lương, thưởng và các khoản thanh toán khác phải trả cho công nhân viên. - Về số dư tiền lương tính dồn thực chất là các khoản lương phát sinh khi người lao động không nhận lương vào những ngày làm việc cuối kỳ mà để lại thanh toán vào kỳ sau. Thời hạn tính và trả lương phụ thuộc vào chính sách của từng đơn vị song về nguyên tắc thì các đơn vị phải thực hiện chính sách đó một cách nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác, từ niên độ này sang niên độ khác. Nếu có thay đổi thì phải giải trình trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Khi tiến hành thử nghiệm trực tiếp số dư tiền lương, kiểm toán viên cần nắm chắc về các chính sách, chế độ thanh toán tiền lương của đơn vị và đánh giá xem nó có được tuân thủ một cách nhất quán không? Một khi kiểm toán viên đã xác định chính sách của đơn vị đối với tiền lương là nhất quán giữa các kỳ kế toán thì thủ tục kiểm toán thích hợp được áp dụng tiếp sẽ là xem xét thời hạn tính và độ tin cậy của số dư trên tài khoản 334. Sai sót có thể xảy ra ở đây là trường hợp kế toán tiền lương không tính đúng, tính đủ thời gian và lượng công việc, sản phẩm hoàn thành của người lao động và do đó người lao động chưa được trả lương và các khoản phải trả khác tương xứng với thời gian và lượng công việc sản phẩm mà họ hoàn thành. - Về các khoản tiền thưởng tính dồn, tại một số đơn vị, số tiền thưởng cho người lao động chưa được trả vào cuối niên độ là một khoản mục lớn, nếu không ghi chép kịp thời và chính xác sẽ dẫn tới những sai sót trọng yếu trên Bảng cân đối kế toán. Để kiểm tra những khoản tiền thưởng tính dồn này, kiểm toán viên cần xem xét tính kịp thời và tính chính xác trong việc ghi sổ các khoản đó thông qua việc đối chiếu với quyết định hoặc biên bản của Ban quản lý về sự phê duyệt các khoản tiền lương đối với người lao động. - Các khoản phải trả khác cho công nhân viên bao gồm các khoản được chia từ phúc lợi, tiền nghỉ ốm đau, thai sản, bảo hiểm mà người lao động được hưởng. Đối với những khoản này, kiểm toán viên cần xem xét tính nhất quán trong cách tính dồn giữa các kỳ kế toán. Sau đó, kiểm toán viên kiểm tra độ tin cậy của số liệu bằng cách tính toán lại chi tiết các khoản tiền liên quan đã được ghi sổ và cộng dồn đồng thời xem xét các chứng từ tài liệu đính kèm. b) Đối với tài khoản 338: Tài khoản này có liên quan tới các khoản trích nộp trên tiền lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn thì kiểm toán viên có thể khảo sát bằng cách so sánh số dư trên các tài khoản chi tiết với số liệu trên bảng tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , kinh phi công đoàn và với số liệu trên bảng kê khai các khoản phải nộp và đối chiếu với các khoản chi bằng tiền đã phát sinh trên các chứng từ chi tiền mặt. Ngoài ra, kiểm toán viên cần kiểm tra thời hạn tính và trích các khoản trên tiền lương và thời hạn thanh quyết toán các khoản đó. Cuối cùng, kiểm toán viên cần xem xét việc trình bày và khai báo các khoản phải trả công nhân viên trên Báo cáo tài chính có hợp lý và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành hay không? c) Đối với tài khoản khác có liên quan: Các tài khoản khác có liên quan như “Chi phí nhân công trực tiếp-622”, “Chi phí quản lý sản xuất chung-627”, “Chi phí bán hàng-641” và “Chi phí quản lý doanh nghiệp-642” thì kiểm toán viên thường chỉ tiến hành bổ sung các thủ tục thử nghiệm cơ bản khi phát hiện các nhược điểm trong cơ cấu kiểm soát nội bộ của đơn vị kiểm tra liên quan tới việc hạch toán và ghi sổ các tài khoản này; các sai sót đáng kể bị phát hiện ở khảo sát các tài khoản “Phải trả công nhân viên”, “Các khoản phải trả, phải nộp khác”; và những biến động lớn không giải thích được phát hiện qua các thủ tục phân tích. Khi khảo sát các tài khoản đó, kiểm toán viên cần so sánh giữa các kỳ kế toán hoặc dùng các thủ tục phân tích để phát hiện những biến động lớn về chi phí lao động được phản ánh trên các tài khoản trên. Trọng tâm của việc thử nghiệm thường được hướng tới tính chính xác trong việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng chịu phí hoặc hướng vào các khoản chi trả về tiền lương, tiền làm thêm giờ, tăng ca, bồi dưỡng cho công nhân sản xuất, cho nhân viên bán hàng hoặc cho nhân viên quản lý. Vì vậy, kiểm toán viên cần phải kiểm tra tổng số tiền làm thêm ca, thêm giờ có phù hợp với thực tế hay không qua việc kiểm tra các bảng kê có xác nhận của những người có trách nhiệm trên bảng kê đó. 2.3- Các thử nghiệm cơ bản đối với các khoản vay a) Yêu cầu đơn vị cung cấp số dư chi tiết các khoản vay, đối chiếu với sổ chi tiết, kiểm tra tổng số và đối chiếu với sổ cái. Thử nghiệm này cũng tương tự như đối với nợ phải trả người bán. b) Gửi thư xác nhận đến các chủ nợ: - Đối với các khoản vay Ngân hàng: công việc xác nhận này được tiến hành đồng thời với việc xin xác nhận về tiền gửi ngân hàng. Tất cả các Ngân hàng mà đơn vị có giao dịch trong kỳ đều phải gửi xác nhận, trong thư xác nhận bao gồm các đề nghị xác nhận tiền gửi ngân hàng, các khoản vay và các giao dịch khác như bảo lãnh, thế chấp… - Đối với các chủ nợ khác: kiểm toán viên đề nghị xác nhận về ngày vay, số dư hiện tại, lãi suất, ngày trả lãi… - Đối với các món nợ có thế chấp: kiểm toán viên đề nghị chủ nợ xác nhận sau đó đối chiếu với sổ sách của đơn vị. Có thể đề nghị chủ nợ cho biết ý kiến về sự tuân thủ của đơn vị đối với hợp đồng thế chấp. - Đối với các trái phiếu do đơn vị phát hành: kiểm toán viên đề nghị người uỷ thác độc lập xác nhận về các thông tin liên quan đến trái phiếu, ngày đáo hạn, lãi suất, trái phiếu đang lưu hành tại thời điểm khoá sổ… c) Kiểm tra chứng từ các nghiệp vụ vay và thanh toán: Bao gồm việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ vay và thanh toán nợ vay thông qua các chứng từ nhận tiền (phiếu thu, giấy báo Có ngân hàng…) và các chứng từ liên quan (phiếu chi, giấy báo Nợ ngân hàng…) và kiểm toán viên đối chiếu với các tài liệu liên quan như hợp đồng, các biên bản đối chiếu nợ hoặc bảng sao kê của Ngân hàng. Căn cứ vào sổ chi tiết thưo dõi nợ vay, kiểm toán viên cần kiểm tra chi tiết theo từng khoản vay. d) Áp dụng các thủ tục phân tích: Để xác định tính hợp lý chung của chi phí lãi vay và số dư nợ vay, các thủ tục phân tích sau đây có thể được áp dụng: - So sánh giữa chi phí lãi vay với số dư nợ vay bình quân và với mức lãi suất bình quân. - So sánh chi phí lãi vay năm nay với các năm trước. - So sánh dư nợ vay cuối năm với đầu năm. Nếu phát hiện được sự khác biệt bất thường thì kiểm toán viên đều phải tìm hiểu và giải thích nguyên nhân. e) Kiểm tra việc tính toán chi phí lãi vay: Bao gồm các thủ tục để kiểm tra sự chính xác và đầy đủ trong việc tính chi phí lãi vay của đơn vị. Kiểm toán viên xem xét việc thanh toán các chi phí này và các chi phí lãi vay cuối kỳ chưa được thanh toán. Trường hợp lãi vay phát sinh từ trái phiếu do đơn vị phát hành và giao cho người uỷ thác thực hiện thì kiểm toán viên chỉ cần xin xác nhận trực tiếp của người được uỷ thác. f) Xem xét việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng: Như đã trình bày ở những phần trước, những khoản vay lớn hoặc những trường hợp phát hành trái phiếu, đơn vị thường phải thực hiện một số cam kết để bảo đảm tình hình tài chính như duy trì các khoản để dành định kỳ, duy trì vốn lưu chuyển cao hơn mức tối thiểu, giới hạn việc phân chia cổ tức, không được vay thêm nợ dài hạn… Việc vi phạm các cam kết đó của đơn vị có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Thí dụ các khoản nợ này có thể lập tức trở thành nợ đến hạn và phải trả ngay khi được yêu cầu. Điều này có thể làm cho khái niệm đơn vị đang áp dụng bị vi phạm. Do đó, kiểm toán viên phải tìm hiểu các giới hạn đang có hiệu lực đối với đơn vị, xem xét xem có được tuân thủ hay không và có những hành động thích hợp khi có bằng chứng là bị vi phạm hay không. g) Xem xét tính hợp pháp của việc phát hành trái phiếu: Thông thường việc phát hành trái phiếu phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị và phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Để xem xét việc phát hành trái phiếu có được cho phép một cách đúng đắn hay không, kiểm toán viên cần nghiên cứu biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc Đại hội cổ đông, kiểm toán viên cũng cần đối chiếu lại với điều lệ công ty về thẩm quyền phát hành trái phiếu. Cuối cùng, kiểm toán viên cần kiểm tra việc trình bày và khai báo đối với các khoản vay. Thường bao gồm những vấn đề sau: - Việc trình bày nợ vay trên Báo cáo tài chính cần phân biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Do đó, kiểm toán viên cần kiểm tra các khoản nợ dài hạn cuối kỳ, nếu khoản nào đến hạn trong năm sau thì cần trình bày trên phần nợ ngắn hạn. - Các khoản vay liên quan đến các bên hữu quan cần được khai báo trên báo cáo tài chính. - Các khoản vay dựa trên thế chấp cần được khai báo. - Các giới hạn bắt buộc trong hợp đồng vay dài hạn cần khai báo. Ba vấn đề sau là căn cứ theo thông lệ quốc tế, còn chế độ kế toán Việt Nam chưa có những quy định này. IV – KẾT THÚC KIỂM TOÁN VÀ LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của kiểm toán khoản mục nợ phải trả. Đây là giai đoạn kiểm toán viên soát xét các thông tin sau ngày lập Báo cáo tài chính, tập hợp các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được khi thực hiện các thủ tục kiểm toán và đưa ra các ý kiến của kiểm toán viên về kiểm toán khoản mục nợ phải trả và các kiến nghị về công tác kế toán khoản mục nợ phải trả. Ý kiến của kiểm toán viên phải nêu được rằng các mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả có được thoả mãn hay không, nợ phải trả trên Báo cáo tài chính có được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Kiểm toán viên cũng nêu ra các giới hạn phạm vi kiểm toán và các yếu tố có tính chất tuỳ thuộc có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán khoản mục và ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính (khi nợ phải trả là khoản mục trọng yếu). - Các yếu tố giới hạn phạm vi kiểm toán nợ phải trả có thể là do kiểm toán viên không thể thực hiện kiểm tra được các nghiệp vụ phát sinh vào thời điểm kết thúc năm tài chính và cũng không thể nhận định được về tính chính xác của nợ phải trả cuối kỳ nhờ các thủ tục bổ sung. Có trường hợp, giới hạn phạm vi kiểm toán là do khách hàng không thể hoặc cố ý không cung cấp đầy đủ chứng từ, sổ sách và các tài liệu có liên quan đến nợ phải trả. - Các yếu tố tuỳ thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn. Ý kiến tuỳ thuộc của kiểm toán viên thường liên quan đến các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên. Việc đưa ra ý kiến tuỳ thuộc cho phép kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm kiểm toán của mình nhưng cũng làm cho người đọc Báo cáo tài chính phải lưu ý và tiếp tục theo dõi khi sự kiện có thể xảy ra. Nói chung, mức độ ảnh hưởng của kết quả kiểm toán khoản mục nợ phải trả đến kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính là khác nhau ở mỗi cuộc kiểm toán. Nhưng khi nợ phải trả có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, thì ý kiến của kiểm toán viên tuỳ thuộc vào kết quả kiểm toán của khoản mục sẽ là ý kiến chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần, bác bỏ hay ý kiến từ chối đưa ra ý kiến. Bên cạnh việc đưa ra ý kiến về khoản mục nợ phải trả, kiểm toán viên cũng nêu ra những kiến nghị về điều chỉnh số liệu nợ phải trả trên Báo cáo tài chính (nếu có), về công tác tổ chức hạch toán, kiểm soát nộ bộ, quản lý hay kế toán nợ phải trả. Các kiến nghị này có thể là nội dung trong thư quản lý khi kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính của khách hàng. Khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán là công việc lập báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán về thực chất là một bản thông báo về kết quả cuộc kiểm toán cho người sử dụng Báo cáo tài chính. Nội dung trình bày của báo cáo kiểm toán có thể khác nhau nhưng phải chuyển đến cho người đọc bản báo cáo kiểm toán những đánh giá của kiểm toán viên về sự phù hợp của những thông tin định lượng của Báo cáo tài chính cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực hoặc chế độ kế toán hiện hành khi lập Báo cáo tài chính này. Hình thức trình bày báo cáo kiểm toán có thể có nhiều hình thức khác nhau, có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng (trong trường hợp đơn giản, khi kiểm toán cho một cá nhân nào đó và họ không cần có kết quả kiểm toán trình bày dưới dạng văn bản). Theo quy định mang tính phổ biến của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hoặc Uỷ ban về chuẩn mực kiểm toán (IAPC) của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) thì báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính được quy định viết dưới dạng văn bản và phải tuân thủ các quy định cả về mặt nội dung và hình thức. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) 1- Đặc điểm chung của Công ty Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C)-gọi tắt là Công ty-được thành lập từ năm 1992, tiền thân là Chi nhánh của Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO). Đến năm 1995, Công ty được tách ra thành Công ty độc lập, Giấy phép đăng ký kinh doanh số 102218 được cấp ngày 13/3/1995 của Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty có trụ sở giao dịch chính tại 229 Đồng Khởi, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Công ty còn mở các Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Nha Trang-Khánh Hoà, Thừa Thiên Huế… nhằm tạo điều kiện tiếp cận và tổ chức phục vụ chu đáo khoảng 500 khách hàng thường xuyên trong và ngoài nước. Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính, là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, thực hiện các dịch vụ và tư vấn trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, tài chính kế toán, thuế, đầu tư… Công ty có số lượng khách hàng khá lớn và đa dạng, bao gồm nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Văn phòng đại diện doanh nhân nước ngoài tại Việt Nam. - Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực ngành nghề và hình thức sở hữu khác nhau. - Ban quản lý dự án công trình đầu tư xây dựng cơ bản. - Các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế có nhu cầu cung cấp dịch vụ. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty được xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ những Chuẩn mực, Quy chế kiểm toán độc lập và chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, đồng thời lựa chọn và vận dụng những Chuẩn mực, Thông lệ chung của quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp, trên cơ sở phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế ở Việt Nam. Quy trình kiểm toán của Công ty luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn đã góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, quản lý tài chính của doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp, Công ty đã giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình. Công ty đã cung cấp đến khách hàng những dịch vụ đa dạng sau: - Về kế toán: tư vấn tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán, thực hiện dịch vụ kế toán và cài đặt phần mềm kế toán, tổ chức đào tạo tuyển dụng nhân viên kế toán theo yêu cầu của khách hàng. - Về thuế: tư vấn thuế, thực hiện dịch vụ kê khai thuế, khiếu nại thuế và hoàn thuế. - Dịch vụ pháp lý: soạn thảo hồ sơ và thực hiện đăng ký hội thảo kế toán, thành lập doanh nghiệp, điều chỉnh giấy phép đầu tư, xác định tỷ lệ nội địa hoá. - Tư vấn theo yêu cầu của khách hàng trên các phương diện có liên quan Pháp luật, quản trị doanh nghiệp, đầu tư… Hoạt động tư vấn của Công ty được thực hiện dưới nhiều hình thức như trao đổi trực tiếp với từng khách hàng, tổ chức sinh hoạt nghiệp vụ thường kỳ và tổ chức hội thảo chuyên đề hàng năm với khách hàng. Ngoài ra, Công ty còn có bộ phận thẩm định chuyên thực hiện các dịch vụ: - Kiểm toán xác định giá trị dự toán, giá trị quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: * Công trình dân dụng (như các khu căn hộ, chung cư, khách sạn, văn phòng). * Công trình giao thông vận tải (như cầu đường, sân bay, bến cảng…). * Công trình ngành điện (thuỷ điện, nhiệt điện). * Công trình thuộc các khu công nghiệp. - Đánh giá giá trị tài sản là nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Các dịch vụ thực hiện dựa trên cơ sở tuân thủ những quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư trong nước, tôn trọng tính hiện hữu, hợp lý và tính thị trường. Các báo cáo được kiểm toán sẽ giúp người sử dụng thông tin hoàn tất thủ tục và các bước phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, quyết toán giá trị công trình đầu tư xây dựng cơ bản trước khi công trình được đưa vào sử dụng, đồng thời kết quả các dịch vụ nêu trên sẽ cung cấp những thông tin, tài liệu, số liệu đáng tin cậy trong việc lựa chọn đối tác đầu tư, cùng các mục đích thế chấp, chuyển nhượng, cổ phần hoá, giải thể, phá sản doanh nghiệp theo luật. Trong những trường hợp cần thiết, Công ty có khả năng hợp tác tốt với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đạt được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả phục vụ khách hàng. Chính phương thức hoạt động đó đã tăng thêm sự tin cậy và hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ mà Công ty đã cung cấp. Với mục tiêu đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng-hiệu quả phục vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng, Công ty luôn coi trọng việc cập nhật công nghệ thông tin, thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế nhằn chuyên nghiệp hoá nghề nghiệp và đội ngũ nhân viên, đảm bảo phát triển vững chắc trong cơ chế thị trường và thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Với kinh nghiệm giảng dạy và quản lý đào tạo từ nhiều năm tại trường ĐH Tài chính Kế toán, tất cả các nhân viên trong Ban Giám đốc Công ty có khả năng xây dựng các chương trình huấn luyện và tổ chức thành công các khoá học thuộc các chuyên đề kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, thẩm định dự án đầu tư… phục vụ yêu cầu của khách hàng. Trình độ và năng lực nhân viên là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Đội ngũ kiểm toán viên và kỹ sư của Công ty đều có ít nhất một bằng Cử nhân hoặc Thạc sỹ, được đào tạo chính quy tại Việt Nam và nước ngoài theo các chuyên ngành tài chính, kế toán, quản trị, ngân hàng, xây dựng, kiến trúc, giao thông, thuỷ lợi, điện, tin học. Qua 10 năm hoạt động (1992 – 2001) Công ty đã xây dựng được đội ngũ gồm 160 nhân viên, trong đó có 60% (tính trên số nhân viên kiểm toán) có Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính Việt Nam cấp, gần 70% nhân viên có từ 2 bằng Cử nhân trở lên (trong đó có 58 người có bằng Cử nhân Luật), 12% nhân viên có bằng Thạc sỹ, bằng ACCA hoặc đang được đào tạo theo chương trình ACCA. Hoạt động kiểm toán là một hoạt động chính của Công ty. Công ty là một trong những công ty kiểm toán Việt Nam xây dựng được một hệ thống quy trình, quy chế mẫu cho tất cả các bộ phận công việc. Quy trình với hoạt động kiểm toán được xây dựng cụ thể từ việc lập kế hoạch kiểm toán, lập chương trình, thực hiện chương trình kiểm toán và kết thúc kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán và việc kiểm tra chất lượng chất lượng công việc của kiểm toán viên. 2- Tổ chức bộ máy của Công ty (Chi nhánh Hà Nội) Công ty Kiểm toán và Tư vấn (Chi nhánh Hà Nội) chính thức ra đời vào tháng 3 năm 2001 bởi Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trước đó, vào năm 1999, Công ty Kiểm toán và Tư vấn (Chi nhánh Hà Nội) là Văn phòng đại diện của Công ty Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội. 2.1- Quyết định chuyển Văn phòng đại diện thành Chi nhánh Quyết định thành lập số 1144/QĐ-UB ngày 01/03/2001 của UBND thành phố Hà Nội chuyển Văn phòng đại diện Công ty Kiểm toán và Tư vấn thành Chi nhánh tại Hà Nội. Trụ sở giao dịch tại 41B - Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 314288 được cấp ngày 16/03/2001 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. UBND thành phố HN Số: 1144/QĐ - UB Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 01/03/2001 Quyết định của UBND thành phố V/v chuyển Văn phòng đại diện thành Chi nhánh tại thành phố HàNội - Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND - Căn cứ quyết định số 2146/QĐ-UB ngày 21/05/1999 của UBND thành phố Hà Nội - Căn cứ công văn số 1354/TC-TCCB của Bộ Tài chính - Xét đề nghị của Trưởng ban tổ chức chính quyền thành phố và đơn xin của Giám đốc Công ty Kiểm toán và Tư vấn QUYẾT ĐỊNH Điều I: Cho phép chuyển Văn phòng đại diện của Công ty Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội thành Chi nhánh Công ty Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội. Địa điểm Chi nhánh tại số 41B - Lý Thái Tổ - quận Hoàn Kiếm. Điều II: Chi nhánh Công ty Kiểm toán và Tư vấn phải chấp hành đầy đủ mọi quy định quản lý trên địa bàn thành phố theo quy định hiện hành của pháp luật và của thành phố Hà Nội. Điều III: Chánh văn phòng UBND thành phố, Trưởng ban tổ chức chính quyền thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thành phố có liên quan, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm và Giám đốc Công ty Kiểm toán và Tư vấn thi hành quyết định này. 2.2-Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý GIÁM ĐỐC Phó giám đốc Phòng nghiệp vụ I Phòng nghiệp vụ II Phòng nghiệp vụ III Phó giám đốc Công ty Kiểm toán và Tư vấn (Chi nhánh Hà Nội) có tất cả gần 30 nhân viên (trong đó có 6 người có chứng chỉ kiểm toán viên). Để tiến hành được các hoạt động của mình, Chi nhánh đã tổ chức bộ máy quản lý đơn giản phù hợp với mục đích hoạt động và quy mô của mình. Bộ máy quản lý của Chi nhánh gồm: Ban giám đốc, phòng Quản trị tổng hợp và các phòng nghiệp vụ (Kiểm toán và Tư vấn). Cụ thể: - Ban giám đốc: Giám đốc và 2 Phó giám đốc, có sự phân công công việc giữa các thành viên trong Ban giám đốc nhưng do tính chất của Chi nhánh có quy mô nhỏ nên sự phân công, phân nhiệm này cũng chỉ có tính chất tương đối. * Giám đốc – Nguyễn Thị Hồng Thanh – Là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Công ty về hoạt động của Chi nhánh. * Phó giám đốc – Hoàng Đình Lợi – Chịu trách nhiệm chính về lĩnh vực kiểm toán Báo cáo tài chính. * Phó giám đốc – Nguyễn Thị Tư – Chịu trách nhiệm chính về các lĩnh vực hành chính, kế toán, quản trị nội bộ, quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản. - Phòng Quản trị tổng hợp thực hiện công tác hành chính, kế toán; - Phòng Kiểm toán và phòng Thẩm định trực tiếp tiến hành các hoạt động theo mục đích hoạt động của Chi nhánh. Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực chung của Công ty bao gồm các dịch vụ về kiểm toán độc lập, các dịch vụ tư vấn về tài chính, kế toán, thuế. Mang đặc điểm chung của một chi nhánh là quy mô nhỏ, số lượng nhân viên không nhiều nên việc phân công phân nhiệm của các bộ phận trong bộ máy quản lý Chi nhánh mang tính chất tương đối. Chi nhánh có sự đi sâu đi sát chỉ đạo hoạt động của Ban giám đốc với các bộ phận, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ về cả nhân lực và nghiệp vụ giữa các phòng của Chi nhánh. 3- Chương trình kiểm toán của Công ty 3.1- Chương trình kiểm toán phải trả người bán I/ Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị - Bảng liệt kê chi tiết các khoản phải trả cuối kỳ bao gồm cả gốc nguyên tệ (nếu có); - Hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng; - Biên bản đối chiếu công nợ, thư xác nhận (nếu có); - Sổ chi tiết; - Sổ cái. II/ Mục tiêu kiểm toán - Tính hữu hiệu: các khoản phải trả là có thực. - Tính đầy đủ: phản ánh toàn bộ các khoản phải trả. - Tính chính xác: ghi nhận các khoản phải trả một cách chính xác. - Quyền và nghĩa vụ: phản ánh toàn bộ các khoản thuộc nghĩa vụ của đơn vị. - Trình bày và công bố: tài khoản phải trả người bán được trình bày và phân loại đúng, công bố một cách thoả đáng. III/ Thủ tục kiểm toán A. Thủ tục phân tích 1. Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng: - Xem xét số lượng các nhà cung cấp, chú trọng các nhà cung cấp thường xuyên. - Tìm hiểu các đặc điểm liên quan đến việc giao nhận hàng: phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng, chính sách chiết khấu. - Tìm hiểu xem có sự tranh chấp nào giữa khách hàng và các nhà cung cấp hay không? 2. Thủ tục phân tích - So sánh số dư tài khoản phải trả năm nay so với năm trước. - So sánh tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng công nợ và vốn chủ sở hữu của năm nay so với năm trước. B. Thủ tục kiểm tra chi tiết 1. Đối chiếu số liệu: - Đối chiếu giữa số dư trên báo cáo với sổ cái. - Đối chiếu giữa số dư trên sổ chi tiết với danh sách các kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1204.doc
Tài liệu liên quan