Đề tài Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ - Tỉnh Phú Thọ

Để việc khai thác hệ thống các công trình thuỷ nông của huyện Thanh Thuỷ nói riêng và toàn bộ hệ thống thuỷ nông trên cả nước nói chung đạt hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi xin kiến nghị một số nội dung sau:

* Đối với Nhà nước: Cần có nhiều chính sách hơn nữa đầu tư thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là hệ thống thuỷ nông.

* Kiến nghị với các cấp ngành.

Để giá trị của sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, các cấp;các ngành cần phải có nhiều chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển như: thị trường, công nghệ chế biến.Ngoài ra, đưa KHKT vào khai thác sử dụng các công trình thuỷ nông.

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ - Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong những năm tới do sự chuyển đổi các loại đất sang phục vụ mục tiêu khác của huyện. Qua biểu ta thấy, diện tích cây hàng năm huyện Thanh Thuỷ tăng khá nhanh, năm 2000 so với năm 1999 tăng 46,77% (9,4 ha); năm 2001 so với năm 2000 tăng 296,69% (86,64 ha) và bình quân 3 năm tăng 140,37%/năm. Diện tích đất trồng cây hang năm tăng nhanh là do huyện đang triển khai dự án trên toàn huyện và diện tích trống chè được lấy từ những quả đồi trọc của các xã: Phượng Mao,Trung Nghĩa, Yến Mao, Hoàng Xá, Đào Xá. Và diện tích này đến năm 2005 sẽ là 500 ha theo kế hoạch và dự án đề ra. Với sự phát triển mạnh của huyện những năm qua và những năm tiếp theo khi mà các dự án của huyện được đưa vào thực hiện hết (dự án chè, dự án nuôi trồng thuỷ sản) thì các công trình thuỷ nông ngoài việc phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp của huyện, còn phải phục cho các dự án của huyện. Vì vậy đây chính là một khó khăn đòi hỏi khai thác và sử dụng các công trình thuỷ nông phải hợp lý để phát huy hết khả năng của công trình và phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp của huyện. Thanh Thuỷ là một huyện mới được tách ra từ huyện Tam Thanh cũ nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn rất nhiều. Vì vậy những năm qua trên địa bàn toàn huyện đã được đầu tư xây dựng rât nhiều công trình, từ đó làm cho quỹ đất chuyên dùng của huyện ngày càng tăng với tốc độ tăng bình quân 15,03%/năm. Hơn nữa, Thanh Thuỷ được xác định là vùng chậm lũ của quốc gia nên trong những năm tới quỹ đất chuyên dùng và quỹ đất cho thuỷ lợi còn tăng lên, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho quỹ đất canh tác của huyện giảm. Ngoài ra trên địa bàn huyện, diện tích đất canh tác còn khá lớn chiếm 35,71% (4.421,1 ha) năm 1999, 3% (4.209,96 ha) năm 2000 và 32,92% (4.076,74 ha) năm 2001. Diện tích này những năm qua tuy có giảm nhưng không đáng kể, trung bình một năm giảm 3,97%/năm. Diện tích đất chưa sử dụng này chủ yếu là các núi đá vôi, đồi trọc, và sông suối rất có lợi cho phát triển lâm nghiệp, Khai thác đá vảtồn cây công nghiệp dài ngày.Do quỹ đất cho nông nghiệp ngày càng tăng dẫn đến mức đất nông nghiệp bình quân hộ nông nghiệp cũng tăng lên trung bình 0,58%/năm. Và diện tích đất canh tác ngày càng giảm dẫn tới mức đất canh tác bình quân khẩu nông nghiệp ngày càng giảm, trung bình 2,31%/năm. Qua sự giảm sút và tăng lên của các loại đất cho thấy tình hình sử dụng đất đai của huyên Thanh Thuỷ có rất nhiều biến động do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Diện tích đất chuyên dùng ngày càng tăng, đặc biệt là đất thuỷ lợi cho thấy những năm qua huyện rất quan tâm đến phát triển thuỷ lợi - thuỷ nông. Tóm lại, đất đai huyện Thanh Thuỷ còn nhiều tiềm năng lớn về khai hoang, tăng vụ, thâm canh tăng năng suất cây trồng nếu như công tác thuỷ lợi - thuỷ nông phục vụ tốt cho việc tưới tiêu của huyện. Công tác quản lý mặt bằng và chất lượng đất trong những năm qua từng bước được làm tốt đã góp phần khai thác sử dụng các loại đất đúng mục đích, tiết kiệm đất và có hiệu quả cao. 3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Thanh Thuỷ. Cùng với đất đai thì nguồn lực con người là một trong những điều kiện không thể thiếu trong bất cứ sự phát triển nào. Dân số nhiều khi có tác động tích cực đến quá trình phát triển, nhưng nhiều lúc hạn chế quá trình phát triển. Huyện Thanh Thuỷ với dân số năm 2001 là 74.817 người tương ứng với 16.497 hộ. Trong đó hộ nông nghiệp, khẩu nông nghiệp lần lượt chiếm 94,59% (15.604 hộ) và 94,59% (70.772 người). Qua số nhân khẩu và hộ nông nghiệp cho thấy, Thanh Thuỷ là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Qua biểu 2 ta thấy số hộ phi nông nghiệp qua các năm là quá nhỏ bé, tuy rằng mỗi năm số hộ này có tăng lên nhưng với tỷ lệ không cao, trung bình mỗi năm là 10,98%; năm 1999 chiếm 4,43% (725 hộ) đến năm 2001 chiếm 5,41% (893 hộ). Thực hiện chủ trương sinh để có kế hoạch của Đảng và Nhà nước, Thanh Thuỷ mặc dù là một huyện miền núi nhưng nhận thức của người dân về sinh đẻ có kế hoạch là rất cao, số gia đình sinh con thứ ba giảm xuống, nhiều xã nhiều năm liền không có gia đình nào sinh con thứ ba như: Trung Nghĩa, Đồng Luận, La Phù. Tỷ lệ nhân khẩu nông nghiệp có xu hướng giảm xuống nhưng rất chậm, năm 2000 chiếm 94,95% đến năm 2001 chiếm 94,59%. Sự dịch chuyển nhân khẩu và lao động nông nghiệp của huyện sang các ngành phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên; hộ phi nông nghiệp năm 1999 là725 hộ và lao động phi nông nghiệp là 1.599 người (chiếm 4,42%) thì đến năm 2001 số hộ phi nông nghiệp là 893 hộ (5,41%) và lao động phi nông nghiệp là 1.929 người ( chiếm 5,4%). Sự chuyển dịch này một mặt giải quyết việc làm cho người lao động, một mặt tăng thu nhập và quan trọng hơn là nâng cao trình độ lao động và đa dạng hoá ngành nghề cho phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH. Chỉ tiêu đất canh tác bình quân một hộ nông nghiệp qua 3 năm đều giảm, do diện tích đất canh tác giảm. Vì vậy, cần khắc phục tình trạng này bằng việc áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất và sản lượng nông nghiệp nhằm giai quyết nhu cầu của người dân và tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá. Chính sức ép của dân số về nhu cầu lương thực và các yêu cầu khác trong cuộc sống đòi hỏi khai thác và sử dụng công trình thuỷ nông có hiệu quả kinh tế để đáp ứng được các yêu cầu đó. Dân số của huyện chủ yếu là nông nghiệp nên trình độ thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vận hành và sử dụng các công trình thuỷ nông, nhưng các công trình lại phục vụ cho chính họ nên ý thức bảo vệ các công trình của họ là rất cao. Đây chính là những lợi thế và khó khăn khai thác các công trình thuỷ nông sẽ gặp phải do sức ép dân số mang lại, đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết hợp lý. 3.1.2.3 Hệ thống cơ sở vậtchất chủ yếu của huyện Thanh Thuỷ . Cơ sở vật chất kỹ thuật là những phương tiện thể hiện sự phát triển của bộ mặt nông thôn của một địa phương. Cơ sở vật chất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và phát triển kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương. Thanh Thuỷ là một huyện miền núi, mới tái lập nên cơ sở vật chất còn thấp kém về mọi mặt. Hệ thống điện có liên quan trực tiếp đến quá trình vận hành và sử dụng các công trình nông thôn để lấy nước cung cấp cho đồng ruộng và thoát nước khi bị úng. Trên địa bàn huyện năm 2001 có 21 trạm hạ thế và chỉ có 12/15 xã có điện lưới quốc gia. Tại các xã không có điện lưới hiệu quả khai thác và sử dụng các công trình thuỷ nông không cao vì chi phí bơm nước lớn. Cũng do không có điện mà thông tin chỉ đạo sản xuất của huyện xã đối với người dân không kịp thời. Hơn nữa, cơ sở vật chất của huyện qua biểu 3 ta thấy còn thiếu thốn rất nhiều, không đáp ứng được mục tiêu CNH-HĐH nông thôn và gây cản trở sản xuất nông nghiệp của huyện. Số máy bơm nước lưu động dùng để bơm chuyển tiếp tới những nơi mà công trình thuỷ nông không tới được chỉ có 31 máy, máy cày bừa 28 máy năm 2001. Toàn huyện có 15 hồ đập phục vụ tưới tiêu (trong đó có 2 đập tự chảy) và 21 trạm bơm. Vì vậy trong những năm tới, huyện cần đầu tư hơn nữa để xây dựng cơ sở vật chất hiện đại hơn, đầy đủ hơn để phục vụ cho quá trình phát triển chung của toàn huyện, và mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của quốc gia. 3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Thuỷ. * Tình hình phát triển kinh tế. Thanh Thuỷ là một huyện miền núi trải dài ven sông có đồi núi, đất ruộng và đất bãi thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp toàn diện. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua và đường thuỷ sông Đà giúp cho Thanh Thuỷ nối liền với các khu kinh tế, khu công nghiệp tạo tiền đề cho việc giao lưu hàng hoá và dịch vụ. Nông dân lao động chăm chỉ đã đạt được nhiều kết quả trong thâm canh tăng năng suất cây trồng, bước đầu thực hiện sản xuất hàng hoá. Thanh Thuỷ cũng là địa bàn có tiềm năng về dịch vụ và du lịch. Vì vậy những năm qua kể từ khi tái lập huyện nền kinh tế của huyện đạt được những thành tựu rất to lớn. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện năm 2001 là 109,41% so với năm 2000. Bình quân 3 năm (1999-2001) tốc độ tăng trưởng đạt 7,4%, đây là tốc độ tăng trưởng khá cao, cũng là thành quả mà Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Thuỷ giành được kể từ khi tái lập huyện. Qua biểu 4 ta thấy, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện. Qua 3 năm, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn duy trì ở mức cao trên 50% tuy có chuyển dịch nhưng không đáng kể năm 1999 là 50% đến năm 2001 tăng lên 50,5%.Điều này cho thấy, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của huyện chưa phù hợp với xu thế phát triển và sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 24,4% năm 1999 lên 25,7% năm 2001, tốc độ tăng bình quân là 8,03%/năm. Dịch vụ thương mại của huyện về giá trị tăng, với tốc độ tăng bình quân là 5,57%/năm. Nhưng cơ cấu dịch vụ - thương mại sụt giảm từ 25,6% năm 1999 xuống là 23,8% năm 2001. Điều này cho thấy dịch vụ trên địa bàn huyện chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của địa phương cũng như cho thấy huyện chưa có sự khuyến khích kịp thời để thúc đẩy dịch vụ thương mại huyện phát triển. Qua số liệu trên ta thấy, cơ cấu nông lâm thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất của huyện vẫn là chủ yếu. Trong thời gian qua nhờ sự đổi mới về chính sách ruộng đất, cùng với chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước và việc đưa các tiến bộ KHKT vào sản xuất cộng với sự khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện có hiệu quả kinh tế cao nên đời sống nhân dân được cải thiện. Sản phẩm làm ra của nông dân được thương mại hoá tăng về số lượng, nâng cao về giá trị góp phần ổn định kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Năm 2001, giá trị sản xuất bình quân đầu người một năm của toàn huyện là 3,04 triệu đồng. Lương thực bình quân người/năm đạt 351 kg; vượt kế hoạch đại hội Đảng bộ huyện đề ra là 27 kg và tăng so với năm 1999 là 125,02 kg. Tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện giảm từ 22% năm 1999 xuống 12% năm 2001, không còn hộ đói. * Tình hình phát triển xã hội. Đời sống vật chất của nhân dân không ngừng được nâng cao. Các lễ hội truyền thống của các làng xã dần dần được phục hồi làm cho đời sống, tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú. Đường giao thông đang được bê tông hoá đến tận các thôn xóm, các tuyến đường giao thông liên xã được dải nhựa, dải cấp phối để tạo điều kiện giao lưu kinh tế và văn hoá, kinh nghiệm sản xuất và các tiến bộ KHKT giữa các vùng, xã trong toàn huyện, tỉnh với nhau. Các nhu cầu về ăn ở, đi lại, khám chữa bệnh, học hành, giải quyết việc làm và hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân đã được đáp ứng tốt hơn. 3.1.3. Nhận xét chung về địa bàn nghiên cứu. Thanh Thuỷ là một huyện miền núi, diện tích tự nhiên có 12.382,47 ha, dân số 75.000 người. Đơn vị hành chính gồm 14 xã; 1 thị trấn, có hai tôn giáo chính là Thiên chúa giáo và Đạo phật. Dân tộc chủ yếu là người Kinh và người Mường. Mật độ dân số 597 người/km2. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Thực hiện mục tiêu chính trị và kế hoạch của Đảng bộ huyện Thanh Thuỷ - UBND huyện, nhân dân trên toàn huyện đã nỗ lực phấn đấu không ngừng và thu được những thành tựu rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 3 năm qua (1999-2001), cụ thể: _ Tổng giá trị sản xuất 1999-2001 tăng trưởng bình quân mỗi năm là: 7,4%/năm. Trong đó: + Nông- lâm- thuỷ sản tăng bình quân 7,97%/năm. + CN-XDCB tăng bình quân 5,57%/năm. _ Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 107.525,32 triệu đồng,năm2001. _Sản lượng lương thực quy thóc đạt 26.261,91 tấn và bình quân lương thực quy đầu người đạt 351 kg. _ Tỷ lệ hộ nghèo còn 12%, năm 2001. Ngoài những thành tựu mà nhân dân huyện Thanh Thuỷ đạt được trong những năm qua và những lợi thế mà huyện có thì trong quá trình phát triển của huyện vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Đó là: Nền kinh tế phát triển không đều, kết cấu hạ tầng thấp kém, giao thông, thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. 3.2 Phương pháp nghiên cứu. 3.2.1 Phương pháp chung. 3.2.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng. Là phương pháp nhằm xem xét, phân tích, đánh giá các vấn đề một cách khách quan, khoa học. Phương pháp duy vật biện chứng nhìn nhận sự vật hiện tượng trong quá trình vận động và phát triển luôn có sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau để tìm ra bản chất quy luật vận động của chúng. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi áp dụng phương pháp này nhằm phân tích, đánh giá, tìm hiểu và làm rõ tác động của việc khai thác các công trình thuỷ nông đối với sự phát triển kinh tế của huyện, xã và các hộ ở địa bàn nghiên cứu. Nhằm đánh giá xem việc khai thác này có đem lại hiệu quả kinh tế hay không từ đó đề ra giải pháp thích hợp và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình khai thác các công trình thuỷ nông phục vụ sản xuất. 3.2.1.2 Phương pháp duy vật lịch sử. Là phương pháp dựa trên quan điểm duy vật để xem xét sự vật, hiện tượng từ quá khứ đến hiện tại để rút ra quy luật vận động và bài học kinh nghiệm. Những yếu tố chủ yếu nào đã ảnh hưởng đến quá trình khai thác các công trình thuỷ nông và quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Thuỷ trong những năm qua. Từ đó mà chúng tôi dự kiến đề ra phương án hành độnh thích hợp trong những năm tới. 3.2.2 Phương pháp chuyên môn. 3.2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu. Đề tài muốn thành công hay không thì điểm nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, điểm nghiên cứu phải thể hiện được rõ nét đặc điểm tự nhiên của địa phương, tình hình canh tác sản xuất và thâm canh các loại cây trồng. Thanh Thuỷ là một huyện thuần nông, người dân đa số là sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, Đảng uỷ- UBND và các cấp lãnh đạo huyện luôn quan tâm tới vấn đề thuỷ lợi-thuỷ nông. Hệ thống thuỷ lợi - thuỷ nông được dải khắp trong trong toàn huyện. Việc khai thác và sử dụng các công trình này phục vụ cho sản xuất nông nghiệp làm sao để đạt hiệu quả cao nhất đang là vấn đề đặt ra. Dựa vào những kiến thức đã học và thực tế địa phương mà chúng tôi chọn huyện Thanh Thuỷ làm điểm nghiên cứu để đánh giá được tác dụng của việc khai thác các công trình thuỷ nông đối với sản xuất nông nghiệp của huyện một cách chính xác, từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển. 3.2.2.2 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu. * Phương pháp thu thập số liệu. _ Số liệu thứ cấp: Do yêu cầu của đề tài cần thu thập các số liệu có liên quan như: số liệu về tình hình tự nhiên, tình hình dân số, lao động, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp, thực trạng các công trình thuỷ nông và thực trạng khai thác các công trình thuỷ nông,.... Nguồn số liệu phục vụ cho những vấn đề lí luận chung sử dụng trong đề tài chủ yếu được thu thập trong sách báo và các tài liệu có liên quan khác nhằm làm sáng tỏ hướng đi của đề tài là đúng đắn. Những số liệu phục vụ cho việc tính toán tính toán cụ thể được thu thập từ phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch, UBND xã và HTX nông nghiệp cụ thể tại 3 xã Trung Nghĩa, Đồng Luận và Xuân Lộc. _ Số liệu sơ cấp: Để có những số liệu chi tiết, sát thực tế phục vụ cho đề tài nghiên cứu, công tác điều tra lấy số liệu được thực hiện bằng phương pháp chọn bất kỳ hơn 60 hộ trên 3 xã vùng nghiên cứu. Từ đó chỉnh lý, tổng hợp số liệu đi đến lập biểu thống kê và phân tích thống kê. * Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập tất cả các số liệu thu thập được, chung tôi tiến hành chọn lọc các số liệu có liên quan đến đề tài, tổng hợp lại rồi phân tích thông qua các biểu và tính toán bằng máy tính. 3.2.2.3. Phương pháp so sánh. So sánh để tìm ra mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. So sánh năng suất, sản lượng, lợi nhuận, hệ số quay vòng đất,... giữa trước và sau khi khai thác các công trình thuỷ nông (khi các công trình chưa được nâng cấp; làm mới và sau khi các công trình được làm mới và được nâng cấp). Từ đó làm nổi bật hiệu quả của việc khai thác các công trình thuỷ nông mang lại cho huyện, xã và các hộ sản xuất nông nghiệp. 3.2.2.4. Phương pháp định lượng và phân tích kinh tế. * Phương pháp định lượng. Song song với quá trình thu thập số liệu và xử lý số liệu, chúng ta đồng thời tổng hợp, phân loại, tính toán các số liệu cần thiết cho đề tài làm cơ sở cho việc phân tích kinh tế. * Phương pháp phân tích kinh tế. Là phương pháp mà sau khi định lượng các số liệu, chúng ta dùng các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá nhằm tìm ra được nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông mang lại cho huyện, xã và các hộ sản xuất nông nghiệp của huyện. 3.2.2.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. _ Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp thu thập số liệu dựa trên sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực khai thác các công trình thuỷ nông và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến thuộc về chuyên môn, kỹ năng làm việc, lý thuyết và thực tiễn của các chuyên gia; cán bộ giảng dạy và những cán bộ trực tiếp làm công tác thuỷ nông. _ Phương pháp chuyên khảo: Là phương pháp thu thập số liệu bằng cách tham khảo những ý kiến của những người dân sử dụng nước.Xây dựng hệ thống phiếu điều tra dưới dạng những câu hỏi xoay quanh hiệu quả của việc khai thác các công trình thuỷ nông mang lại cho sản xuất của hộ. Phần IV Kết quả nghiên cứu 4.1 Thực trạng các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ. Để khai thác và sử dụng các công trình thuỷ nông có hiệu quả kinh tế thì thực trạng các công trình đóng vai trò rất quan trọng. Nếu các công trình tốt và đầy đủ sẽ là điều kiện để nâng cao hiệu quả khai thác các công trình đó. Ngược lại, nếu các công trình thiếu thốn; thấp kém sẽ hạn chế việc nâng cao hiệu quả kinh tế khi khai thác và sử dụng các công trình thuỷ nông. Vì vậy, mà chúng tôi đánh giá thực trạng các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện ThanhThuỷ, để xem xem các công trình đã đầy đủ về số lượng và chất lượng cho việc phục vụ sản xuất nông nghiệp và các mục tiêu khác của huyện hay chưa. 4.1.1 Các công trình đầu mối của huyện. Các công trình đầu mối có nhiệm vụ đưa nước vào các cấp kênh để cung cấp cho khu vực tưới. Do đó, các công trình đầu mối phải đảm bảo yêu cầu là có thể lấy nước được bất cứ khi nào để đưa vào khu tưới theo kế hoạch tưới cho các loại cây trồng đã xác định và hoạt động của các công trình không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh; không làm thay đổi nhiều các yếu tố thuỷ văn dẫn tới ảnh hưởng tới điều kiện lấy nước cũng như các hoạt động lợi dụng nguồn nước của khu vực. Qua tìm hiểu thực tế các công trình đầu mối của huyện ThanhThuỷ chúng tôi thấy toàn huyện có số trạm bơm được biểu hiện cụ thể qua biểu 5. Năm 2001, toàn huyện có 21 trạm bơm. Trong đó: trạm bơm điện là 19, trạm bơm dầu là 2 trạm (tổng số 21 trạm bơm thì có 16 trạm bơm chuyên tưới, 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp, 3 trạm bơm chuyên tiêu) và 2 đập tự chảy ở 2 xã Sơn Thuỷ và Phượng Mao. Biểu 5: Thực trạng các công trình đầu mối của huyện Thanh Thuỷ năm 2001. Diễn giải ĐVT Số lượng * Tổng số trạm bơm Trạm 21 _ Tổng số trạm bơm điện Trạm 19 _ Tổng số trạm bơm dầu Trạm 2 1- Trạm bơm chuyên tưới Trạm 16 a- Trạm bơm điện Trạm 14 _ Số máy bơm. Máy 14 _ Công suất. M3/h 15.400 b- Trạm bơm dầu. Trạm 2 _ Số máy bơm. Máy 3 _ Công suất. M3/h 3000 2- Trạm bơm tưới tiêu kết hợp. Trạm 2 _ Số máy bơm. Máy 3 _ Công suất. M3/h 3.600 3- Trạm bơm chuyên tiêu. Trạm 3 _ Số máy bơm. Máy 3 _ Công suất. M3/h 3.600 * Đập tự chảy Cái 2 _ Công suất. M3/h 2000 Nguồn số liệu: Phòng NN & PTNT huyện Thanh Thuỷ. Hầu hết các công trình đầu mối của huyện đều được xây dựng vào cuối năm 70 và vừa được sự đầu tư nâng cấp cải tạo, làm mới dã làm cho các công trình phục vụ xản suất nông nghiệp của huyện ngày càng tốt hơn. Với số lượng trạm bơm của huyện như vậy cơ bản đã đáp ứng được cho tình hình tưới tiêu của huyện, góp phần nâng cao sản lượng; nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả khai thác. Nhưng để khai thác có hiệu quả kinh tế hơn nữa theo quy hoạch thì huyện phải xây dựng thêm 4 trạm bơm điện ( 2 trạm thay thế cho 2 trạm bơm dầu) thuộc các xã Trung Nghĩa, Tu Vũ, Yến Mao và Hoàng Xá để chủ động tưới tiêu cho các diện tích chưa được tưới tiêu của huyện ở các xã đó. Các công trình đầu mối của huyện trong những năm qua hoạt động tương đối tốt đã tạo điều kiện cho huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. 4.1.2 Hệ thống kênh mương. Trong hệ thống thuỷ nông kênh mương đóng vai trò rất quan trọng để dẫn nước đến khu vực tưới. Đối với đồng ruộng và sản xuất nông nghiệp thì kênh mương được ví như mạch máu của đồng ruộng cung cấp nước cho cây trồng. Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và nghị quyết 06/NQ - TU của ban thường vụ tỉnh uỷ tỉnh Phú Thọ về việc phát triển sản suất của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2000, huyện ThanhThuỷ đã tiến hành thực hiện KCH - KC, từ đầu mối đến mặt ruộng trên tất cả 15 xã trong huyện. Toàn bộ quá trình KCH - KM của huyện được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I: Thực hiện tại 10 xã, thời gian từ năm 1998 đến năm 2000. Giai đoạn II: Thực hiện ở 5 xã còn lại, thời gian từ năm 2001 đến năm 2003. Kết quả của quá trình KCH - KM của huyện tính đến cuối năm 2001 được thể hiện cụ thể ở biểu 6. Tổng chiêu dài kênh mương của huyện Thanh Thuỷ là 223.398 m, trong đó: kênh tưới là 198.833 m, kênh tiêu là 8.800 m và kênh tưới tiêu là 20.760 m. Tỷ lệ KCH- KM của huyện là 73,59%, trong đó kênh tưới là 74,09%; kênh tưới tiêu là 100% và kênh tiêu chưa được KCH. Và cụ thể từng cấp kênh ta thấy: đối với kênh tưới thì kênh cấp I dài 57.515 m; tỷ lệ kiên cố là 84,18%, kênh cấp II dài 57.310 m; tỷlệ kiên cố là 70,26% và kênh cấp III & nội đồng dài 84.008 m; tỷ lệ kiên cố là 69,79%.Từ kết quả KCH- KM của huyện những năm qua chất lượng kênh mương của huyện là rất tốt, là cơ sở, điều kiện dể nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện. Kênh mương được KCH đãlàm giảm thời gian dẫn nước, giảm hao phí nước, tiết kiệm điện năng, phục tưới tiêu đúng lịch và đúng kế hoạch sản xuất. Biểu 6: Thực trạng kênh mương huyện Thanh Thuỷ đến năm 2001. Stt Diễn giải ĐVT Kênh tưới Kênh tiêu Kênh tưới tiêu Tổng 1- Kênh cấp I - Chiều dài M 57.515 - 3.000 60.515 Trong đó: + KKC M 48.420 - 3.000 51.420 + Kênh đất M 9.095 - - 9.095 - Tỷ lệ KCH % 84,185 - 100,00 84,97 - Diện tích chiếm dụng M2 118.105 - 4.500 122.605 2- Kênh cấp II - Chiều dài M 57.310 8.800 5.030 71.140 Trong đó: + KKC M 40.270 - 5.030 45.300 + Kênh đất M 17.040 8.800 - 25,840 -Tỷ lệ KCH % 70,26 - 100,00 63,68 - Diện tích chiếm dụng M2 99.444 132.000 6.036 237.480 3- Kênh cấp III & NĐ - Chiều dài M 84.008 - 12.730 96.738 Trong đó: + KKC M 58.633 - 12.730 71.363 + Kênh đất M 25.357 - - 25.375 -Tỷ lệ KCH % 69,79 - 100,00 73,77 - Diện tích chiếm dụng M2 73.242 - 7.638 80.880 S - Tổng chiều dài các loại kênh M 198.833 8.800 20.760 228.393 - Tỷ lệ KCH % 84,09 - 100,00 73,59 - Diện tích chiếm dụng M2 290.791 132.000 18.174 440.965 Nguồn số liệu: Phòng NN & PTNT huyện Thanh Thuỷ Với kết quả này huyện đã cơ bản hoàn thành giai đoạn I của quá trình KCH- KM, đó chính là động lực và tiền đề để huyện tiếp tục triển khai và hoàn thành giai đoạn II ở năm xã còn lại trong những năm tới. Hệ thống kênh mương hoàn chỉnh kết hợp với các công trình đầu mối vận hành tốt sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện nói riêng giai đoạn 2000 - 2005 và 2000 - 2010. Bên cạnh đó cũng là cơ sở để huyện thực hiện tốt mục tiêu quốc gia là vùng chậm lũ. Hệ thống kênh mương hoàn chỉnh, vững chắc góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc khai thác các công trình thuỷ nông, nhưng để công trình càng bền vững và phát huy hết năng lực thiết kế đòi hỏi trong thời gian tới cần phải khai thác sử dụng và quản lý các công trình một cách khoa học để tăng tuổi thọ công trình và phục vụ tốt mục tiêu tỉnh, huyện và xã đã đề ra. 4.1.3 Thực trạng nguồn vốn đầu tư cho thuỷ nông của huyện. Thực hiện chủ trương KCH - KM của Đảng và Nhà nước và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Thuỷ đã tiến hành KCH - KM và nâng cấp; làm mới các công trình đầu mối trên toàn huyện. Nguồn vốn để thực hiện KCH-KM và cải tạo; làm mới các công trình đầu mối được ngân sách Nhà nước và tỉnh cấp cùng với sự đóng góp của người dân, điều này cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân và nhân dân với Đảng với Nhà nước. Nguồn vốn được đưa vào sử dụng trên địa bàn huyện tính đến cuối năm 2001 để KCH-KM và cải tạo; làm mới công trình đầu mối hết 37.637,413 triệu đồng, trong đó: 6 tỷ đồng dùng cho việc cải tạo 2 hồ Phượng Mao và hồ Suối Rồng, 300 triệu đồng cải tạo và xây dựng mới 1 trạm bơm điện ở xã Trung Thịnh. Trong 3 năm, toàn huyện thực hiện KCH-KM 31.337,413 triệu đồng, ngân sách tỉnh cấp 26.612,6236 triệu đồng và nhân dân đóng góp 4.004,7894 triệu đồng; bình quân giá trị 1 km dài kênh mương đã KCH hết 186,44 triệu đồng bao gồm cả các công trình trên kênh. Quả tìm hiểu thực tế địa phương chúng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0022.doc
Tài liệu liên quan