Đề tài Các giải pháp vận dụng Marketing điện tử (E-Marketing) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT . vi

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ E- MARKETING . 4

1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THưƠNG MẠI ĐIỆN TỬ . 4

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của mạng internet . 4

1.1.2. Khái niệm về thương mại điện tử . 4

1.1.2.1. Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp . 5

1.1.2.2. Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng . 5

1.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử . 7

1.1.3.1. Lợi ích đối với tổ chức . 7

1.1.3.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng . 8

1.1.3.3 Lợi ích đối với xã hội . 8

1.1.4. Hạn chế của thương mại điện tử . 8

1.1.5. Vị trí của marketing điện tử trong thương mại điện tử. 9

1.1.6. Quá trình phát triển thương mại điện tử . 11

1.2. TỔNG QUAN VỀ E- MARKETING . 12

1.2.1. Các khái niệm cơ bản về e-marketing . 12

1.2.2. Các hình thức cơ bản của E- marketing . 13

1.2.3 Phân biệt marketing điện tử với marketing thông thường . 13

1.2.4. Ưu điểm của marketing điện tử so với marketing thông thường. 14

1.2.5. Một số điều kiện cần để áp dụng marketing điện tử thành công. 15

1.3. NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA E- MARKETING TRONG KINH DOANH

QUỐC TẾ . 16

1.3.1. Nghiên cứu thị trường qua mạng. 16

1.3.2. Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng qua mạng . 18

1.3.3. Phân đoạn thị trường trong E- marketing . 20

1.3.4. Các chiến lược E- marketing hỗn hợp (e-marketing mix) . 22

1.3.4.1. Chính sách sản phẩm và định vị sản phẩm trong marketing

điện tử . 22

1.3.4.2. Chính sách giá trong marketing điện tử . 23

1.3.4.3. Chính sách phân phối . 23

1.3.4.4 Chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh thông qua các phương

tiện điện tử . 24

1.3.5. Ứng dụng E-marketing trong khai thác hệ thống thông tin

thương mại và thị trường trên Internet . 27

1.3.6. Một số vấn đề lưu ý khi vận dụng E- marketing . 32

1.3.6.1. Điều kiện để cửa hàng B2C thành công . 32

1.3.6.2. Các tiêu chí đánh giá một gian hàng B2C . 33

1.3.6.3. Nguyên nhân thất bại của các hoạt động marketing điện tử? 33

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG E-MARKETING CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM . 34

2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THưƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM . 34

2.1. 1 Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cho thương mại điện tử . 34

2.1.1.1 Tình hình sử dụng máy tính trong các doanh nghiệp . 34

2.1.1.2 Đào tạo công nghệ thông tin và thương mại điện tử . 35

2.1.1.3. Hạ tầng viễn thông và Internet . 35

2.1.1.4. Mục đích của việc sử dụng Internet trong doanh nghiệp . 35

2.1.1.5. Trở ngại đối với việc sử dụng Internet của doanh nghiệp . 36

2.1.2. Mức độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử . 37

2.1.2.1. Chiến lược ứng dụng thương mại điện tử rõ ràng hơn . 37

2.1.2.2. Số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về thương mại điện

tử tăng lên . 37

2.1.2.3. Tỷ lệ cao doanh nghiệp có website . 37

2.1.2.4. Tần suất cập nhật thông tin trên website tăng lên . 38

2.1.2.5. Số doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện

tử tăng mạnh . 39

2.1.2.6 Mô hình kinh doanh sàn TMĐT doanh nghiệp với người tiêu dùng

(B2C) . 40

2.1.2.7 Mô hình kinh doanh sàn TMĐT hỗ trợ giao dịch doanh nghiệp

với doanh nghiệp (B2B) . 41

2.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG E- MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM . 43

2.2.1 Nhận thức của các doanh nghiệp về e-marketing . 44

2.2.2. Thực trạng vận dụng E-marketing của các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu Việt Nam . 46

2.2.2.1 Doanh nghiệp xuất nhập khẩu chú trọng mở rộng thị trường và

đẩy mạnh xuất nhập khẩu . 47

2.2.2.2 Ứng dụng e-marketing trong một số ngành hàng xuất nhập

khẩu . 50

2.2.3 Mô hình doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thành công

trong việc vận dụng E-marketing . 55

2.2.3.1 Công ty xuất nhập khẩu gỗ Tài Anh . 56

2.2.3.2 Tập đoàn Hapro . 57

2.2.3.3 Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 . 58

2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG E- MARKETING CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM . 59

2.3.1 Thuận lợi và thành công . 59

2.3.1.1 Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có và thu hút

khách hàng mới . 59

2.3.1.2 Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp . 60

2.3.1.3 Tăng hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu . 60

2.3.2. Khó khăn và tồn tại . 60

2.3.2.1 Nhận thức của doanh nghiệp về e- marketing còn thấp . 60

2.3.2.2 Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa tương thích . 61

2.3.2.3 Nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu và yếu về kỹ

năng . 61

2.3.2.4 Hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông chưa đáp ứng yêu

cầu . 62

2.3.2.5 Hệ thống thanh toán điện tử còn yếu kém . 62

CHưƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG E- MARKETING CHO CÁC

DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM . 64

3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN E- MARKETING TẠI VIỆT NAM . 64

3.1.1 Định hướng của Nhà nước . 64

3.1.2. Triển vọng đối với hoạt động E- marketing . 66

3.1.2.1. Việt Nam là thành viên của WTO . 66

3.1.2.2. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tin học - viễn thông . 66

3.1.2.3 Chính sách phát triển giáo dục-đào tạo cán bộ thông tin: . 67

3.1.2.4 Chính sách phát triển công nghệ điện tử, viễn thông và

Internet: . 67

3.2. CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG E-MARKETING CHO CÁC DOANH

NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU . 68

3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước . 68

3.2.1.1. Phát triển cơ sở hạ tầng pháp lý . 68

3.2.1.2 Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ. . 69

3.2.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực . 70

3.2.1.4 Phát triển hệ thống thanh toán điện tử . 71

3.2.1.5 Xây dựng hệ thống an toàn thông tin trên mạng . 72

3.2.1.6. Chủ động tham gia hợp tác quốc tế về lĩnh vực thương mại

điện tử và Marketing điện tử . 73

3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp . 74

3.2.2.1. Thay đổi cơ cấu tổ chức và quy trình quản lý . 74

3.2.2.2 Hoạch định chiến lược E-Marketing phù hợp. 75

3.2.2.3 Nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hàng. 78

3.2.2.4 Lập kế hoạch E-marketing: . 78

3.2.2.5 Xây dựng ngân sách cho hoạt động E-marketing . 80

3.2.2.6 Thiết kế và xúc tiến cho website của doanh nghiệp . 80

3.2.2.7 Giải pháp vận dụng E-mail . 83

3.2.2.8 Giải pháp trong quảng cáo trên mạng Internet . 84

3.3 CÁC KIẾN NGHỊ . 84

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ . 84

3.3.1.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin ở cấp vĩ

mô . 85

3.3.1.2 Củng cố môi trường kinh tế cho việc phát triển E-marketing 85

3.3.1.3 Củng cố môi trường pháp lý . 86

3.3.1.4 Phát triển cơ sở hạ tầng nhân lực . 86

3.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành . 87

3.3.2.1 Bộ Giáo dục và đào tạo . 87

3.3.2.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư . 87

3.3.2.3. Bộ Văn hoá thông tin . 88

3.3.2.4. Bộ Công thương . 88

3.3.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp . 89

KẾT LUẬN . 91

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

pdf111 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5286 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp vận dụng Marketing điện tử (E-Marketing) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tử B2B đã tăng lên khá nhanh trong năm 2006. Tuy nhiên, phần lớn các sàn này đều có mô hình kinh doanh tƣơng tự nhau và là các sàn kinh doanh tổng hợp. Hầu nhƣ chƣa xuất hiện các sàn thƣơng mại điện tử B2B có uy tín chuyên doanh một vài sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Năm 2006 Bộ Thƣơng mại phối hợp với Hội Tin học Việt Nam tiếp tục chƣơng trình xếp hạng các sàn thƣơng mại điện tử. Trong bối cảnh kinh doanh trên mạng có độ rủi ro nhất định và số lƣợng các sàn thƣơng mại điện tử các loại, trong đó có B2B, tăng nhanh qua các năm, việc xếp hạng này có ý nghĩa định hƣớng rất tốt cho các doanh nghiệp. 43 BẢNG 2.4: KẾT QUẢ XẾP HẠNG CÁC SÀN B2B NĂM 2006 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM CẢ NĂM 2006 www.megabuy.com.vn www.btsplaza.com.vn www.vdctravel.vnn.vn www.megabuy.com.vn www.vnet.com.vn www.duylinhmobile.com.vn www.btsplaza.com.vn www.123mua.com.vn www.tienphong-vdc.com.vn www.cleverlearn.com www.saigontourist.net www.golmart.com.vn www.tienphong-vdc.com.vn www.golbook.com www.chibaoshop.com www.linhperfume.com www.sinhcafe.com.vn www.chibaoshop.com Nguồn: Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam 2006 của Bộ Thƣơng Mại 2.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG E- MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM Hoạt động E- Marketing tại Việt Nam hiện nay mới chỉ ở mức độ E-Marketing trong giai đoạn website giao dịch, tức là các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sử dụng website và các phƣơng tiện điện tử khác chủ yếu nhằm mục đích tiến hành quảng bá thƣơng hiệu và sản phẩm, cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, phần lớn là loại hình quảng cáo trực tuyến nhƣng dịch vụ này cũng không đem lại hiệu quả khả quan. Theo một chuyên gia về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, tổng doanh thu từ quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 15 đến 20 tỷ đồng mỗi năm, trong đó VnExpress chiếm tới 60% 7. Cùng với xu thế hội nhập, nhà nƣớc ta đang từng bƣớc hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ, pháp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp có thể hội nhập với xu thế phát triển của thế giới và cùng với nỗ lực của nhà nƣớc, bản thân các doanh nghiệp cũng đang từng bƣớc thay đổi nhận thức cho phù hợp với xu thế mới. Việc áp dụng thƣơng mại điện tử nói chung và hoạt động Marketing điện tử nói riêng chính là một nỗ lực điển 7 TrucTuyen/Quang_cao_online_Vietnam 44 hình của Nhà nƣớc và các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. 2.2.1 Nhận thức của các doanh nghiệp về e-marketing Để có thông tin về nhận thức của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về e- marketing, nhóm đề tài có tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 35 doanh nghiệp xuất nhập khẩu (danh sách xem phụ lục 1 ) bằng cách phát phiếu điều tra qua bộ câu hỏi và thu đƣợc một số thông tin nhƣ sau: Phần lớn các doanh nghiệp đƣợc hỏi là doanh nghiệp vừa và nhỏ (70% doanh nghiệp có số nhân viên dƣới 100 ngƣời). Các doanh nghiệp này tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đã lâu. Gần 30 % doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất nhập khẩu trên 10 năm. Về loại hình sở hữu doanh nghiệp có 43% là công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tƣ nhân Điều đáng quan tâm là 57 % các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đƣợc hỏi có bộ phận chuyên trách về marketing. Về các hoạt động e-marketing đã tiến hành, thì 54% doanh nghiệp đã quảng cáo qua mạng internet, 45% doanh nghiệp thƣờng xuyên tìm kiếm khách hàng qua mạng, 37% doanh nghiệp nghiên cứu thị trƣờng qua mạng internet. Ngoài ra, các hoạt động e-marketing khác nhƣ xúc tiến bán hàng qua mạng, bán hàng qua mạng, thanh toán qua mạng... cũng đƣợc các doanh nghiệp vận dụng, mặc dù tỷ lệ chƣa cao Về chi phí cho hoạt động e-marketing, phần lớn doanh nghiệp (chiếm 45%) chi dƣới 5% của doanh số bán hàng, 28% doanh nghiệp chi từ 5- 10% doanh số bán hàng. Nhƣ vậy, phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chi cho hoạt động E-marketing dƣới 10 % doan thu bán hàng. Điều này cũng phù hợp với quy định chi tiêu của Bộ Tài chính Việt Nam. Cá biệt, cũng có 6% doanh nghiệp chi trên 30% doanh số bán hàng cho hoạt động e- marketing. Phần lớn các doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ứng dụng E- marketing, 97 % các doanh nghiệp có hơn 50% nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính trong công việc hàng ngày. Liên quan đến trình độ sử dụng các ứng dụng của internet trong doanh nghiệp, 62% doanh nghiệp thành thạo trong việc gửi và nhận email cũng nhƣ tìm kiếm các thông tin trên mạng. Tuy nhiên, chỉ có 22 % doanh nghiệp thành thạo các thao tác quảng cáo và giao dịch qua mạng cũng nhƣ sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong quản trị bán hàng qua mạng. Tỷ lệ này cũng hợp lý, khi mà hiện nay việc bán hàng qua mạng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhìn chung chƣa phổ biến 45 Mặc dù các doanh nghiệp nhận thức đƣợc việc vân dụng E-marketing vào nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và đầu tƣ thích đáng cho hoạt động này, nhƣng điều đáng lo ngại là trình độ ngoại ngữ của các nhân viên của doanh nghiệp chƣa cao. Theo tự đánh giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đƣợc khảo sát, 34% doanh nghiệp cho rằng có rất ít ngƣời sử dụng thành thạo ngoại ngữ ở công ty mình. Bên cạnh đó, 22% doanh nghiệp cho rằng công ty của họ có nhiều ngƣời thành thạo ngoại ngữ nhƣng công việc của họ lại không liên quan gì tới marketing cũng nhƣ e-marketing. Chỉ có 25 % doanh nghiệp cho rằng nhân viên kinh doanh của họ thành thạo ngoại ngữ trong công việc và giao tiếp. Điều đáng mừng là có 68% doanh nghiệp có website riêng của mình và hàng ngày cập nhật thông tin trên website. Khi đánh giá về hình thức và thiết kế website của doanh nghiệp mình, 37% doanh nghiệp đồng ý rằng website đƣợc thiết kế chuyên nghiệp cả về nội dung, hình thức và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật an toàn cho giao dịch. Một bộ phận lớn doanh nghiệp thì lại cho rằng website của họ chỉ là nơi cung cấp thông tin về sản phẩm, chứ không chú trọng tới vấn đề thiết kế. Tuy nhiên, không có doanh nghiệp nào đồng ý với nhận định website của doanh nghiệp họ chỉ là nơi cung cấp địa chỉ và điện thoại của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ, it nhiều các doanh nghiệp cũng đã nhận thức và quan tâm hơn tới nội dung của các website. Khi đánh giá về các chức năng E-marketing đựơc thực hiện thông qua website, các doanh nghiệp đều đồng ý rằng, đây là nơi cung cấp thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp, đồng thời là kênh giao dịch với khách hàng. Bên cạnh đó, ít có doanh nghiệp đồng ý với nhận định website của doanh nghiệp họ là kênh bán hàng trực tuyến với đầy đủ các chức năng Đề cập tới những khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành hoạt động E- marketing, một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu khá dè dặt, nhƣng một số doanh nghiệp cũng mạnh dạn đƣa ra những nguyên nhân sau - Doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách về E-marketing hoặc nếu có cũng không chuyên nghiệp vừa giỏi nghiệp vụ marketing, vừa giỏi ngoại ngữ, lại vừa sử dụng thành thạo máy tính và internet - Trình độ nhân viên còn chƣa đáp ứng tốt những yêu cầu của công việc về nghiệp vụ E-marketing và ngoại ngữ - Thông tin trên các trang web còn ít, chậm đƣợc cập nhật, một số trang web còn chậm khi truy cập hay tải thông tin về - Doanh nghiệp kinh doanh rƣợu và thuốc lá gặp nhiều khó khăn khi tiến hành hoạt động E-marketing, vì theo quy định của chính phủ, những sản phẩm này không đƣợc phép quảng cáo qua mạng internet dƣới mọi hình thức 46 - E-marketing chƣa phổ biến ở Việt Nam nên việc vận dụng hình thức này của các doanh nghiệp còn hạn chế - Còn ít doanh nghiệp quan tâm tới việc vận dụng E-marketing qua mạng internet, nên hiệu quả tiến hành sẽ không cao Nhƣ vậy, nhìn chung các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã có nhận thức tốt và khá quan tâm tới việc vận dụng E-marketing. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp vận dụng tốt hơn hoạt động này trong kinh doanh đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ cả từ phía Chính phủ, các bộ, ngành và bản thân các doanh nghiệp. 2.2.2. Thực trạng vận dụng E-marketing của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam Do đặc thù của hoạt động xuất nhập khẩu là thị trƣờng địa lý thƣờng xa, nên các doanh nghiệp thƣờng sử dụng E-marketing để nghiên cứu thị trƣờng, quảng cáo sản phẩm và giao dịch với chi phí thấp nhƣng hiệu quả kinh doanh lại cao. Những thông tin về thực trạng vận dụng E-marketing của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đƣợc tham khảo từ việc khảo sát thị trƣờng của Bộ Thƣơng Mại năm 2005. Đối tƣợng điều tra đƣợc lấy từ danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, đƣợc Bộ Thƣơng mại bình chọn hàng năm, bao gồm các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, có hoạt động xuất khẩu trực tiếp với kim ngạch lớn và chất lƣợng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Có 400 phiếu điều tra phát ra và thu về đƣợc 294 phiếu hợp lệ. Trong các doanh nghiệp đƣợc điều tra, có thể thấy lĩnh vực xuất khẩu nông lâm thuỷ sản và công nghiệp nhẹ chiếm ƣu thế (39 % mỗi ngành), sau đó là xuất khẩu thủ công mỹ nghệ (16,5%) Kết quả khảo sát của Bộ Thƣơng Mại cho thấy, gần 100 % doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kết nối internet, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trong những ngành khác. Hầu nhƣ các doanh nghiệp này đều coi internet là công cụ chính để nghiên cứu thị trƣờng và tiến hành giao dịch kinh doanh quốc tế. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng thƣờng đầu tƣ cho internet tốc độ cao (ADSL). Ngoài kết nối internet, trang bị hạ tầng cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cao hơn mặt bằng chung của các doanh nghiệp khác. Tỷ lệ các nhân viên sử dụng máy tính thƣờng xuyên cho công việc trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng chiếm tỷ lệ cao (80% trên tổng số nhân viên). Về phƣơng diện quản lý, 63,1% doanh nghiệp đƣợc hỏi có ngƣời chuyên trách cho hoạt động thƣơng mại điện tử. Tỷ lệ này của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cao gấp đôi so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác. Những số liệu thống kê trên cho thấy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực sự đầu tƣ nghiêm túc cả nguồn vốn cũng 47 nhƣ nhân lực cho hoạt động thƣơng mại điện tử và e-marketing, nhằm phát huy hiệu quả cho hoạt động kinh doanh quốc tế. 2.2.2.1 Doanh nghiệp xuất nhập khẩu chú trọng mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất nhập khẩu Để đáp ứng nhu cầu quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tới thị trƣờng toàn cầu, không phải doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào cũng có cơ hội thƣờng xuyên tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế và đi khảo sát thị trƣờng nƣớc ngoài. Trong bối cảnh đó, phƣơng thức hiệu quả nhất là tiến hành các hoạt động e-marketing thông qua các trang web. - Xây dựng và quản lý các website Số lƣợng khách hàng tiềm năng có thể tiếp cận thông tin trên trang web là không giới hạn,phạm vi tiếp cận mọi lúc, mọi nơi và chi phí để xây dựng và duy trì trang web là rẻ, nếu so sánh với các hình thức marketing trƣc tiếp khác. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Bộ Thƣơng mại cho thấy, 66,3% doanh nghiệp đƣợc hỏi có website, trong đó 92% website có giao diện bằng tiếng Anh. Điều này thể hiện rõ ý thức của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với khách hàng nƣớc ngoài Không chỉ hiểu rõ tầm quan trọng của website trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng bƣớc đầu nhận thức đƣợc tác dụng của kênh thông tin này nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp hiệu quả với khách hàng tiềm năng. 54,3% website của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho phép tƣơng tác trực tuyến để hỏi hàng hay đặt hàng. Điều này chứng tỏ sự đầu tƣ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để khai thác tối đa các tính năng thƣơng mại điện tử của trang web. BẢNG 2.5: TỶ LỆ TÍNH NĂNG THƢƠNG MẠI CỦA CÁC WEBSITE DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TÍNH NĂNG TỶ LỆ % Giới thiệu công ty 97,4 Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ 98,3 Giao dịch thƣơng mại điện tử 54,3 Khác 7,8 Nguồn: Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2005 Việc các tính năng thƣơng mại của web site chủ yếu đƣợc thiết kế theo hƣớng cho phép hỏi hàng hay đặt hàng, thay vì tạo điều kiện tiến hành trọn gói hai giao dịch tới khâu thanh toán, phần nào cho thấy định hƣớng thƣơng mại điện tử B2B của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi xây dựng website. Với những giao dịch có giá trị lớn, thông thƣờng website chỉ là phƣơng tiện để các đối tác tìm kiếm thông tin và giao dịch bƣớc đầu. Việc 48 ký kết cũng nhƣ thanh toán hợp đồng cho giao dịch thƣơng mại điện tử B2B không tiến hành trực tiếp trên trang web. Điều này lý giải vì sao mặc dù phần lớn các website của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều hƣớng tới thị trƣờng quốc tế, nơi hệ thống thanh toán điện tử cho cá nhân đã tƣơng đối hoàn thiện, nhƣng tính năng thanh toán vẫn không phải là chức năng đƣợc ƣu tiên phát triển trên trang web. Khuynh hƣớng giao dịch B2B này là rõ ràng chứ không phải B2C. Điều này càng đƣợc chứng tỏ khi 92% doanh nghiệp có web site cho biết họ lập website để hƣớng tới các doanh nghiệp bạn hàng hiện tại và tiềm năng. HÌNH 2.1: GIAO DIỆN WEB LIÊN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Xây dựng web site mới chỉ là bƣớc đầu tiên trong việc ứng dụng thƣơng mại để phục vụ công tác xúc tiến xuất khẩu và mở rộng thị trƣờng. Sau khi có trang web, việc quảng bá trang web này để nhiều ngƣời biết đến mới thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả của ứng dụng E-marketing vào hoạt động kinh doanh. Theo kết quả khảo sát, 26,7 % doanh nghiệp có website đã đăng ký website của mình với một công cụ tìm kiếm trực tuyến. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp không những đã quan tâm mà còn đi đúng hƣớng trong việc khai thác tiềm năng của ứng dụng E-marketing. Tuy nhiên, việc quản lý website của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chƣa mang tính chuyên môn hoá cao, 44% các doanh nghiệp thuê dịch vụ cung cấp web từ bên ngoài, khiến các 49 doanh nghiệp bị động trong việc cập nhật thông tin. Với những doanh nghiệp tự quản lý web thì tính chủ động cao hơn, việc cập nhật thông tin thƣờng xuyên hơn vì có đội ngũ cán bộ chuyên trách. - Tham gia các sàn giao dịch thương mại trong và ngoài nước Tham gia sàn giao dịch thƣơng mại điện tử là phƣơng thức tiến hành đƣợc thực hiện ngày càng nhiều BẢNG 2.6: TỶ LỆ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU THAM GIA SÀN GIAO DỊCH Loại sàn giao dịch thƣơng mại điện tử Tỷ lệ doanh nghiệp đƣợc hỏi có tham gia (%) Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia ký đƣợc hợp đồng (%) Việt Nam 16 13 Nƣớc ngoài 20 60 Nguồn: Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2005 Năm 2006, đánh dấu sự chuyển biến tích cực của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia vào các sàn giao dịch thƣơng mại điện tử B2B. Kết quả khảo sát cho thấy 16 % doanh nghiệp đƣợc hỏi tham gia các sàn giao dịch của Việt Nam và 20 % doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch của nƣớc ngoài. Tuy chƣa nhiều, nhƣng đây là dấu hiệu khả quan về việc tham gia giao dịch trên sàn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 13% doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia sàn giao dịch của Việt Nam ký đƣợc hợp đồng, trong khi đó 60% doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch của nƣớc ngoài đã ký đƣợc hợp đồng. Nhƣ vậy, tỷ lệ hợp đồng ký đƣợc qua các sàn giao dịch của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Trong thời gian tới, các sàn giao dịch trong nƣớc cần đƣợc đầu tƣ hoạt đông tốt hơn nữa, để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khi tham gia sàn. - Ứng dụng thương mại điện tử mang lại hiệu quả thực chất cho hoạt động kinh doanh BẢNG 2.7: SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ CHO TMĐT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU SO VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC Mức đầu tƣ/ doanh thu Tỷ lệ đầu tƣ cho thƣơng mại điện tử trên tổng chi phí hoạt động (%) Tỷ lệ doanh thu do ứng dụng thƣơng mại điện tử đem lại (%) Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Doanh nghiệp nói chung Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Doanh nghiệp nói chung 50 Dƣới 5% 76,9 82,4 52,1 63,5 Từ 5%-15% 21 14 33 29 Trên 15% 2,1 3,6 14,9 7,5 Nguồn: Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2005 76,9 % doanh nghiệp đƣợc điều tra cho biết, họ đầu tƣ dƣới 5% tổng doanh thu cho hoạt động thƣơng mại điện tử, 21% doanh nghiệp đầu tƣ trong khoảng 5- 15 %. Còn rất ít doanh nghiệp ( 2,1%) đầu tƣ trên 15% doanh thu cho hoạt động này Nhƣ vậy, phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đầu tƣ trong khoảng 5-10% doanh thu cho thƣơng mại điện tử. Tỷ lệ doanh thu do ứng dụng thƣơng mại điện tử rất đáng khích lệ. Có 14,9 % doanh nghiệp xuất nhập khẩu (gấp đôi so với 7,5% doanh nghiệp thƣờng) cho rằng ứng dụng thƣơng mại điện tử tạo ra hơn 15% doanh thu E-marketing qua website Ngoài ra, doanh thu từ hàng hoá marketing qua kênh thƣơng mại điện tử cũng là một minh chứng cho thấy vai trò của thƣơng mại điện tử tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong năm 2005, 30,7% doanh nghiệp đã ký đƣợc hợp đồng từ việc chào hàng trên website, trong đó trung bình là 75,1% đƣợc ký với đối tác nƣớc ngoài. Điều này cho thấy giao dịch với các đối tác nƣớc ngoài là động lực thúc đẩy ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 2.2.2.2 Ứng dụng e-marketing trong một số ngành hàng xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chịu sức ép lớn về cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Chính vì vậy, đây cũng là những doanh nghiệp tiên phong trong việc vận dụng E-marketing nhằm mục đích mở rộng thi trƣờng, tìm kiếm đối tác, đảm bảo mục tiêu thị phần và doanh số. -Ngành dệt may, da giày Các công ty xuất nhập khẩu trong lĩnh vực này đã đầu tƣ thích đáng cho hoạt động thƣơng mại điện tử và E-marketing. Kết quả khảo sát 20 doanh nghiệp dệt may, da giày của Bộ Thƣơng mại cho kết quả nhƣ sau 100 % doanh nghiệp kết nối internet, trong đó 90% doanh nghiệp sử dụng đƣờng truyền tốc độ cao ADSL. 80 % nhân viên của doanh nghiệp sử dụng máy tính thƣờng xuyên trong công việc hàng ngày. Đặc biệt các công ty này đều có đội ngũ chuyên nghiệp về công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử. Các phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý và sản xuất cũng đƣợc ứng dụng khá phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực nhân sự, kế toán... 51 80% các doanh nghiệp xây dựng website giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm và phục vụ các hoạt động giao dịch. Kết quả, 30% hợp đồng đƣợc ký kết thông qua thông tin trên website của doanh nghiệp. Tỷ lệ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dệt may và da giày tham gia sàn giao dịch thƣơng mại điện tử khá cao, 40% tham gia các sàn trong nƣớc và 15% tham gia các sàn nƣớc ngoài. Tham gia sàn giao dịch thƣơng mại là một biện pháp e- marketing mới đƣợc các doanh nghiệp lựa chọn, cho dù số lƣợng hợp đồng ký đƣợc qua các sàn còn khiêm tốn, nhƣng nhiều doanh nghiệp vẫn khẳng định đây là hƣớng đi mới và đúng đắn trong hoạt động e- marketing Theo tự đánh giá của các doanh nghiệp trong ngành, 50% doanh nghiệp cho rằng doanh thu từ thƣơng mại điện tử sẽ không thay đổi, 50% doanh nghiệp lạc quan rằng doanh thu từ thƣơng mại điện tử sẽ tăng trong những năm tới. Nhƣ vây, ứng dụng thƣơng mại điện tử và e-marketing đã mang lại những thành công nhất định cho doanh nghiệp Ứng dụng marketing điện tử tại công ty may Nhà Bè Công ty may Nhà Bè là một doanh nghiệp nhà nƣớc, thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam với đội ngã cán bộ công nhân viên khoảng 12.000 ngƣời. Sản phẩm của công ty đã đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc. Một trong những yếu tố giúp công ty May Nhà Bè có thể tiếp cận đƣợc với thị trƣờng nƣớc ngoài một cách hiệu quả là do công ty đã chú trọng đầu tƣ cho việc phát triển công nghệ thông tin, thƣơng mại điện tử và e- marketing Khoảng 80% cán bộ công nhân viên khối văn phòng sử dụng thành thạo máy tính trong công việc bên cạnh một đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin. Công ty sử dụng hệ thống đƣờng truyền internet tốc độ cao ADSL. Trong ba năm qua, công ty đầu tƣ gần 4 tỷ đồng cho mảng công nghệ thông tin. Đây là một mức đầu tƣ khá cao của một doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đối với công nghệ thông tin. Với quyết tâm triển khai thƣơng mại điện tử sâu rộng hơn nữa, công ty đã chính thức thông qua dự án đầu tƣ hệ thống phần mềm nguồn lực doanh nghiệp năm 2005. Cũng từ năm 2005, công ty cũng đã bắt đầu tham gia hai sàn giao dịch điện tử B2B là Gerber Technology và Columbia và ký đƣợc 30 hợp đồng xuất khẩu. Lãnh đạo công ty cho biết, e-marketing giúp doanh nghiệp nâng cao đƣợc hình ảnh của doanh nghiệp và mở rộng thị trƣờng một cách hiệu quả. Doanh thu của công ty tăng đáng kể sau khi vận dụng thƣơng mại điện tử và e- marketing. Công ty dự kiến sẽ đẩy mạnh hoạt động này trong tƣơng lai. HÌNH 2.2 : WEBSITE CỦA CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 52 - Ngành thủ công mỹ nghệ Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngành thủ công mỹ nghệ là lực lƣợng triển khai mạnh và hiệu quả các hoạt động e-marketing phục vụ xuất khẩu. Nhóm hàng này hiện nay xuất hiện rất nhiều trên các sàn giao dịch thƣơng mại trong nƣớc. Việc 100% các website giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ có giao diện bằng tiếng Anh chứng tỏ xu thế mở rộng thị trƣờng ra thế giới của các doanh nghiệp này Cũng theo kết quả điều tra, 100% doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ sử dụng đƣờng truyền internet tốc độ cao ADSL, 80% doanh nghiệp có web site mang tính chuyên nghiệp cao. Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động này cũng đƣợc chú trọng, gần 80% nhân viên sử dụng thành thạo máy tính trong công việc hàng ngày. Gần 50% doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về thƣơng mại điện tử, với trách nhiệm ứng dụng thƣơng mại điện tử và e-marketing để tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thị trƣờng mới. Ngoài việc xây dựng các website giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp, 67% doanh nghiệp đƣợc khảo sát có tham gia vào sàn giao dịch thƣơng mại B2B cho thấy sự chủ động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ trong việc đẩy mạnh hoat động e- marketing để xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Hơn thế nữa, 80 % doanh 53 nghiệp tin tƣởng vào việc ứng dụng thƣơng mại điện tử và e-marketing sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp Ứng dụng e-marketing tại công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long (Artex Thăng Long) là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2004, doanh số xuất khẩu của công ty là 200 tỷ đồng. Trong quá trình làm việc với các đối tác nƣớc ngoài, Artex Thăng Long thấy rằng cần phải ứng dụng tốt công nghệ thông tin, thƣơng mại điện tử và e-marketing. Điều đó không chỉ giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đƣợc triển khai khoa học, hiệu quả và tiết kiệm hơn mà còn là yếu tố để các đối tác nƣớc ngoài đánh giá mức độ chuyên nghiệp của công ty. Hầu hết nhân viên công ty sử dụng thành thạo máy tính. Công ty đã đầu tƣ mạng internet ADSL, sử dụng hệ thống phần mềm kế toán Acsoft do Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam xây dựng. Trong vòng 3 năm gần đây, công ty đã đầu tƣ 100 triệu đồng, chiếm 10% tổng chi phí hoạt động thƣờng niên. Ngoài việc đầu tƣ cho hạ tầng công nghệ thông tin và việc thƣờng xuyên cử cán bộ đi học, nâng cao nghiệp vụ, công ty còn triển khai ứng dụng mạnh mẽ các tiện ích của e-marketing. Ngay từ năm 2000, công ty đã xây dựng website riêng của mình tại địa chỉ www.artextlvietnam.com. Đây là một website đựơc thiết kế sinh động, chủ yếu bằng tiếng Anh để tiếp cận khách hàng nƣớc ngoài. Thông qua website, công ty đã giới thiệu đầy đủ về công ty, các sản phẩm chính. Ngoài ra, công ty còn ký đƣợc nhiều hợp đồng thông qua các thông tin chào hàng trên website và thông qua các đơn hàng khách hàng đặt trực tiếp trên website. HÌNH 2.3: MẪU ĐƠN ĐẶT HÀNG TRÊN WEB SITE CỦA CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG 54 Nguồn: www.artextlvietnam.com Công ty cũng có hộp thƣ điện tử để giao dịch trực tiếp với khách hàng trong và ngoài nƣớc. Hầu hết các giao dịch của công ty với khách hàng nƣớc ngoài đƣợc thực hiện qua thƣ điện tử bao gồm chào hàng, báo giá, thƣơng lƣợng, đặt hàng, đặt tàu, các thủ tục thanh toán... Năm 2005, công ty đã tham gia vào 3 sàn thƣơng mại điện tử B2B của Việt Nam là ECVN của Bộ Thƣơng Mại, Vnemart và Vinafrica của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam. Việc này đã góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng thƣơng mại điện tử và e- marketing của công ty và mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty 55 - Ngành nông lâm thuỷ sản Cũng giống nhƣ hai ngành xuất khẩu mũi nhọn trên, ngành thuỷ sản cũng sớm đầu tƣ cho thƣơng mại điện tử và E-marketing thông qua việc đầu tƣ cho hạ tầng công nghệ thông tin và nhân lực cho hoạt động này. Về trang thiết bị, 100% doanh nghiệp tham gia nối mạng ADSL, 62% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách thƣơng mại điện tử, 63% doanh nghiệp có website bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh. Đối tƣợng các Website của các công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản hƣớng tới là các doanh nghiệp nƣớc ngoài theo hình thức B2B.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác giải pháp vận dụng marketing điện tử (e-marketing) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.pdf