Đề tài Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

MỤC LỤC

Phần I. Mở đầu 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

Phần II. tổng quan tài liệu 4

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4

2.1.1. Cơ sở lý luận về mô hình sản xuất 4

2.1.1.1. Khái niệm về mô hình sản xuất 4

2.1.1.2. Lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu và đánh giá mô hình sản xuất 5

2.1.2. Hiệu quả kinh tế 8

2.1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế 8

2.1.2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế 11

2.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế 14

2.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 15

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 19

2.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 19

2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 20

Phần III. đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 23

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23

3.1.1. Quá trình phát triển 23

3.1.2. Điều kiện tự nhiên 23

3.1.2.1. Vị trí địa lý 23

3.1.2.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết sông ngòi 24

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội 24

3.1.3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã 24

3.1.3.2. Tình hình dân số và lao động của xã 27

3.1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã 29

 

3.1.3.4. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của xã 31

3.2. Phương pháp nghiên cứu 36

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu. 36

3.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế 36

3.2.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. 37

3.2.4. Phương pháp sử lý số liệu 37

3.2.5. Phương pháp dự báo 37

3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 37

3.3.1. Giá trị sản xuất (GO) 38

3.3.2. Chi phí trung gian (IC) 38

3.3.3. Giá trị gia tăng (VA) 38

3.3.4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 38

3.3.5. Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí sản xuất (GO/TC) 39

3.3.6. Giá trị tăng lên trên 1 đồng chi phí trung gian (VA/IC) 39

3.3.7. Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động (MI/La) 39

Phần IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 40

4.1. Hiệu quả kinh tế và tình hình phát triển mô hình sản xuất trên đất nông nghiệp của xã 40

4.1.1. Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp 40

4.1.1.1. Cơ cấu diên tích các dạng mô hình sử dụng đất nông nghiệp 42

4.1.1.2. Giá trị sản xuất của các mô hình sản xuất 46

4.1.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của các mô hình sản xuất 49

4.1.2.1. Hiệu quả kinh tế của mô hình 1 49

4.1.2.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình 2 51

4.1.2.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình 3 54

4.1.2.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình 4 56

4.1.2.5. Hiệu quả kinh tế của mô hình 5 59

4.1.3. Nghiên cứu các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao 61

4.1.3.1. Mô hình chăn nuôi 62

4.1.3.2. Mô hình VAC 64

 

4.1.3.3. Mô hình sản xuất cây giống, cây ăn quả, cây sinh thái 68

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng và khả năng phát triển mô hình sản xuất trên đất nông nghiệp 72

4.2.1. Các yếu tố tác động 72

4.2.1.1. Vấn đề quy hoạch đất đai và công tác thuỷ lợi 72

4.2.1.2. Các yếu tố kỹ thuật 73

4.2.1.3. Tổ chức cung ứng các yếu tố và tiêu thụ sản phẩm 74

4.2.2. Khả năng, xu hướng sử dụng đất nông nghiệp và phát triển các mô hình sản xuất trên đất nông nghiệp 76

4.2.2.1. Tiềm năng về đất đai 76

4.2.2.2. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội 77

4.3. Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình sản xuất trên đất nông nghiệp cho thu nhập cao ở xã 79

4.3.1. Phương hướng 79

4.3.1.1. Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp 79

4.3.1.2. Phương hướng phát triển các mô hình sử dụng đất cho thu nhập cao 79

4.3.2. Các giải pháp chủ yếu 80

4.3.2.1. Quy hoạch hệ thống đất nông nghiệp hợp lý 80

4.3.2.2. Tăng cường hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất 81

4.3.2.3. Tăng cường huy động vốn và đầu tư vốn cho sản xuất ở các hộ 82

4.3.2.4. Tăng cường công tác khuyến nông và ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất 83

4.3.2.5. Mở rộng thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm 84

Phần V. Kết luận và kiến nghị 85

5.1. Kết luận 85

5.2. Kiến nghị 86

 

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó thì các chỉ tiêu tổng GTSX bình quân/hộ, tổng GTSX bình quân/lao động cũng được tăng lên đáng kể. Đối với ngành nông nghiệp thì hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác ngày càng được nâng cao. Năm 2006 GTSX ngành trồng trọt/1 ha đất canh tác đạt 40,38 triệu đồng, tăng 4,96% so với năm 2005, nếu so sánh chỉ tiêu này của năm 2005 với năm 3004 thì tăng 1,58%. Điều này cho thấy trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân xã Trâu Quỳ đã có những cố gắng rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp của địa phương, từgn bước phấn đấu để trở thành một xã điển hình của huyện Gia Lâm, giàu mạnh về kinh tế, vững mạnh về chính trị, đủ sức thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu. Trong xã không có sự khác biệt nhiều về đất đai cũng như các điều kiện khác về sản xuất nông nghiệp, sự phân bố các mô hình sản xuất không tập trung ở một thôn xóm mà phân bố khắp trên địa bàn toàn xã. Do đó nghiên cứu các mô hình sử dụng đất nông nghiệp khác nhau ở tất cả các thôn xóm trong xã. Để đảm bảo tính đại diện, ngoài việc chọn điểm điều tra nghiên cứu chúng tôi đã xác định số lượng mẫu và chọn mẫu, đó là các hộ nông dân đại diện cho các mô hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã. Trên cơ sở phân ra làm 5 mô hình sử dụng đất nông nghiệp khác nhau trên địa bàn toàn xã, chúng tôi đã tiến hành điều tra mô hình 15 hộ. 3.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế Là phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên lý luận của các phương pháp thống kê. * Điều tra thu thập tài liệu. Tổ chức thu thập số liệu từ nguồn tài liệu có sẵn trong sách báo, trong các báo cáo tổng kết của HTX, tổng kết của ban thống kê xã đông thời tổ chức điều tra các hộ sản xuất. Phương pháp chọn mẫu ( chọn hộ ) : Ap dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phương pháp chọn mẫu điển hình ( tiến hành lựa chọn các hộ có các mô hình có tính đặc trưng đại diện cho từng mô hình sản xuất trên địa bàn xã), thu thập chủ yếu các số liệu về những vấn đề sau : - Tình hình cơ bản của các hộ điều tra - Thực tế sản xuất của các hộ - Sự hỗ trợ các dịch vụ của xã, huyện đối với các hộ khi xây dựng các mô hình sản xuất hàng hoá lớn. - Sự tiếp nhận khoa học - kỹ thuật của hộ. - Kiên nghị của hộ * Tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu trên cơ sở phân tổ thống kê * phân tích tài liệu thống kê: Gồm phân tích mức độ của hiện tượng( số bình quân ), phân tích các biến động của hiện tượng, và mối quan hệ giữa các yếu tố, phân tích cơ cấu, so sánh các chỉ tiêu hiệu quả... 3.2.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. Đi sâu nghiên cứu một số mô hình sử dụng đất điển hình cho thu nhập cao tại địa phương, đồng thời tham khảo ý kiến của các cán bộ khoa học, cán bộ quản lý cơ sở và những chủ hộ có kinh nghiệm để rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 3.2.4. Phương pháp sử lý số liệu Số liệu thu thập được kiểm định, xử lý bằng máy tính tay và tính toán trên bảng tính EXEL. 3.2.5. Phương pháp dự báo Trên cơ sở phân tích số liệu về thực trạng tình hình để dự báo cho các mặt tiếp theo. 3.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng một số chỉ tiêu HQKT như sau: 3.3.1. Giá trị sản xuất (GO) Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là 1 năm). GO = Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm và dịch vụ làm ra Qi là khối lượng sản phẩm và dịch vụ làm ra 3.3.2. Chi phí trung gian (IC) Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất IC = Trong đó: Qi là chi phí vật chất và dịch vụ để làm ra sản phẩm Pi là giá của chi phí vật chất và dịch vụ 3.3.3. Giá trị gia tăng (VA) Là giá trị tăng thêm của người sản xuất khi đầu tư vào sản xuất. Được tính bằng hiệu số giữa (GO) và chi phí trung gian (IC) VA = GO – IC Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất quan tâm đến giá trị gia tăng, đặc biệt là trong các quyết định ngắn hạn. Nó là kết quả của việc đầu tư các chi phí vật chất và lao động của từng hộ và khả năng quản lý của người chủ hộ. 3.3.4. Thu nhập hỗn hợp (MI) Là phần trả cho người lao động chân tay và lao động quản lý của hộ nông dân cùng tiền lãi thu được trên từng mô hình kinh tế hoặc từng cây trồng, vật nuôi. Nó là phần đảm bảo đời sống và tích luỹ cho hộ. MI = VA – (A + T + LĐ) Trong đó : A là khấu hao TSCĐ và chi phí phân bổ T là thuế nông nghiệp LĐ là chi phí lao động đi thuê (nếu có) 3.3.5. Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí sản xuất (GO/TC) Là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của 1 đồng chi phí sản xuất. 3.3.6. Giá trị tăng lên trên 1 đồng chi phí trung gian (VA/IC) Là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, thể hiện hiệu quả các sử dụng các chi phí biến đổi trong sản xuất. 3.3.7. Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động (MI/La) Thu thập hốn hợp trên một ngày công lao động thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng mô hình sản xuất hoặc từng cây trồng vật nuôi, làm cơ sơ để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động. Ngoài ra còn sử dụng khác như: hệ số sử dụng ruộng đất, năng suất cây trồng,vật nuôi... PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ 4.1.1. Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp Cũng như các xã của vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng, Trâu Quỳ là một xã có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Cùng với điều kiện thuận lợi là có nhiều cơ quan lớn đóng trên địa bàn xã, đặc biệt là trường ĐHNN1 và viện Rau quả TW nên ở xã có sự đa dạng vè các mô hình sử dụng đất nông nghiệp vào sản xuất. Qua điều tra và tổng hợp các số liệu thu thập đựơc chúng tôi phân ra làm 5 loại mô hình sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện cụ thể các đặc điểm ở biểu 5. - Mô hình 1: Mô hình thuần nông, đất nông nghiệp chỉ dùng để sản xuất lúa và rau màu. Mô hình này sản xuất quy mô nhỏ và mang tính chất sản xuất hàng hoá thấp,sản phẩm chủ yếu sản xuất ra nhằm phục vụ nhu cầu gia đình, là quy mô phổ biến ở xã hiện nay. Qua biểu 5 cho ta thấy mô hình này có thuận lợi là yêu cầu vốn đầu tư thấp, không yêu cầu kỹ thuật cao, tận dụng được nguồn lao động gia đình. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình này rất thấp nên diện tích của mô hình này ngày càng giảm dần. - Mô hình 2: Là mô hình VAC, đây là mô hình sản xuất theo quy mô hàng hoá lớn, có hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên vẵn còn chưa phát triển mạnh ở địa phương vì còn đang gặp một số khó khăn nhất định trong đó đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, yêu cầu trình độ kỹ thuật cao, diện tích đất phải tập trung. Do đây là một mô hình có hiệu qủa kinh tế cao nên đã có xu hướng tăng lên trong những năm qua và sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, giải quyết được việc làm tăng thu nhập cho người nông dân. - Mô hình 3: Là dạng mô hình chuyên sản xuất cây giống, trồng cây ăn quả, cây sinh thái cây cảnh. Đây là mô hình khá phổ biến ở xã, có quy mô hàng hoá tương đối lớnvà có hiệu qủa kinh tế khá cao. Tuy nhiên thách thức đối với sự phát triển mạnh của mô hình này là yêu cầu về vốn khá lớn, yêu cầu về trình độ kỹ thuật cũng như trình độ quản lý của chủ hộ khá cao, phải tập trung diện tích đất lớn. Mặc dù vậy nhưng với những điều kiện thuận lợi của xã có được thì sự phát triển mạnh mẽ của mô hình này là một điều có thể dự báo được và đây sẽ là mô hình quan trọng của xã trong những năm tới. Góp phần tăng giá trị kinh tế cho địa phương cũng như giải quyết việc làm cho người lao động, năng cao thu nhập cho người nông dân. - Mô hình 4: là dạng mô hình chuyên chăn nuôi với quy mô hàng hoá khá lớn như chăn nuôi lợn siêu nạc, gà thương phẩm, gà siêu trứng….là loại mô hình đòi hỏi đầu tư lớn, yêu cầu trình độ kỹ thuật rất cao chính vì thế chỉ có một số ít các hộ đáp ứng được yêu cầu này. Do vậy mô hình này vẫn còn rất ít tại địa phương, tuy nhiên với hiệu quả kinh tế rất cao mà nó mang lại thì chắc chắn những năm tới đây sẽ là một mô hình sản xuất khá phổ biến mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương cũng như bà con nông dân. - Mô hình 5: là dạng mô hình chuyên sản xuất lúa màu, cây giống, cây ăn quả. Đây là dạnh mô hình sản xuất phổ biến tại xã vì có điều kiện thuận lợi là tận dụng đuợc các loại đất khác nhau để bố trí các hướng sản xuất khác nhau, bên cạnh đó yêu cầu về vốn cũng không quá lớn. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế từ mô hình này mang lại không cao, trình độ chuyên môn hoá thấp chính vì thế mà diện tích của mô hình sản xuất này đang có xu hướng ngày một giảm đi để thay vào đó là các mô hình sản xuất khác có hiêụ quả kinh tế cao hơn. 4.1.1.1. Cơ cấu diên tích các dạng mô hình sử dụng đất nông nghiệp Để xem mức độ phát triển của các mô hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã trong những năm qua, chúng ta xem xét cơ cấu diện tích của các dạng mô hình trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã, được thể hiện qua biểu 6. Về dạng mô hình 1 có thể thấy nó chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã năm 2006 chiếm tới 54,62% với diện tích 136,20 ha, có thể nói đây là mô hình sản xuất phổ biến của Trâu Quỳ. Tuy nhiên trong nhưng năm qua cơ cấu diện tích của mô hình này không ngừng giảm đi cụ thể trong 3 năm qua tốc độ giảm bình quân về cơ cấu diện là 1,82 %. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụt giảm về diện tích này là do đất phục vụ cho các mục đích khác như xây dựng, chuyển sang đất ở…Một nguyên nhân quan trọng khác là do mô hình sản xuất này có hiệu quả thấp, chính vì thế trong những năm qua các hộ nông dân đã chuyển sang các dạng mô hình sản xuất khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên đặc điểm về đất đai các dạng mô hình sản xuất nhỏ lẻ, điều này gây khó khăn cho quá trình chuyển đổi nên dẫn tới tốc độ giảm trong những năm qua vẫn còn diễn ra chậm. Còn mô hình 2 là dạng mô hình sản xuất kết hợp VAC. Đây là dạng mô hình có hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn như quá trình sản xuất phức tạp hơn, do vậy nó vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp của xã, năm 2006 mới chỉ chiếm 2,69 % với diện tích 6,71 ha. Trong những năm gằn đây, diện tích của mô hình sản xuất này có tăng nhưng không đáng kể, chủ yếu là do các mô hình cũ mở rộng quy mô diện tích còn việc xây dựng các mô hình mới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng bình quân về diện tích trong 3 năm qua chỉ đạt 2.00 %. Nguyên nhân chính vẫn do thiếu các nguồn lực để xây dựng mô hình cũng như các chính sách phát triển của địa phương chưa tạo được những điều kiện phát triển cho mô hình. Mô hình 3 là dạng mô hình chuyên sản xuất cây giống, cây sinh thái, cây cảnh, cây ăn qủa. Đây là mô hình khá phổ biến và có xu huớng đang gia tăng trong những năm qua, đặc biệt là phát triển sản xuất cây giống phục vụ cho nhu cầu trồng cây ăn quả của các địa phương khác trong vùng. Năm 2006 cơ cấu diện tích của mô hình 3 chiếm 8,61 % với tổng diện tích của mô hình này đạt 21,48 ha. Đây là một mô hình có hiệu quả kinh tế khá cao so với mô hình trồng lúa, cùng với nó là các điều kiện thuận lợi của địa phương để phát triển mô hình này chính vì vậy mà hàng năm, diện tích của mô hình này có xu huớng tăng lên, tốc độ tăng bình quân trong 3 năm qua đạt 3,48%. Một tốc độ tăng tương đối cao so với các mô hình khác, phản ánh được xu thế phát trỉên của địa phương đang chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Đặc biệt trong năm 2006 đã có tốc độ tăng lên đáng kể so với năm 2005, đạt tỷ lệ tăng 5,55% tuơng ứng với diện tích tăng 1.13 ha. Mô hình này đang hứa hẹn là một hướng đi tốt cho địa phương trong những năm tới để phát triển một ngành nông nghiệp hàng hoá, khai thác tốt tiềm năng đất đai của địa phương. Mô hình 4 là mô hình chuyên chăn nuôi. Đây là một mô hình cho hiệu quả kinh tế rất cao tuy nhiên đòi hỏi về mọi mặt của mô hình này rất lớn, từ đầu tư cơ sơ hạ tầng ban đầu cho tới khâu chăm sóc trong quá trình tiến hành sản xuất chính vì thế mô hình này vẫn còn rất ít tại địa phương. Trong năm 2006 diện tích của quy mô này chỉ chiếm 2,3 % tổng diện tích đất nông nghiệp của địa phương tương ứng với diện tích 5,74 ha, một tỷ lệ còn khá khiêm tốn so với tiềm năng rất lớn của địa phương cũng như hiệu quả của mô hình đem lại. Tuy nhiên trong những năm qua diện tích của mô hình này đều tăng lên mặc dù với tốc độ còn rất chậm, bình quân trong 3 năm qua chỉ đạt 4,66 % nhưng nó cũng cho thấy khả năng phát triển mô hình này để năng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. Mô hình cuối cùng là mô hình 5, đây là dạng mô hình vừa trồng lúa màu vừa trồng cây ăn quả và phát triển cây giống, với những điều kiện cụ thể của đất đâi mà hộ chọn bố trí sản xuất theo những thế mạnh của nó. Đây là một mô hình tương đối phổ biến của địa phương. Năm 2006 diện tích của nó chiếm 31,78 ha, tương ứng với 79,24 ha tổng số diện tích nông nghiệp của địa phương. Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế không cao với trình độ chuyên môn hoá không cao, chính vì thế mà diện tích của mô hình sản xuất này càng giảm đi, tốc độ giảm bình quân trong 3 năm qua là 1,82%. Để nâng cao được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thì trong những năm tới diện tích của mô hình sản xuất này phải chuyển đổi nhanh sang các dạng mô hình sản xuất khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, năng cao thu nhâp cho bà con nông đân. Qua cơ cấu diện tích các mô hình sử dụng đất nông nghiệp tại các địa phương chúng ta thấy việc sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, chưa hợp lý. Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ, chưa phát huy được hiệu quả về đất đai cũng như những thế mạnh của địa phương nhằm nâng cao thu nhập cho xã. 4.1.1.2. Giá trị sản xuất của các mô hình sản xuất Ngoài nghiên cứu sự phát triển của các mô hình sản xuất thông qua cơ cấu diện tích của chúng,chúng ta có thể xem xét qua giá trị sản xuất của các mô hình trong những năm qua. Cụ thể được thể hiện qua biểu 7: Qua đây chúng ta có thể thấy được cơ cấu giá trị sản xuất của mô hình là không đồng đều cũng như cơ cấu diện tích của nó. Mô hình 1 chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này do sự phổ biến của mô hình này tại địa phương. Trong năm 2004 giá trị sản xuất đạt 5,254 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 38,34% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp của địa phương. Do cơ cấu diện tích của mô hình này trong những năm qua đều giảm nên giá trị sản xuất của mô hình này tăng lên tương đối thấp nhưng điều này có thể nói trình độ thâm canh cũng như năng suất cây trồng ở địa phương là không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng bình quân trong 3 năm đạt 8,19%, còn tỷ trọng giá trị của mô hình thì ngày càng giảm đi, phản ánh sự tăng lên của mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao hơn. Đến nay phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước, đó là giảm dần tỷ trọng các ngành, các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế thấp. Mô hình 2 là mô hình có hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn còn chưa phát triển mạnh tại địa phương. Trong năm 2006 cơ cấu giá trị mô hình này chỉ chiếm tỷ trọng 5,53% tổng giá trị của ngành nông nghiệp tương ứng với tổng giá trị đạt 1,03 tỷ đồng. Tuy nhiên trong những năm qua tốc độ phát triển của mô hình này rất cao, cũng như tỷ trọng hàng năm của nó đều tăng lên (tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm qua đạt 23,99%). Với tốc độ phát triển như thế này hứa hẹn trong những năm tới đây sẽ là mô hình kinh tế phổ biến tại xã. Sự tăng trưởng cao của mô hình này trong 3 năm qua đất đai cũng như các nguồn lực khác đang được khai thác một cách có hiệu quả theo hướng có chiều sâu. Đây cũng là dạng mô hình được chính quyền địa phương cũng như các hộ nông dân quan tâm đầu tư phát triển, chính vì thế mà nó sẽ còn phát triển rất mạnh trong những năm tới và sẽ trở thành mô hình kinh tế quan trọng của đia phương. Mô hình 3 là mô hình khá phổ biến hiện nay tại xã do những điều kiện thuận lợi mà địa phương có được. Tuy nhiên về cơ cấu trong 3 năm không có sự thay đổi đáng kể,năm 2006 giá trị sản xuất của mô hình chiếm tỷ trọng 12,41 % tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, đạt 2,31 tỷ đồng. Trong 3 năm qua tốc độ tăng bình quân về giá trị cũng tương đối nhanh, đạt 14,89% mặc dù diện tích của mô hình này tăng lên không đáng kể. Để phát triển mô hình này thì các hộ cần đầu tư theo chiều sâu, trồng những cây có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Mô hình 4 là mô hình có hiệu quả kinh tế rất cao, đang được nhiều hộ trong xã có hướng chọn để đầu tư phát triển kinh tế. Đây không chỉ là xu hướng riêng tại xã mà là xu huớng chung của cả nước đang muốn tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Diện tích của dạng mô hình này là một tỷ lệ khá nhỏ nhưng cơ cấu GTSX của mô hình này khá lớn, năm 2006 cơ cấu giá trị của mô hình này chiếm 29,93% tổng giá trị của toàn ngành nông nghiệp (đạt 5,57 tỷ đồng) và cơ cấu giá trị sản xuất của mô hình ngày càng tăng lên đã khẳng định được vị trí quan trọng trong kinh tế của địa phương. Trong 3 năm qua, tốc độ mô hình phát triển của mô hình này là rất cao, bình quân tăng 30,51 %. Tuy nhiên đây là mô hình đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao, do vậy để có thể phát triển nhanh mô hình có hiệu quả kinh tế cao này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đáng kể từ các cấp chính quyền địa phương. Mô hình 5 là mô hình sản xuất tổng hợp, đang rất phổ biến ở địa phương tuy nhiên hiệu quả kinh tế của mô hình này là không cao. Mặc dù giá trị sản xuất của mô hình vẫn tăng lên hàng năm nhưng cơ cấu của nó trong ngành nông nghiệp của địa phương ngày càng giảm dần. Trong năm 2006 giá trị sản xuất của mô hình 5 chiếm tỷ trọng 19,09% đạt giá trị 3,55 tỷ đồng, còn tốc độ tăng bình quân về giá trị của mô hình này trong 3 năm qua đạt 13,41%. Việc giảm dần tỷ trọng của mô hình này để chuyển sang các dạng mô hình sản xuất khác để có thể chuyên môn hoá sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế sẽ là hướng đi đúng đắn của địa phương trong những năm tới. 4.1.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của các mô hình sản xuất Để có thể thấy rõ được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của mỗi dạng mô hình sản xuất, tôi tiến hành điều tra các hộ sản xuất là đại diện cho các mô hình sử dụng đất nông nghiệp trong xã, trên cơ sở tính toán các chi phí sản xuất, năng suất, sản lượng thu được trong 1 ha cùng với giá bán của các sản phẩm đó trong năm 2006 để đưa ra được hiệu quả kinh tế của mỗi mô hình cụ thể. 4.1.2.1. Hiệu quả kinh tế của mô hình 1 Đây là mô hình sản xuất phổ biến chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của địa phương, tuy nhiên qua biểu 8 ta thấy được hiện nay đất canh tác vẫn chủ yếu chỉ trồng 2 vụ, chiếm tới 54,18% tổng diện tích đất canh tác. Phần lớn các hộ đã bỏ trồng cây vụ đông để chuyển sang làm các công việc khác. Chính vì thế mà hiệu quả đạt được trên 1 ha tương đối thấp, nếu tính theo công thức 1 thì chỉ đạt 19,53 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp của mô hình đạt 26,18260 triệu đồng/ ha. Tuy nhiên do nông dân hộ thực hiện tốt thâm canh và sử các giống mới có năng suất cao nên hiệu quả trên 1 đồng chi phí và hiệu quả trên 1 công lao động là khá cao. Qua biểu 8 cho thấy cây vụ đông có hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa rất nhiều đặc biệt là với các cây vụ đông có hiệu quả kinh Bảng 8. Mức đầu tư và hiệu quả của mô hình 1 ở năm 2006 tính trên 1/ha canh tác Chỉ tiêu DT (m2) gieo trồng Đầu tư và KQSXKD Hiệu quả chi phí lao động IC La* TC GO VA MI GO/TC VA/IC MI/La Lúa xuân 10.000,0 4135,20 285,70 7450,90 15053,10 10917,90 9251,30 2,02 2,64 32,38 Lúa mùa 10.000,0 4364,30 4364,30 8204,70 13956,30 9592,00 8631,40 1,70 2,20 29,40 Cây vụ đông 4582,00 2135,70 2135,70 5428,30 11827,50 9691,80 8547,50 2,18 4,54 39,12 Tổng 24582,00 10635,20 10635,20 21083,90 40836,90 30201,70 26182,60 1,94 2,84 32,82 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tế cũng như giá trị hàng hoá cao như các loại rau sạch. Các chỉ tiêu về hiệu quả của chi phí về lao đông cho ta thấy được điều đó, chính vì thế cần có những biện pháp để tăng diện tích cây trồng vụ đông của địa phương trong những năm tới nhằm phát huy hiệu quả tối đa của đất đai. Có thể nói với chủ truơng xây dựng cánh đồng 50 triệu / ha thì mô hình này khó có thể đạt được mặc dù các chỉ tiêu hiệu quả là tương đối cao tuy nhiên do tổng doanh thu thấp nên khó có thể đạt được, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi cây trồng vụ đông đang ngày càng bị các hộ nông dân bỏ làm. Mô hình này tại địa phương hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất với quy mô nhỏ, phục vụ cho nhu cầu của gia đình là chính, còn sản xuất hàng hoá chủ yếu vẫn chỉ có một số cây trồng vụ đông. Điều này không những chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình mà còn làm cho số lao động tại địa phương dư thừa đặc biệt trong nhưng lúc nông nhàn. Chính vì thế mà tăng diện tích cây trồng vụ đông cũng như chuyển đổi sang các dạng mô hình sản xuất khác vẫn là hướng đi thiết thực nhất của địa phương trong những năm tới. Với những diện tích trồng lúa khó chuyển đổi sang các loại cây trồng khác thì hiện nay xã có thể chuyển đổi sang trồng lúa giống. Đây cũng là một hướng phát triển có hiệu quả cao vì lúa giống mang giá trị hàng hoá cao, giá thị trường gấp 2 lần giá trị thóc thịt. 4.1.2.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình 2 Đây là mô hình phát triển theo kiểu trang trại do vậy nó có hiệu quả kinh tế khá cao. Mô hình này không chỉ tại địa phương mà đang được Đảng và Nhà nước khuyến khích trên khắp các địa bàn toàn quốc. Với mô hình này các chủ trang trại có thể tận dụng được tất cả các nguồn lực của mình để phục vụ sản xuất, các hướng sản xuất được hỗ trợ cho nhau cùng phát triển chính vì vậy hiệu quả kinh tế là khá cao. Qua biểu 9 cho thấy giá trị sản xuất của mô hình này/1 ha đạt182.783 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp của mô hình đạt 98,94820 triệu đồng/ ha. Trong đó cần tập trung vào phát triển mạnh cho chăn nuôi thì Bảng 9. Mức đầu từ và hiệu quả mô hình ở 2 năm 2006 (Tính trên 1ha) Chỉ tiêu DT (m2) Đầu tư và KQSXKD Hiệu quả chi phí lao động IC La* TC GO VA MI GO/TC VA/IC MI/La Vườn cây 7925,00 20062,30 893,20 33,575,60 61412,10 41349,80 38182,60 1,83 2,06 42,73 Chăn nuôi 123,00 30065,20 786,60 40281,90 70132,30 40067,10 38927,50 1,74 1,33 49,49 Ao cá 839,00 23527,50 584,70 2853,10 51238,90 27711,40 26591,70 1,79 1,18 50,50 Tổng 10.000,00 73655,00 3534,50 102510,60 182783,30 109128,30 98948,20 1,78 1,48 43,70 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hiệu quả của mô hình VAC sẽ ngày càng được nâng cao vì qua cơ cấu diện tích và giá trị thu được từ chăn nuôi ta có thể thấy được điều đó, với diện tích chỉ có 1236,00m2 mà cho tổng giá trị sản xuất đạt tới 70,13230 triệu đồng. Còn diện tích cây trồng thì phải giảm dần qua các năm, chỉ trồng các cây có hiệu quả kinh tế cao cũng như các cây trồng phục vụ chăn nuôi. Nuôi trồng Thuỷ Sản hiện nay cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ dễ dàng cùng với nó là ít chịu ảnh hưởng bởi các dịch bệnh như chăn nuôi gia súc, gia cầm nên cũng cần tập trung phát triển để nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình. Hiện nay các chủ trang trại cũng đưa vào sản xuất các giống vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như lợn siêu nạc, gà siêu trứng, đưa loại cá chim trắng vào nuôi trồng, chính vì thế mà hiệu quả kinh tế từ mô hình này mang lại sẽ không ngừng tăng lên. Nhìn vào các chỉ tiêu hiệu quả về chi phí cũng như lao động của mô hình ta có thể thấy thấp hơn so với mô hình 1, tuy nhiên điều này là do chi phí đầu tư cho các đầu vào trong quá trình sản xuất là khá lớn, điều này đã làm giảm các chi tiêu hiệu quả tương đối. Mặc dù chỉ tiêu GO/ TC chỉ đạt 1,78 lần và VA/IC chỉ đạt 1,48 lần nhưng với một lượng tổng chi phí cũng như chi phí trung gian bỏ ra đầu tư sản xuất là khá lớn, điều này đã làm giảm các chỉ tiêu hiệu quả tương đối. Mặc dù chỉ tiêu GO/ TC chỉ đạt 1,78 lần và VA/ IC chỉ đạt 1,48 lần nhưng với 1 lượng tổng chi phí cũng như chi phí trung gian bỏ ra đầu tư sản xuất là rất lớn nên giá trị thu được cũng là rất lớn. Tuy nhiên cũng chính vì chi phí đầu tư cho việc phát triển mô hình sản xuất này là quá lớn dẫn tới việc đưa mô hình này vào phổ biến sản xuất là rất khó khăn, chỉ có những hộ có điều kiện về kinh tế cũng như có kinh nghiệm trong sản xúât nông nghiệp mới đáp ứng đựơc cho sự phát triển của mô hình này. Hiệu quả lao động trong mô hình cũng rất cao, đạt 43,70 nghìn đồng / ngày/ người, cao nhất là chăn nuôi đạt 49,49 nghìn/ ngày/ người. Thu nhập hỗn hợp/ 1 lao động như thế có thể nói là khá cao đối với người nông dân. Chính vì vậy việc phát triển mô hình này sẽ giúp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn cũng như nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên thách thức rất lớn đối với sự phát triện rộng rãi của mô hình này chính là vấn đề về vốn đầu tư ban đầu để xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn, cùng với nó là vấn đề trình độ quản lý, kỹ thuật của các chủ hộ đòi hỏi cao, phải có sự tập trung diện tích đất lớn mới có thể xây dựng và phát triển được mô hình này. 4.1.2.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình 3 Đây cũng là mô hình phát triển theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn, có hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh đó xã cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mô hình này. Qua biểu 10 cho ta thấy giá trị gia tăng (VA) của mô hình này trên 1 ha trong năm 2006 đạt 63266,56 triệu đồng và thu nhập hỗn hợp đạt 53,34935 triệu đồng trên ha. Trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan