Đề tài Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986-2009

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài 2

1.3. Các mục tiêu nghiên cứu 2

1.3.1. Mục tiêu chung 2

1.3.2. Mục tiêu cụ thể 3

1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu 3

1.5. Phạm vi nghiên cứu 3

1.5.1. Phạm vi không gian 3

1.5.2. Phạm vi thời gian 3

1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu 3

1.6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học 3

1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn 4

1.7. Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 5

2.1. Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản 5

2.1.1. Lạm phát và các khái niệm liên quan đến lạm phát 5

2.1.2. Thất nghiệp và các khái niệm liên quan 6

2.2. Lạm phát, thất nghiệp và quan điểm một số nhà kinh tế về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 7

2.2.1. Lạm phát – nguyên nhân và tác động 7

2.2.2. Thất nghiệp – nguyên nhân và tác động 9

2.2.3. Quan điểm của nhà kinh tế học A.W.Phillips 10

2.2.4. Sự phát triển quan điểm của A.W.Philips về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn (Đường Philips dài hạn) 11

2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới 13

2.4. Những nghiên cứu có liên quan 13

2.5. Mô hình nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài 14

 

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 15

3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 15

3.1.1. Kế hoạch nghiên cứu đề tài 15

3.1.2. Các giả thiết trong mô hình nghiên cứu 15

3.1.3. Phương pháp thu thập số liệu 15

3.1.4. Phân tích số liệu 16

3.1.5. Xây dựng mô hình nội dung nghiên cứu 16

3.2. Đánh giá tổng quan mối quan hệ giữa lạm phát - thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát - thất nghiệp ở Việt Nam 16

3.2.1. Đánh giá tổng quan mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 16

3.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 18

3.2.2.1. Ảnh hưởng của môi trường quốc tế 18

3.2.2.2. Ảnh hưởng của môi trường trong nước 20

3.3. Kết quả tổng hợp, đánh giá của các chuyên gia về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 23

3.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp 25

CHƯƠNG 4. CÁC KẾT LUẬN, THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 29

4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 29

4.2. Các thảo luận về mối quan hệ giữa lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 qua nghiên cứu 39

4.3. Dự đoán mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 40

4.4. Một số đề xuất, kiến nghị đối với việc cắt giảm tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 41

4.4.1. Các giải pháp kiềm chế lạm phát 41

4.4.1.1. Các giải pháp trong ngắn hạn 41

4.4.1.2. Những giải pháp trong dài hạn 42

4.4.2. Giải pháp tăng trưởng việc làm 43

4.4.2.1. Giải pháp về vấn đề kinh tế 43

4.4.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách 44

4.4.2.3. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lí của Nhà nước và sự phối hợp của các tổ chức Đoàn thể trong việc giải quyết việc làm 44

4.5. Những hạn chế nghiên cứu và các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 45

4.5.1. Những hạn chế nghiên cứu 45

4.5.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 46

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 10436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp đến vấn đề tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam nhập khẩu phổ biến nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới nên giá cả tăng khiến cho giá cả các mặt hàng trong nước cũng tăng. Chi phí tăng dẫn đến việc sản xuất kinh doanh trong nước khó khăn làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm tăng trưởng. Thứ hai, giá cả các loại mặt hàng này tăng trên thị trường thế giới đẩy lạm phát các nước trên thế giới nâng cao và ảnh hưởng gián tiếp tới lạm phát và tăng trưởng việc làm ở Việt Nam. Thứ ba, việc tăng giá cả các loại mặt hàng này làm tăng nguy cơ dẫn đến bất ổn về kinh tế, chính trị trên thế giới và theo đó cũng ảnh hưởng đến việc làm. c. Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới Toàn cầu hóa, quốc tế hóa đó là quá trình tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, mối liên hệ ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia. Khi tham gia hội nhập ngày càng cao vào nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ những biến động trên thị trường như các cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao của các nước. Bên cạnh đó cũng mang lại cho các quốc gia nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế như: đầu tư nước ngoài, sự phát triển của tổ chức công đoàn và phong trào công nhân, sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ… Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như Asean, APEC, WTO…Hội nhập mang lại nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức đối với việc phát triển nền kinh tế. Với tư tưởng đổi mới và tận dụng được cơ hội từ hội nhập Việt Nam đã vươn lên từ một quốc gia nằm trong tốp nghèo nhất thế giới trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao ở khu vực Châu Á, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng xuất nhập khẩu cao, …. Ảnh hưởng của môi trường trong nước a. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay, tư duy lý luận của Đảng về đổi mới nói chung và đổi mới trong xây dựng và phát triển nền kinh tế đã có những bước phát triển rất rõ rệt. Đại hội VII đã khẳng định: “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Như vậy, đại hội đã xác định rõ hơn cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Đến Đại hội VIII, Đảng ta lại tiếp tục xác định rõ hơn: “ Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng”. Đại hội XI, khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN đã chính thức được đưa vào văn kiện Đại hội và xem đó là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam. Đại hội đã chỉ rõ: “ Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện trên cả 3 mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối”. Khi đã chấp nhận cơ chế thị trường, tức là chấp nhận cạnh tranh, tất cả các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế được tiền tệ hóa, lợi nhuận là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong suốt thời kỳ 1986 – 2009 ảnh hưởng của thời kỳ quá độ đến tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam rất lớn. Các hoạt động kinh tế trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đều được làm theo chỉ tiêu kế hoạch một cách chi tiết từ trung ương đến địa phương. Nhà nước quyết định về việc mua bao nhiêu, bán bao nhiêu, giá cả thế nào, tạo ra hệ thống công ăn việc làm đầy đủ. Việc chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, các doanh nghiệp được chủ động làm ăn theo cơ chế thị trường, chịu tác động của quy luật thị trường cùng với hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện tạo môi trường phát triển bình đẳng. Do đó thời kỳ đầu khi nền kinh tế mới bắt đầu quá trình chuyển đổi nền kinh tế có lạm phát cao nhưng tăng trưởng kinh tế lại thấp, sau đó nền kinh tế bắt đầu vươn lên. Quá trình này là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó ảnh hưởng xuyên suốt đến quá trình phát triển kinh tế, tác động tới tất cả các chỉ tiêu vĩ mô trong nền kinh tế trong đó 2 chỉ tiêu quan trọng nhất cần quan tâm đó là lạm phát và thất nghiệp, sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. b. Năng lực quản lý và điều hành vĩ mô của Chính phủ Việc điều hành vĩ mô của Chính phủ được thực hiện qua các chính sách mà Nhà nước thực hiện trong từng thời kỳ nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. Chính sách vĩ mô của Nhà nước là yếu tố căn bản nhất và quan trọng nhất quyết định tới mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam đó là các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách việc làm, chính sách đầu tư và nhiều chính sách khác. Chính sách tài khóa tác động trực tiếp tới vấn đề tăng trưởng và việc làm. Nếu thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ, kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng… sẽ làm tăng tổng cầu tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nền kinh tế. Nhưng việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng đẩy mức giá tăng cao dẫn đến lạm phát. Ngược lại, việc thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng nhưng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm tỷ lệ lạm phát. Tùy theo mục tiêu phát triển từng thời kỳ mà việc áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt hay mở rộng sẽ tác động trực tiếp tới tăng trưởng, việc làm và lạm phát. Chính sách tiền tệ thường tác động nhanh, trực tiếp và mạnh hơn so với chính sách tài khóa trong vấn đề kiềm chế lạm phát. Trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ công cụ chính sách tiền tệ đã được thực hiện khá linh hoạt và có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vào cuối năm 2007 và kéo dài đến hiện nay, Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Và kết quả lạm phát Việt Nam đã giảm từ 12,63% năm 2007 và 22,97% năm 2008 xuống còn 6,88% năm 2009. Bên cạnh sử dụng 2 công cụ chủ yếu là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một trong những công cụ được sử dụng đó là chính sách tạo việc làm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Nhà nước có thể tạo ra việc làm bằng nhiều cách: tăng đầu tư, phát triển mạnh hệ thống giáo dục đào tạo, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, khuyến khích và hỗ trợ các đối tượng khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm… Tăng cường chính sách đầu tư cả trong và ngoài nước: tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài về thủ tục, chính sách, hỗ trợ pháp lý… Việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tác động đến giá cả và lạm phát. Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong nước phát triển, tăng cường khả năng cạnh tranh sẽ góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế vững chắc và kiểm soát được mức tăng giá cả chóng mặt như hiện nay. Năng lực quản lý Nhà nước còn được thể hiện qua cơ cấu tổ chức quản lý, hiệu quả của công tác quản lý. Ở Việt Nam, cơ cấu tổ chức quản lý còn nhiều bất cập, tham ô, tham nhũng, quan liêu vẫn còn do đó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. c. Hội nhập kinh tế Chặng đường đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong mấy chục năm qua đã có những chuyển biến sâu sắc và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, tham gia ngày càng sâu rộng và khu vực và toàn cầu. Việt Nam tham gia Asean 28/7/1995 cùng với tham gia AFTA, tham gia ASEM tháng 3/1996, tham gia APEC tháng 11/1998 và là thành viên chính thức của WTO tháng 11/2007. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức cho nền kinh tế. Hội nhập với những cơ hội mang lại: có một thị trường xuất khẩu rộng lớn; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận cả công nghệ, nhân lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế; tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân cùng với nhiều cơ hội khác. Qua đó, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nền kinh tế nhưng ngược lại tạo ra cơ hội tiềm ẩn lạm phát cao. Và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường dẫn đến sự sụp đổ của các doanh nghiệp và tạo ra nguy cơ thất nghiệp, giảm tăng trưởng kinh tế … d. Các kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp Một trong những yếu tố tác động rất lớn đối với mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp đó là kỳ vọng của người dân trong đó chủ yếu là lạm phát kỳ vọng. Kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp là phạm trù của môn tâm lý học nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế học hiện đại và do đó các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua. Lạm phát kỳ vọng hay lạm phát dự kiến của người dân và doanh nghiệp cao sẽ dẫn đến lạm phát cao trong các năm tiếp theo và ngược lại. Ở các nước phát triển, việc tính toán và theo dõi các chỉ số nói lên kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp như chỉ số lòng tin người tiêu dùng, chỉ số lòng tin nhà đầu tư, chỉ số lòng tin các chủ doanh nghiệp... là rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách vĩ mô. Ở Việt Nam, lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào các chính sách vĩ mô của Nhà nước không cao do đó kỳ vọng về lạm phát luôn theo chiều hướng lạm phát tăng cao trong năm tới. Lạm phát cao dẫn đến chi phí sản xuất cao, thu hẹp quy mô sản xuất và tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên. Nhân tố này ở Việt Nam có tác động rất lớn tới lạm phát và thất nghiệp cũng như mối quan hệ giữa hai nhân tố và tác động rất lớn tới sự phát triển toàn bộ nền kinh tế. e. Giá cả của các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, lương thực thực phẩm Giá nguyên nhiên vật liệu trong đó giá dầu là chủ yếu và giá lương thực thực phẩm là 2 nhóm hàng hóa chủ yếu trong giỏ hàng hóa tác động trực tiếp tới lạm phát. Biến động tăng giá trên thị trường thế giới, tập trung là giá xăng dầu, phôi thép, nguyên liệu nhựa, phân đạm U rê, bột giấy, thuốc chữa bệnh, vật phẩm y tế,... mà Việt Nam nhập khẩu cũng tăng cao, làm cho giá bán lẻ trong nước cũng tăng lên. Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu tính đến tháng 2 năm 2008 đã được điều chỉnh tăng 11 lần và giảm 5 lần. Bên cạnh đó chi phí xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu,... của người nông dân cũng tăng cao. Giá sắt thép tăng làm cho ngành xây dựng và cơ khí chế tạo tăng chi phí. Nguyên liệu nhựa và bột giấy tăng... cũng làm cho chi phí của một loạt ngành sản xuất và một loạt sản phẩm phải tăng giá bán lên... f. Các yếu tố khác Bên cạnh các yếu tố trên còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến lạm phát, thất nghiệp và mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp như yếu tố thiên tai, dịch bệnh: dịch SARS, cúm gia cầm và các bệnh dịch khác; thiên tai, điển hình là những đợt lũ liên tiếp xảy ra ở miền Trung, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, cũng là một áp lực đẩy CPI tăng cao. Kết quả tổng hợp, đánh giá của các chuyên gia về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Lạm phát và tăng trưởng, việc làm luôn là vấn đề được quan tâm của chuyên gia kinh tế qua các thời kỳ. Nền kinh tế Việt Nam đã từng chứng kiến cảnh lạm phát leo thang đến 3 con số trong suốt những năm 1986 – 1988 (774,5% năm 1986; 360,4% năm 1987 và 374,4% năm 1988). Hậu quả của nó để lại vô cùng to lớn mà các nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách không bao giờ quên: tăng trưởng thấp 3,4% năm 1986 hay 2,5% năm 1987; cuộc sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Lạm phát như một cơn bão đi qua nền kinh tế Việt Nam, và chính vì thế để cơn bão đó không tiếp tục đi qua đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định phải luôn quan tâm đến nó, làm sao để hạn chế lạm phát ở mức vừa phải cho sự phát triển kinh tế vừa đảm bảo tăng trưởng, tạo công ăn việc làm trong nền kinh tế. Hầu hết các quan điểm của các nhà kinh tế trên thế giới cũng như các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạch định của Việt Nam đều cho rằng chúng ta không nên quá sợ hãi lạm phát mà phải đổi mới tư duy về lạm phát và sống chung với lạm phát. Lạm phát không phải luôn luôn có hại, nếu ta duy trì lạm phát ở mức vừa phải khoảng 4 -5 % sẽ là dầu bôi trơn toàn bộ nền kinh tế, giúp tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, có thể đánh đổi lạm phát để có được mức tăng trưởng cao. Ví dụ như Mỹ có những giai đoạn sử dụng tỷ lệ lạm phát cao hơn cả mức tăng trưởng GDP để tăng cường nguồn vốn cho phát triển kinh tế: 1973 CPI là 11,0%, GDP là 5,77%; năm 1979 CPI là 13,7%, GDP là 3,18%; 1981 CPI là 4,4%, GDP là 2,45%…Hoặc như Trung Quốc dùng lạm phát bình quân 10,98% trong 14 năm (1984-1997) để tạo số vốn từ phát hành tiền lên 3235,71 tỷ NDT (tương đương 383,2 tỷ USD), giúp tăng trưởng GDP 3,23 lần và 3 lần tăng lương, trở thành cường quốc kinh tế thứ tư trên thế giới. Ở Việt Nam, với xuất phát điểm từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ phát triển kinh tế thấp việc sử dụng lạm phát như một công cụ để tránh nguy cơ tụt hậu sẽ rất có ý nghĩa. Việc tận dụng lạm phát và vận dụng một cách khoa học ở Việt Nam – vừa đảm bảo tỷ lệ lạm phát ở mức có thể kiểm soát đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và các mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là một việc hết sức quan trọng. Lạm phát tạo ra nguồn vốn cực rẻ cho nền kinh tế, giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, nền kinh tế vượt qua được khủng hoảng là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của các thành phần kinh tế và từ đó có tác dụng to lớn đối với việc tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Và thực tế đã chứng minh bằng thành công vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới của Việt Nam. Trong hơn 30 năm từ năm 1986, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm mục tiêu tăng trưởng, giảm lạm phát đã có nhiều kết quả tốt đẹp. Lạm phát đã từ 3 con số giảm dần xuống còn 2 con số và đã có thể kiểm soát được, nền kinh tế dần hồi phục và đạt mức tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới, lực lượng lao động tăng nhanh nhưng đã tạo ra được nhiều công ăn việc làm hơn, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây. Quy mô nền kinh tế ngày càng lớn hơn. Nền kinh tế Việt Nam cũng giống như nền kinh tế của hầu hết các nước Đông Nam Á vẫn chú trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn so với các mục tiêu khác. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn 2000 – 2007 mức tăng trưởng đạt bình quân hơn 7,5% năm, có những năm tốc độ tăng trưởng đạt trên 8%/năm. Tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho toàn bộ nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm xuống nhưng lạm phát của nền kinh tế có xu hướng gia tăng. Việc gia tăng tỷ lệ lạm phát cần được đánh giá đúng nguyên nhân và thực tế của sự phát triển đề từ đó có những giải pháp phù hợp, không thể chỉ căn cứ vào mục tiêu đề ra. Đặc biệt, trong 2 năm 2007 và 2008 tỷ lệ lạm phát ở mức cao do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ nới lỏng cho mục tiêu phát triển những năm trước, tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng chung của cuộc suy thoái; do đó cần phải thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ hợp lý để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đồng thời cắt giảm lạm phát. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn còn lớn, lực lượng lao động mỗi năm tăng hơn 1 triệu người do đó tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp, nguy cơ lạm phát luôn cận kề. Do đó Nhà nước cần phải phát huy hiệu quả của mình trong việc đề ra các chính sách hợp lý đảm bảo duy trì mức độ tăng trưởng cũng như kiềm chế lạm phát vì mục tiêu phát triển bền vững. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp Biểu 3.1. Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1993 Biểu 3.2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1993 - 1996 Biểu 3.3. Tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 1997 Biểu 3.4. Mối quan hệ tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 1999 Biểu 3.5. Cơ cấu tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính giai đoạn 1996 - 2005 Biểu 3.6. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006 Biểu 3.7. Xuất nhập khẩu giai đoạn 2000 - 2009 Biểu 3.8. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp giai đoạn 2002 - 2006 Biểu 3.9. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2008 phân theo vùng Biểu 3.10. Biểu đồ diễn biến giá dầu thô trên Sở Giao dịch Hàng hóa New York - NYMEX từ 1/11/2007 - 28/11/2008 (hợp đồng tương lai) - Nguồn: NYMEX CÁC KẾT LUẬN, THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu Qua hơn ba mươi năm xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu to lớn nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Cuối những năm 70 cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu tiềm ẩn có nguy cơ bùng phát, sang những năm 80 của thế kỷ 20 đã diễn ra trên toàn cầu. Hậu quả to lớn từ cuộc chiến tranh giành độc lập vẫn còn, việc áp dụng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp cộng hưởng cùng với sự bao vây cấm vận của Mỹ nền kinh tế nước ta đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tăng trưởng kinh tế thấp, có năm còn bị sút giảm; bình quân thời kỳ 1977- 1980, thu nhập quốc dân chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng dân số (2,31%/năm); bình quân thời kỳ 1977- 1985 chỉ tăng 3,7%/năm. Sản xuất chỉ đáp ứng được 80 - 90% sử dụng; toàn bộ quỹ tích luỹ và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào viện trợ và vay nợ nước ngoài. Vay nợ và viện trợ của nước ngoài 1976 - 1980 chiếm 38,2% tổng thu ngân sách; 1981 - 1985 chiếm 22,4%; tính đến năm 1985, nợ nước ngoài lên đến 8,5 tỷ rúp và 1,9 tỷ USD. Lạm phát ngầm diễn ra với mức độ ngày càng cao; ngân sách bị thâm hụt và phải bù đắp bằng việc in tiền để chi tiêu; lại gặp sai lầm "giá - lương - tiền" năm 1985, nên lạm phát phi mã lên tới 774,7% vào năm 1986 và kéo dài ở mức 3 rồi hai chữ số cho đến 1990 - 1991. Thất nghiệp cao, tỷ lệ lên đến 12,7%. Lạm phát quá cao trong những năm 1986 – 1988 dẫn đến cuộc sống của người dân lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thất nghiệp tăng cao trong khi giá cả leo thang. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách nhằm hạn chế mức siêu lạm phát. Năm 1989 đột ngột tăng lãi suất huy động lên đến 10% và 12%/tháng (144%/năm), lãi suất tiết kiệm năm 1989 cực kỳ cao, có lúc lên đến hơn 12%/tháng cùng với cơ chế rất thoáng. Lãi suất cho vay đầu năm 1989 là 10,5%/tháng, cuối năm giảm xuống còn xấp xỉ 4%/tháng và duy trì ở mức trên dưới 3%/tháng trong các năm từ 1990 đến 1992 đồng thời cho phép mở rộng nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh vàng. Cuối 1988 đầu 1989 thực hiện các chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát bằng việc nới lỏng tỷ giá USD/VNĐ vào cuối năm 1988 và tiếp tục cơ chế linh hoạt đến năm 1991, trước khi bước vào giai đoạn đóng băng tỷ giá từ năm 1992. Năm 1989, với cơ chế rất thoáng trong việc thành lập quỹ tín dụng, hàng loạt quỹ tín dụng ra đời để huy động vốn, cho vay lòng vòng, sau một thời gian thì đổ bể. Kết quả từ những chính sách của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Lạm phát đã giảm từ mức 3 con số trong 3 năm 1986 – 1988 đã giảm xuống 2 con số 95,8% năm 1989 và tiếp tục giảm xuống còn 36% năm tiếp theo. Một sự thần kỳ trong cắt giảm lạm phát ở Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã cao lên. Mặc dù, lạm phát tăng cao trong giai đoạn 1986 – 1992 làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp dưới 5% trong 3 năm 1986 – 1988 và đã tăng dần vượt trên 5% và đã đạt trên 8% trong nhưng năm 1992 – 1993.Năm 1992, giá vàng giảm 31,3%, giá USD giảm 25,8%… Năm 1992 lần đầu tiên đã xuất siêu… Tỷ lệ thất nghiệp cao trong giai đoạn cao đã có xu hướng bắt đầu giảm xuốn. Chỉ trong vòng 2 đến 3 tháng đầu năm 1989 số dư huy động tiết kiệm đã dâng cao hơn doanh số tiết kiệm luỹ kế trong 10 năm trước đó; nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu hội nhập trong khu vực và toàn cầu, giao lưu với các quốc gia trên thế giới. Trong giai đoạn 1990 – 1991 các biện pháp được thực hiện quyết liệt hơn phương châm với ngân sách lấy thu bù chi, ngân hàng lấy vay cho vay, đưa lãi suất huy động 13% để hút tiền do đó lạm phát đã nhanh chóng bị đẩy lùi. Tiêp theo chu kỳ của sự phát triển, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 1997 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng cao và có thể nói cao nhất trong suốt những năm đổi mới cho đến nay với mức tăng trưởng luôn đạt trên 8% (8,1% năm 1993, 8,8% năm 1994, 9,5% năm 1995, 9,3% năm 1996 và 8,2% năm 1997). Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 8,78%/năm. Nhờ đổi mới, sản xuất lương thực đạt được kết quả thần kỳ, dầu thô khai thác và xuất khẩu,... Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, bước vào giai đoạn ổn định và phát triển. Tăng trưởng kinh tế của thời kỳ 1992-1997 đã cao gấp hơn hai lần của thời kỳ 1977-1991 (8,77%/năm so với 4,07%/năm). Lạm phát ngày càng được kiềm chế và hầu hết đạt mức 1 con số trừ năm 1995 là 16,9% (8,4% năm 1993, 9,5% năm 1994, 5,7% năm 1996 và 3,2% năm 1997). Trung bình cả giai đoạn 1993 – 1997 lạm phát tăng 8,74%/năm. Việc nội tệ bị đánh giá cao và áp dụng cơ chế tỷ giá cứng nhắc của chính phủ trong suốt giai đoạn từ 1992 – 1996 đã làm cho tỷ lệ lạm phát tăng suốt trong những năm 1993 – 1995 và đặc biệt trong năm 1995 mức lạm phát đã lại vượt 1 con số lên mức 16,9%. Cùng với tốc độ tăng trưởng cao và lạm phát có xu hướng giảm, có thể kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm từ 10,5% năm 1993 xuống còn 5,7% năm 1996 và 6,01% năm 1997. Trung bình cả giai đoạn tỷ lệ thất nghiệp là 7,1%/năm. Số người thất nghiệp ở các đô thị chiếm tỷ lệ cao hơn thất nghiệp ở nông thôn - Năm 1989 tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố là 13, 2% và nông thôn là 4% thì tới năm 1996 đã có sự thay đổi: ở thành phố con số này là 8% và ở nông thôn là 4, 8%. Tỷ lệ thất nghiệp cao ở lứa tuổi thanh niên (từ 15 đến 30 tuổi), chiếm 85% tổng số người thất nghiệp và tăng dần. Việt Nam đã chuyển vị thế từ nước kém phát triển sang nhóm nước đang phát triển, từ chỗ bị bao vây, cấm vận sang bước đầu mở cửa hội nhập, tiếp nhận ODA (từ 1993 đến 1997, lượng vốn ODA cam kết là 10,8 tỷ USD, giải ngân gần 3,85 tỷ USD), FDI (từ 1991-1996 thu hút 27,8 tỷ USD vốn đăng ký, bình quân 1 năm trên 4,63 tỷ USD, cao gấp 8,7 lần mức bình quân trong 3 năm trước đó, vốn thực hiện đạt trên 9,2 tỷ USD); lượng kiều hối gửi về nước từ 1993 đến 1997 đạt gần 1,55 tỷ USD,... Sau một giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng cao, năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á bắt đầu từ Thái Lan và lan nhanh sang các quốc gia khác. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã giảm xuống (9,3% năm 1996 xuống 8,2% năm 1997, 5,8% năm 1998 và 4,8% năm 1999). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký, nếu 1996 đạt gần 10,2 tỷ USD, thì từ 1997 bị giảm liên tục, đến 1999 chỉ còn gần 2,6 tỷ USD. Kinh tế Việt Nam đang bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới nên cũng chịu ảnh hưởng những tác động tiêu cực của của khủng hoảng. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 1996 ở mức 33,2%, năm 1997 ở mức 26,6%, đến năm 1998 chỉ còn 1,9%. Nhập khẩu nếu năm 1996 còn tăng 36,6%, thì năm 1997 chỉ còn tăng 4% và năm 1998 giảm 0,8%, năm 1999 chỉ tăng 2,1%. Cuộc khủng hoảng cũng làm cho lạm phát ở Việt Nam tăng trong trong giai đoạn 1997 -1998. Với những chính sách tiền tệ đúng đắn, có chế tỷ giá xơ cứng đã được điều chỉnh đã mang lại những tác động to lớn làm cho lạm phát giảm trong những năm tiếp theo và đặc biệt giảm mạnh trong những năm 2000 – 2001. Tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn này có xu hướng gia tăng, nó là do tác động của khủng hoảng kinh tế, sự sụt giảm của tốc độ tăng trưởng kinh tế. Như vậy, lạm phát và thất nghiệp trong giai đoạn này có mối quan hệ chưa phải sâu sắc do thất nghiệp do tác động nhiều của cuộc khủng hoảng kinh tế và sự sụt giảm tăng trưởng còn lạm phát giảm do thành tựu của chính sách tiền tệ nhiều hơn. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn so với mấy năm trước đó mức trung bình là 6,535%/năm, tăng liên tục qua các năm 5,88% năm 1996 lên 7,4% năm 1999 trong đó tỷ lệ lạm phát với nam cao hơn nữ nhưng tỷ lệ này dần đã có xu hướng ngược lại trong những năm tiếp theo. Tình trạnh thiếu việc làm đầy đủ còn phổ biến. Quỹ thời gian làm việc trong năm mới sử dụng được hơn 2/3 năm 1998, tỷ lệ thời gian là được sử dụng ở khu vực nông thôn nói chung đã được nâng cao hơn sơ với năm 1997. Tính chung cả nước, tỷ lệ này đã tăng từ 72, 1% đến 72, 9%. Năm 1998, số người hoạt động kinh tế thường xuyên thiếu việc làm ở nông thôn đã giảm từ 27, 65% của năm 1997 xuống còn 25, 47% (26, 24%). Một mặt, do độ mở cửa chưa cao (xuất khẩu so với GDP mới đạt trên dưới 30%, đồng tiền chưa chuyển đổi…), do đã có dầu thô, gạo xuất khẩu; mặt khác do có sự chủ động ứng phó từ trong nước… nên Việt Nam không những không bị cuốn hút vào vòng xoáy, mà còn vượt qua được cuộc khủng hoảng này. Tăng trưởng kinh tế đã có xu hướng cao lên (2000 tăng 6,79%, 2001 tăng 6,89%). Giá tiêu dùng 1999 chỉ còn tăng 0,1%, 2000 còn giảm 1,7%, 2001 giảm 0,4%; giá vàng 1999 giảm 0,2%, 2000 giảm 1,7%; giá USD 1999 chỉ tăng 1,1%, 2000 tăng 3,4%. Xuất khẩu 1999 tăng 23,3%, 2000 tăng 25,5%. Năm 2000, Hiệp ước thương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docminhhoan.doc
Tài liệu liên quan