Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn

Từ những nguyên tắc nêu trên chúng ta cần lưu ý khi xây dựng nội dung , lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh tiểu học cần tuân theo những yêu cầu sau :

* Vận dụng linh hoạt các phương pháp như là: Thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, tình huống, giao nhiệm vụ, trò chơi, tổ chức hoạt động giao lưu, diễn đàn.

* Đổi mới các hình thức hoạt động giáo dục NGLL, khắc phục tính chất đơn điệu, lặp đi lặp lại các hình thức đã quá quen thuộc với học sinh: Hoạt động thư viện, Trò chơi tập thể, vẽ tranh, làm báo tường, trả lời nhanh câu hỏi, thám quan du lịch, hoạt động nhân đạo, hoạt động giao lưu, vệ sinh môi trường, các câu lạc bộ, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ.

* Nội dung hoạt động phải phong phú, phù hợp : Căn cứ theo từng chủ điểm để lựa chọn nội dung sao cho phù hợp. Và trong cùng chủ điểm, thì nội dung cũng cần thay đổi theo từng năm.

- Nội dung phải gắn liền với các nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục đã đề ra.

- Nội dung phải phù hợp với đặc điểm của học sinh : Lứa tuổi (khối lớp),trình độ nhận thức, giới tính, sức khoẻ.

 

docx28 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, xã hội, vui chơi giải trí và qua giao lưu với bạn bè, với các thầy, cô giáo, với cha mẹ và mọi người xung quanh Xuất phát từ cơ sở khoa học của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong nhiều năm qua, tôi đã quan tâm nghiên cứu và tổng kết thực tiễn trong công tác quản lí nhà trường thành kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động NGLL tại đơn vị trường tiểu học Thị trấn Nga Sơn và đạt được kết quả. 2.2. Thực trạng hoạt động NGLL ở trường tiểu học Thị Trấn Nga Sơn: a. Đặc điểm tình hình trường TH Thị Trấn Nga Sơn. Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn là trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 2 thuộc tốp đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Là một ngôi trường có bề dày thành tích ,nhiều năm liền tục đạt danh hiệu Tập thể LĐXS, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp : Giấy khen của giám đốc sở giáo dục Thanh Hóa, bằng khen của chủ tịch Tỉnh, của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo, bằng khen của thủ tướng chính phủ, huân chương lao động hạng, hạng nhì. Các tổ chức đoàn thể khác luôn được khen cao, đặc biệt là Liên đội liên tục là đơn vị nhận cờ dẫn đầu của Hội Đồng Đội tỉnh Thanh Hóa, nhiều năm liền được tặng bằng khen của Trung ương Đoàn. b.Thực trạng công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn. * Về phía giáo viên: Những năm gần đây, hoạt động NGLL đã trở thành hoạt động giáo dục quan trọng trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học Thị trấn Nga Sơn nói riêng. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên ,cha mẹ học sinh và các em học sinh đã hoàn toàn thay đổi về vị trí, vai trò của hoạt động NGLL. Đó không đơn thuần là hoạt động vui chơi, giải trí mà đã trở thành hoạt động giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện học sinh. Chính vì vậy, hoạt động NGLL đã được giáo viên quan tâm, đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa nhận thức hết được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện kế hoạch của nhà trường, của lớp. Với suy nghĩ cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là của Ban giám hiệu, Đội thiếu niên là chủ yếu. Cho nên: - Chưa chủ động trong việc tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp , còn phụ thuộc kế hoạch chung của nhà trường, của Đội. Giáo viên chưa có sự đầu tư trí tuệ, thời gian, công sức.để tổ chức riêng biệt cho học sinh của lớp mình. - Một số giáo viên tham gia kế hoạch hoạt động NGLL của trường, của Đội, của lớp còn hời hợt, qua loa, đại khái chưa kêu gọi và thu hút được đông đảo học sinh tham gia. - Hiệu quả hoạt động NGLL ở một số lớp còn thấp. - Nội dung và hình thức tổ chức còn lặp lại chưa phong phú, phần thưởng cho học sinh chưa có giá trị nên học sinh không hào hứng. * Đối với học sinh: - Học sinh Thị Trấn chủ yếu là con em gia đình cán bộ và con gia đình hộ kinh doanh. Điều kiện kinh tế gia đình ổn định, trình độ dân trí và nhận thức của đại bộ phận cha mẹ học sinh cao. Vì vậy việc đầu tư, quan tâm chăm lo cho con em học hành được các gia đình đặc biệt ủng hộ. - Một bộ phận không nhỏ học sinh Thị Trấn thông minh, hiếu động, tự tin. Ngoài việc chăm ngoan, học giỏi, các em còn còn rất thích tham gia các hoạt động phong trào. Vì vậy việc tổ chức hoạt động NGLL được các em hào hứng đón nhận và tham gia -Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh thiếu tự tin, kĩ năng giao tiếp kém, tham gia hoạt động học cũng như hoạt động NGLL gặp rất nhiều hạn chế. Vậy làm thế nào để hoạt động NGLL thu hút được đông đảo học sinh tham gia và thực sự trở thành hoạt động giáo dục quan trọng trong nhà trường là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lí và từng giáo viên? Chính vì lẽ đó nên tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường. Khảo sát học sinh ở một số thời điểm trong 2 năm học gần đây: Thời điềm Học tập Kĩ năng Phẩm chất Năng lực 2015-2016 HTT CT Tốt C. tốt Tốt C. tốt Tốt C. tốt HKI 60% 40% 52% 48% 51% 49% 45% 55% HKII 78% 22% 82% 18% 81% 19% 85% 15% 2016-2017 Đ.năm 65% 35% 62% 38% 61% 39% 63% 37% HKI 70% 30% 75% 35% 78% 22% 75% 25% Đối với các trường vùng khó thì bảng kết quả trên tạm thời yên tâm, nhưng với trường tiểu học Thị Trấn thì chưa đạt chỉ tiêu mà nhà trường mong đợi . Vì vậy cần phải có giải pháp để duy trì, giữ vững và phát triển về mọi mặt chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. 2.3. Các giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục NGLL ở trường tiểu học Thị Trấn Nga Sơn. Sinh thời bác Hồ đã nói:“ Một năm bắt đầu bằng mùa xuân,đời người bắt đầu bằng tuổi trẻ”. Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nghề dạy học không cho phép tạo ra phế phẩm. Giáo dục trong nhà trường bắt đầu từ tuổi trẻ. Vì vậy giáo viên là người có vai trò quan trọng trong mỗi nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Hoạt động NGLL là một trong những nội dung giáo dục toàn diện học sinh. Vai trò của giáo viên đối với hoạt động này là không nhỏ.Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong mỗi nhà trường, điều trước tiên chúng ta phải có một đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề, có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao. Muốn vậy, người cán bộ quản lí phải luôn làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ về mọi mặt, trong đó có việc bồi dưỡng về kĩ năng tổ chức hoạt động HĐNGLL. * Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục NGLL cho CBGV-NV, CMHS. Những năm gần đây nhận thức về hoạt động NGLL đã có nhiều thay đổi , được đội ngũ giáo viên quan tâm hơn . Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên nhận thức còn đơn thuần: cho rằng hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động giúp các em vui chơi giải trí, là hoạt động chủ yếu thuộc về trách nhiệm của nhà trường, của Đoàn, Đội mà không phải ai cũng biết hết được tầm quan trọng của HĐGDNGLL ở trường tiểu học : - Là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp. - Là dịp, cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân cách toàn vẹn, từ đó tự khẳng định vị trí của mình. - Là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể cho học sinh : chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo. - Là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia giáo dục. Vì vậy để nâng cao nhận thức cho giáo viên, để giúp giáo viên hiểu hết được vai trò trên tôi đã tổ chức cho giáo viên trong trường học tập trung chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên ngay từ đầu năm học 2015 - 2016: “Tổ chức, thực hành hoạt động ngoài giờ lên lớp”, nhằm trang bị cho giáo viên đầy đủ các nội dung về chuyên đề: khái niệm, vai trò, đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức, đánh giá, khen thưởng. Tập thể GV học tập trung modun38: Hoạt động NGLL - Trong buổi tập huấn, ban giám hiệu nhà trường kết hợp triển khai các công văn hướng dẫn hoạt động NGLL của phòng giáo dục và đào tạo Nga Sơn. - Từ công văn hướng dẫn của phòng giáo dục , ban giám hiệu nhà trường phối kết hợp với giáo viên tổng phụ trách Đội xây dựng chương trình tổng thể cả năm về hoạt động NGLL để triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên. - Từ kế hoạch chung đó, căn cứ theo chủ điểm, ban giám hiệu nhà trường hướng dẫn giáo viên tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm xây dựng thành kế hoạch từng tháng cho trường, cho lớp. Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo theo yêu cầu chung của nhà trường. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, ban đại diện CMHS để nhận được sự ủng hộ; đồng thời tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức cho mọi người như: họp CMHS, thông qua kế hoạch, hội họp, các giờ chào cờ đầu tuần, tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi, thảo luận cách thức tiến hành các hoạt động giáo dục NGLL, giúp mọi người hiểu: Hoạt động giáo dục NGLL là một trong hai con đường cơ bản thực hiện quá trình giáo dục trẻ em, nó bao gồm các hoạt động được nhà trường tổ chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ các môn học, là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Từ vị trí, vai trò quan trọng của HĐGDNGLL chúng ta càng hiểu rõ hơn việc tổ chức HĐGDNGLL thực sự là cần thiết, và là một bộ phận không thể thiếu của quá trình sư phạm tổng thể ở trường tiểu học nói riêng và ở trường phổ thông nói chung. Trường nào thực hiện HĐGDNGLL có nội dung, kế hoạch, biện pháp và có các phương pháp đa dạng phong phú, trường đó sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao. Những chủ nhân tương lai sẽ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập được với sự phát triển kinh tế trong khu vực và quốc tế. * Giải pháp 2: Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và ban chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL: a. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: Trong trường tiểu học, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài việc giảng dạy gần như tất cả các môn, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chỉ đạo, cố vấn và giúp các em hoàn thành được các kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hoạt động, tự nhận thức bản thân, kĩ năng xây dựng quan hệ cá nhân, kĩ năng hợp tác, chia sẻVì vậy, ban giám hiệu nhà trường quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Giúp các giáo viên chủ nhiệm xác định rõ nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL, thấy được bản thân cần phải tu dưỡng, rèn luyện để có năng lực chuyên môn tốt, có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể, có khả năng giáo dục, thuyết phục học sinh, nhiệt tình và thương yêu các em. Hoạt động giáo dục NGLL có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên chủ nhiệm các lớp. Bởi nếu không có sự tham gia tích cực, hiệu quả từ các lớp thì hoạt động chung của toàn trường không thể đạt được hiệu quả. Cho nên tôi đã tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng thực hành: xây dựng, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên dưới hình thức chuyên đề. Làm tốt phần hướng dẫn thực hiện điểm và tổ chức thực hiện đại trà. Không được bỏ qua khâu kiểm tra đánh giá và đúc rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện của giáo viên. Năm học 2016 -2017, trường đã chọn 2 đồng chí: Phạm Thị Hương ( chủ nhiệm lớp 4C) đồng chí Phạm Thị Thủy ( chủ nhiệm lớp 1B) dạy điểm 2 tiết NGLL cho cụm chuyên môn dự. Cả 2 tiết dạy được cụm chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả. b. Thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo hàng năm: Mọi hoạt động trong nhà trường đều phải có người, có ban chỉ đạo. Hoạt động NGLL không thể tiến hành và đi đến thành công nếu chỉ ban giám hiệu hay tổng phụ trách Đội điều hành. Vì vậy ngay từ đầu năm học nhà trường phải thành lập ban chỉ đạo, hàng năm tiến hành kiện toàn bao gồm: + Trưởng ban: Hiệu trưởng- Phụ trách chung. + Phó ban: Tổng phụ trách Đội - Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch. + Các ủy viên: Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi đoàn, Trưởng ban đại diện CMHS, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn – tham mưu xây dựng kế hoạch, phối hợp chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm. - Ban chỉ đạo họp bàn xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, đánh giá và rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức. c - Bồi dưỡng Ban cán sự lớp, Ban chỉ huy Đội: Hoạt động ngoài giờ không phải chỉ diễn ra dưới quy mô lớn , toàn trường, khối mà còn được tiến hành tại các lớp vì vậy ngoài việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, chúng ta cần quan tâm đến ban chỉ huy liên đội, đội ngũ cán bộ lớp. Đây là lực lượng điều hành hoạt động NGLL ở quy mô hẹp Vì vậy cần bồi dưỡng , giáo dục để các em có nhận thức đúng về việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, phải hiểu được tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp chính là quyền lợi và cũng trách nhiệm của mỗi học sinh. Qua các hoạt động ngoại khóa giúp các em phát triển về nhận thức về các kĩ năng cần thiết. Từ đó các em tuyên truyền, vận động phụ huynh, các bạn trong lớp, trong trường tích cực tham gia tốt hoạt động này. Bồi dưỡng về năng lực tổ chức, điều hành, hướng dẫn, quản lí tập thể lớp, tổ của đội ngũ cán bộ lớp. Bồi dưỡng về kĩ năng tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể. Rèn tính chủ động, tự giác, tính tập thể, tính sáng tạo trong tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tập huấn kĩ năng hoạt tổ chức hoạt động NGLL cho ban chỉ huy, cán sự lớp! * Giải pháp 3. Phát huy vai trò của Đoàn viên thanh niên - Đội Thiếu niên: * Đối với Đoàn Thanh niên: Trong nhà trường tiểu học Đoàn thanh niên là lực lượng với trách nhiệm chỉ đạo hoạt động Đội, Sao nhi đồng và chăm sóc giáo dục TNNĐ. Đây là lực lượng có khả năng sáng tạo cao trong xây dựng nội dung, thiết kế mô hình, hình thức tổ chức các hoạt động. Vì vậy, hiệu trưởng cần giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để họ phát huy sức trẻ, sáng tạo và mạnh dạn đổi mới. Đây cũng là lực lượng tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, mọi phong trào của nhà trường. Để tổ chức một buổi hoạt động NGLL, một mình tổng phụ trách Đội sẽ không thể điều hành và tổ chức. Phải có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Đoàn Thanh niên, từ khâu xây dựng kế hoạch đến khâu chuẩn bị và tổ chức thực hiện. Để tổ chức Đoàn hoạt động hiệu quả, cần lựa chọn bí thư chi Đoàn nhiệt tình, trách nhiệm, năng động và sáng tạo, luôn sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ mà hiệu trưởng phân công. Vì vậy, trong những năm qua, hoạt động NGLLcủa nhà trường tiến hành thường xuyên, hiệu quả là có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Đoàn thanh niên nhất là đồng chí bí thư chi Đoàn. Đồng chí bí Thư chi Đoàn tham gia điều hành hoạt động NGLL! Đồng chí bí Đoàn là huấn luyện viên câu lạc bộ bóng đá của trường! Kết quả: 3 năm liền đồng chí Bí thư Đoàn tập huấn Đội tuyển bóng đá đạt giải nhất cấp huyện, đạt giải 3 , giải khuyến khích cấp tỉnh. * Nâng cao vai trò quan trọng của Tổng phụ trách Đội. Trường tiểu học Thị Trấn là trường chuẩn quốc gia mức độ 2 nên có giáo viên chuyên trách làm công tác Đội. Mặc dù không được đào tạo chuyên môn về công tác Đội nhưng nhờ tích cực tự học tự bồi dưỡng, nhờ có sự hỗ trợ từ phía Đoàn và đặc biệt là sự bồi dưỡng, quan tâm của ban giám hiệu nhà trường nên tổng phụ trách Đội của nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong việc thực hiện hoạt động NGLL, tôi phân công Tổng phụ trách Đội: + Là người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chung toàn trường về HĐNGLL dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu. + Chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch đến toàn trường. Từ kế hoạch của TPT, giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể của lớp về hoạt động NGLL trong tháng. + Phối hợp với Đoàn Thanh niên trong khâu tổ chức thực hiện, đánh giá. Đồng chí TPT Đội là chủ nhiệm câu lạc bộ văn nghệ, TD AEROBIC. Như vậy, vai trò của giáo viên tổng phụ trách Đội là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch NGLL của nhà trường. Hiệu trưởng tạo điều kiện thuận lợi cả về thời gian, kinh phí, con người để hoạt động NGLL đi đến thành công. Kết quả: năm học 2013 - 2014, 2015-2016 trường đạt giải nhì, giải nhất đội tuyển aerobic cấp huyện, giải khuyến khích cấp tỉnh, đạt giải nhì cấp tỉnh tiếng hát học sinh tiểu học( đồng chí TPT là huấn luyện viên). *Giải pháp 4. Luôn đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức hoạt động NGLL, tổ chức hoạt động NGLL: Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường tiểu học rất đa dạng và phong phú.Ở đây có sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học, trên cơ sở đó giáo viên vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạt động đã lựa chọn. Cũng như quá trình dạy học, khi tổ chức hoạt động NGLL chúng ta cũng cần linh hoạt đổi mới phương pháp, hình thức và nội dung, bởi nếu không trò sẽ cảm thấy nhàm chán và không có hứng thú tham gia.Việc lựa chọn chọn nội dung và hình thức cần phải đảm bảo theo nguyên tắc sau: + Phù hợp với tình hình phát triển của xã hội đất nước. + Phù hợp với nhu cầu, hứng thú, xu hướng phát triển của trẻ. + Đảm bảo tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ. Từ những nguyên tắc nêu trên chúng ta cần lưu ý khi xây dựng nội dung , lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh tiểu học cần tuân theo những yêu cầu sau : * Vận dụng linh hoạt các phương pháp như là: Thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, tình huống, giao nhiệm vụ, trò chơi, tổ chức hoạt động giao lưu, diễn đàn. * Đổi mới các hình thức hoạt động giáo dục NGLL, khắc phục tính chất đơn điệu, lặp đi lặp lại các hình thức đã quá quen thuộc với học sinh: Hoạt động thư viện, Trò chơi tập thể, vẽ tranh, làm báo tường, trả lời nhanh câu hỏi, thám quan du lịch, hoạt động nhân đạo, hoạt động giao lưu, vệ sinh môi trường, các câu lạc bộ, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ. * Nội dung hoạt động phải phong phú, phù hợp : Căn cứ theo từng chủ điểm để lựa chọn nội dung sao cho phù hợp. Và trong cùng chủ điểm, thì nội dung cũng cần thay đổi theo từng năm. - Nội dung phải gắn liền với các nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục đã đề ra. - Nội dung phải phù hợp với đặc điểm của học sinh : Lứa tuổi (khối lớp),trình độ nhận thức, giới tính, sức khoẻ. - Nội dung phải phù hợp với điều kiện kinh tế : + Thời gian (kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm). + Trường, lớp (sân bãi, dụng cụ, phòng ốc... ). + Địa bàn dân cư (miền núi, đồng bằng, thành phố, nông thôn... ). + Kinh phí (từ nguồn quỹ của trường, học sinh đóng góp, phụ huynh hỗ trợ...). + Tác động từ phía ngoài (các ban ngành, hội phụ huynh...) ( Tham khảo mô dun 38 Tài liệu BDTX) Trong trường tiểu học, hoạt động NGLL được thực hiện ở các hoạt động như: GGNGLL theo chủ đề, giáo dục kĩ năng sống. giáo dục tập thể( chào cờ, sinh hoạt lớp, múa hát tập thể, trò chơi dân gian), hoạt động ngoài khóa..( Hướng dẫn NGLL của phòng giáo dục) Căn cứ vào các nguyên tắc, yêu cầu trên, dựa trên tình hình thực tế của nhà trường, những năm học qua, chúng tôi đã tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp với phương pháp , nội dung, hình thức phong phú, luôn đổi mới thu hút được đông đảo học sinh tham gia và đem lại hiệu quả cao trong việc hình thành cho học sinh các kĩ năng như : tinh thần đồng đội, tính mạnh dạn tự tin,tính tự lập, tinh thần sáng tạo, chia sẻ; củng cố kiến thức các môn học, xã hội, con người, kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày góp phấn tích cực trong việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã trở thành một hoạt động quan trọng và là sự mong đợi của đông dảo học sinh, được phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ. Sau đây là một số mô hình theo các chủ điểm mà nhà trường đã tổ chức: Tháng 9: Chủ đề: “Mái trường thân yêu”. Tháng 10: “ Kính yêu Bác Hồ, bà, mẹ và cô giáo”. * Tổ chức giao lưu giữa các lớp trong khối. - Mục đích: +Giáo dục học sinh truyền thống kính yêu Bác Hồ, bà, mẹ và cô. +Rèn luyện cho học sinh kĩ năng hợp tác, tự tin, trình bày thơ, hát, trả lời câu hỏi trước đám đông. - Phương pháp- hình thức tổ chức: Giao lưu. - Đối tượng tham gia: mỗi lớp chọn đội tuyển 5 em, giao lưu theo khối. - Nội dung giao lưu: 3 phần + Phần 1: “ ai nhanh ai đúng ” trả lời câu hỏi đúng sai: các thông tin về ngày 15/10, 20/10 + Phần 2: Nghe nhạc đoán tên bài hát về Bác Hồ , thầy cô, bà và mẹ! ( mỗi đội có 4 lượt lựa chọn). + Phần 3: Thi hát, đọc thơ, nêu tên bài hát, tên tác giả ( các bài hát theo chủ đề). Tháng 11: Chủ đề “Biết ơn thầy cô giáo”. * Tổ chức thi văn nghệ+ kể chuyện. - Mục đích: +Giáo dục học sinh truyền thống kính yêu thầy cô, bạn bè, mái trường. +Rèn luyện cho học sinh kĩ năng hợp tác, tự tin, trình bày thơ, hát, trả lời câu hỏi trước đám đông. - Phương pháp- hình thức tổ chức: Thi văn nghệ, kể chuyện. - Đối tượng tham gia: mỗi lớp một tiết mục văn nghệ, 1 tiết mục kể chuyện. - Nội dung thi: Thi giữa các lớp về văn nghệ, kể chuyện. Một số hình ảnh thi văn nghệ, kể chuyện! Tháng 12: Chủ đề : Uống nước nhớ nguồn. *Liên Đội phối hợp với Hội Đồng Đội tổ chức nói chuyện truyền thống+ trò chơi dân gian hoặc thi An toàn giáo thông. Anh Hùng Trần Lâm nói chuyện truyền thống và học sinh tham gia trả lời câu hỏi ! Một màn sân khấu hóa trong hội thi ATGT của học sinh khối 4, 5. Tháng 3: Chủ điểm: “ Yêu quý mẹ và cô giáo” Cùng một chủ điểm nhưng đã tổ chức bằng các hình thức, nội dung và phương pháp khác nhau: Thi phụ trách sao giỏi ngày 26/3/2016 Hội thi” Rung chuông vàng” ngày 26/3/2017! * Giải pháp 5: Chỉ đạo tổ chức có hiệu quả các giờ chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần: * Đối với tiết chào cơ đầu tuần: Tiết chào cờ đầu tuần là tiết sinh hoạt tập thể với qui mô toàn trường nên phải được chuẩn bị tốt, thực hiện nghiêm túc, bài bản để mang lại hiệu quả giáo dục. Ngoài việc Đội, Ban giám hiệu nhà trường đánh giá, nhận xét, xếp loại thi đua trong tuần và triển khai kế hoạch trọng tâm tuần mới thì sáng thứ 2 chào cờ đầu tuần thường được tổ chức kết hợp các hoạt động khác của Đội như: kết nạp Đội, ủng hộ nhân đạo, tuyên truyền,tuyên dương, khen thưởng , trả lời nhanh câu hỏi theo chủ đề, hát, đọc thơ (theo chủ đề hoạt động trong tháng. Chính vì thế, sáng thứ 2 đầu tuần là hoạt động NGLL mà tất cả học sinh mong đợi. Các em háo hức tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chủ đề trong tuần, trong tháng. Nhờ đó mà kiến thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày trước đám đông được cảu các em được rèn luyện. Lễ kết nạp Đội sáng thứ 2 đầu tuần, Giao lưu với trung tâm nghệ thuật tình thương, ủng hộ nhân đạo. * Đối với tiết sinh hoạt lớp cuối tuần: Mỗi tuần có một tiết sinh hoạt lớp vào cuối tuần với mục tiêu đánh giá lại một tuần hoạt động của lớp. Thực hiện tiết sinh hoạt lớp cần đảm bảo: - Giáo viên phải thực hiện đúng qui trình giờ sinh hoạt. Rèn được kĩ năng tự quản của học sinh. - Phát huy vai trò năng lực chỉ đạo, tổ chức và điều hành lớp của ban cán sự lớp. - Tạo không khí vui tươi, cởi mở giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh. - Khuyến khích học sinh tự đưa ra những đánh giá nhận xét về bản thân, về bạn bè, về tổ lớp với việc tham gia vào hoạt động học tập và sinh hoạt ngoại khóa trong tuần. - Dành thời gian cuối giờ để tổ chức một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trò chơi học tập, vui chơi thư giãn, để học sinh được giao lưu tư tưởng, trao đổi tâm tư, nguyện vọng, Tiết sinh hoạt cuối tuần có vai trò quan trọng , GVCN giúp học sinh lớp mình điều chỉnh lại hành vi, nhân rộng điển hình, đồng thời hình thành một số kĩ năng cho học sinh, tạo mối quan hệ đoàn kết,xây dựng sức mạnh tập thể. Vì thế GVCN không được tiến hành qua loa đại khái, phải có biên bản, nộp lại cho TPT để TPT đánh giá tổng thể toàn trườngBan giám hiệu thường xuyên tham dự sinh hoạt lớp để nắm bắt tình hình từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bồi dưỡng Giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ ban cán sự lớp. Lớp trưởng điều hành sinh hoạt lớp. Sinh hoạt lớp: tổ chức tết trung thu cho học sinh, tập múa hát. * Giải pháp 6: Thường xuyên thực hiện tốt công tác động viên khen thưởng : Công tác động viên khen thưởng tạo ra động lực thi đua, phấu đấu, đặc biệt là với học sinh tiểu học: các em thích được khen, được thưởng nhất là được khen thưởng dưới cờ. Vì vậy để khích lệ phong trào thì việc động viên khen thưởng là không thể thiếu, cho dù là bất kì hoạt động nào, phần thưởng dù là nhỏ cũng cần kịp thời động viên. Muốn vậy, ngay từ đầu năm học, nhà trường kêu gọi xây dựng quỹ khuyến học, kêu gọi sự hỗ trợ đóng góp từ CMHS, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp. Mỗi năm nhà trường huy động được khoảng 50 triệu đồng dành cho công tác khen thưởng. Nguồn quỹ trên dùng để khen thưởng chủ yếu cho học sinh: -Học sinh xuất sắc trong từng tháng, học sinh có nhiều cố gắng trong học tập. -Học sinh đạt giải các kì thi các cấp. Ban giám hiệu nhà trường phát thưởng cho học sinh đạt giải trong hội thi rung chuông vàng tháng 3. Đồng chí hiệu trưởng, đồng chía bí thư Đoàn Thị Trấn phát thưởng học sinh suất sắt cháu ngoan Bác Hồ cấp tỉnh, cấp huyện. *Giải pháp 7. Làm tốt công tác tham mưu, huy động cộng đồng để xây dựng các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục NGLL. Bất cứ một hoạt động nào cũng đều cần có những điều kiện để hoạt động đó được triển khai đạt hiệu quả. Với hoạt động giáo dục NGLL cần xây dựng đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây: - Xây dựng hệ thống các qui định, tiêu chí phục vụ cho hoạt động giáo dục NGLL (qui định về nề nếp, tiêu chí đánh giá thi đua) - Tăng cường CSVC, trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động giáo dục NGLL: sân chơi, bãi tập, dụng cụ TDTT, nhạc cụ, sách tham khảo,loa đài, băng đĩa, máy chiếu, nối mạng WiFi, tiến tới xây dựng thư viện điện tử để phục vụ việc tra cứu các tư liệu, tài liệu của giáo viên - Xây dựng mẫu thiết kế chung giáo án hoạt động giáo dục NGLL và nộidung bắt buộc cho từng hoạt động của từng tháng để dùng cho toàn khối, toàn trường. - Xây dựng phòng truyền thống để giáo dục truyền thống nhà trường cho học sinh, phục vụ một số hoạt động giáo dục như: Chủ đề của tháng 9,11,1,4,5. - Tổ chức trồng cây xanh hằng năm để tạo môi trường sư phạm “ Xanhsạch-đẹp”, giáo dục lao động qua việc trồng và chăm sóc các bồn hoa, cây xanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxSKSK HƯƠNG.docx