Đề tài Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại

 

Lời mở đầu - 1 -

PHẦN I - 3 -

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG LÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH PHÁT TRIỂN. - 3 -

1.Quan điểm cơ bản về vốn lưu động. - 3 -

1.1. Khái niệm: - 3 -

1.2. Các cách phân loại vốn lưu động. - 6 -

1.3.Vai trò của vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh. - 8 -

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động của Doanh nghiệp . - 9 -

2.1. Nhân tố khách quan. - 9 -

2.2. Nhân tố chủ quan. - 9 -

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - 11 -

3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - 11 -

3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - 11 -

4. Phương pháp xác định vốn lưu động ở các khâu. - 15 -

4.1. Đối với khâu dự trữ. - 15 -

4.2. Đối với khâu sản xuất. - 16 -

4.3. Đối với khâu lưu thông. - 17 -

5. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại các Doanh nghiệp. - 18 -

PHẦN II - 20 -

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI. - 20 -

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG. - 20 -

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. - 20 -

2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức. - 24 -

 3. Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty. - 29 -

 3. Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty. - 30 -

4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty. - 32 -

4.1. Tính chất và nhiệm vụ kinh doanh. - 32 -

4.2.Đặc điểm mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam. - 32 -

4.3. Đặc điểm về lao động của Công ty. - 34 -

4.4. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật. - 35 -

4.5.Thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam. - 36 -

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY. - 38 -

1. Phân tích công tác xây dựng kế hoạch vốn lưu động. - 38 -

2. Phân tích tình hình vốn lưu động. - 41 -

3. Phân tích kết quả kinh doanh trong 3 năm 2001- 2003 của Công ty. - 43 -

4. Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả. - 46 -

5. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. - 50 -

5.1. Những thành tích đạt được. - 50 -

5.2. Những tồn tại cần hoàn thiện. - 51 -

5.3. Những nguyên nhân dẫn tới tồn tại trên. - 52 -

PHẦN III - 55 -

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY. - 55 -

1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. - 55 -

2. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. - 57 -

2.1. Cần chủ động trong việc lập kế hoạch và sử dụng vốn lưu động. - 57 -

2.2. Biện pháp quản lý tiền mặt. - 58 -

2.3.Tăng cường năng lực tài chính - 59 -

2.4. Giải pháp quản lý các khoản phải thu - 60 -

2.5. Tiết kiệm tối đa chi phí. - 61 -

2.6. Hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao năng lực trình độ kinh nghiệm của cán bộ quản lý. - 62 -

3. Kiến nghị với nhà nước và đơn vị chủ quản. - 63 -

3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty. - 63 -

3.2. Kiến nghị với Nhà nước. - 64 -

Kết luận - 65 -

Tài liệu tham khảo - 66 -

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh kinh doanh của trung tâm và chỉ chịu sự quản lý, giám sát của giám đốc. b. Các phòng ban Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty, các chi nhánh của Công ty và trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ về các mặt sau: - Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương - Soạn thảo các nội quy, quy chế quản lý, các quyết định công văn chỉ thị - Điều động, tuyển dụng lao động . - Giả quyết các chế độ chính sách. - Công tác hồ sơ nhân sự . Phòng tài chính kế toán ( gọi tắt là tài vụ ): Tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán, thống kê và tài chính ,cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định của ban lãnh đạo Công ty . Phòng kế hoạch kinh doanh : Tham mưu cho giám đốc các công tác như các kế hoạch tổng hợp ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch tác nghiệp . Phòng khảo sát thiết kế : Đây là phòng tạo ra doanh thu trực tiếp cho Công ty vì do đặc thù kinh doanh của Công ty là: Tư vấn đầu tư và môi giới phát triển công nghiệp đóng tàu, khoa học kĩ thuật chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực thuỷ, tư vấn xây dựng thuộc lĩnh vực công nghiệp đóng tàu . Đảm nhận các công việc thuộc lĩnh vực kĩ thuật, khoa học công nghệ của Công ty. c. Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ : Trung tâm có cơ cấu tổ chức quan hệ trực tuyến trong phạm vi nội bộ và quan hệ tham mưu với các bộ phận khác của Công ty. Trung tâm chịu sự quản lý của ban lãnh đạo trung tâm. Tuy nhiên do trung tâm có hình thức kinh doanh là hạch toán nội bộ tự trang trải chi phí hoạt động của mình do dó Công ty chỉ có nhiệm vụ giám sát và tạo mọi điều kiện cho trung tâm còn các quyết định của trung tâm đều do ban lãnh đạo trung tâm trực tiếp và chịu trách nhiệm trước các quyết định đó. Giám đốc trung tâm (đồng thời là phó giám đốc Công ty): Phụ trách chung mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời xem xét đến sự phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của toàn Công ty. Phó giám đốc trung tâm: Phụ trách tham mưu cho giám đốc trong các hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm và trực tiếp điều hành khi giám đốc vắng mặt . Bộ phận kinh doanh: Trực tiếp tổ chức kinh doanh các mặt hàng của trung tâm và tiêu thụ hàng hoá . Bộ phận kế toán: Quản lý vốn, giám sát hoạt động kinh doanh thông qua tổ chức công tác thống kê hoạch toán chính xác, kịp thời, đầy đủ, xác định lỗ lãi kinh doanh, tổ chức vay vốn, thanh toán với ngân sách nhà nước, ngân hàng, khách hàng và nhân viên trung tâm, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định ban lãnh đạo trung tâm. Bộ phận nhân sự : có chức năng quản lý lao động của trung tâm về lương, về chất lượng, tổ chức các hoạt động phục vụ cán bộ nhân viên cũng như tiếp khách tới làm việc với trung tâm. d. Các chi nhánh: Công ty có ba chi nhánh tại Miền Trung, Hải Phòng, Thành phố HCM. Các chi nhánh này hoạt động theo đăng kí kinh doanh của Công ty và theo phương pháp hạch toán độc lập và chỉ chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ tham mưu từ Công ty. Tóm lại Công ty tư vấn đầu tư và thương mại có bộ máy rất gọn nhẹ là do Công ty là đơn vị mới thành lập và do đặc thù kinh doanh của Công ty và quan điểm của ban lãnh đạo Công ty là tinh giảm bộ máy tới mức tối thiểu nhưng hiệu quả công việc phải tối đa để mang lại lợi nhuận cao nhất. Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 50 người, trong đó trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ có 12 cán bộ công nhân viên. Nhân viên trong Công ty với hơn 90% là trình độ đại học và trên đại học, hầu hết là biết một ngoại ngữ và có một số còn biết hai ngoại ngữ. Các nhân viên có điểm mạnh là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, trẻ, năng động, thích ứng nhanh nhậy với sự biến động của thị trường. Các cán bộ lòng cốt và ban lãnh đạo Công ty đều có kinh nghiệm do hoạt động trong nhiều năm ở tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ rất quen thuộc với lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Có thể thấy Công ty có một cơ cấu tổ chức rất phù hợp với đặc điểm quy mô và lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của mình. Một cơ cấu trực tuyến – chức năng rất phù hợp cho loại hình kinh doanh với quy mô Doanh nghiệp nhỏ và hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và thương mại. Cơ cấu này giúp cho ban lãnh đạo Công ty, ban lãnh đạo trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ, trưởng đại diện các chi nhánh có các quyết định kịp thời, nhanh chóng trong kinh doanh tạo lợi thế cho tận dụng các cơ hội kinh doanh và lợi thế cạnh tranh với các Doanh nghiệp khác. Cơ cấu tổ chức tại Công ty tư vấn đầu tư và thương mại có một đặc điểm là việc hạch toán nội bộ tự trang trải chi phí tại trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ và ba chi nhánh của Công ty là một hình thức rất tốt cho việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị này. Ngoài ra Công ty tư vấn đầu tư và thương mại có quan hệ đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới rất khăng khít, đoàn kết, tạo nên phong cách làm việc riêng của Công ty và được coi là điểm mạnh của Công ty. Toàn bộ cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Chú thích : Quan hệ trực tuyến …………….. Quan hệ tham mưu Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Hải Phòng PGĐ Công ty Kiêm GĐ Trung tâm PGĐ Trung tâm Bộ phận kinh doanh Bộ phận kế toán Bộ phận Nhân sự Chi nhánh Miền Trung Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ Giám đốc Phó GĐ Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng khảo sát thiết kế Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. 3. Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty. Để phân tích và đánh giá được xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam phải quan tâm tới môi trường kinh doanh mà các Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. + Môi trường tự nhiên dân cư : Với đặc điểm địa lý nhiều sông ngòi, đường biển dài là điều kiện thuận lợi cho phát triển của thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ. + Môi trường công nghệ kỹ thuật phát triển, nền kinh tế tri thức được đề cao, công nghệ thông tin được chú trọng...góp phần vào sự ra đời và phát triển của các nhóm sản phẩm thuộc nhóm thiết bị thuỷ có tính năng mới, sản lượng tăng và hiện đại hoá công nghiệp đóng tàu Việt Nam. + Môi trường chính trị luật pháp : Trước những diễn biến của nền kinh tế thị trường làm cho các chính sách của Nhà nước có nhiều thay đổi về qui định xuất nhập khẩu, thuế quan, các thủ tục hành chính. Đây là điều kiện cho các Doanh nghiệp phát triển đồng thời cũng là đe doạ. + Môi trường kinh tế : Ngày nay xu hướng mở cửa, quốc tế hoá kéo theo sự cạnh tranh tự do với các đối thủ, nguồn hàng đòi hỏi Công ty phải có tầm nhìn, đón bắt được các cơ hội. Việc Nhà nước ta giữ vững được sự ổn định của nền kinh tế như tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái được giữ ổn định là điều kiện tốt cho các Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tính và thanh toán theo ngoại tệ. Nhìn nhận xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ phải xem xét tới khía cạnh thực tế. Xu hướng phát triển mở rộng thị trường này thể hiện ở việc khuyến khích của Nhà nước về nền kinh tế biển. Trước đây vào thời kỳ chuyển đổi của nền kinh tế, kinh tế biển và nền công nghiệp đóng tàu dường như bị lãng quên. Hiện nay Nhà nước ta đã có sự đánh giá lại và khuyến khích sự lớn mạnh của kinh tế biển. Kéo theo sự phát triển nhanh dần của ngành công nghiệp tàu thuỷ làm cho nhu cầu của thị trường thiết bị thuỷ tăng tạo xu hướng phát triển của thị trường. Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại đóng vai trò là trung gian, cung cấp các thiết bị vật tư cho các đơn vị có nhu cầu có cơ hội về một thị trường đang có tiềm năng. Để đưa ra ví dụ minh hoạ cho cơ hội phát triển của ngành công nghiệp tàu thuỷ ta có thể xem bảng số liệu dưới đây: Năm Tàu thuyền gắn máy trở hàng Tàu thuyền gắn máy trở khách Số lượng ( Chiếc ) Tải trọng ( Tấn) Số lượng ( Chiếc) Tải trọng (Tấn) 1990 492 600.580 147 3.311 1995 527 641.850 270 9.456 1998 644 704.594 348 10.190 ( Trích từ nguồn : Số liệu thống kê kinh tế xã hội Việt Nam) Bảng 1: Số liệu phản ánh số phương tiện vận tải đường biển Việt Nam. Từ bảng số liệu trên cho thấy số tàu thuyền đang hoạt động tại đường biển Việt Nam quản lý tăng lên nhiều cả về số lượng và tải trọng. Mà phần lớn các phương tiện này đều thuộc quản lý của các Bộ, ngành Việt Nam đều do chính các Công ty sửa chữa và đóng tàu thuộc Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đóng mới và bảo dưỡng. Điều này hứa hẹn cho các Công ty thương mại lĩnh vực công nghiệp về mặt hàng thiết bị thuỷ có nhiều cơ hội. Năm 1999 bản thân Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại tham gia thành lập tổng dự toán trình Tổng Công ty và Bộ GTVT để đưa sang giai đoạn xây dựng của các dự án nâng cấp cải tạo trong đó có các Công ty đóng tàu 76, Nha Trang, Bến Thuỷ, Sông Cấm, Tam Bạc, Bến Kiền, Bạch Đằng, Công ty Hồng Hà thuộc Tổng cục hậu cần. Đến năm 2000 tiếp tục tiến hành các dự án trên và bổ sung thêm các dự án Công ty đóng tàu Sông Hàn, Công ty vận tải biển 3, Công ty sửa chữa tàu biển Nam Triệu, Công ty cơ khí công nghiệp và phá dỡ tàu cũ. Từ những phân tích và các con số kể trên cho thấy Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại đang tồn tại trong thị trường tiềm năng cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng cũng luôn nhận thức rằng thị trường đó hứa hẹn rất nhiều cạnh tranh gay gắt vừa tạo cơ hội vừa gây đe doạ với bất kỳ Công ty kinh doanh nào hoạt động trong thị trường. 4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty. 4.1. Tính chất và nhiệm vụ kinh doanh. Công ty tư vấn đầu tư và thương mại được thành lập không phải hoạt động sản xuất sản phẩm mà có chức năng và nhiệm vụ chính là: - Tư vấn xây dựng và môi giới phát triển công nghệ đóng tàu - Dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực tàu thuỷ. - Dịch vụ cung cấp thiết bị thuỷ- vật tư - Đào tạo và xuất khẩu lao động trong ngành công nghiệp tàu thuỷ. Cho đến nay Công ty đã và đang thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Điều đó dẫn đến kết quả về hoạt động kinh doanh của Công ty luôn được giữ vững và phát triển vững chắc. Công ty cần tận dụng hết những cơ hội của mình để phát triển hơn nữa trong tương lai. 4.2.Đặc điểm mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam. * Là sản phẩm công nghiệp. Mặt hàng thiết bị thuỷ được sản xuất bởi các nhà sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước. Tiếp đó được nhà tiêu dùng công nghiệp mua về để phục vụ cho hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm mới . Khách hàng có thể là các nhà sản xuất thiết bị gốc mua mặt hàng này về nhằm kết hợp sản xuất và sửa chữa các phươg tiện vận tải đường thuỷ, mặt hàng thiết bị thuỷ sẽ là bộ phận cấu thành. Cũng có thể mặt hàng này được mua bởi các khách hàng mua về để phục vụ cho quá trình sản xuất tức là trở thành công cụ sản xuất công nghiệp tuy nhiên với mặt hàng thiết bị thuỷ thì số này chiếm phần không đáng kể trong khách hàng. - Mặt hàng thiết bị thuỷ đòi hỏi các hiểu biết về kỹ thuật phức tạp như vận hành, lắp đặt, yêu cầu có bảo dưỡng cao về độ chính xác và tính đồng bộ . Ngoài ra giá trị đơn chiếc là lớn do đó khối lượng thanh toán tiền hàng nhiều . Khi tiến hành giao dịch buôn bán chịu hảnh hưởng của mua đa phương thông qua các Công ty mua, thời gian đàm phán kéo dài. - Mặt hàng thiết bị thuỷ chủ yêú phục vụ cho các khách hàng công nghịêp có tính chất tập trung theo khu vực địa lý. Thật vậy các khách hàng mua mặt hàng này là các đơn vị tổ chức có chức năng về đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền tập trung tại các khu công nghiệp lớn gần cảng sông, cảng biển ở Việt Nam như Hải Phòng, Thành Phố HCM và một số tỉnh Miền Trung. * Là mặt hàng chủ yếu nhập từ nước ngoài. Hầu hết các mặt hàng thiết bị thuỷ đều có nguồn gốc từ nước ngoài. Điều này xuất phát từ yêu cầu của khách hàng về mức chất lượng cao mà các Công ty sản xuất trong nước không thể đáp ứng được. Mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh có rất nhiều loại được mua từ nước ngoài về. Khách hàng mua về để lắp đặt, thay thế cho các phương tiện đường thuỷ thành bộ phận của sản phẩm mới. Chẳng hạn như : máy bơm, máy ép thuỷ lực, van, chân vịt, thép, đóng vỏ tàu, máy thuỷ... Đặc điểm này yêu cầu cán bộ nhân viên của Công ty ngoài trình độ chuyên môn về thiết bị thuỷ còn phải có trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng khi giao dịch và kí kết các hợp đồng nhập khẩu hàng từ nước ngoài. 4.3. Đặc điểm về lao động của Công ty. Phân loại Năm 2003 Số lượng % 1. Tổng lao động 50 100 2.Theo giới tính: - Nam - Nữ 33 17 66 34 3.Theo trình độ: - Trên đại học - Đại học - Cao đẳng 12 33 5 24 66 10 4.Theo độ tuổi: - Dưới 30 tuổi - 30- 49 tuổi - 50- 60 tuổi 13 28 9 26 56 18 Bảng 2 : Cơ cấu lao động của Công ty. Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu và đây cũng là điểm mạnh của Công ty. Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 50 người, trong đó trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ có 12 cán bộ công nhân viên. Công ty có đội ngũ lao động có trình độ cao thể hiện ở trình độ đại học và trên đại học chiếm 90%. Độ tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên thấp, điều này tạo ra sự năng động, linh hoạt, sáng tạo và có ý chí vươn lên, chấp nhận mạo hiểm để hoàn thành tốt công việc. Công ty đã kết hợp lao động trẻ với một số nhân viên lớn tuổi hơn. Các nhân viên thuộc Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại có kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh mặt hàng thiết bị thuỷ. Đó là sự hiểu biết về sản phẩm, giá cả, phân phối, tìm nguồn hàng... Kết hợp được kinh nghiệm, sự nhiệt tình và trình độ chuyên môn Ban lãnh đạo Công ty đã phát huy điểm mạnh về nhân sự để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn kịp thời. Điều này hiện tại cũng như trong tương lai góp một phần đáng kể cho hoat động kinh doanh của Công ty đạt kết quả tốt. 4.4. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật. Theo quyết định 139/TCT ngày 24-4-1996 của Tổng giám đốc Tổng Công ty công nghiêp tàu thuỷ Việt Nam, Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại được sử dụng diện tích 700m2 làm trụ sở văn phòng tại 120B Hàng Trống, Hà Nội. Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc giao dịch cũng như điều hành tới các khu vực khác. Ngoài ra Công ty còn đầu tư rất nhiều vốn để mua sắm trang thiết bị văn phòng hiện đại phục vụ cho quá trình làm việc và giao dịch trong và ngoài nước như máy fax, máy điện thoại, máy vi tính, máy scanner, điều hoà, máy phôtôcopy, ... hiện đại, đáp ứng tốt cho công việc kinh doanh. Phân loại máy móc thiết bị Số lượng ( chiếc) 1.Máy Phôtôcopy 5 2. Máy điện thoại 20 3.Máy vi tính 30 4.Máy Fax 2 5.Máy scanner 2 6.Máy điều hoà 10 Bảng 3: Phân loại máy móc thiết bị. Trang thiết bị do liên tục được đầu tư, nâng cấp đổi mới theo hướng hiện đại hoá, nên hầu hết trang thiết bị của Công ty đều tương đối hiện đại. Với số lượng máy móc thiết bị hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty. 4.5.Thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam. Thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ là thị trường công nghiệp, sản phẩm có ít người mua, khách hàng mua với số lượng lớn và cụ thể. Thị trường này đươc các nhà chuyên môn coi là thị trường “dọc” bở hai lý do: - Thị trường rất hẹp : Khách hàng trên thị trường này chỉ giới hạn trong ngành nghề là đóng mới và sửa chữa tàu thuyền thuộc Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và một số đơn vị thuộc Bộ thuỷ sản và Hải quân. - Thị trường rất sâu : Thể hiện là các đơn vị có nhu cầu đóng mới, sửa chữa tàu đều sử dụng mặt hàng này để phục vụ cho sản xuất của đơn vị. * Cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam. Nhu cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ xuất phát từ việc phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ và ngành đánh bắt thuỷ sản tại Việt Nam. Đặc điểm địa lý tự nhiên của Việt Nam với bờ biển dài 3260km từ Bắc xuống Nam có tới 73 cảng biển lớn nhỏ, hệ thống sông ngòi dày đặc với 2560 con sông, mật độ trung bình từ 0,5 - 1km lại gặp một con sông và cứ 25km lại gặp một cửa sông. Đây quả là một điều kiện lý tưởng cho việc phát triển giao thông vận tải thuỷ và đánh bắt thuỷ sản. Do đó nhu cầu mặt hàng thiết bị thuỷ để phục vụ cho đóng mới và sửa chữa tàu thuyền là rất lớn. Nhu cầu mặt hàng thiết bị thuỷ còn liên quan đến đặc điểm của thị trường từng khu vực. Điều này thể hịên rõ ở các Công ty công nghiệp, đầu mối giao thông đường sông và các cảng biển thì khách hàng của mặt hàng này tập trung nhiều cả về số lượng và qui mô hàng. Có thể nhận xét rằng cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ của Việt Nam co xu hướng tăng lên từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế. Trong tương lai cầu về mặt hàng này sẽ ngày càng tăng khi mà sự giao lưu buôn bán của nứơc ta với các nước trên thế giới ngày càng phát triển và chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc phát triển kinh tế biển. * Cung về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam. Tham gia vào thị trường cung ứng thiết bị thuỷ tại Việt Nam có rất nhiều đơn vị tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên cần phải thừa nhận rằng các nhà sản xuất nội địa Việt Nam còn chưa nhiều, các sản phẩm loại này sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu khách hàng và sản phẩm loại này còn ít. Do vậy các khách hàng, tổ chức có nhu cầu thường yêu cầu các loại máy nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu chịu sự qui định chặt chẽ của Chỉnh Phủ về thuế quan và các qui định thủ tục nhập khẩu. Trong điều kiện kinh tế mở, nhập khẩu những hàng hoá này là cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu của ngành công nghiệp tàu thuỷ cũng như nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế. Số lượng các nhà cung ứng các sản phẩm nhập khẩu thiết bị thuỷ để bán trên thị trường Việt Nam là rất lớn gồm : Bản thân các nhà sản xuất nước ngoài với các đại diện và chi nhánh của họ tại Việt Nam. Các Công ty nhập khẩu của Việt Nam được sự cho phép của Chính phủ nhập loại hàng trên, các Công ty có thể trong và ngoài Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ so với Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại. II. Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Phân tích công tác xây dựng kế hoạch vốn lưu động. Trong kế hoạch hằng năm, Công ty cần chú ý đến việc xác định nhu cầu vốn lưu động để từ đó có kế hoạch huy động các nguồn vốn, đảm bảo quá trình kinh doanh của Công ty được tiến hành thường xuyên liên tục, tránh được sự lãng phí giúp Công ty chủ động trong việc huy động vốn lưu động nhằm tăng được số lần luân chuyển vốn lưu động trong từng thời kỳ đồng thời làm giảm được số lần luân chuyển vốn lưu động. Việc xác định đúng nhu cầu về vốn lưu động trên thực tế có thể gặp nhiều khó khăn do sự biến động của giá cả thị trường. Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên cơ cấu vốn lưu động của Công ty luôn cao hơn vốn cố định, chiếm gần 90% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Điều này nói lên rằng vai trò của vốn lưu động đối với kết quả kinh doanh là đặc biệt quan trọng. Vì vậy xây dựng kế hoạch vốn lưu động là bước đi cần thiết để quản lý có hiệu quả. Bên cạnh đó việc lập kế hoạch của công ty có những điểm khác biệt rõ nét so với nhiều công ty sản xuất hay công ty hoạt động thương mại khác. Đặc biệt là trong công tác xây dựng kế hoạch vốn lưu động. Ban lãnh đạo Công ty phải căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch vốn lưu động của năm báo cáo và dự báo bán hàng năm kế hoạch, các hợp đồng kinh tế được ký kết và trên cơ sở doanh thu dự kiến tức là các mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới để xây dựng nên kế hoạch vốn lưu động hàng năm. Ngoài ra ban lãnh đạo còn phải cân nhắc, tính toán để xác định được một cách chính xác nhất nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, để có thể lựa chọn các phương pháp, hình thức huy động vốn sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất bởi vốn tự có hay nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là rất ít. Từ đó công ty sẽ liệt kê ra các nguồn vốn có thể vay như từ ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính, từ quỹ hỗ trợ… Tuy nhiên điều này lại phụ thuộc vào hạn mức tín dụng ngân hàng đặt cho các doanh nghiệp vì vậy lượng vốn vay sẽ không được nhiều. Đây cũng là một trong những khó khăn của công ty. Trong trường hợp nếu không đủ thì công ty phải tìm thêm các nguồn khác để bù đắp cho đủ lượng thiếu hụt chẳng hạn như vốn chiếm dụng của khách hàng, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên…Từ đó sẽ khuyến khích được họ cống hiến hết mình cho công ty cũng như quyết tâm tạo hiệu quả kinh doanh cao bởi khi đó họ sẽ nhận được phần lợi nhuận tương ứng với sự phát triển của công ty. Dưới đây là tình hình tài sản lưu động của công ty từ năm 2001- 2003: ( Đơn vị : Triệu đồng) STT TSLĐ Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 ĐK CK ĐK CK ĐK CK I Vốn bằng tiền : 952 1202 1202 1134 1134 1395 1 Tiền mặt 251 370 370 237 237 327 2 Tiền gửi NH 445 541 541 620 620 780 3 Tiền đang chuyển 256 291 291 277 277 288 II Các khoản phải thu 1233 1271 1271 1596 1596 1827 1 Phải thu của khách hàng 1054 1175 1175 1405 1405 1719 2 Phải thu nội bộ 27 19 19 15 15 10 3 Trả trước cho người bán 152 77 77 176 176 98 III Hàng tồn kho : 4856 4638 4638 5057 5057 5209 1 Hàng mua đang đi đường 3914 4152 4152 4709 4709 4899 2 Hàng tồn kho 415 327 327 217 217 280 3 Hàng gửi bán 527 159 159 131 131 30 IV Vốn lưu động khác 927 1579 1579 2003 2003 1824 Tổng cộng : 7968 8690 8690 9790 9790 10255 2. Phân tích tình hình vốn lưu động. Bảng 4 : Cơ cấu vốn lưu động của Công ty ( Đơn vị : Triệu đồng ) Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 So sánh 02/01 So sánh 03/02 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % I.Vốn bằng tiền : 1202 13,83 1134 11,58 1395 13,60 - 68 - 5,66 261 23,02 1.Tiền mặt 370 4,26 237 2,42 327 3,27 - 133 - 35,95 90 37,97 2.Tiền gửi NH 541 6,23 620 6,33 780 7,61 79 14,60 160 25,81 3.Tiền đang chuyển 291 3,35 277 2,83 288 2,81 - 14 - 4,81 11 3,97 II.Các khoản phải thu 1271 14,63 1596 16,30 1827 17,82 325 25,57 231 14,47 1.Phải thu của KH 1175 13,52 1405 14,35 1719 16,76 230 19,57 314 22,35 2.Phải thu nội bộ 19 0,22 15 0,15 10 0,10 - 4 - 21,05 -5 - 33,33 3.Trả trước người bán 77 0,89 176 1,98 98 0,96 99 128,57 - 78 - 44,32 III. Hàng tồn kho : 4638 53,37 5057 51,65 5209 50,79 419 9,03 152 3,01 1.Hàng mua đang đi đường 4152 47,78 4709 48,10 4899 47,77 557 13,42 190 4,03 2.Hàng tồn kho 327 3,76 217 2,22 280 2,73 - 110 - 33,64 63 29,03 3.Hàng gửi bán 159 1,83 131 1,34 30 0,29 - 28 - 17,61 - 101 - 77,10 IV.Vốn lưu độngkhác 1579 18,17 2003 20,46 1824 17,79 424 26,85 - 179 - 8,94 1.Tạm ứng 1579 18,17 2003 20,46 1824 17,79 424 26,85 - 179 - 8,94 Tổng cộng : 8690 100 9790 100 10255 100 1100 12,66 465 4,75 ( Nguồn : Phòng kinh doanh ) Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn tự có của công ty là rất ít mà hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay từ ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, từ các quỹ hỗ trợ…Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Công ty đã chuyển biến tốt bởi số tài sản lưu động của Công ty đã được huy động tăng thêm qua các năm. Cụ thể năm 2001 tổng vốn lưu động là 8.690 triệu đồng đến năm 2002 là 9.790 triệu đồng, tăng lên 1.100 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 12,66%. Năm 2003 vốn lưu động tiếp tục tăng đạt 10.255 triệu đồng, cao hơn năm 2002 là 465 triệu đồng với tỷ lệ 4,75%. Điều này cho thấy kết quả kinh doanh khả quan làm cho vốn của công ty không ngừng tăng lên. Sau đây chúng ta đi phân tích từng khoản mục để biết rõ hơn về cơ cấu tài sản lưu động của Công ty: - Lượng vốn bằng tiền của Công ty chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng tài sản lưu động chỉ chiếm 13,83% trong năm 2001 và giảm xuống 11,58% trong năm 2002. Năm 2003 tăng không đáng kể là 13,60%. Điều này làm giảm tính chủ động của Công ty trong việc kinh doanh và khả năng thanh toán. Đây cũng chính là một trong những điểm yếu của công ty. - Năm 2001, các khoản phải thu chiếm 14,63% , năm 2002 là 16,30% tăng hơn 1,67% so với năm 2001 và trong năm 2003 lại tăng lên 17,82%. Nguyên nhân chính là do hàng bán cho khách hàng chưa thanh toán còn các khoản phải thu nội bộ và trả trước cho người bán là không đáng kể. Do đặc trưng của mặt hàng thiết bị thuỷ, khách hàng không trả hết tiền hàng trong một lần mà thường nợ lại Công ty. Nên tăng doanh thu cũng dẫn đến việc tăng các khoản phải thu. Bên cạnh đó việc các khoản phải thu tăng và chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu tài sản lưu động chứng tỏ vốn của Công ty bị chiếm dụng nhiều. Vì vậy công ty cần phải quản lý tốt các khoản phải thu để vừa khuyến khích được người mua hàng, vừa tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. - Hàng tồn kho trong năm 2001 chiếm tỉ trọng 53,37% trong tổng tài sản lưu động, năm 2002 đã giảm xuống còn 51,65% và năm 2003 là 50,79%. Đối với mặt hàng thiết bị thuỷ thì hầu hết thường không có sẵn trên thị trường mà phải đặt hàng từ nhà sản xuất. Sau khoảng thời gian từ 1 đến 6 tháng thì có hàng. Và đơn hàng thực hiện cũng phải từ 1 đến vài tháng mới có hàng giao. Vì vậy hàng hoá tồn kho rất ít nhiều khi không có sẵn trong kho mà chủ yếu là hàng mua đang đi đường. - Cuối cùng ta đi xét tài sản lưu động khác của Công ty : Lượng tài sản này chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong cơ cấu tài sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0062.doc
Tài liệu liên quan