Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I : Vai trò, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp 2

I. Vai trò và mục đích của tiêu thụ sản phẩm 2

1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm. 2

2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm . 2

3. Mục đích của tiêu thụ sản phẩm 3

II. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm 4

1. Nghiên cứu thị trường 4

2. Xây dựng kế hoạch và phương án tiêu thụ sản phẩm 10

3. Xây dựng các điều kiện vật chất để thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 15

4. Quản lý và đánh giá hoạt động tiêu thụ 27

III. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm 28

1. Nhân tố khách quan 28

2. Nhân tố chủ quan 32

Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây 37

I. Khái quát quá trình hình thành phát triển của công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây 37

1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 37

2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: 39

II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 44

III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua

IV. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian vừa qua: 59

1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 59

2. Phân tích một số ảnh hưởng đối với công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. 63

V. đánh giá chung về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây 66

1. Những thành tựu đạt được 66

2. Những mặt tồn tại 67

Chương III : một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây 69

I. Phương hướng đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty: 69

II. Một số giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty: 70

1. Hoàn thiện chính sách giá cả: 70

2. Hoàn thiện chính sách phân phối: 74

3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng: 76

Kết luận 80

Tài liệu tham khảo 81

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tại kinh doanh trên thị trường so với các đối thủ khác. Để có được chiến lược cạnh tranh đúng đắn các doanh nghiệp phải biết được các trạng thái cạnh tranh của thị trường mà trong đó doanh nghiệp đang và sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Có 4 trạng thái thị trường cần nghiên cứu khi nói về vấn đề này: Trạng thái thị trường cạnh tranh thuần tuý: Có rất nhiều đối thủ với quy mô nhỏ và có sản phẩm đồng nhất (đồng nhất). Doanh nghiệp định giá theo thị trường và không có khả năng tự đặt giá. Trạng thái thị trường cạnh tranh hỗn tạp: Có một số đối thủ có quy mô lớn so với quy mô của thị trường đưa ra bán sản phẩm đồng nhất cơ bản. Gía được xác định theo thị trường đôi khi có khả năng điều chỉnh giá của doanh nghiệp. Trạng thái thị trường cạnh tranh độc quyền: Có một ít đối thủ quy mô lớn (nhỏ) đưa ra bán những sản phẩm khác nhau (không đồng nhất) dưới con mắt của khách hàng. Doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh giá nhưng không hoàn toàn tuỳ ý mình bởi tuy cố gắng kiểm soát được một thị trường nhỏ song có khả năng thay thế. Trạng thái thị trường độc quyền: Chỉ có một doanh nghiệp trên thị trường không có đối thủ cạnh tranh, hoàn toàn có quyền định giá. 2. Nhân tố chủ quan 2.1 Yếu tố sản phẩm Sản phẩm là tham số đầu tiên trong Marketing hỗn hợp. Hiểu và mô tả đúng sản phẩm của doanh nghiệp mang ra bán trên thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống Marketing hỗn hợp ở doanh nghiệp. Xác định đúng sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ và khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng việc mô tả sản phẩm một cách chính xác và đầy đủ thường bị xem nhẹ hoặc do thói quen hoặc chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của nó trong hoạt động tiêu thụ và kinh doanh. Điều này đã dẫn đến những hạn chế về khả năng tiêu thụ cũng như hạn chế khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Để mô tả sản phẩm của mình doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách tiếp cận khác nhau: Tiếp cận và mô tả sản phẩm theo truyền thống Tiếp cận và mô tả sản phẩm theo quan điểm Marketing Việc lựa chọn cách tiếp cận nào là tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp. Nhưng đồng thời nó cũng ảnh hưởng lớn đến cách thức và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Tiếp cận sản phẩm theo truyền thống (từ góc độ người sản xuất) Với cách tiếp cận này sản phẩm của doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp thương mại) được hiểu và mô tả thông qua hình thức biểu hiện bằng vật chất (hiện vật) của hàng hoá. Ví dụ:- Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ô tô là ô tô - Sản phẩm (hàng hoá) của doanh nghiệp thương mại buôn bán ô tô là ô tô. Trong cách tiếp cận này sản phẩm được mô tả chỉ liên quan đến “hàng hoá hiện vật” hay “hàng hoá cứng” mà doanh nghiệp đang chế tạo hay kinh doanh. Các yếu tố khác có liên quan như dịch vụ, bao bì, phương thức thanh toán...trong quá trình tiêu thụ không được xác định là bộ phận cấu thành của sản phẩm mà xem như là các yếu tố bổ xung cần thiết ngoài sản phẩm. Cách tiếp cận và mô tả này có thể hạn chế định hướng phát triển sản phẩm, làm giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. b. Tiếp cận sản phẩm theo quan điểm Marketing (từ góc độ người tiêu thụ) Tiếp cận và mô tả sản phẩm từ cách nhìn của người tiêu thụ là một tiến bộ , là một bước hoàn thiện hơn trong việc mô tả sản phẩm của doanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện đại. Tiếp cận và mô tả sản phẩm theo quan điểm này xuất phát từ việc phân tích nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với khách hàng, sản phẩm đồng nghĩa với nguồn thoả mãn nhu cầu. Họ mua hàng là mua sự thoả mãn. Do vậy nên hiểu “Sản phẩm là sự thoả mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng”. Trong thường hợp này, sản phẩm không chỉ là hiện vật (hàng hoá cứng) mà còn có thể là dịch vụ (hàng hoá mềm) hoặc bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ. Nhu cầu của khách hàng có thể được đòi hỏi, thoả mãn ở những mức độ khác nhau, từ mức độ đơn giản đến mức độ cao. Khách hàng quan niệm về sản phẩm và đánh giá một sản phẩm theo yêu cầu thoả mãn của họ và liên quan đến khái niệm “chất lượng” hay “chất lượng toàn diện” của sản phẩm được đưa ra thoả mãn. Một sản phẩm tốt theo khách hàng là một sản phẩm có chất lượng “vừa đủ”. Khách hàng luôn muốn thoả mãn toàn bộ nhu cầu chứ không chỉ quan tâm đến một bộ phận đơn lẻ. Theo khách hàng, sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố vật chất (hiện vật), phi vật chất (dịch vụ) và các yếu tố khác có liên quan mà doanh nghiệp đã đưa ra để thoả mãn nhu cầu cụ thể của họ. Để bán được hàng doanh nghiệp phải thích ứng với quan điểm nhìn nhận sản phẩm của khách hàng. Và do vậy “sản phẩm của doanh nghiệp nên hiểu là một hệ thống thống nhất. Các yếu tố có liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu đồng bộ của khách hàng bao gồm sản phẩm vật chất, bao bì, nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, cách thức bán hàng” Ví dụ: Về cách nhìn của khách hàng và yêu cầu của họ đối với sản phẩm: Một cốc cà phê ở quán nước bên đường và một cốc cà phê ở trong khách sạn Metropolle ở Hà Nội là hai sản phẩm khác nhau (và vì vậy họ đã trả 2500đ/cốc cho quán nước bên đường và 28000đ/cốc cho Metropolle) Lý do: Cốc cà phê ở bên đường thoả mãn nhu cầu cơ bản là nghỉ+ giải khát (nhu cầu sinh lý bậc 1) Cốc cà phê ở khách sạn Metropolle thoả mãn đồng thời cả nhu cầu sinh lý (bậc 1), cả nhu cầu an toàn (bậc 2), nhu cầu xã hội (bậc 3) và nhu cầu cá nhân (bậc 4) của người tiêu dùng. 2.2 Bộ máy tổ chức quản lý Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu. Một hệ thống là một tập hợp các phần tử (bộ phận, chức năng, nghiệp vụ) thoả mãn 3 điều kiện: - Hoạt động của mỗi phần tử trong tập hợp có thể ảnh hưởng đến hành vi của toàn bộ tập hợp (1) - Cách thức hành động và kết quả thực hiện của mỗi phần tử trên thực tế có ảnh hưởng đến kết quả toàn bộ hệ thống nhưng không chỉ mình nó mà ít nhất phụ thuộc vào cách thức và kết quả của một phần tử khác (2) - Hệ thống luôn được hình thành bởi những phần tử đã được tập hợp thành các tập hợp con. Các tập hợp con này xuất hiện trong các tập hợp lớn với tư cách là các phần tử có tính chất (1) và (2) Tóm lại, một hệ thống là một tổng thể mà nó không thể chia cắt được thành các bộ phận có ảnh hưởng độc lập đối với nó. Và như vậy, kết quả thực hiện của một hệ thống (doanh nghiệp) không chỉ là tổng kết quả thực hiện của các bộ phận, chức năng, nghiệp vụ được xem xét riêng biệt mà nó là hàm số của những tương tác giữa chúng. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nếu bộ máy tổ chức quản lý tốt sẽ làm cho hoạt động tiêu thụ diễn ra tốt và ngược lại. 2.3 Yếu tố con người Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Kenichi Ohmae đã đặt con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh một doanh nghiệp. Chính con người với năng lực thật của mình mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ... một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội. Đánh giá và phát triển tiềm năng con người trở thành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh. Một doanh nghiệp có sức mạnh về con người là doanh nghiệp có khả năng (và thực hiện) lựa chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí công tác và sắp xếp đúng người trong một hệ thống thống nhất theo nhu cầu của công việc. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích nghi của kinh tế thị trường. Chiến lược này liên quan không chỉ đến những vấn đề về đội ngũ lao động hiện tại mà còn tạo khả năng thu hút nguồn lao động xã hội nhằm kiến tạo được cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động: Trung thành và luôn hướng về doanh nghiệp Có khả năng chuyên môn cao, lao động giỏi, năng suất và sáng tạo Có sức khỏe, có khả năng hoà nhập và đoàn kết tốt 2.4 Yếu tố tài chính- kế toán Đây là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Yếu tố này gắn liền với hoạt động kinh doanh của công tác tiêu thụ sản phẩm vì tài chính có liên quan đến mọi kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp. Chức năng bộ phận này bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.5 Công tác Marketing Công tác Marketing là để cho cung cầu gặp nhau, để cho doanh nghiệp thoả mãn tố hơn nhu cầu của khách hàng và giảm được chi phí, giảm được rủi ro trong kinh doanh. Với biện pháp này, doanh nghiệp không chỉ bán được nhiều hàng hoá hơn mà điều quan trọng là qua đó tác động vào thay đổi cơ cấu tiêu dùng để người tiêu dùng tiếp cận phù hợp với sự thay đổi của khoa học công nghệ và gợi mở nhu cầu. Công tác Marketing là phương tiện của bán hàng, nó làm cho hàng hoá bán được nhiều hơn, nhu cầu được biểu hiện nhanh hơn và đó chính là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY LIÊN HỢP THỰC PHẨM HÀ TÂY I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY LIÊN HỢP THỰC PHẨM HÀ TÂY 1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Tiền thân của công ty liên hợp thực phẩm Hà Tây là nhà máy Liên hợp Thực phẩm một doanh nghiệp nhà nước thuộc sở công nghiệp Hà Tây, đóng trên địa bàn thị xã Hà Đông, nằm sát quốc lộ 6A, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 8Km. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu là công nghiệp sản xuất bia, nước giải khát, rượu bánh mứt kẹo các loại và chế biến nông sản thực phẩm khác (Đăng ký kinh doanh số111739) Nhà máy được chính thức thành lập theo quyết định số 467 ngày 28 tháng 10 năm 1971 của uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây. Bước khởi đầu công ty có quy mô sản xuất lớn với 3 phân xưởng do 3 nước giúp đỡ -Phân xưởng sản xuất bánh mỳ: Máy móc, thiết bị do Ba lan giúp đỡ, phân xưởng này có công suất từ 1.000-2.000 tấn/năm. -Phân xưởng sản xuất mỳ sợi: Máy móc thiết bị do Liên Xô (cũ) giúp đỡ, phân xưởng này có công suất từ 1.000-2.000 tấn/năm. Trong những năm đầu thành lập còn có các chuyên gia Liên Xô, Ba Lan ở lại trực tiếp giúp đỡ. Hoạt động của nhà máy trong thời kỳ này được coi là một nhà máy chế biến hàng đầu của tỉnh. Trải qua hơn 30 năm tồn tại và phát triển, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước. Công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây đã có bước đứng vững chắc phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Quá trình này đựợc thực hiện ở các mốc thời gian như sau: - Năm 1974, UBND tỉnh Hà Tây quyết định sát nhập phân xưởng sản xuất bánh kẹo của công ty ăn uống thuộc sở Thương Nghiệp Hà Tây vào công ty, do đó công ty có thêm phân xưởng sản xuất bánh kẹo với công suất 2.000 tấn/năm. - Đến năm 1980, nền kinh tế trong nước có nhiều thay đổi, nguồn nhập ngoại do sản suất bánh mỳ, mỳ sợi trở nên khan hiếm, khi dó nhà máy thu hẹp và đi đến dừng hẳn sản xuất bánh mỳ và mỳ sợi, để tận dụng máy móc sẵn có công ty chuyển hướng sản xuất bánh mỳ phòng tôm bán trong nước và xuât khẩu sang các nước Đông Âu: Liên Xô, Ba Lan … `- Năm 1986, công ty quyết địng mở rộng mặt hàng sản suất như kẹo vừng, lạc bọc đường. - Năm 1987, để phuc vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người lao động và bản thân công ty, công ty quyết địng mở rộng sản suất thêm mặt hàng bánh phở khô phục vụ cho xuất khẩu sang Ba Lan, Mông Cổ, Đức…trong nhữnh năm 1987-1988. - Năm 1989 các nước Đông Âu có nhiều biến động ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu. Do vậy các mặt hàng của nhà máy bị thu hẹp dần và dừng hẳn vào năm 1990. Cùng với thời gian này, nhà máy nhanh chóng chuyển sang mặt hàng mới là bia hơi và nước giải khát. Năm 1989 bằng việc tận dụng thiết bị sẵn có trong nhà máy là chính và cải tạo cho phù hợp, nhà máy đã cải tạo nhà xưởng hiện có và lắp đặt hoàn toàn thiết bị làm bia hơi có công suất 1.000 lít/ngày, sau đó cải tạo và nâng nên đạt công suất 500.000 tấn/năm. - Năm 1991, nhu cầu mặt hàng công ty nên cao hơn công ty đã nâng công suất lên 1.000.000 tân/năm, đồng thời nhu cầu giải khất cũng được nâng lên, nắm bắt được cơ hội này, công ty quyết địng đầu tư máy móc, thiết bị sản suất nước khoáng với công suất 500.000 lít/năm. - Năm 1993, nền kinh tế thị trường có phần nào ổn định, đời sống người dân cảI thiện hơn, nhu cầu bia tiếp tục tăng lên, công ty nâng công suất sản xuất bia lên 5.000.000 lít/năm và công suất sản xuất nước khoáng lên 2.000.000 lít/năm. - Năm 1994 công ty đầu tư thêm dây truyền sản xuất bánh quy của Trung Quốc với công suất 1.000 tấn./năm - Năm 1995 để mặt hàng kinh doanh được đa dạng hoá và phong phú hơn công ty đã đầu tư dây truyền sản xuất của Ba Lan với công suất 1.000-2.000 tấn/năm. Từ tháng 10 năm 1997 để thuận tiện cho việc giao dịch trong nước và quốc tế, UBND tỉnh đã cho phép công ty đổi tên thành công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây và trong năm 1998 công ty đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duỵêt dự án thiết bị sản xuất bia theo chương trình đầu tư. Công trình được thực hiện trong 3 năm và sẽ hoàn thành vào đầu năm 2000. Kể từ khi chuyển đổi cơ chế thị trường công ty liên hợp thực phẩm Hà Tây đã nhanh chóng tìm được hướng đi mới, hoạt động thích nghi với cơ chế thị trường. Hiện nay sản phẩm của công ty sản xuất ra bao gồm rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo các loại luôn luôn được thị trường chấp nhận, nhà máy đã duy trì và đứng vững trong nền kinh tế theo cơ chế mới. Kết quả sản xuất của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, mức đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. Từ khi thành lập đến nay công ty được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba vào năm 1993, Huân chương lao động hạng hai vào năm 1996. Sản phẩm của công ty đã được tặng huy chương và bằng khen tại các hội trợ hàng tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt năm 2000 công ty được nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất. Một số chỉ tiêu đạt được năm 2000: - Giá trị tổng sản lượng : 21.000.000.000 đồng - Tổng sản phẩm quy tấn : 5.790 tấn - Lao động trung bình : 385.000 người - Thu nhập bình quân : 757.000 đồng - Nộp ngân sách : 3.440.201.000 đồng Với tổng số cán bộ công nhân viên hiện có của công ty là 342 người. Trong đó cán bộ quản lý 41 người ( Trình độ Đại học và cao đẳng là 25 người, trung cấp 16 người ). Số công nhân trực tiếp sản xuất là 301 người. NgoàI ra còn có 42 lao động hợp đồng ngăn hạn và dài hạn. Qua các chỉ tiêu trên, tôi nhận thấy công ty Liên hợp Thực Phẩm Hà Tây là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả cao. Sản lượng các mặt hàng sản xuất không ngừng tăng và được người tiêu dùng chấp nhận, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng với các loại sản phẩm chủ yếu là bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo các loại. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: Công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, được tổ chức theo hình thức hạch toán tập trung. Từ khi thực hiện đổi mới, công ty đã từng bước đổi mới cải tiến bộ máy quản lý và phong cách làm việc tiến dần đến yêu cầu bộ máy quản lý gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến – chức năng, nghĩa là các phòng ban, phân xưởng trực tiếp chịu sự quản lý của ban lãnh đạo, gồm giám đốc và 3 phó giám đốc. Ban lãnh đạo của công ty có nhiệm vụ điều phối hoạt động của các phòng ban, phân xưởng để quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Khái quát sơ đồ bộ máy quản lý Giám Đốc Phó Giám Đốc Phụ trách kinh doanh Phó Giám Đốc Phụ trách tài chính Phó Giám Đốc Phụ trách kỹ thuật Phòng tổ chức Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng Kỹ thuật KCS Phân xưởng SX Bia Nước Khoáng Phân Xưởng Sản Xuất Bánh Kẹo Phân xưởng phụ trợ cơ điện nước Phòng kỹ thuật Và KCS Phòng kỹ thuật Và KCS Phòng kỹ thuật Và KCS Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo - Giám đốc là người đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nướcvà pháp luật, có quyền quyết định mọi việc, điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Giám đốc uỷ quyền cho 3 phó giám đốc và trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức lao động. - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, sản xuất: Trực tiếp phụ trách chỉ đạo phòng kỹ thuật và KCS, phân xưởng sản xuất nước giải khát, phân xưởng sản xuất bánh mứt kẹo, phân xưởng phụ trợ. Có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng về chất lượng trước khi chuyển sang tiêu thụ: - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp phòng cung ứng tiêu thụ sản phẩm, phòng kinh doanh dịch vụ, phòng kinh doanh: - Phó giám đốc phụ trách tài chính: Trực tiếp phụ trách phòng kế toán tài vụ và phòng kế hoạch. Nhiệm vụ của các phòng ban : - Phòng kỹ thuật và KCS: Hoàn chỉnh cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, xây dựng và cải tiến quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đưa các sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào thực tiễn, phụ trách các vấn đề về kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm … - Phòng kế toán tài vụ: Làm các vấn đề về thu chi, tính giá thành sản phẩm, kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi, ghi chép các loại sổ sách, kế toán. - Phòng hành chính: Quan tâm chăm sóc cán bộ đời sống trong công ty, phụ trách việc tiếp khách và các thủ tục hành chính. - Phòng kế hoạch: Nằm dưới sự chỉ đạo của giám đốc làm chức năng tham mưu điều hành của công ty. - Phòng cung ứng tiêu thụ sản phẩm: Căn cứ vào tình hình sản xuất của kỳ trước, qua phân tích điều chỉnh để xây dựng kế hoạch sản xuất cho kỳ mới, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho quá trình sản xuất và tổ chức giối thiẹu bán sản phẩm. -Phòng kinh doanh, dịch vụ: Chuyên lo việc kinh doanh các loại sản phẩm của công ty. Với hình thức tổ chức trên việc chỉ đạo điều chỉnh của công ty luôn có hiệu lực cao, sự phối hợp giữa các bộ phận nhanh chóng và có hiệu quả. Trong suốt 30 năm xây dựng và trưởng thành công ty liên hợp thực phẩm Hà Tây đã đạt được những kết quả khả quan. Từ một công ty trong nhữnh năm đầu thành lập (1971-1980) với sự hợp tác và giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ), Ba Lan, Rumani, công ty nhanh chóng thích ứng với nền kinh té lúc đó và không ngừng phát triển, cung cấp và cho ra thị trường nhữnh sản phẩm chất lượng (bia, bánh kẹo, mỳ sợi …). Bên cạnh những sản phẩm đạt được công ty không ngừng nâng cao trình độ quản lý của cán bộ, mà còn nâng cao mẫu mã bao bì hợp với người tiêu dùng, đầu tư trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật, mở rộng quy mô đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Năm 1989 bằng việc tận dụng những thiết bị sãn có của công ty và cải tạo cho phù hợp, công ty đã cải tại nhà xưởng hiện có vầ lắp đặt hoàn thành trang thiết bị làm bia hơi có công suất 1.000 lít/ngày. Sau đó cải tạo và nâng lên 500.000 lít/ngày. Đặc biệt năm 2000 công ty được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt dự án thiết bị dây truyền sản xuất mỳ ăn liền công suất 1 tấn ca. Dây truyền sản xuất mỳ ăn liền đáp ứng nhu cầu ăn nhanh của người tiêu dùng, từ đó làm cho thị trường thực phẩm phong phú và đa dạng. Trong suốt chiều dài xây dựng và trưởng thành công ty xác định được những sản phẩm mũi nhọn của công ty đó là: ( Nước giải khát, bánh kẹo, mỳ tôm, bia, mứt tết). Sản phẩm của công ty đã có mặt khắp các tỉnh thành của đất nước, sản phẩm của công ty được nhiều người biết đến uy tín của công ty ngày càng được nâng cao, thị trường của doanh nghiệp được mở rộng. Tuy thị trường được mở rộng nhưng công ty đã xác định được thị trường mục tiêu là thị trường Hà Nội và thị trường thị xã Hà Đông là chủ yếu. Hà Nội với dân số 2,8 triệu dân , dân số đông do vậy nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú đa dạng, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm, bao bìm, mẫu mã, khả năng phục vụ của công ty có tác động đáng kể đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty * Chức năng các phòng ban Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật của qui trình công nghệ, tính toán và đề ra các định mức, tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu, nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chế tạo sản phẩm mới. Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường đầu ra, đề ra biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, tổ chức quá trình hoạt động Maketing từ sản xuất đến tiêu thụ, thăm dò, mở rộng thị trường, lập ra các chiến lược tiếp thị ,quảng cáo và lập kế hoạch sản xuất cho những năm tiếp theo. Phòng tài vụ: Đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác hạch toán, kế toán, theo dõi mọi hoạt động của công ty dưới hình thái giá trị để phản ánh cụ thể chi phí đầu vào, kết quả đầu ra, đánh giá kết quả lao động của cán bộ công nhân viên. Phân tích kết quả kinh doanh của từng tháng, quý năm, phân phối thu nhập đồng thời cung cấp thông tin cho tổng giám đốc, giúp cho việc đề ra các chiến lược phù hợp nhằm phục vụ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. Phòng hành chính- tổ chức, lao động- tiền lương: Làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối, sắp xếp, phân phối lại lao động một cách hợp lý. Xây dựng chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội... Đảm bảo an toàn cho sản xuất và trật tự an ninh trong công ty. Văn phòng: Có chức năng lập thời gian cho các loại sản phẩm, tính lương, thưởng, tuyển dụng lao động, phục vụ nhà ăn, y tế, vệ sinh và phụ trách tiếp khách... Bảo vệ, nhà ăn, y tế có chức năng kiểm tra, bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty, nhà ăn có nhiệm vụ nấu ăn trưa cho toàn Công ty. Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống các cửa hàng có chức năng tự giới thiệu và mua bán các sản phẩm của Công ty. Hệ thống các nhà kho có chức năng dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ sản xuất đồng thời dự trữ, bảo quản sản phẩm làm ra. II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh. 1.1 Đặc điểm về sản phẩm: Công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây tuy là một doanh nghiệp nhà nước nhưng ngay từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường cán bộ công nhân viên nhà máy đã chủ động tìm cho mình một hướng đi mới. Công ty đã xây dựng một chiến lược sản phẩm “ Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm”. Các mặt hàng chủ yếu của công ty chủ yếu là rượu, bia, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo. Trong những năm vừa qua công ty đã nghiên cứu đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới bên cạnh sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp, công ty đã có bước đột phá về kỹ thuật, đầu tư dây truyền sản xuất mới, đã nâng cao được chất lượng do đó công ty đã gây được sự quan tâm, tạo được uy tín trong lòng người tiêu dùng, phương châm của nhà máy là luôn tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất, gía cả hợp lý nhất, thoả mãn nhu cầu khách hàng cao nhất. Cán bộ nhà máy thường gọi đây là chính sách ba nhất do đó tất cả nhân viên nhà máy luôn cố gắng thực hiện tốt phương châm này thể hiện lượng khách hàng đến với nhà máy ngày một đông. Hiên nay, công ty phải cạnh tranh với nhất nhiều đối thủ trong ngành đang có mặt trên thị trường Việt Nam, cụ thể công ty phải cạnh tranh với các công ty lớn sau: + Công Ty Bánh Kẹo Hải Hà. + Công Ty Bánh Kẹo Hữu Nghị. + Công Ty Bánh Kẹo Tràng An. + Công Ty Bánh Kẹo Hải Châu. Đối với công ty việc cạnh tranh để giữ được thị trường và mở rộng thị trường là rất khó khăn khi mà cường độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, khi đối cạnh tranh chính của nhà máy có nhiều ưu thế về công nghệ, tiềm lực tài chính mạnh, chính vì thế vấn đề chiến lược sản phẩm là vấn đề sống còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển trên thị trường không bởi sự chấp nhận chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Để tồn tại và phát triển trên thị trường công ty phải có những sản phẩm mới bên cạnh những sản phẩm truyền thống mà khách hàng đã biết tới để chiếm lĩnh những thị trường mục tiêu, công ty xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm mạnh mẽ cụ thể là: *Về nhãn hiệu: Công ty lấy tên nhãn hiệu cho sản phẩm của mình là “HA ĐO” là nhãn hiệu đã được người tiêu dùng Hà Tây biết đến và các tỉnh Miền Bắc biết tới từ lâu và đã trở lên quen thuộc với khách hàng. Biểu tượng của nhà máy là hình cốc bia được lồng chữ “TP” bên trong và hai con sư tủ hai bên bám vào thành cốc được in trên nền đỏ. Mọi sản phẩm của nhà máy đều có gắn biểu tượng và tên nhãn hiệu giúp cho khách hàng nhận ra sản phẩm của công ty một cách nhanh chóng và dễ dàng. *Về bao bì sản phẩm: Khâu thiết kế bao bì của nhà máy do bộ phận thiết kế bao bì của công ty đảm nhận. Bao bì sản phẩm “HA ĐO” được thiết kế đẹp kết hợp hài hoà, dễ nhìn thể hiện và nổi bật được hình ảnh của công ty và hình ảnh của nhãn hiệu. Sự hoà hợp của bao bì sản phẩm”HA ĐO” toát lên độ tin cậy và vẻ lịch sự của nó. Hơn thế nữa, bao bì sản phẩm của công ty tăng được mức giàu sang của người tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây.DOC
Tài liệu liên quan