Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Phát Lộc

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

I. Quan niệm về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hqkd đối với các doanh nghiệp 3

1. Các quan điểm và bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp 3

1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả 3

1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh 5

2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 6

II. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp 9

1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 10

1.1. Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh 10

1.2. Nhân tố môi trường tự nhiên 11

1.3. Môi trường chính trị - pháp luật 12

1.4. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng 13

2. Các nhân tố bên trong 13

2.1. Nhân tố vốn 14

2.2. Nhân tố con người 14

2.4. Nhân tố quản trị doanh nghiệp 15

2.5. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin 15

III. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh 16

1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh 16

a. Về mặt thời gian 16

b. Về mặt không gian 16

c. Về mặt định lượng 17

d. Về mặt định tính 17

2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp 19

2.1. Nhóm chỉ tiêu dánh giá hiệu quả tổng hợp 19

2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh 20

3. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội 24

3.1. Tăng thu ngân sách 25

3.2. Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động 25

3.3. Nâng cao đời sống người lao động 25

3.4. Tái phân phối lợi tức xã hội 25

CHƯƠNG II 26

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH 26

Ở CÔNG TY TNHH PHÁT LỘC 26

I. Những nét khái quát về Công ty tnhh PHáT LộC 26

2. Quá trình hình thành và phát triển 26

4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 27

a. Bộ máy quản lý và cơ chế điều hành của Công ty 27

c. Về qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm và tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật 31

a. Môi trường bên trong 32

II. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH PHáT LộC 34

1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây 34

2. Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Phát Lộc 36

2.1. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp 36

2.2. Xét hiệu quả sử dụng lao động 37

2.3. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn 39

Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn 40

2.4. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội 42

IV. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH PHáT LộC 42

1. Những thành tựu đã đạt được của Công ty TNHH Phát Lộc trong thời gian qua 42

2. Những tồn tại của Công ty và nguyên nhân dẫn đến tồn tại 44

CHƯƠNG III 46

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 46

Ở CÔNG TY TNHH PHÁT LỘC 46

I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty TNHH PHáT LộC trong những năm tới 46

1. Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của Công ty trong những năm tới 46

1.1. Mục tiêu 46

1.2. Kế hoạch sản xuất năm 2007 47

2. Định hướng phát triển của Công ty 47

2.1. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ 47

2.2. Định hướng phát triển sản phẩm 48

II. một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH PHáT LộC 48

1. Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu -mở rộng thị trường. 48

1.1. Thành lập phòng marketing 49

1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 50

2. Có chính sách giá cả hợp lý 51

3. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm 53

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 54

5. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn 56

6. Tăng cường liên kết kinh tế 57

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

doc66 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Phát Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định: * Sức sản xuất của vốn cố định: Sức sản xuất của vốn cố định = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. * Sức sinh lời của vốn cố định: Sức sinh lời của vốn cố định = Lợi nhuận trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị: Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị = Thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị Thời gian làm việc theo thiết kế Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh: * Sức sản xuất của vốn lưu động: Sức sản xuất của vốn lưu động = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. * Sức sinh lời của vốn lưu động Sức sinh lời của vốn cố định = Lợi nhuận trong kỳ Vồn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. * Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu tiêu thụ (trừ thuế) Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn đảm nhiệm việc sản xuất ra một đồng doanh thu. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nêu trên thường được so sánh với nhau giữa các thời kỳ. Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng các yếu tố thuộc vốn lưu động tăng và ngược lại. Mặt khác, nguồn vốn lưu động thường xuyên vận động không ngừng và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có khi là tiền, cũng có khi là hàng hoá để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, do đó, sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy, trong thực tế, người ta còn sử dụng hai chỉ tiêu sau để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, cũng là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. * Số vòng quay của vốn lưu động: Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu (trừ thuế) Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp cần bao nhiêu ngày cho một vòng quay của vốn. Thời gian này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. Để tiện theo dõi và dễ so sánh, ta có thể đưa ra bảng tổng hợp về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh như sau: STT Tên chỉ tiêu Đ.vị Cách tính 1 Sức sản xuất của vốn % Doanh thu (trừ thuế) Tổng vốn kinh doanh 2 Doanh thu trên chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ % Doanh thu (trừ thuế) Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ 3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % Lợi nhuận Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm 4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn % Lợi nhuận Tổng vốn kinh doanh trong kỳ 5 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ % Lợi nhuận Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ 6 Năng suất lao động bình quân một công nhân trong kỳ đ/1đ Tổng giá trị sản xuất trong kỳ Tổng số CNV bình quân trong kỳ 7 Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương đ/d Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Tổng chi phí tiền lương 8 Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động đ/1đ Lợi nhuận Tổng số lao động bình quân 9 Hệ số sử dụng lao động Tổng số lao động sử dụng trong kỳ Tổng số lao động hiện có 10 Sức sản xuất của vốn cố định đ/đ Doanh thu Vốn cố định bình quân 11 Sức sinh lời của tài sản cố định đ/đ Lợi nhuận Vốn cố định bình quân 12 Hệ số sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị Thời gian làm việc thực tế Thời gian làm việc thiết kế 13 Sức sản xuất của vốn lưu động đ/đ Doanh thu (trừ thuế) Vốn lưu động bình quân trong kỳ 14 Sức sinh lời của vốn lưu động đ/đ Lợi nhuận Vốn lưu động bình quân trong kỳ 15 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động đ/đ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu tiêu thụ (trừ thuế) 16 Số vòng quay của vốn lưu động Ngày Doanh thu (trừ thuế0 Vốn lưu động bình quân trong kỳ 3. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau: 3.1. Tăng thu ngân sách Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân. 3.2. Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. 3.3. Nâng cao đời sống người lao động Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội... 3.4. Tái phân phối lợi tức xã hội Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Chương II Phân tích THựC TRạNG hiệu quả kinh doanh ở Công ty tnhh PHáT LộC I. Những nét khái quát về Công ty tnhh PHáT LộC 1. Những thông tin chung: Công ty TNHH Phát Lộc Địa chỉ : số 109 Triều Khúc- Thanh Xuân Hà Nội Tên tiếng anh: PHAT LOC LIMITED COMPANY Điện thoại: 84.045521368 Mã số thuế: 0100100369 2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Phát Lộc thành lập theo quyết định số 6540 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký ngày 1/2/2000. Công ty TNHH Phát Lộc là một công ty TNHH, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, và tài khoản tại Ngân hàng EXIMBANK, được tổ chức hoạt động theo điều lệ công ty và trong khuôn khổ pháp luật, công ty. Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Phát Lộc là: Đại lý ký gửi hàng hoá Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, kim khí, điện tử, nhựa phục vụ cho công nông nghiệp, y tế, giáo dục, quốc phòng, và các sản phẩm công ty kinh doanh. In các loại bao bì Dịch vụ lữ hành nội địa Dịch vụ nhà hàng, khách sạn 3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Loại hình kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhựa phục vụ tiêu dùng, công nông nghiệp, y tế trong nước. Từ chỗ ban đầu với một số ít công nhân, việc sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, máy móc không có gì, kĩ thuật thấp kém. Trải qua nhiều năm phát triển cho đến nay công ty đã có một đội ngũ cán bộ năng động, công nhân tay nghề cao, công ty đã trang bị cho mình một hệ thống máy móc tiên tiến hiện đại có thể sản xuất những mặt hàng cao cấp đáp ứng yêu cầu của những khách hàng trong nước. Nhờ vậy mà hiện nay công ty tạo được uy tín và chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Các sản phẩm chính của Công ty TNHH Phát Lộc gồm có: Đồ nhựa gia dụng. Chai, lọ các loại. Bao bì các loại. Đồ nội thất nhà tắm, mặt đồng hồ, nắp hộp xích... Các chi tiết xe máy. Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm loại khác. 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty a. Bộ máy quản lý và cơ chế điều hành của Công ty Cùng với quá trình phát triển, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình. Có thể nói bộ máy quản lý là đầu não, là nơi đưa ra các quyết định kinh doanh, và tổ chức sản xuất. Đến nay Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ trực tuyến gồm 3 phòng ban, 2 phân xưởng: - Phòng kế toán. - Phân xưởng sản xuất. - Phòng kinh doanh - Tổng hợp. - Phân xưởng gia công. - Phòng bán hàng. Đứng đầu Công ty là Ban giám đốc. Tại các phòng ban đều có trưởng phòng và phó phòng phụ trách công tác hoạt động của phòng ban mình. Tại các phân xưởng có quả n đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành sản xuất trong phân xưởng. Bộ máy quản lý sản xuất của Công ty có thể biểu diễn bằng sử dụng sơ đồ sau. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của Công ty TNHH PHáT LộC Ban giám đốc Phòng kế toán Phòng kinh doanh Tổng hợp Phòng bán hàng Phân xưởng gia công Phân xưởng sản xuất Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban: - Ban giám đốc gồm 2 người: một giám đốc và một phó giám đốc. + Giám đốc công ty: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Giám đốc có các quyền sau đây: . Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. . Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty. . Ban hành quy chế quản lý nội bộ. . Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức các chức danh quản lý trong Công ty. . Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty. . Bố trí cơ cấu tổ chức của Công ty. . Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc sử lý các khoản lỗ trong kinh doanh. . Tuyển dụng lao động. Giám đốc là người chỉ đạo công tác chuẩn bị hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Giám đốc trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy, chỉ huy điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh. Giám đốc trực tiếp tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc lúc giám đốc vắng mặt. Có trách nhiệm giúp Giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của Công ty. Phó giám đốc Công ty có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động được Giám đốc uỷ quyền. . Phó giám đốc Công ty có quyền đại diện Công ty trước cơ quan Nhà nước và tài phán khi được uỷ quyền. . Phó giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước Giám đốc Công ty. . Phó giám đốc có nhiệm vụ đề xuất định hướng phương thức kinh doanh, khai thác tìm nguồn hàng gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hoá. . Phó giám đốc tổ chức kinh doanh bán buôn , bán lẻ, tổ chức công tác tiếp thị quảng cáo. . Quản trị hành chính văn phòng, thanh tra bảo hộ lao động và vệ sinh an toàn lao động. Giải quyết các công việc có liên quan đến bảo hiểm do Công ty tham gia mua bảo hiểm. - Các bộ phận phòng ban chức năng: bao gồm 3 phòng ban và 2 phân xưởng, 2 kho. + Phòng kế toán: gồm 2 người. Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty. Có chức năng giúp Giám đốc công ty quản lý, sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm. Thực hiện hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê và văn bản pháp quy của Nhà nước. Quản lý quỹ tiền mặt và Ngân phiếu. + Phòng kinh doanh tổng hợp: gồm 3 người có chức năng giúp giám đốc Công ty chuẩn bị triển khai các hợp đồng kinh tế. Khai thác nguồn hàng gắn với địa điểm tiêu thụ hàng hoá. Phát triển mạng lưới bán hàng của Công ty, triển khai Công tác kinh doanh, mở rộng mạng lưới kinh doanh của Công ty. + Phòng bán hàng: gồm 5 người tổ chức thực hiện các hoạt động marketing, chào hàng bán hàng, các hoạt động tiêu thụ và hậu mãi. + Kho của Công ty gồm 2 thủ kho có chức năng tiếp nhận bảo quản xuất hàng cho đội ngũ bán hàng. + Phân xưởng sản xuất nhựa: Thực hiện sản xuất ra sản phẩm theo các kế hoạch đặt ra của công ty. + Phân xưởng gia công: Thực hiện gia công sửa chữa hoàn thiện các sản phẩm trước khi đem giao cho khách hàng hoặc nhập kho. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lí sản xuất kinh doanh chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc và trợ giúp cho Ban giám đốc lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt. Bộ máy quản lý của Công ty bố trí theo mô hình hệ thống quản trị kiểu trực tuyến. Nó có ưu điểm chủ yếu là đảm bảo tính thống nhất. Mọi phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc. Vì là doanh nghiệp nhỏ nên mọi hoạt động đều phải được thông qua ban giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc có các Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo kinh doanh và báo cáo tình hình kinh doanh cùng với mọi hoạt động cho Giám đốc. Do bộ máy quản lý đơn giản gọn nhẹ Công ty dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường. Khi gặp khó khăn nội bộ Công ty dễ dàng bàn bạc đi đến thống nhất. 5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh a. Khách hàng và thị trường kinh doanh của Công ty Khách hàng của Công ty rất đa dạng và rộng khắp trên cả nước. Nhờ hệ thống các cơ sở (chi nhánh ) của Công ty đặt dải rác ở khắp các tỉnh, nên sản phẩm của Công ty đã được nhiều người tiêu dùng ở khắp mọi nơi biết tới. Sản phẩm sản xuất ra của Công ty ngày càng tốt hơn do ứng dụng khoa học kỹ thuật và cộng nghệ vào sản xuất. Do đó sản phẩm của Công ty ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm của Công ty không những được người tiêu dùng trong nước chấp nhận mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách xuất khẩu ra nước ngoài. Nhìn chung, thị trường kinh doanh của Công ty là rất rộng mở, tuy nhiên sản phẩm của Công ty phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm nhập ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, do vậy Công ty phải không ngừng cải tiến kỹ thuật đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất, có như vậy sản phẩm của Công ty mới ngày một chiếm lĩnh trên thị trường trong nước. b. Đặc điểm sản xuất kinh doanh * Đối với khối sản xuất: Là bộ phận không thể tách rời của Công ty, khối sản xuất thực hiện sản xuất dựa trên kế hoạch do Ban lãnh đạo Công ty đề ra. Dựa trên kế hoạch được giao, khối sản xuất tự lập ra kế hoạch chi tiết cho bộ phận mình và phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra. * Đối với khối kinh doanh: Do đặc điểm, tính chất của sản phẩm nên việc Bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng công ty thông qua mạng lưới đại lý phân phối trên toàn quốc. Bộ phận kinh doanh có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu bán hàng đã được Công ty đề ra. Để thực hiện được việc này, bộ phận kinh doanh phải tiến hành các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, phân loại khách hàng để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng khu vực địa lý. Ngoài ra bộ phận kinh doanh còn phải theo sát các diễn biến trên thị trường để đề đạt các biện pháp giải quyết cho ban giám đốc. c. Về qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm và tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật + Về qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm: Là qui trình sản xuất liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến, song chu kì sản xuất ngắn, do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng (phân xưởng nhựa). Đây là điều kiện thuận lợi cho tốc độ luân chuyển vốn của công ty nhanh. Mặc dù sản phẩm của công ty rất đa dạng nhưng tất cả các sản phẩm đều có một điểm chung đó là được sản xuất từ nhựa. Cho nên, qui trình công nghệ sản xuất tương đối giống nhau. + Về trình độ trang bị kĩ thuật của công ty: Do trước đây công ty sản xuất xen kẽ giữa cơ khí và thủ công, đồng thời cùng với thời gian sử dụng đã lâu, máy móc thiết bị rất cũ và lạc hậu. Vì vậy năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo công ty đã quyết định đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ. Tính từ năm 2000 đến nay công ty đã đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. Mặt khác, công ty lại áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, thời gian sử dụng trung bình của số máy móc là 6 năm/1 máy. Cho nên, công ty có thể thu hồi vốn nhanh, tránh được tình trạng hao mòn vô hình và theo kịp tốc độ đổi mới công nghệ hiện nay giúp công ty nâng cao thế mạnh cạnh tranh của mình. 6. Môi trường kinh doanh của Công ty tnhh phát lộc a. Môi trường bên trong - Công ty TNHH Phát Lộc hoạt động với tổng số vốn tính đến năm 2006 là 2,5 tỷ đồng. Trong đó: Vốn cố định : 1.100.000.000Đ Vốn lưu động : 1.400.000.000Đ. Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, Công ty còn dành một phần lớn vốn để làm vốn lưu động dùng cho việc mua và huy động nguồn hàng phục vụ cho sản xuất. - Lao động là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng lao động là điều kiện cần thiết để kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh được tốt. Hiện nay tổng số lao động của công ty gồm 52 người. Trong số đó nhân viên phục vụ gián tiếp của Công ty là 12 người, số lao động trực tiếp là 40 người trong đó có 5 lao động có bậc 7/7 số còn lại có bậc từ 3/7 đến 6/7; 05 người chịu trách nhiệm Marketing, tất cả đều đã tốt nghiệp đại học có khả năng làm việc độc lập, nhanh nhẹn. Đội ngũ các phòng ban khác là 07 người. Do tính chất đặc thù của nhiệm vụ chức năng hoạt động của công ty nên công ty phải đảm nhiệm đội ngũ lao động có trên 20% tốt nghiệp đại học trở lên. Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện như sau: Lao động nam chiếm 65,5% Lao động nữ chiếm 34,6% Lao động có trình độ đại học chiếm 20% Lao động có trình độ khác chiếm 80% b. Môi trường bên ngoài Đảng và Nhà nước ta có chủ trương chính sách thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đó là điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh. Tuy nhiên Công ty cũng phải tính toán sao cho sản phẩm làm ra phải tiêu thụ được, công nhân có việc làm ổn định và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Nước ta là nước có chế độ chính trị ổn định, có hệ thống pháp luật nghiêm minh, là nước được Liên Hợp Quốc đánh giá là nơi an toàn cho đầu tư, hoà bình và ổn định nhất. đó cũng là điều kiện tốt kích thích tâm lý của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất của công ty. Khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, nó giúp ích rất nhiều cho đời sống của con người, cũng như quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty TNHH Phát Lộc đã mạnh dạnh đầu tư khoa học kỹ thuật vào ứng dụng trong sản xuất. Điều đó giúp ích rất nhiều cho sản xuất, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho cán bộ công nhân viên của công ty. Công ty có hệ thống các khách hàng và nhà cung cấp rộng khắp trên cả nước. Các khách hàng của Công ty ở khắp các tỉnh. Được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan Nhà nước, Công ty đã có sự đầu tư và phát triển hợp lí, tạo công ăn việc làm ổn định cho công nhân của Công ty. Hàng năm Công ty đã thực hiện nộp thuế đầy đủ cho cơ quan Nhà nước. Có chính sách hỗ trợ, ủng hộ quỹ từ thiện của địa phương. Nói chung, Công ty có mối quan hệ tốt đẹp với địa phương và các cơ quan có liên quan, thống nhất, hợp tác, hai bên cùng có lợi. . II. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH PHáT LộC 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, công ty Phát Lộc coi hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu động lực thúc đẩy công ty phát triển và rất được coi trọng trong kế hoạch chiến lược. Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà doanh nghiệp có được nhờ thực hiện sản xuất kinh doanh còn lợi nhuận chính là hiệu quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. Công ty đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học kỹ thuật. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua được thể hiện thông qua biểu dưới đây: Bảng 3 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh(%) Tuyệt đối 05/04 % 05/04 Tuyệt đối 06/05 % 06/05 Tổng doanh thu 1.934.368 2.085.373 2.228.054 151.005 7,8 142.681 6,84 Tổng chi phí 1.824.044 1.963.342 2.037.373 112.298 7,63 74.031 3,77 Lợi nhuận 110.324 122.031 190.681 11.707 10,61 68.650 56,25 Thuế thu nhập DN 35.303 39.049 61.017 Lợi nhuận sau thuế 75.021 82.982 129.664 Biểu 1: Biểu đồ minh họa doanh thu và lợi nhuận Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty đã năng động trong việc thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất định. Qua biểu trên ta thấy trong ba năm 2004-2006 Công ty đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau: - Về doanh thu: qua số liệu trên ta thấy không chỉ có số lượng sản phẩm sản xuất tăng mà doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể qua các năm. Năm 2005 tăng 151.005 nghìn đồng so với năm 2004 ứng với 7,8%, năm 2006 tăng 142. 681 nghìn đồng so với năm 2005 ứng với 6,84%. Những chỉ tiêu trên cho thấy sản phẩm mà Công ty sản xuất ra không chỉ tăng về lượng mà còn tăng cả về mức tiêu thụ. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của công ty đã được thị trường khách hàng chấp nhận. - Về chi phí và lợi nhuận: trong năm 2006 Công ty đã nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí, chi phí kinh doanh năm 2006 tăng so với năm 2005 là 74.031 nghìn đồng ứng với 3,77%, trong khi năm 2005 so với năm 2004 là 112.298 nghìn đồng ứng với 7,63%. Mặc tốc độ tăng doanh thu năm 2006/2005 có giảm hơn so với 2005/2004 và chi phí hàng năm có tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu vẫn tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí, do đó lợi nhuận của công ty năm 2006 tăng 56,25% so với năm 2005 (68.650 nghìn đồng) trong khi năm 2005 lợi nhuận chỉ tăng 10,61% so với năm 2004 (11.707 nghìn đồng) . 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Phát Lộc 2.1. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp Bảng 8: Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1. Doanh thu 1.934.368 2.085.373 2.228.054 2. Tổng chi phí 1.824.044 1.963.342 2.037.373 3. Lợi nhuận 110.324 122.031 190.681 4 Thuế thu nhập DN 35.303 39.049 61.017 5. Lợi nhuận sau thuế 75.021 82.982 129.664 6. Tổng vốn 2.007.535 2.309.267 2.504.268 7. Sức sản xuất của vốn (1/6) 0,96 0,90 0,89 8. Doanh thu trên chi phí (1/2) 1,06 1,062 1,094 9. Tỷ suất LN trên Doanh thu(5/1) 0,039 0,04 0,058 10. Tỷ suất LN trên Tổng vốn (3/6) 0,055 0,053 0,076 Nhìn bảng 7, ta thấy: + Chỉ tiêu sức sản xuất vốn của công ty cũng khá cao, năm 2004, một đồng vốn bỏ ra thu về 0,96 đồng, năm 2005 là 0,9 đồng và 2006 là 0,89. Chỉ tiêu này có giảm dần là do tình hình kinh doanh có gặp khó khăn. + Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí đều tăng qua các năm, năm 2004 cứ một đồng chi phí bỏ ra thu về 1,06 đồng doanh thu, năm 2005 tăng lên 1,062 và 2006 là 1,094.Điều này chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất và tiêu thụ khiến cho một đồng chi phí bỏ ra thu về được nhiều doanh thu hơn. Đây là một yêu cầu cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Chỉ tiêu lợi nhuận /doanh thu và lợi nhuận/tổng vốn cũng được cải thiện quả từng năm. Năm sau cao hơn năm trước. Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu là cao. Song qua chỉ tiêu trên cho thấy doanh lợi theo doanh thu năm 2006 tăng đáng kể. Nguyên nhân là do chi phí giảm, trong khi đó doanh thu vẫn tăng nên lợi nhuận tăng nhanh. Chi phí giảm do các nguyên nhân chủ yếu sau: Trình độ quản lý và sản xuất của nhân viên cũng như công nhân được nâng cao nên đã tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Tận dụng và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp giúp Công ty nhập được nguyên vật liệu với giá thấp hơn. Do đã có nhiều khách quen nên chi phí bán hàng và quản lý đã giảm đi đáng kể. 2.2. Xét hiệu quả sử dụng lao động Lao động là một trong những nguồn lực của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách tuyển dụng và chính sách đào tạo phải đảm bảo thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Chính mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi những cán bộ quản trị kinh doanh phải có các tiêu chuẩn cao. Khi tuyển chọn nguồn lao động doanh nghiệp căn cứ vào loại công việc để xác định số người cần tuyển và trình độ cụ thể của từng loại cán bộ công nhân viên. Chỉ xét tuyển những lao động có trình độ phù hợp, có kỹ thuật nghiệp vụ đẻ đổi mới cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất. Để đảm bảo đội ngũ công nhân viên có chất lượng công ty đã áp dụng chế độ thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức. Thị trường lao động mở ra, song cũng như các doanh nghiệp khác công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV547.doc
Tài liệu liên quan