Đề tài Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình

DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Lời mở đầu

Chương 1: Tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

1.1. Khái quát chung về kinh tế ngoài quốc doanh

1.1.1. Kinh tế ngoài quốc doanh

1.1.2. Vai trò và định hướng phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

1.1.2.1. Vai trò kinh tế ngoài quốc doanh

1.1.2.2. Định hướng phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và nhu cầu vốn

1.1.3. Đặc điểm của kinh tế ngoài quốc doanh

1.2. Tín dụng ngân hàng và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh

1.2.1. Tín dụng ngân hàng

1.2.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng

1.2.3. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh

1.2.3.1. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh

1.2.3.2. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh

1.3. ý nghĩa của vịêc mở rộng tín dụng đối với kinh tế nqd

Chương 2: Thực trạng tín dụng ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình

2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình

2.1.2. Mô hình tổ chức và quản lý

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của NHĐT& PT Ninh Bình.

2.1.2.2. Hoạt động và chức năng của các phòng ban.

2.2. Tình hình hoạt động của NHĐT&PT Ninh Bình

2.2.1. Tình hình huy động vốn.

2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

2.2.3. Một số hoạt động khác

2.3. Thực trạng hoạt động cho vay ngoài quốc doanh

2.3.1. Các quy định chung về cho vay ngoài quốc doanh

2.3.2. Tình hình dư nợ các thành phần kinh tế qua một số năm

2.3.3. Thực trạng tín dụng ngoài quốc doanh

2.3.3.1. Tình hình cho vay, thu nợ qua các năm

2.3.3.2. Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ ngoài quốc doanh theo đối tượng khách hàng.

2.4. Đánh giá về cho vay NQD tại NHĐT&PT Ninh Bình.

2.4.1. Kết quả thu được.

2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Một số hạn chế

2.4.2.2. Nguyên nhân

Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng Ngoài Quốc doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.

3.1. Định hướng hoạt động của ngân hàng trong những năm tới.

3.2. Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngoài quốc doanh tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Ninh Bình

3.2.1. Xây dựng chiến lược khách hàng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

3.2.2. Giải pháp về nguồn vốn

3.2.3. Xây dựng cơ chế chính sách cho vay đơn giản, khoa học, sát với tình hình thực tế kinh tế ngoài quốc doanh

3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và dự án vay vốn khách hàng.

3.2.5. Gắn liền công tác mở rộng với nâng cao chất lượng tín dụng ngoài quốc doanh.

3.2.6. Giải pháp về mặt nhân sự.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan hữu quan.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt nam.

Kết Luận

Tài liệu tham khảo

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động đầu tư phát triển, tạo thế chủ động của ngân hàng trên địa bàn. Bằng các biện pháp thiết thực như đa dạng hoá hình thức huy động, có chính sách lãi suất huy động mềm dẻo và linh hoạt, chính sách marketing hiện đại và hiệu quả. 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn Ngân hàng sử dụng vốn huy động vào nhiều hoạt động khác nhau, song chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3 Tình hình sử dụng vốn Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 VND Ngoại tệ quy đổi Tổng số VND Ngoại tệ quy đổi Tổng số Tổng du nợ 225.997 32.161 258.158 292.014 35.708 327.722 1. Cho vay ngắn hạn 143.245 23.461 166.706 208.326 26.135 234.461 Quốc Doanh 121.851 21.515 143.336 166.567 22.035 188.602 Ngoài QD 21.394 1.946 23.340 41.579 4.100 45859 2. Cho trung dài hạn 82.752 8.520 91.720 83.688 9.217 92.905 Quốc doanh 76.484 6.981 83.465 75.783 6,902 82.685 Ngoài QD 6.268 1.539 8.25 7.905 2.315 10.220 3. Nợ quá hạn 2.840 3012 4. Hệ số sử dụng vốn (%) 81 76 ( Báo cáo Phòng Tín dụng tính đến ngày 31/12/2002 ) Trong năm 2002, tổng dư nợ kể cả ngoại tệ quy ra VND tính đến ngày 31/12/02 là 327.722 triệu VND, tăng 69.564 triệu VND và đạt tốc độ tăng trưởng 26,9 %. Như vậy tổng dư nợ có xu hướng ngày càng tăng, và tăng chủ yếu ở tín dụng ngắn hạn, nợ quá hạn có xu hướng giảm xuống. Cụ thể: - Dư nợ VND là 292.014 triệu VND tăng 66.017 triệu VND so với năm 2001 đạt tốc độ tăng trưởng 29.21%. - Dư nợ quy VND là 35.708 triệu VND, tăng 3.547 triệu VND đạt tốc độ tăng trưởng 11,03%. - Nợ quá hạn là 3.012 triệu VND chiếm 0.92% tổng dư nợ nhỏ hơn so với năm 2001 nợ quá hạn là 1,1%, tương đương 2.840 triệu VND. Như vậy năm 2002 có một tỷ lệ nợ quá hạn thấp so với các Chi nhánh trong hệ thống NHĐT&PT Việt nam, điều này phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng ngày càng được nâng cao, biểu hiện công tác thu nợ tốt, quan hệ tốt với khách hàng. Năm 2002. có dư nợ cho vay ngắn hạn là 234.461 triệu VND tăng 67.755 triệu VND, tăng 40,64% so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 71,63% trong tổng dư nợ. Trong cơ cấu dư nợ ngắn hạn dư nợ quốc doanh đạt 188.602 triệu VND chiếm 80,44% tổng dư nợ ngắn hạn, và khu vực NQD chỉ chiếm 19,56% tương đương với 45.859 triệu VND. Đối với hoạt động cho vay trung và dài hạn, đến 31/12/02 đạt 92.905 triệu VND, chỉ tăng 1.185 triệu VND so với năm 2001, đạt mức tăng trưởng 1,29%, chiếm 29,37% tổng dư nợ. Đây là mức tăng trưởng thấp, đặc biệt đối với NHĐT&PT - Một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Tỷ trọng không cao, tăng trưởng thấp do đó tốc độ đầu tư cho KT-NQD chậm được cải thiện. Năm 2002 dư nợ trung và dài hạn NQD đạt 10.220 triệu VND, chỉ chiếm 11% tổng dư nợ, một tỷ lệ hết sức khiêm tốn khi mà KT-NQD đang rất cần vốn để mở rộng, đổi mới công nghệ, tăng trưởng. Vốn trung và dài hạn đã ít lại phân bổ chủ yếu KT-QD, chiếm tới 89% tổng dư nợ trung và dài hạn tương đương 82.685 triệu VND. Qua bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ đạt mức tăng trưởng cao qua các năm. Tuy nhiên chủ yếu do gia tăng cho vay ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn chiếm quy mô nhỏ bé khiêm tốn, chưa phù hợp với chức năng của ngân hàng là đầu tư cho phát triển. Đứng trên góc dộ sử dụng vốn ta thấy hệ số sử dụng vốn của ngân hàng chưa cao năm 2001 là 81%, năm 2002 là 76%. Dễ thấy hiệu suất sử dụng vốn đã không cao, lại có xu hướng ngày càng giảm không phải do đầu tư vào các loại hình kinh doanh khác mà do vốn bị ứ đọng không cho vay hết. Để giải quyết tình trạng này, Chi nhánh phải thường xuyên điều hoà vốn về NHNN trên địa bàn tỉnh. 2.2.3. Một số hoạt động khác 1. Hoạt động dịch vụ Nằm trên một địa bàn kinh tế còn kém phát triển về mọi mặt đã hạn chế sự phát triển của ngân hàng. Trong một vài năm gần đây kinh tế tỉnh đã có những bước khởi sắc. Công nghiệp được xây dựng và phát triển nhiều hơn như nhà máy cán thép, xi măng Tam Điệp, du lịch đang được chú trọng đầu tư phát triển. Cùng với đà đi lên đó, các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh ngày càng được mở rộng, nâng cao chất lượng với các loại hình như: - Dịch vụ thanh toán quốc tế dưới nhiều hình thức: Mở, thanh toán luân chuyển, chuyển nhận tiền nước ngoài, thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu; chuyển tiếp điện, mã điện theo yêu cầu của khách hàng. - Thanh toán thẻ tín dụng và các séc du lịch, nhận kiều hối, thu đổi ngoại tệ, đáp ứng các yêu cầu ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân theo quan điểm của nhà nước. - Dịch vụ thanh toán trong nước. - Nhận bảo lãnh trong nước và quốc tế: Ngoài các hoạt động bảo lãnh hiện nay, Chi nhánh đã mở rộng một số hình thức khác như bảo lãnh nhận vốn ứng trước, bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh mua thiết bị trả chậm, bảo lãnh vay vốn nước ngoài. - Tư vấn đầu tư, tư vấn lập dự án. - Các dịch vụ tại nhà theo yêu cầu. Thực hiện tốt các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, các dịch vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu. Trong năm đã mở hàng chục L/C (qua NHNN) cho công ty TNHH cán thép Tam Điệp để thanh toán tiền mua thiết bị và phôi thép. Đẩy mạnh công tác kinh doanh ngoại tệ so với năm 2001 thu dịch vụ ròng tăng 80,95%. Đảm bảo khả năng thanh toán và chấp hành đầy đủ các quy định, chế độ về quản lý ngoại hối, kinh doanh tiền tệ của Chi nhánh. Trong công tác kinh doanh ngoại tệ đảm bảo đúng quy định của nhà nước. Công tác thu chi tiền mặt qua quỹ đảm bảo an toàn nhanh chóng và thuận tiện. Sự tăng trưởng cũng như mở rộng các loại hình dịch vụ tại Chi nhánh dựa trên cơ sở những đỏi hỏi cần thiết về phát triển kinh tế của tỉnh nhằm tạo được những tiện ích cao nhất. Vì vậy mà tốc độ mở rộng cũng như tăng trưởng của dịch vụ tại Chi nhánh thấp. Trong tương lai nên nâng cao chất lượng tín dụng, nâng tỷ trọng đóng góp của khu vục dịch vụ này trong thu nhập. 2. Công tác kế toán. Chi nhánh đã thực hiện việc hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành thực hiện thanh toán nhanh gọn chính xác. Quản lý chặt chẽ tài khoản tiền gửi, tiền vay đảm bảo thu lãi thu nợ đúng hợp đồng đã ký kết. Báo cáo quyết toán đảm bảo đúng thời hạn và đạt chất lượng tốt. Chứng từ kế toán đảm bảo đủ tính pháp lý và rõ ràng; được cập nhật và lên cân đối hàng ngày phục vụ điều hành của ban giám đốc. 3. Công tác khách hàng Với phương châm lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu hoạt động, công tác khách hàng luôn luôn là vị trí chiến lược trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Chi nhánh đã thực hiện tốt chính sách khách hàng, quan tâm, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Đầu năm đã tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố quan hệ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của khách hàng. Tư vấn cho khách hàng từ việc xây dựng dự án đầu tư đến việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, đảm bảo lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng. Có chính sách lãi suất và áp dụng mức phí dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, mua bán ngoai tệ...hợp lý, có sự ưu đãi với khách hàng có số dư tiền gửi, tiền vay lớn, ổn định, vay khép kín và vay trả nợ sòng phẳng có uy tín với ngân hàng. Thường xuyên tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn được ngân hàng tạo điều kiện về vốn, về thời hạn cho vay, gia hạn nợ vay nên đã kinh doanh tốt, trả nợ cho ngân hàng đầy đủ. Đổi mới phong cách làm việc, giao dịch của cán bộ ngân hàng, mọi khách hàng đến ngân hàng giao dịch đều được đón tiếp nhiệt tình, được giải thích căn kẽ về những quy định của ngân hàng; giải quyết các công việc một cách nhanh chóng, không để khách hàng phải chờ lâu và có sự phối hợp tốt giữa các phòng ban khiến cho mọi khách hàng đến giao dịch đều hài lòng, chính vì thế Chi nhánh luôn giữ vững được khách hàng chuyền thống và mở rộng thêm nhiều khách hàng mới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đồng thời thu hút được thêm một số khách hàng là các tổ chức kinh tế, xã hội để mở tài khoản và gửi tiền. 4. Công tác quản trị điều hành và phát triển nguồn nhân lực Công tác quản trị điều hành luôn thông suốt, mọi chỉ thị, chỉ đạo của NHĐT&PT Việt nam đều được Chi nhánh quán triệt, triển khai đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả đến từng cán bộ nhân viên. Nên mọi cán bộ nhân viên Chi nhánh đều nhận thức rõ được trách nhiệm, nhiêm vụ của mình và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Về công tác nhân lực: Tiếp tục xây dựng và phát triển nguồn nhân lưc của Chi nhánh về mọi mặt, củng cố và kiện toàn mô hình tổ chức, mạng lưới hoạt động của chi nhánh đến năm 2005. Đề ra các chính sách phát triển, đào tạo và quy hoạch đội ngũ cán bộ có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới. Về hoạt động công nghệ thông tin: Đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ chuyên môn, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Triển khai và hoàn thành các chương trình phần mềm về chế độ thông tin báo cáo, chương trình tín dụng, chương trình thanh toán tập trung T5 theo hướng dẫn của NHĐT&PT Việt nam. 2.3. Thực trạng hoạt động cho vay ngoài quốc doanh 2.3.1. Các quy định chung về cho vay ngoài quốc doanh 1. Quy trình cho vay NHĐT&PT Ninh Bình là một Chi nhánh trực thuộc NHĐT&PT Việt nam nên quy định cho vay của ngân hàng đối với khách hàng áp dụng theo văn bản hướng dẫn của NHNN Việt nam và được cụ thể hoá theo quy định của NHĐT&PT Vịêt nam. Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản các bước phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay. Bao gồm các bước sau: Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về các điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn. Đây là bước đầu tiên khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng. Cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng đầy đủ và cụ thể về các điều kiện vay vốn của ngân hàng, nếu khách hàng chấp thuận thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và hồ sơ pháp lý. Bước 2: Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. ở bước này cán bộ tín dụng phải điều tra thu thập tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng bao gồm thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin do các bộ tín dụng điều tra được từ các nguồn khác như trên thị trường, đối tác làm ăn cũ. Bước 3: Phân tích - Thẩm định khách hàng và phương pháp vay vốn. Nội dung cơ bản của bước này tập trung vào hai vấn đề chủ yếu sau. Phương án vay vốn: Công tác thẩm đinh được xem xét trên hai góc độ: Thẩm định về mặt kinh tế và thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án. Cán bộ tín dụng thẩm định về mặt năng lực pháp lý, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng một cách tỷ mỉ các số liệu báo cáo từ phía khách hàng. Đánh gía kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nhập, chi phí, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng. Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp lý, hợp pháp theo chế độ quy định. Để nếu xẩy ra tranh chấp tố tụng thì đảm bảo an toàn pháp lý cho ngân hàng Thời gian thẩm định một món vay thông thường tại Chi nhánh không quá 5 ngày làm việc. Bước 4: Quyết định cho vay. Sau khi hoàn thiện thủ tục thẩm định và xét thấy đáp ứng đủ các nguyên tắc thể lệ, chế độ quy định cán bộ tín dụng mới quyết định cho vay. Sau đó trưởng hoặc phó phòng tín dụng xem xét ký quyết định cho vay cuối cùng được trình giám đốc ký duyệt. Bước 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Trước khi phát tiền vay cán bộ tín dụng kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ. Hồ sơ cho vay, thế chấp, cầm cố phải lưu lại hồ sơ gốc trong suốt quá trình theo dõi thu nợ, gia hạn nợ hoặc xử lý rủi ro cho đến khi thu hồi hết nợ. Riêng với những giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tại ngân hàng phải giữ bản gốc duy nhất và không cho khách hàng mượn lại với bất cư lý do nào. Bước 6: Phát tiền vay Trong bước này phải đảm bảo quản lý lượng tiền vay để khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế thấp nhất mọi rủi ro xảy ra trong quá trình vay vốn của khách hàng. Đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn thực tế của họ. Bước 7: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro. Bước này nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện, dự báo kịp thời những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản cho vay có vấn đề trước khi nó trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời thông qua kiểm tra tại cơ sở của khách hàng, theo dõi tình hình thị trường và ngành sản xuất kinh doanh của người vay, đánh giá tài sản thế chấp theo giá hiện hành. Phân tích đánh giá các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cùng với việc đánh giá là quá trình phân tích, xếp loại các khoản nợ có vấn đề để có biện pháp xử lý thích hợp. Bước 8: Thu hồi nợ, gia hạn nợ. Việc thu hồi nợ dựa trên nguyên tắc thu từ tất cả các nguồn thu hình thành từ nguồn vốn đi vay ngân hàng và các nguồn tài chính khác đã được khách hàng thoả thuận trong kế hoạch trả nợ. Ngân hàng phải thu nợ ngay khi khách hàng có nguồn thu không để khách hàng sử dụng vào mục đích khác. Đối với các khoản nợ có vấn đề khi khách hàng đề nghị gia hạn nợ, cán bộ tín dụng phải thẩm định kiểm tra thực tế, lập tờ trình cho Giám đốc hoặc Phó Giám đốc quyết định. Các khoản nợ không gia hạn được phải thu hồi cả gốc và lãi bằng mọi biện pháp. Bước 9: Xử lý rủi ro Đối với những món nợ đã dùng mọi biện pháp nhưng không thu hồi được phải xử lý rủi ro thì căn cứ vào chế độ văn bản quy định lặp đầy đủ hồ sơ pháp lý để giải quyết. Bước 10: Thanh lý hợp đồng vay vốn. Sau khi đã nợ gốc và lãi, xử lý các khoản không thể thu hồi thì việc thanh lý hợp đồng vay vốn là việc đối chiếu, tất toán tài khoản cho vay của khách hàng, chuyển hồ sơ vào kho lưu trữ. 2. Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn tại NHĐT&PT Ninh Bình phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính phủ và của Thống đốc NHNN, các văn bản chỉ đạo của NHĐT&PT Việt nam. 3. Điều kiện vay vốn Khách hàng được Ngân hàng xem xét cho vay khi có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chiụ trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết và phải có tỷ lệ vốn tự có nhất định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của ngân hàng trong cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi kèm phương án trả nợ khả thi. Thực hiện các quy định về bảo đẩm tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Thống đốc NHNN Việt nam và văn bản chỉ đạo của NHĐT&PT Việt nam. - Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân) hoặc hộ khẩu cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi ngân hàng đóng trụ sở. Các trường hợp khác phải được sự đồng ý của Tổng Giám đốc NHĐT&PT Việt nam. 4. Đối tượng cho vay. Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: - Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị bao gồm cả thuế giá trị gia tăng nằm trong tổng giá trị lô hàng và các khoản chi phí để trục hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống. - Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu mà giá trị lô hàng đó ngân hàng có tham gia cho vay. Số lãi tiền vay trả cho ngân hàng trong thời kỳ thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dung đối với cho vay trung hạn, dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. Ngân hàng không cho vay các đối tượng: - Số tiền thuế phải nộp trừ số triền thuế xuất khẩu theo quy định trên. - Số tiền để trả gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác. - Số tiền lãi vay trả một phương cho chính ngân hàng, trừ trường hợp cho vay số tiền lãi theo quy định trên. 5. Phương thức cho vay Phòng Tín dụng tại Chi nhánh chỉ áp dụng duy nhất một phương thức cho vay đó là cho vay theo món (từng lần) đối với KT-NQD. Do KT-NQD hoạt động khá phức tạp nên nguy cơ xảy ra rủi ro rất cao, cho vay từng lần sẽ giúp ngân hàng quản lý món vay dễ dàng hơn. 6. Thời gian thẩm định và quyết định cho vay Theo quy định thì thời gian thẩm định như sau: - Đối với cho vay ngắn hạn: Thời gian xét thẩm định không quá 10 ngày. - Đối với cho vay trung và dài hạn: Thời gian thẩm định không quá 45 ngày. 7. Hồ sơ vay vốn Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng phải gửi cho ngân hàng các tài liệu sau: - Giấy đề nghị vay vốn. - Tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự của khách hàng gồm: + Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: Quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề, điều lệ tổ chức và hoạt động, quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng, quy chế tài chính. + Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: Đăng ký kinh doanh, hợp đồng hợp tác, chứng chỉ hành nghề (nếu có), Xuất trình chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu. - Tài liệu về báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, khả năng tài chính của hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân. - Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và các tài liệu liên quan khác. - Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản đẩm bảo nợ cho vay. 8. Hợp đồng tín dụng Sau khi quyết định cho vay, ngân hàng và khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có những nội dung cơ bản: Điều kiện vay, mục đích sử dung tiền vay, cách thức vay tiền và sử dụng vốn vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức cho vay, kỳ hạn trả nợ, hình thức bảo đảm tiền vay, giá trị bảo đảm, biện pháp xử lý tài sản bảo đẩm, chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng hợp đồng tín dụng và những cam kết khác được các bên thoả thuận. 9. Quy trình cho vay NHĐT&PT Ninh Bình là một Chi nhánh trực thuộc NHĐT&PT Việt nam nên quy định cho vay của ngân hàng đối với khách hàng áp dụng theo văn bản hướng dẫn của NHNN Việt nam và được cụ thể hoá theo quy định của NHĐT&PT Vịêt nam. Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản các bước phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay. Bao gồm các bước và được thể hiện bằng lưu đồ sau: Khách hàng Nội dung Chi nhánh Phòng tín dụng Phòng nguồn vốn Phòng khác Lãnh đạo Nhu cầu Xét duyệt cv T.nhận k.tra hồ sơ Yêu cầu bổ sung Thẩm định Thẩm định Yêu cầu giải trình… Chuẩn bị ký HĐTD Ký HĐTD T.nhận k.tra hồ sơ bảo đảm tiền vay Ký HĐBĐ tiền vay Thực hiện bảo đảm tiền vay Thông báo tới KH Thực hiện bảo đả tiền vay T.nhận K.tra căn cứ giải trình Xét duyệt giải ngân Yêu cầu bổ sung Thiếu Đủ Từ chối Duyệt Đủ Vướng mắc cần giải trình bổ sung Khách hàng Nội dung Chi nhánh Phòng tín dụng Phòng nguồn vốn Phòng khác Lãnh đạo Thông báo lại KH Nhận lại hồ sơ Chuẩn bị nguồn vốn Giải ngân K.tra sử dụng vvay Đề nghị của KH Yêu cầu KH bổ sung Thực hiện q/đinh của lãnh đạo Đề xuất hướng xử lý Q.định xử lý Thu nợ, lãi, phí… Theo dõi tình hình SXKD của KH T.nhân, K.tra hồ sơ xử lý p.s Xét duyệt Giải chấp TSĐB Tất toán khế ước Thanh lý HĐTD Tất toán khế ước Đủ 2.3.2. Tình hình dư nợ các thành phần kinh tế qua một số năm Khu vực NQD là một thị trường đầy tiềm năng. Mở rộng tín dụng đối với khu vực này đang là hướng đi mới trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung và NHĐT&PT Ninh Bình nói riêng. Song cũng vì vậy còn nhiều bất cập làm cho dư nợ của khu vực này vẫn còn thấp, dư nợ khu vực quốc doanh vẫn chiếm chủ yếu. Bảng tổng hợp tình hình dư nợ các năm cho thấy điều đó. Bảng 4 Tình hình dư nợ các thành phần kinh tế qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Kinh tê Quốc doanh 168.722 90,02 226.831 87,76 271.289 82,78 Kinh tế Ngoài Quốc doanh 18.705 9,98 31.595 12,24 56.433 17,22 Tổng số 187.427 100 258.158 100 327.722 100 (Báo cáo Phòng Tín dụng tính đến ngày 31/12/2002) Dư nợ của Chi nhánh nhìn chung tăng lên qua các năm, đặc biệt tỷ trọng cũng như dư nợ NQD tăng lên rõ rệt. Trong năm 2000, doanh số cho vay NQD đạt 18.705 triệu VND, chiếm 9,98% tổng dư nợ là một tỷ lệ hết sức khiêm tốn. Sang năm 2001, tỷ trọng tăng lên một chút đạt 12,24% nhưng về mặt tuyệt đối tăng lên gần gấp đôi đạt 31.585 triệu VND. Đến năm 2002, cả số tuyệt đối tuyệt đối và tương đối đều tăng rất nhanh đạt 56.433 triệu VND và 17,22%. Nhìn qua khu vực quốc doanh ta thấy về mặt tuyệt đối doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua các năm song tỷ trọng ngày một giảm xuống trong tổng dư nợ từ 90,02% năm 2000 xuống còn 87,76% năm 2001 nay còn 82,78%. Sự tăng lên cả về quy mô lẫn tỷ trọng của khu vực NQD có một số nguyên nhân sau: Sự chuyển biến về chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh. Trước đây Chi nhánh kiêm nhiệm cấp phát vốn NSNN, cho vay theo chỉ định của nhà nước và cho vay thương mại. Nay việc cấp phát vốn NSNN và tín dụng chỉ định được chuyển giao cho Cục Đầu tư và Phát triển, Chi nhánh chỉ quản lý các dự án cũ chưa thanh lý hợp đồng mà thôi. Đây là một nguyên nhân quan trọng làm giảm sút dư nợ đối với khu vực quốc doanh. Nhưng đồng thời nó cũng tạo tính tự chủ trong hoạt động ngân hàng, Chi nhánh sẽ phải tự tìm lấy khách hàng cho mình. Một lý do quan trọng khác đó là chủ trương cổ phần hoá và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả hoặc không có tầm quan trọng chiến lược buộc nhà nước phải nắm giữ. Trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá hoặc bán khoán cho thuê, chuyển đổi hình thức sở hữu như: cổ phần hoá khách sạn Hoa Lư, nông trường Chè - Dứa Đồng Giao, công ty cán thép Tam Điệp...Chính hoạt động này làm cho một số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn giảm đi, theo đó làm giảm dư nợ khu vực quốc doanh. Bên cạnh đó còn do luật doanh nghiệp ra đời tháng 3/2000 đã thực sự thúc đẩy KT-NQD phát triển. Tính đến cuối năm 2002, tức là sau 3 năm thực hiện luật doanh nghiệp đã có khoảng hơn 700 công ty TNHH, công ty cổ phần ra đời, hơn 1500 doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh, hơn 1,8 triệu hộ gia đình nông thôn trở thành hộ sản xuất kinh doanh. Luật doanh nghiệp ra đời đã tháo bỏ những rào cản, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời tạo ra thị trường đầy tiềm năng đối với các ngân hàng trên địa bàn nói chung và Chi nhánh nói riêng. Ngoài ra, đóng góp vào tình hình trên còn do chủ trương bình đẳng hoá lãi suất cho vay đối với mọi TPKT, lãi suất thoả thuận bước đầu được xác lập trong năm 2002 trong xu hướng tự do hoá lãi suất đã khuyến khích các thành phần đến vay vốn. Tuy nhiên với số lượng khách hàng NQD ngày càng tăng lên mà chỉ chiếm 17,22% trong tổng dư nợ thì đó là một tỷ lệ quá khiêm tốn. Con số này cho thấy việc cho vay NQD đã được qua tâm nhưng vẫn còn nhỏ bé cả về quy mô và tỷ trọng. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là một hướng đi mới, thể chế và quy chế tín dụng đối với khu vực này đang được hoàn thiện và cụ thể hoá để hướng dẫn các ngân hàng đẩy mạnh quá trình cho vay, mặt khác những vấn đề mới phát sinh trong quá trình tiếp xúc và cho vay với khu vực này chưa được khai thông giả quyết làm ách lại hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó những hạn chế của khu vực này làm nên tâm lý e dè của ngân hàng không dễ gì thay đổi được vì vậy ngân hàng vẫn thích cho vay KT-QD hơn. Để có một cái nhìn trực quan về tình hình cho vay của ngân hàng ta xem xét biểu sau: Biểu 1: Dơ nợ các thành phần kinh tế. 2.3.3. Thực trạng tín dụng ngoài quốc doanh 2.3.3.1. Tình hình cho vay, thu nợ qua các năm Bảng số liệu sau sẽ cho phép chúng ta nhận rõ tình hình quản lý nợ vay đối với khu vực NQD. Bảng 5 Tình hình cho vay, thu nợ ngoài quốc doanh qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1.Doanh số cho vay 22.847 100 47.190 100 79.387 100 Ngắn hạn 15.841 82,47 36.343 77,01 62.915 79,25 Trung và dài hạn 7.006 17,53 10.847 22,99 16.472 20,75 2.Doanh số thu nợ 18.557 100 27.958 100 54.273 100 Ngắn hạn 16.458 88,69 22.883 81,85 47.549 87,61 Trung và dài hạn 2.099 11,31 5.075 18,15 6.724 12,39 3.Tổng dư nợ 18.705 31.595 56.433 4.Nợ qúa hạn (NQH) 540 740 1.803 5.NQH/Tổng DN (%) 2,89 2,34 3,19 (Báo cáo Phòng Tín dụng) Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng đều qua các năm. Cụ thể: Năm 2001 là năm có mức tăng trưởng doanh số cho vay cao nhất đạt 106,55%, vượt xa mức tăng trưởng doanh số cho vay 2002 là 68,23%, mặc dù năm 2002 là năm đạt doanh số cho vay cao nhất. Như vậy tăng trưởng doanh số cho vay bắt đầu có dấu hiệu giảm sút. Nhìn tổng quát ta thấy Chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn nhỏ về quy mô, bé về tỷ trọng. Như năm 2000 doanh số cho vay ngắn hạn là 18.841 triệu đồng, chiếm 82,47%, doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 17,53% tương đương 7.006 triệu đồng. Sang năm 2001 tình hình đã thay đổi theo hướng giảm cho vay ngắn hạn, tăng cho vay trung và dài hạn: Doanh số cho vay trung và dài hạn từ 7.006 triệu đồng tăng lên 10.847 triệu đồng, chiếm 22,99% doanh số cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0079.doc
Tài liệu liên quan