Đề tài Ngoại thương của Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Lời nói đầu 4

Chương I: Tổng quan về ngoại thương 6

I. Lý luận về thương mại quốc tế 6

1. Khái niệm về thương mại quốc tế 6

2. Nguồn gốc và vai trò của thương mại quốc tế 6

3. Tác động của hoạt động ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế 8

4. . Một số lý thuyết về thương mại quốc tế 9

4.1. Quan điểm của phái trọng thương về thương mại quốc tế 9

4.2. Lợi thế tuyệt đối (Adam Smith) 10

4.3. Lợi thế so sánh ( David Ricardo) 12

4.4. Nguồn lực sản xuất vốn có và lý thuyết Heckscher – Ohlin 14

II. CÔNG CỤ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 17

1. Thuế 17

2. Hạn ngạch 18

3. Quản lý ngoại tệ 19

4. Tín dụng trợ cấp 20

III. CÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 22

1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô 22

2. Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu 23

3. Kinh nghiệm hướng ngoại của các nước 25

 

 

Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 27

I. TỔNG QUAN VỀ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 27

1. Ngoại thương Việt Nam trước khi gia nhập WTO 28

2. Ngoại thương Việt Nam sau khi gia nhập WTO 35

II. NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC 45

1. Xuất- Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ 45

2. Xuất- Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU 55

3. Xuất- Nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 60

4. Xuất- Nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc và ASEAN 63

Chương III: ĐÁNH GIÁ VỀ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 67

1. ƯU ĐIỂM 67

2. NHƯỢC ĐIỂM 67

Chương IV: GIẢI PHÁP CHO NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 69

Kết luận 73

Danh mục tài liệu tham khảo 74

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5149 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngoại thương của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,2 tỷ USD( gấp 16 lần), tỷ trọng Xuất khẩu chiếm trong GDP và xuất khẩu bình quân đầu người ngày càng tăng thể hiện qua các thời kỳ từ 1986- 2005: Cơ cấu hàng XK thay đổi theo hướng tăng sản phẩm chế biến sâu và tinh, giảm tỷ trọng hàng thô hay mới sơ chế. Tuy hàng thô hay mới sơ chế còn khá cao nhưng có thể nói tăng tỷ trọng hàng chế biến là rõ nét. Trong hơn 20 năm đổi mới, đường lối, chủ trương hội nhập kinh tế của Đảng đã được đề ra nhất quán và được triển khai tích cực phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Đổi mới, phát triển đất nước với những thành quả nổi bật. - Khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế: Hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được triển khai một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo ra nhiều thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thông qua việc khai thông thị trường mới, mở rộng quan hệ buôn bán trao đổi, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nhận được các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan của các nước, góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990-2005 tăng nguồn thu ngoại tệ, ổng định cán cân thanh toán và dự trữ ngoại tệ của đất nước, hạn chế ảnh hưởng của sự biến động tài chính - tiền tệ khu vực hồi cuối những năm 90. - Mở rộng thị trường, thu hút đầu tư : Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi, hoàn thiện đã điều chỉnh, bổ sung nhiều biện pháp, cơ chế chính sách khác nhằm tạo lập một môi trường pháp lý thuận lợi tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vừa để đáp ứng nhu cầu sản xuất – tiêu dùng, sức mua tăng lên nhanh chóng của một thị trường nội địa rộng lớn, vừa để tranh thủ các lợi thế xuất khẩu của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tính đến năm 2005 đã có trên 70 nước, vùng lãnh thổ có các doanh nghiệp FDI đầu tư ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn có tiềm lực kinh tế - công nghệ, góp phần làm thay đổi trình độ sản xuất, trình độ quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của lao động Việt Nam và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của Việt Nam. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp, đặc biệt thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam (xuất khẩu của khu vực FDI năm 1991 chỉ chiếm 4%, 2005 đã chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Thị trường hàng XK có thay đôi đáng kể: XK sang châu Âu giai đoạn 1986-1990 đứng đầu về tỷ trọng với 51,7%, giai đoạn 2001-2005 còn 20,7%. Thay vào đó là tỷ trọng châu Á và Châu Mỹ tăng khá nhanh: Biểu 5: Tình hình XK với các châu lục - Được hưởng những ưu đãi thương mại, tạo dựng được một môi truờng phát triển kinh tế: Việt Nam nhận được nhiều sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và các chính phủ nước ngoài. Tính 1993 - 2004, mức viện trợ ODA cam kết dành cho Việt Nam 28,82 tỷ USD, trong đó mức vốn đã thực hiện là 14,107 tỷ đô la. Trong 2 năm 1998 - 1999, Chính phủ Nhật Bản và các nhà tài trợ khác dành cho Việt Nam 1,2 tỷ đô la hỗ trợ cải cách kinh tế. - Nâng cao vị thế của đất nước, góp phần giữ gìn hoà bình : Những thành tựu cơ bản đạt được trên lĩnh vực kinh tế đã củng cố vị thế của đất nước về chính trị và ngoại giao, làm thất bại chính sách bao vây, cô lập đất nước của các thế lực thù địch, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế và các nước đánh giá cao, tôn trọng đường lối phát triển đất nước độc lập tự chủ. Chúng ta không ngừng thiết lập, củng cố và bình thường hoá quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia, khu vực thị trường quan trọng. Trong đó phải kể tới việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ năm 1996 và ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vào 13/7/2000. - Tiếp thu trình độ quản lý và chuyển giao công nghệ : Tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của thế giới, Việt Nam đã tạo ra một trình độ cao hơn về năng suất và chất lượng của nền sản phẩm, đã đem lại nhiều công nghệ, dây chuyền sản xuất mới trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng như hoá dầu, hoá nhựa, điện tử và bán dẫn, sản xuất ô tô, điện lực. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần nâng cao trình độ của lao động, tạo ra tư duy sản xuất – kinh doanh mới, lấy chất lượng, hiệu quả làm thước đo, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế và trong nước, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng, giảm chi phí của hàng hoá, dịch vụ, tạo đà để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thích ứng với quá trình phân công, chuyên môn hoá và hiện đại hoá đang diễn ra trên toàn cầu và khu vực. 2. Ngoại thương Việt Nam sau khi gia nhập WTO Nhiều nhận định cho rằng: việc Việt Nam gia nhập WTO là một chủ trương đúng đắn. Các doanh nghiệp có điều kiện chủ động nắm bắt thời cơ, mở rộng thị trường xuất khẩu (tới 149 nền kinh tế thành viên), được hưởng mức thuế thấp, được đối xử bình đẳng và có nhiều sự lựa chọn khi nhập khẩu; vốn đầu tư nước ngoài thu hút được nhiều hơn, phát huy các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, nhân công, tài nguyên, vị trí địa lý, nâng cao năng lực của nền kinh tế, đặc biệt đối với sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó tác động tích cực đến xuất khẩu, vị thế, hình ảnh Việt Nam trên thương trường quốc tế. Sau 2 năm gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương nói chung, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển. Các nhà xuất khẩu Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường thế giới dễ dàng hơn, những hạn chế và rào cản thuế đối với hàng hoá Việt Nam được cắt giảm. Chúng ta có thị trường xuất khẩu rộng lớn đã và sẽ được cắt giảm cùng các biện pháp phi quan thuế cũng sẽ được loại bỏ theo Nghị định thư gia nhập của các thành viên này mà không bị phân biệt đối xử; tăng cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của nước ta. Về xuất khẩu hàng hoá: năm 2007, xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu đạt 47,7 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006 (7,9 tỷ USD) và vượt 15,5% so với kế hoạch. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước chiếm 42% và tăng 22,3%; khu vực FDI chiếm 58% và tăng 18,4%. Có 10 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD. Năm 2008, giá trị xuất khẩu hàng hoá ước đạt 65 tỷ USD, tương đương 73% GDP, tăng 33,9% so với năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của năm 2008 đạt mức cao gấp nhiều lần so với những năm trước đó. Khu vực doanh nghiệp FDI đạt kim ngạch xuất khẩu 37,3 tỷ USD (kể cả dầu khí), chiếm tỷ trọng 57,4% tổng kim ngạch cả nước và tăng 34,6% so với năm 2007. Doanh nghiệp vốn trong nước chỉ đạt 27,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 42,6% tổng kim ngạch cả nước và tăng 36,5% so với năm 2007. Năm 2007 – 2008, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh hơn 2 lần so với tốc độ tăng GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cao gấp 1,6 lần so với tổng giá trị GDP. Gia nhập WTO, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam duy trì và mở rộng cả thị trường truyền thống và thị trường xuất nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản, đến năm 2008 Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 230 nước trên thế giới, trong đó hàng hoá của ta xuất sang 219 nước. Do sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hoá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 11 đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 12 đạt mức cao nhất trong năm với 5,25 tỷ USD, tăng 12% so với tháng trước và tăng 12,5% so với tháng 12 năm trước, chủ yếu do hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng, trong đó hàng dệt may tăng 90 triệu USD, gạo tăng 80 triệu USD; giày dép tăng 77 triệu USD; cà phê tăng 67 triệu USD; dầu thô tăng 33 triệu USD. Tính chung quý IV năm 2009, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tăng 7,1% so với quý IV năm 2008. Nhờ vậy, mặc dù kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của các quý trước giảm mạnh nhưng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2009 ước tính đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008. Bảng 6: một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 Crôm Triệu đô la Mỹ 1.9 2.7 Dầu thô Nghìn tấn 17966.6 16442.0 15062.0 13752.3 Than đá " 17987.8 29308.0 32072.0 19354.7 Thiếc " 2.5 2.3 2.5 Hàng điện tử, máy tính và linh kiện Triệu đô la Mỹ 1427.4 1807.8 2165.2 2638.4 Sản phẩm từ plastic " 357.7 452.3 709.5 921.2 Dây điện và cáp điện " 518.2 705.7 882.3 1001.3 Xe đạp và phụ tùng " 158.4 110.6 81.2 93.1 Ba lô, túi, cặp, ví(*) " 470.9 502.1 627.1 833.0 Giày, dép " 3038.8 3595.9 3999.5 4767.8 Hàng dệt, may " 4772.4 5854.8 7732.0 9120.4 Hàng mây tre, cói, lá, thảm " 157.3 214.1 246.7 255.6 Hàng gốm sứ " 255.3 274.4 334.9 344.0 Hàng sơn mài, mỹ nghệ " 89.9 119.5 217.8 Hàng thêu " 78.4 98.1 111.8 Hàng rau, hoa, quả " 235.5 259.1 305.6 407.0 Hạt tiêu Nghìn tấn 109.9 114.8 83.0 90.3 Cà phê " 912.7 980.9 1232.1 1059.5 Cao su " 554.1 703.6 715.6 658.3 Gạo " 5254.8 4642.0 4580.0 4741.9 Hạt điều nhân " 109.0 127.7 154.7 165.3 Lạc nhân " 54.7 14.0 37.0 14.3 Thịt đông lạnh và chế biến Triệu đô la Mỹ 35.6 26.3 48.4 Thực phẩm chế biến từ tinh bột & bột ngũ cốc " 129.6 151.2 194.1 Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa " 85.3 90.1 16.3 76.7 Đường " 0.3 2.3 4.7 13.1 Chè Nghìn tấn 91.7 105.4 115.7 104.5 Dầu, mỡ động, thực vật Triệu đô la Mỹ 13.7 15.4 49.3 99.6 Gỗ và sản phẩm gỗ " 1561.4 1943.1 2384.6 2829.3 Quế Nghìn tấn 8.3 14.3 14.0 14.4 Hàng thủy sản Triệu đô la Mỹ 2732.5 3358.0 3763.4 4510.1 Trong đó Tôm đông " 1265.7 1262.8 1387.6 Cá đông " 608.8 1083.4 1379.1 Mực đông " 73.9 92.5 60.8 Về nhập khẩu hàng hoá: đến nay Việt nam nhập khẩu từ 151 nước trên thế giới. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006, đứng thứ 41 trên thế giới. Năm 2007 nhập siêu lên trên 13,1 tỷ USD, bằng 27,5% kim ngạh xuất khẩu. Có 3 mặt hàng nhập siêu lớn hơn 2 lần so với năm 2006 là ôtô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ động thực vật, không có mặt hàng nào giảm so với năm 2006 về kim ngạch. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 của Việt nam đạt 84 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2007. Trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 28,5 tỷ USD, chiếm 33,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 55,5 tỷ USD, chiếm 66,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng 35,5% so với năm 2007. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, thép… Thị trường nhập khẩu năm 2008 tập trung chủ yếu vào Châu Á, trong đó nổi bật là các thị trường Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan… Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đầu năm chỉ đạt gần 41,8 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do kinh tế thế giới có sự phục hồi nên một số mặt hàng đã tăng giá; mặt khác, kinh tế trong nước đạt tốc độ tăng trưởng khá nên nhu cầu hàng hoá tiêu dùng cho sản xuất và đời sống cũng tăng lên nên kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 9, tháng 10, tháng 11 và tháng 12 liên tục tăng so với cùng kỳ năm trước với tốc độ tăng lần lượt là: 13,9%, 14,5%, 44,5% và 15,7%. Do vậy, tính chung cả năm 2009, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,9 tỷ USD, giảm 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,9 tỷ USD, giảm 10,8%. Trong các nhóm hàng nhập khẩu năm 2009, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm tỷ trọng 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu; nguyên nhiên vật liệu chiếm 61,3%; hàng tiêu dùng chiếm 8,7%; vàng chiếm 0,5%. Về thị trường nhập khẩu, 8 đối tác chủ yếu chiếm hơn 85% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 gồm: Trung Quốc 16,1 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2008; ASEAN 13,4 tỷ USD, giảm 31,3%; Nhật Bản 7,3 tỷ USD, giảm 11,3%; Hàn Quốc 6,7 tỷ USD, giảm 5,3%; Đài Loan 6,2 tỷ USD, giảm 25,9%; EU 5,5 tỷ USD, tăng 2,2%; Mỹ 2,8 tỷ USD, tăng 9,1%; Ôx-trây-li-a 1 tỷ USD, giảm 24%. Tuy kim ngạch nhập khẩu có tốc độ giảm cao hơn kim ngạch xuất khẩu nhưng nhập siêu hàng hoá năm 2009 ước tính vẫn ở mức 12,2 tỷ USD, giảm 32,1% so với năm 2008 và bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 Bảng 7: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 Ô tô nguyên chiếc Chiếc 21279 12496 30471 51059    Loại 12 chỗ ngồi trở xuống " 5447 3199 14605 27566    Loại trên 12 chỗ ngồi " 749 850 1257 783    Ô tô tải " 12334 7676 10447 15817    Ô tô loại khác " 2749 771 4162 6893 Thiết bị, phụ tùng ngành dệt, may Triệu đô la Mỹ 447.2 481.8 641.7 Thiết bị, phụ tùng ngành da, giày " 87.4 57.9 69.3 Thiết bị, phụ tùng ngành giấy " 64.0 52.3 112.5 Thiết bị, phụ tùng ngành nhựa " 164.8 216.1 318.1 Máy và phụ tùng máy XD " 255.8 290.8 392.6 Máy và phụ tùng máy SX xi măng " 63.3 112.5 273.1 Máy móc, thiết bị hàng không " 65.9 7.8 515.0 Máy móc, thiết bị thông tin liên lạc " 598.2 945.7 1631.7 Máy và phụ tùng máy CNTP " 130.9 198.3 247.7 Linh kiện điện tử, máy tính nguyên chiếc và linh kiện " 1638.6 1869.7 2958.4 3714.3 Xăng, dầu các loại Nghìn tấn 11477.8 11224.6 13195.0 12963.9 Trong đó " Xăng " 2630.1 2821.6 3298.6 3637.3 Dầu diesel " 5876.7 5671.5 6460.9 6500.0 Dầu mazut " 2199.5 2012.4 2338.2 2077.4 Dầu hỏa " 332.8 233.2 251.2 139.5 Nhiên liệu máy bay " 438.6 458.1 515.8 609.7 Dầu mỡ nhờn Triệu đô la Mỹ 18.5 20.2 18.6 Phân bón Nghìn tấn 2915.0 3107.1 3800.1 3034.8 Trong đó: Phân SA " 731.8 740.4 996.9 722.3 Phân urê " 858.4 728.8 740.2 706.9    Phân NPK " 169.5 142.0 264.2 170.5    Phân DAP " 606.3 761.6 666.5 433.8    Phân kali " 456.5 571.6 810.5 1001.3    Loại khác " 93.4 162.7 321.7 Sắt, thép " 5495.1 5667.0 8115.5 8263.6 Trong đó: Phôi thép 2239.7 1972.2 2173.8 2392.9 Chì Triệu đô la Mỹ 43.4 57.6 147.5 Đồng " 340.2 767.4 898.6 Kẽm " 66.0 143.5 203.8 Nhôm " 357.4 512.6 659.6 Kính xây dựng " 14.2 24.1 29.9 37.3 Hoá chất " 921.4 1121.8 1527.9 1775.5 Chất dẻo " 1516.9 1886.2 2528.7 2945.1 Malt " 57.8 55.8 94.8 Nhựa đường " 39.6 46.0 60.7 Bông " 170.0 221.8 268.0 299.6 Xơ dệt (Sợi chưa xe) " 213.2 213.8 260.5 775.4 Sợi dệt 399.8 439.0 578.5 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu " 168.3 219.4 401.1 473.8 Clanke Nghìn tấn 4375.5 3615.0 3812.0 3694.5 Giấy các loại Triệu đô la Mỹ 411.0 497.8 623.5 753.3    Trong đó    Giấy Kraft " 47.5 47.1 57.0 Nguyên, phụ liệu tân dược " 118.4 131.1 188.4 157.6 Nguyên, phụ liệu giày dép " 843.3 827.5 928.3 2355.1 Phụ liệu may " 1438.7 1123.9 1224.0 Vải các loại " 2474.2 2947.0 3990.5 4457.8 Nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá " 163.5 124.3 200.5 246.2 Dầu, mỡ động thực vật " 192.3 256.7 482.9 665.5 Bột mỳ Nghìn tấn 38.8 38.0 77.0 69.2 Lúa mỳ Triệu đô la Mỹ 200.6 226.3 343.4 292.6 Sữa và sản phẩm từ sữa " 278.9 302.7 462.2 533.9 Tân dược " 507.6 570.4 714.2 864.2 Điều hoà nhiệt độ " 85.5 111.7 153.6 Xe máy (kể cả linh kiện đồng bộ) " 541.4 557.4 725.0 763.8    Trong đó "    Nguyên chiếc " 65.7 76.9 145.0 139.2    Linh kiện CKD, SKD, IKD " 475.7 480.5 580.0 624.6 Thời gian qua chúng ta cũng đã thực hiện tích cực các biện pháp kiềm chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng như ôtô và linh kiện ôtô, vàng; kiểm soát nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu; tiết giảm tiêu dùng và cắt giảm đầu tư…đã góp phần kiềm chế nhập khẩu và giảm nhập siêu một cách hiệu quả. Tuy việc nhập khẩu và tỷ lệ nhập siêu đang được kiềm chế, nhưng vẫn ở mức cao. Cụ thể mức nhập siêu năm 2007: 14,3 tỷ USD, tăng 2,8 lần năm 2006; 2008: nhập siêu 17,5 tỷ USD. Chủ trương đẩy mạnh xuất khẩucác mặt hàng có trị giá lớn, công nghệ cao đang được triển khai với tín hiệu tốt. Lần đầu tiên chúng ta xuất khẩuđược thiết bị lò hơi cho Tập đoàn TKZ của Nga để bạn lắp ráp Nhà máy Điện tại Ấn Độ. Công ty dịch vụ cơ khí hàng hải cũng hạ thủy tại cảng Vũng Tầu dàn khoan khai thác dầu khí xuất khẩu sang Malaysia. Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức: Hàng trăm hội trợ triển lãm với quy mô khác nhau đã diễn ra ở trong và ngoài nước, trong đó có các hội chợ có tiếng về đồ gỗ ở Hoa Kỳ, thủy sản ở châu Âu và hội chợ Trung Quốc - SEAN (CAEXPO) lần thứ 4 tại Nam Ninh, Trung Quốc; nhiều lượt đoàn cán bộ đi khảo sát các thị trường trọng điểm, tiềm năng, thị trường xa, láng giềng, tiếp tục khôi phục thị trường truyền thống Nga, Đông Âu; nhiều doanh nghiệp tháp tùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong những chuyến thăm nước ngoài hoặc tham gia hoạt động trong những “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” tổ chức tại Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ…đã ký kết được nhiều hợp đồng, bản ghi nhớ trị giá hàng tỉ USD. Các hoạt động đó góp phần quảng bá tiềm năng kinh tế - thương mại Việt Nam; gương mặt mới về xuất khẩu của Việt Nam, nhất là thương hiệu quốc gia; giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, trên cơ sở đó tổ chức sản xuất, kinh doanh; giúp các nhà quản lý học tập kinh nghiệm, mở rộng tầm nhìn. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong xuất khẩu vẫn còn bộc lộ một số tồn tại: Hàng da giày, do còn nhiều bất cập từ tổ chức sản xuất đến phương thức xuất khẩu, nhất là khi bị áp mức thuế 10% trong vụ kiện Chống bán phá giá giầy mũ da vào thị trường EU; nhiều doanh nghiệp chưa thực sự linh hoạt trong việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và thị trường, nên mặt hàng này đạt mục tiêu khá chật vật. Vẫn còn một tỷ lệ khá lớn các mặt hàng xuất khẩu dưới dạng thô, qua trung gian, tỷ lệ gia công cao, đơn hàng trị giá thấp, khiến phần lớn giá trị gia tăng đều rơi vào tay công ty nước ngoài. Hàng thủ công mỹ nghệ sau chuỗi tăng trưởng cao, đến năm nay tình trạng thiếu gay gắt về nguyên liệu đã bắt đầu bộc lộ, từ chỗ 90% dùng nguyên liệu trong nước, nay tỷ lệ nhập khẩu tới 60%. Mẫu mã tự sáng tác còn nghèo nàn, nên phải dùng gần 90% số mẫu do nước ngoài đặt hàng, vì thế chưa tạo được nét bản sắc của Việt Nam trong mỗi sản phẩm. Xe đạp và phụ tùng xe đạp là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu bị tụt dốc- Giá và nhu cầu một số nguyên, vật liệu nhập khẩu “nóng lên”: giá thép thành phẩm tăng thêm 93 USD/tấn; phôi thép tăng 105 USD/tấn; phân bón tăng 21 USD/tấn; chất dẻo tăng 144 USD/tấn; sợi tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD /tấn, kết hợp với nhu cầu xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại đều tăng mạnh đã đẩy trị giá nhập khẩu tăng thêm khoảng trên 7 tỉ USD. Trong khi đó, chúng ta không có mặt hàng nào tận dụng cơ hội này xuất khẩu đối ứng để “hạ nhiệt” nhập khẩu và nhập sieu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Nhập siêu là hiệu số của kim ngạch nhập khẩu trừ (-) kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ nhập siêu là thương số của trị giá nhập siêu với kim ngạch xuất khẩu. Mấy năm trước đây, xuất khẩu thường tăng nhanh hơn nhập khẩu, nhưng năm nay chẳng những không cùng tăng ở thế đồng hành, mà lại đổi ngôi nên kết cục trên là không tránh khỏi. Vấn đề điều hành nhập nguyên liệu phế thải còn nhiều bất cập. Ví dụ như vụ nhập lô hàng 6.685 tấn thép phế thải trị giá khoảng 2,5 triệu USD do các Công ty cổ phần Kim khí (Thành phố Hồ Chí Minh); Công ty TNHH Thương mại Anh Trang, Công ty Cổ phần thép Đình Vũ (Hải Phòng); Công ty TNHH Techmart, Tập đoàn Hoà Phát (Hà Nội) nhập về cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn đều bị các cơ quan chức năng không cho thông quan vì cho rằng vi phạm Luật Môi trường, trong khi đó một số cơ quan chức năng khác lại chứng thực là được phép. Rõ ràng ở đây có vấn đề trong sự vận dụng các văn bản pháp quy về việc nhập khẩu loại hàng này. Thủ tục hành chính trong vận hành xuất khẩu và xuất khẩu tuyđã được cải tiến nhiều, nhưng đâu đó vẫn còn phiền hà, phải "làm luật" mỗi khi vận tải trên đường, ở bến bãi hoặc qua cửa khẩu. Dưới sức ép của toàn cầu hoá kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mại mới, tinh vi như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm hay các biện pháp chống bán phá giá, do đó, một mặt, chúng ta phải nâng cao năng lực của nền kinh tế, của từng doanh nghiệp, đồng thời cần nâng cao khả năng nhận biết sớm các rào cản đó để kịp thời ứng phó nhằm đạt được sự công bằng trong quan hệ thương mại quốc tế. Theo xu thế chung, thể chế kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng sẽ tiếp tục được minh bạch trong môi trường chính trị - xã hội ổn định. Tuy vậy, không nên chỉ dừng ở việc hoàn thiện trên văn bản, mà phải chỉ đạo sát sao cùng với điều hành nhất quán của các bộ, ngành, với sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng; trong đó khuyến khích khả năng sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp. Cải cách hành chính cần được tiếp tục đẩy mạnh để giúp các doanh nghiệp giảm phí, thời gian, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khả năng cạnh tranh, tạo ra nhiều tích luỹ ban đầu, chuẩn bị cho những bước tiến mới. II. NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM QUA MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ Quan hệ thương mại hàng hóa song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng phát triển, đặc biệt là từ năm 2007, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Năm 2007 là năm đánh dấu mức tăng trưởng nhảy vọt trong thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy, nếu như trong năm 2005 và 2006, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt tương ứng 5,91 tỷ USD và 7,83 tỷ USD thì đến năm 2007, tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã vượt con số 10 tỷ USD. Năm 2008, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu tại Hoa Kỳ vào tháng 12/2007 và tiếp đến là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008, nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn có những dấu hiệu khả quan. Tổng kim ngạch buôn bán hàng hóa hai chiều trong năm 2008 đạt 14,5 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2007. Sang đến năm 2009, mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới này vẫn đạt được 11,36 tỷ USD, giảm nhẹ 4,3% so với kết quả thực hiện của một năm trước đó. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của các nhà xuất khẩu Việt Nam. Trong quý I năm 2010, kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hoa Kỳ có nhiều dấu hiệu lạc quan. So với cùng kỳ các năm trước, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam quý I/2010 sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao nhất từ trước đến nay.  Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy trong quý I/2010, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với tổng trị giá đạt gần 2,84 tỷ USD, tăng mạnh 23,2% so với cùng thời gian năm trước và chiếm tới 19,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Ở chiều ngược lại, trong quý I/2010, tổng trị giá hàng hoá các công ty Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ đạt 809 triệu USD, tăng mạnh 77,8% so với cùng kỳ của một năm trước. Nguyên nhân chính khiến kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này tăng mạnh là do trị giá nhập khẩu thức ăn gia súc & nguyên liệu tăng đột biến với 139 triệu USD, tăng 120 triệu USD so với quý I/2009. Biểu đồ: Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn năm 2005- 2009 và quý I/2010 Nếu duy trì đà tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân quý I/2010 thì tổng kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2010 ước có thể đạt lên đến con số 19 tỷ USD, thậm chí con số này có thể lên đến 20 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có thể đạt hơn 14 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt hơn 5 tỷ USD. Trong năm 2009, Hoa Kỳ vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam Số liệu Thống kê Hải quan ghi nhận từ năm 2003 đến nay, Hoa Kỳ luôn luôn là thị trường giành vị trí quán quân về tiêu thụ hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam với tỷ trọng trung bình giai đoạn 2005 - 2009 chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường chính (đứng ở vị trí thứ 7) cung cấp hàng hóa cho các nhà nhập khẩu Việt Nam. Tỷ trọng bình quân nhập khẩu từ Hoa Kỳ cả giai đoạn 2005- 2009 chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ tất cả các thị trường. Như vậy, tính chung cho cả xuất nhập khẩu thì từ năm 2005-2008 Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba của các công ty Việt Nam. Nhưng sang năm 2009, Hoa Kỳ đã vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Bảng 1: kim ngạch, tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2009 Chỉ tiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgoại thương của Việt Nam hiện nay.DOC
Tài liệu liên quan