Đề tài Những giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương I: Tổng quan về Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 2

1. Giới thiệu về Tập đoàn Bưu chinh viễn thông 2

 2. Cơ cấu sản phẩm chủ yếu và kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 3

2. Cơ cấu sản phẩm chủ yếu và kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 4

2.1. Ngành nghề kinh doanh 4

2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2003 đến 2006 4

Chương II: Thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam 6

1. Yêu cầu, nội dung,vai trò của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam 6

1.1. Yêu cầu của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn bưu chính viễn thông 6

1.2. Nội dung đổi mới công nghệ trong Tập đoàn bưu chính viễn thông 6

1.3. Vai trò của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông 7

2. Đánh giá thực trạng quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 8

2.1. Thực trạng quá trình đổi mới công nghệ trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông 8

2.2. Hạn chế của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông 9

2.3. Nguyên nhân của hạn chế đổi mới công nghệ ở Tập đoàn Bưu chính viễn thông 10

Chương III: Xu hướng thay đổi mối quan hệ của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới và khu vực 12

1. Xu hướng sự phát triển của các doanh nghiệp bưu chính trong nước và nước ngoài 12

2. Kế hoạch dài hạn của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn bưu chính viễn thông 13

Chương IV: Giải pháp cơ bản thúc đẩy đổi mới công nghệ trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 14

1. Giải pháp cơ bản thúc đẩy đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 14

1.1. Giải pháp cho hiện tại của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông 14

1.2. Giải pháp cho tương lai của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông 15

2. Căn cứ để thực hiện giải pháp 16

2.1. Thuận lợi và khó khăn của các giải pháp 16

2.2. Cách tiến hành để thực hiện giải pháp đổi mới công nghệ 18

3. Phương thức thay đổi 20

KẾT LUẬN 22

Danh mục tài liệu tham khảo 23

 

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân phục vụ bình quân 4.860 người/điểm, đạt mức tiên tiến trong khu vực; Nộp ngân sách nhà nước trên 5.000 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch đã đăng ký. Các dịch vụ viễn thông tăng bình quân trên 17%, các dịch vụ bưu chính tăng trên 16,7%. Năm 2006, VNPT đạt tổng doanh thu 38.329 tỷ đồng (tương đương 2,4 tỷ USD), vượt 3,28% kế hoạch, tăng 14,92% so với năm 2005; nộp ngân sách Nhà nước 6.300 tỷ đồng, vượt 11,33% kế hoạch, tăng 24,42% so với giá trị thực hiện năm 2005. Đã phát triển mới 4,5 triệu thuê bao điện thoại, vượt kế hoạch 8,76%, nâng tổng số thuê bao hiện có lên gần 18 triệu (trong đó có 8 triệu thuê bao cố định và 10 triệu thuê bao di động, đạt mật độ trên 21 máy/100 dân, góp phần quan trọng đưa mật độ sử dụng điện thoại của Việt Nam lên 30,5 máy/100 dân. Số lượng thuê bao Internet tốc độ cao MegaVNN phát triển mới đạt 151.000 thuê bao, tăng 75% so với năm 2005, nâng tổng số thuê bao MegaVNN lên 226.000, trên tổng số khoảng 1.800.000 thuê bao Internet quy đổi của VNPT hiện nay... Chương II: Thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam 1. Yêu cầu, nội dung,vai trò của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam 1.1. Yêu cầu của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn bưu chính viễn thông - Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại VNPT và vốn của VNPT đầu tư tại các doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ khác của tổ chức. - Tối đa hoa hoạt động hiệu quả của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Quốc gia Việt Nam - Phát triển thành Tập đoàn kinh tế có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoa cao, kinh doanh đa ngành, trong đó có viễn thông và công nghệ thông tin là các ngành, nghề kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; làm nòng cốt để ngành bưu chính, viễn thông Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập quốc tế có hiệu quả. 1.2. Nội dung đổi mới công nghệ trong Tập đoàn bưu chính viễn thông Trong bối cảnh thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam tiếp tục có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, VNPT bắt đầu triển khai thống nhất Hệ thống nhận diện thương hiệu mới một cách chuyên nghiệp, đồng thời tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. Những hoạt động này thể hiện cam kết mạnh mẽ của VNPT về nỗ lực không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ, phục vụ khách hàng và xã hội nói chung một cách tốt nhất. VNPT đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng thử nghiệm và phát triển các dịch vụ mới như dịch vụ mạng riêng ảo quốc tế, bán thẻ nạp tiền tự động, dịch vụ EasyTopup, chuyển tiền trong nước siêu nhanh, dịch vụ bán hàng qua mạng bưu cục, thu hộ cước di động cho HTmobile... VNPT đã tiếp tục đầu tư, phát triển hiện đại hóa mạng lưới, quy mô và khả năng cung cấp dịch vụ của mạng lưới tiếp tục được nâng cao, phục vụ tốt sự chỉ đạo, điều hành của Đảng và các cấp chính quyền; đáp ứng nhu cầu TTLL của xã hội, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Công nghệ thông tin đạt các chỉ tiêu về mức độ sử dụng dịch vụ tương đương với mức bình quân của các nước công nghiệp phát triển, đa dạng các loại hình dịch vụ, bắt kịp xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin - Truyền thông, hình thành hệ thống mạng tích hợp theo công nghệ thế hệ mới, băng thông rộng, dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc với mọi thiết bị truy cập, đáp ứng nhu cầu ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông, rút ngắn khoảng cách số, đảm bảo tốt an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh liên kết ,hợp tác quốc tế tăng cường viêc úng dung Công nghệ thông tin.Như VNPT đã hợp tác với Siemens, Alcatel, Fujitsu, NEC, Cornning, G, Daesung, DongAh thành lập 9 liên doanh có tổng số vốn đầu tư gần 100 triệu USD. Các liên doanh này đã đáp ứng được 40% nhu cầu thiết bị chuyển mạch và truyền dẫn, 70% nhu cầu cáp quang và cáp đồng và đó bắt đầu xuất khẩu. Phát triển mạng lưới dịch vụ triển khai các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các Tập đoàn khai thác hàng đầu thế giới: NTT, France Telecom, Telstra, KT, Kinnevik với tổng số vốn hơn 1 tỷ USD để xây dựng và phát triển mạng viễn thông quốc tế, di động, nội hạt. 1.3. Vai trò của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Vai trò chủ lực của VNPT tiếp tục được khẳng định thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp mới phát triển. VNPT đã ký kết Hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối năm 2007 với 3 doanh nghiệp: Viettel, HanoiTelecom và EVN Telecom thay cho các Thoả thuận kết nối trước đây. Việc ký kết Hợp đồng cung cấp và sử dụng dung lượng kết nối này đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ kết nối giữa VNPT và các doanh nghiệp viễn thông khác, thể hiện sự bình đẳng trong hợp tác và cạnh tranh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng và xã hội nói chung; đồng thời chủ động hơn trong phát triển mạng lưới và dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Với vai trò là doanh nghiệp chủ lực, đặc biệt, cuối tháng 5 vừa qua, VNPT đã đảm bảo phục vụ an toàn thông suốt TTLL cho đợt bầu cử Quốc hội khóa XII. Cũng vào trung tuần tháng 5, VNPT đó vượt qua mốc 20 triệu thuê bao điện thoại, đạt mật độ 24 máy/100 dân trên toàn mạng lưới, trong đó thuê bao di động chiếm 69,8%. Với vai trò là doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh vực BCVT - CNTT, năm 2006, mạng lưới BCVT-CNTT của VNPT tiếp tục được đầu tư, phát triển hiện đại hoá, cập nhật trình độ công nghệ của thế giới, với tổng đầu tư đạt gần 8.300 tỷ đồng. Nhiều dịch vụ mới được đưa vào khai thác, đặc biệt các dịch vụ trên nền công nghệ IP và các dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều tiện ích đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Quy mô và khả năng cung cấp dịch vụ của mạng lưới tiếp tục được nâng cao, phục vụ tốt sự chỉ đạo, điều hành của Đảng và các cấp chính quyền; đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc (TTLL) của xã hội, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong năm VNPT đã phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu TTLL của đất nước trong các sự kiện lớn, cũng như trong công tác an ninh quốc phòng, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. 2. Đánh giá thực trạng quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 2.1. Thực trạng quá trình đổi mới công nghệ trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Năm năm qua, VNPT đã xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo điều hành của Đảng và Nhà nước cũng như nhu cầu của nhân dân; Cung cấp một hệ thống các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông và Internet phong phú, tiên tiến; Phát triển mạnh mạng lưới Bưu chính Viễn thông xuống nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đã có 85,5% số xẵ có điện thoại, 82,7% số xã có báo đọc trong ngày. Việc đưa 4.200 điểm Bưu điện Văn hóa xã vào hoạt động đã góp phần rút ngắn bán kính phục vụ.Mạng lưới và dịch vụ Bưu chính đó được đổi mới và tăng cường theo hướng hiện đại hóa, đặc biệt là mạng vận chuyển và phát hành báo chí; Công nghiệp bưu chính viễn thông tiếp tục được tăng cường với những công nghệ hiện đại, đáp ứng gần 40% nhu cầu phát triển mạng lưới và dịch vụ; Công tác hợp tác quốc tế ngày càng phát triển, đóng góp tích cực cho việc chuyển giao công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ. Vị thế của VNPT được nâng cao, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư. Giai đoạn qua, VNPT cùng với hơn 100 đơn vị thành viên mặc dù vẫn còn có những khuyết điểm do các nguyên nhân chủ quan, khách quan,  song VNPT vẫn có quyền tự hào về những đóng góp của mình trong sự nghiệp đổi mới, bảo vệ xây dựng đất nước. Với việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và phục vụ xã hội, phong trào thi đua nói chung và công tác thi đua nói riêng của VNPT đã thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông. Năm 2006, thị trường Bưu chính, Viễn thông & CNTT Việt Nam tiếp tục gia tăng tính cạnh tranh, với sự tham gia mạnh mẽ, năng động của nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới. Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã nỗ lực phấn đấu cao và đạt được những kết quả khả quan. Nhiều Tập đoàn Công nghệ thông tin và Truyền thông hàng đầu thế giới đã tham gia vào thị trường Việt Nam mở ra điều kiện thuận lợi mới. Công nghệ thông tin và Truyền thông đang góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh, xoá đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách số, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia. 2.2. Hạn chế của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước, sản xuất kinh doanh và đời sống còn chưa hiệu quả, ý thức của một bộ phận nhân dân chưa cao như việc đánh cắp cáp quang biển vừa rồi của ngư dân đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành CNTT. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém và hạn chế,mạng lưới viễn thông chưa đồng bộ Nguồn nhân lực ở Việt Nam chưa đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của khoa hoc công nghệ ,chỉ có một ít bộ phận kỹ sư có trình độ tay nghề đã qua đào tạo , còn hầu hết là công nhân chưa thành thạo công việc hoặc được đào tạo sơ qua. Cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin còn nhiều chỗ chưa phù hợp,vẫn chứa nhiều bất cập, chưa thống nhất ở các cơ quan bộ ngành. Chưa bắt kịp được tốc độ phát triển của công nghệ, công nghệ thông tin thế giới, bị ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, sự yếu kém trong quản lý. 2.3. Nguyên nhân của hạn chế đổi mới công nghệ ở Tập đoàn Bưu chính viễn thông Trong xu thế phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay các Tập đoàn, công ty viễn thông đều tìm mọi cách để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của nhau ở trong nước VNPT chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty lơn như Viettl,Evn, cùng với xu thế hội nhập của Việt Nam như gia nhập WTO các Tập đoàn viễn thông các công ty lớn có kinh nghiệm với công nghệ tiên tiến đang nhòm ngó thị trường nước ta. Nhà nước chưa làm cho người dân nhận thức được rõ tầm quan trọng của thông tin liên lạc, đồng thời chưa phổ biến luật pháp về bưu chính viễn thông cho người dân nắm bắt, các hình phạt chưa nghiêm khắc, chưa có tính răn đe cao. Công nghệ, công nghệ thông tin là những lĩnh vực mới phát triển ở Việt Nam. Các nguồn đào tạo về lĩnh vực này còn hạn chế chưa phát triển, giáo viên và cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Nhu cầu về công nghệ của người dân ngày càng cao nếu không thay đổi công nghệ cho phù hợp và đáp ứng đòi hỏi của khác hàng sẽ mất thị trường vào tay đối thủ. Nền kinh tế nước ta đang phát triển rất nhanh đòi hỏi trình độ công nghệ phải đáp ứng được tôc độ phát triển để cập nhật thông tin.Cùng với xu thế tận dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu tối đa các chi phí về mặt địa lý,tiết kiệm thời gian với đòi hỏi về mức độ an toàn chế độ bảo mật cao đã thúc đẩy đổi mới công nghệ chở nên cấp thiết. Chương III: Xu hướng thay đổi mối quan hệ của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới và khu vực 1. Xu hướng sự phát triển của các doanh nghiệp bưu chính trong nước và nước ngoài Các nước có nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng có những bước tiến dài trong lĩnh vực ứng dụng cụng nghệ thông tin như Hàn quốc, Ấn độ, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông…v.v. Bưu chính các nước này cũng đã có được một số các ứng dụng như chuyển tiền, mua bán, thanh toán qua mạng, tra cứu dịch vụ bưu chính, định vị bưu gửi, các dịch vụ lưu giữ chữ ký điện tử, chứng thực điện tử. Bưu chính một số nước cũng có các chương trình phổ cập tin học, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về công nghệ thông tin tới khách hàng. Ngoài ra có các hình thức thu hút khách hàng như biến bưu cục thành điểm cung cấp thông tin đa dạng, cung cấp các dịch vụ miễn phí và phí ưu đãi. Qua đó, đã có những ảnh hưởng tích cực đến thói quen sử dụng dịch vụ bưu chính điện tử của khách hàng. Bưu chính các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật bản và các nước Tây Âu đã đi tiên phong về ứng dụng công nghệ thông tin, cũng như những sáng tạo mới trong các khâu khai thác, phục vụ và quản lý bưu chính. Dựa trên quy trình nghiệp vụ, họ đã thực hiện tiêu chuẩn hóa và máy tính hóa công tác quản lý và từng bước phát triển bưu chính điện tử; Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng vừa để quảng cáo trực tiếp các dịch vụ bưu chính, vừa để cung cấp thông tin cho quản lý bưu chính, và đặc biệt là cho dịch vụ bưu gửi trực tiếp Xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin - Truyền thông cùng với quá trình toàn cầu hoá đang tạo ra những cơ hội đột phá toàn diện, nhưng cũng đặt ra những thách thức sâu sắc về quản lý, công nghệ, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đòi hỏi toàn Ngành phải biết đón bắt thời cơ, liên kết phát triển và chuyển nhanh sang hoạt động theo mô hình mới linh hoạt, chủ động, sáng tạo, đa lĩnh vực, đa dịch vụ. Tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài, hoàn tất việc tham gia liên doanh viễn thông Asian và đang chuẩn bị tiến hành cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Khảo sát và đàm phán nhiều dự án mới tại nước ngoài, Liên doanh SX cáp đồng tại Lào, liên doanh xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Cambodia , mở văn phòng chi nhánh tại Hoa kỳ, mở POP tại Hoa kỳ và Hongkong...Các dự án hợp tác đầu tư nước ngoài đang được xác tiến: Dự án liên doanh chuyển phát nhanh với DHL, dự án liên doanh dịch vụ VAS với Hàn Quốc, công ty cổ phần Game, content provider với Hàn Quốc và Hoa kỳ... 2. Kế hoạch dài hạn của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn bưu chính viễn thông Năm 2007 là năm thứ 2 của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 - 2010, cũng là năm VNPT chính thức triển khai toàn diện công tác đổi mới tổ chức, hệ thống cơ chế quản lý theo mô hình Tập đoàn kinh tế. Tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trong lĩnh vực BCVT - CNTT, trong những tháng cuối năm 2007, VNPT sẽ phấn đấu đạt chỉ tiêu cơ bản là: doanh thu phát sinh đạt 42.100 tỷ đồng, tăng 9,84% so với năm 2006; nộp ngân sách Nhà nước 6.800 tỷ đồng; phát triển mới 6,45 triệu thuê bao điện thoại và 500.000 thuờ bao Internet MegaVNN. Giai đoạn tới 2006 - 2010, giai đoạn hội nhập và phát triển ngành đòi hỏi VNPT phải có tốc độ nhanh hơn, hiệu quả và tính bền vững cao hơn. Với những thương hiệu có tiếng như VinaPhone, MobiFone, VASC, VDC, Postef... làm sao trong thời gian tới VNPT phải cạnh tranh thắng lợi bằng chính uy tín của mình ở hai mặt chất lượng sản phẩm và công tác chăm sóc khách hàng, trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh đầu tiên của Việt Nam. Chương IV: Giải pháp cơ bản thúc đẩy đổi mới công nghệ trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 1. Giải pháp cơ bản thúc đẩy đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 1.1. Giải pháp cho hiện tại của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Triển khai các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các Tập đoàn khai thác hàng đầu thế giới: NTT, France Telecom, Telstra, KT, Kinnevik với tổng số vốn hơn 1 tỷ USD để xây dựng và phát triển mạng viễn thông quốc tế, di động, nội hạt. Thực hiện đa dạng hoá hình thức, phương thức hợp tác quốc tế, tập trung vào các dịch vụ bưu chính, các dịch vụ gia tăng giá trị viễn thông đặc biệt là dịch vụ Internet và hoạt động nghiên cứu phát triển phần mềm ứng dụng trong ngành bưu chính viễn thông. Triển khai các hoạt động nhằm thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong đó chú trọng việc chuẩn bị và triển khai đầu tư vào lĩnh vực khai thác các dịch vụ viễn thông mới như dịch vụ giá trị gia tăng - Internet... Coi trọng khả năng hợp tác với các đối tác nước ngoài truyền thống của Tập đoàn tại các thị trường nước ngoài. Tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế bao gồm cả việc thiết lập văn phòng đại diện tại nước ngoài nhằm tăng cường các khả năng thiết lập các kênh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm khác ra thị trường nước ngoài, từng bước xây dựng hệ thống xúc tiến thương mại của Tập đoàn tại thị trường nước ngoài. Tiếp tục nâng cao vị trí, vai trò của Tập đoàn tại các tổ chức quốc tế. Tăng cường hoạt động hợp tác đa phương của Tập đoàn thông qua việc chủ động tham gia triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế, kỹ thuật, đào tạo trong các tổ chức quốc tế, các hiệp hội ngành nghề - dịch vụ quốc tế, các diễn đàn và các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Tham gia các Hiệp hội chuyên môn dịch vụ - ngành nghề mới đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ mới của ngành viễn thông tin học. Tập trung khai thác khả năng hợp tác của các thành viên khác trong khối ASEAN và APEC thông qua trợ giúp và hợp tác nghiên cứu, đào tạo. Từng bước tham gia xây dựng và triển khai các đề án quốc tế, khu vực trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế về bưu chính viễn thông và tin học. VNPT cần tập trung chú ý trong thời gian tới đó là: Thứ nhất, chiến lược sản xuất kinh doanh phải được nhìn xa hơn. Nhất là chiến lược đầu tư; Thứ hai,  qui định chặt chẽ; Thứ ba, cơ chế của VNPT phải tạo động lực cho phát triển; Thứ tư, con người của VNPT phải đổi mới toàn diện; Thứ năm, công nghệ phải tiếp tục cập nhật; Thứ sáu, chất lượng sản phẩm phải nổi trội; Thứ bảy, phải luôn khắc phục sự chủ quan thỏa mãn; Thứ tám, không được cầm chừng, do dự tiêu cực trong các hoạt động cuối cùng là phải đề cao tính cộng đồng. 1.2. Giải pháp cho tương lai của đổi mới công nghệ trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Các đơn vị, các doanh nghiệp trong toàn ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Tập đoàn BCVT tổ chức nghiên cứu, phổ biến nội dung coi việc triển khai các chương trình, kế hoạch hành động, đề xuất các sáng kiến đổi mới công nghệ, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực cho việc xây dựng và thực hiện thành công "Chiến lược đổi mới" giai đoạn 2011 - 2020 là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện về Bộ Bưu chính Viễn thông. Các đơn vị thuộc Bộ rà soát, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các cơ chế, chính sách đồng bộ, tạo môi trường hỗ trợ ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông theo nội dung, tinh thần của đổi mới công nghệ . Các doanh nghiệp trong Tập đoàn BCVT tiến hành phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông nắm chắc tình hình và xu thế phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông trong giai đoạn tới, căn cứ vào nội dung, tinh thần của đổi mới công nghê phát triển thông tin liên lạc , chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, tổ chức nhân lực, vật lực, xây dựng lộ trình và kế hoạch chuẩn bị tham gia xây dựng và thực hiện thắng lợi "Chiến lược đổi mới công nghê." giai đoạn 2011 - 2020. Giao các doanh nghiệp trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông và các bộ phận chịu trách nhiệm Công nghệ thông tin chủ trì nghiên cứu xây dựng "Chiến lược đổi mới công nghệ" giai đoạn 2011 - 2020, xây dựng quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2020 và các văn bản, chính sách liên quan để cụ thể hoá chiến lược. 2. Căn cứ để thực hiện giải pháp 2.1. Thuận lợi và khó khăn của các giải pháp Thuận lợi: Có thể rút ra một số kinh nghiệm về phát triển công nghệ, công nghệ thông tin, bưu chính điện tử của các quốc gia trên thế giới, đó là: + Về hạ tầng cơ sở: tận dụng hạ tầng sẵn có trên mạng lưới như quy trình nghiệp vụ, mạng máy tính, công nghệ phần cứng, công nghệ phần mềm…v.v. + Về dịch vụ cung cấp: Phát huy lợi thế cạnh tranh từ các sản phẩm dịch vụ đặc trưng của bưu chính: chuyển phát, phát hàng thu tiền, Datapost. Tập trung vào một số nhóm dịch vụ đem lại doanh thu cao: Hậu cần, Thanh toán hóa đơn, Tài chính…v.v. Cụ thể hóa dịch vụ (Tem chơi, bưu thiếp, thư…). Đồng thời, cung cấp luôn các dịch vụ cạnh tranh với dịch vụ bưu chính (email, epaybill). + Về thị trường: Hướng vào khách hàng mục tiêu thông qua việc thiết kế giao diện (trang web) chia ra 2 nhóm phục vụ: Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp với người tiêu dựng (B2C), nhưng thường tập trung vào nhóm B2B nhiều hơn. + Lộ trình ứng dụng: Từng bước ứng dụng với giao diện thân thiện, dễ sử dụng (Ban đầu chỉ là thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ…., dần dần đưa vào các dịch vụ dễ sử dụng cho đến các ứng dụng cao hơn). Ban đầu là các trang web đơn giản, sau đó thường chuyển đổi sang dạng Cổng giao dịch tích hợp dịch vụ và quản lý. VNPT đang có tiềm lực vật chất và tinh thần. việc hình thành Tập đoàn nhằm xây dựng một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực BCVT- CNTT có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại, chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế, trong đó viễn thụng, CNTT và Bưu chính là các ngành kinh doanh chính. Tập đoàn sẽ gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu phát triển, đào tạo, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và làm nòng cốt để Bưu chính Viễn thông Việt Nam phát triển nhanh, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả. Trước thềm hội nhập WTO cùng cả nước, VNPT đã khởi động nhiều dự án hợp tác quốc tế lớn như: đó ký kết với Tập đoàn Lockheed Martin (Hoa Kỳ) hợp đồng "Cung cấp vệ tinh, dịch vụ phóng, thiết bị trạm điều khiển vệ tinh" cho dự án vệ tinh VINASAT; chính thức thành lập Chi nhánh tại Hoa Kỳ; gia nhập ATH/ Acasia - tổ chức kinh doanh viễn thông lớn của khu vực ASEAN; thành lập liên doanh sản xuất cáp đồng tại Lào; hoàn tất đàm phán tham gia liên doanh cung cấp dịch vụ viễn thông tại Campuchia; thành lập 2 công ty chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế... Đây là những bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của VNPT; đồng thời cũng là một minh chứng về cơ sở hạ tầng, công nghệ, dịch vụ BCVT-CNTT của VNPT đã đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế Khó khăn: tuy đã có những bước tiến rất dài nhưng VNPT cũng gặp không ít những khó khăn. Khó khăn bởi đây là ngành có tốc độ thay đổi công nghệ cao,sự cạnh tranh lớn,lợi nhận hấp dẫn,trình độ tổ chức thành lập cần phải có thời gian nghiên cứu để đi vào hoạt động. Trong khi đó, các hành lang pháp lý của nhà nước như Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, các quy chế về tài chính... hiện chưa có quy định đối với Tập đoàn kinh tế. Thêm vào đó, sự kéo dài quá lâu cơ chế hạch toán tập trung tạo thói quen khó sửa từ VNPT (cũ) cho đến các đơn vị thành viên. Hiện VNPT có hơn 100 đơn vị thành viên nên việc xây dựng mô hình Tập đoàn sẽ không đơn thuần chỉ diễn ra ở Tổng công ty mà còn là sự chuyển đổi, gắn liền với tất cả các đơn vị thành viên từ tỏ chức cơ cấu lại mô hình tổ chức, chuyển đổi quản lý, sản xuất kinh doanh cho đến chuyển đổi nhận thức trong đội ngũ CBCNV. Việc hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và quá trình chuyển đổi Tổng công ty BCVT Việt Nam hiện nay sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con là bước ngoặt quan trọng của quá trình cải cách, đòi hỏi phải có sự quyết tâm rất lớn của mỗi cán bộ công nhân viên và tập thể lãnh đạo. ông Phạm Long Trận cho rằng, đây là bài toán khó, nhưng lại phải làm ngay để VNPT tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo và xứng đáng với sứ mệnh mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao phó 2.2. Cách tiến hành để thực hiện giải pháp đổi mới công nghệ Nâng cao nhận thức về vai trò của Công nghệ thông tin và Truyền thông: Nâng cao nhận thức về xã hội thông tin, kinh tế tri thức và vai trò của Công nghệ thông tin và Truyền thông trong toàn xã hội thông qua mọi hình thức tuyên truyền, phổ biến, đặc biệt chú ý tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng. Lãnh đạo các cấp cần thực sự nhận thức được Công nghệ thông tin và Truyền thông là lĩnh vực quan trọng và ưu tiên của quốc gia, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ mạnh mẽ cho ứng dụng và phát triển nghệ thông tin và Truyền thông; gương mẫu, đi đầu trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông. Thực hiện tốt các chiến lược và quy hoạch:Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch Ngành nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, nguồn tài nguyên và các nguồn lực quốc gia khác bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, giữ vững chủ quyền quốc gia. Từng lĩnh vực cụ thể cần xây dựng chiến lược và quy hoạch bảo đảm phát huy cao độ tính độc lập, tự chủ và sáng tạo. Mở rộng và phát triển thị trường Công nghệ thông tin và Truyền thông:Phát huy thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, nhanh chúng làm chủ thị trường trong nước, từng bước mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới, đồng thời tăng cường xõy dựng và làm giầu hình ảnh thương hiệu "Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam". Tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam với hàm lượng sáng tạo ngày càng cao. Các doanh nghiệp chủ lực về Bưu chnh, Viễn thông và Công nghệ thông tin đảm bảo có kế hoạch, lộ trình tăng cường năng lực cạnh tranh, chuyển sang kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trong đó Công nghệ thông tin và Truyền thông là ngành kinh doanh chính và có trình độ chuyên môn hoá cao. Phát triển mạnh nguồn nhân lực:Hoàn thiện hệ thống chương trình đào tạo, dạy nghề thống nhất và chuyên nghiệp về Công nghệ thông tin trong cả nước ở tất cả các bậc học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và hợp tác quốc tế trong đào tạo Công nghệ thông tin và Tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36052.doc
Tài liệu liên quan