Đề tài Phát triển xuất khẩu lao động trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU .01

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 08

1.1. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG . 08

1.1.1. Khái niệm . 08

1.1.2. Một số quan niệm khác về xuất khẩu lao động . . 10

1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động . 12

1.1.4. Vai trò và tác động của xuất khẩu lao động trong nền kinh tế thị trường . . 13

1.1.4.1. Các tác động tích cực đối với nước xuất khẩu lao động 14

1.1.4.2. Các tác động tiêu cực đối với nước xuất khẩu lao động . 17

1.1.4.3. Các tác động tích cực đối với nước nhập khẩu lao động 18

1.1.4.4. Các tác động tiêu cực đối với nước nhập khẩu lao động . . 18

1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động . 19

1.2. PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ . 24

1.2.1. Khái niệm . . .24

1.2.2. Phát triển xuất khẩu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế . . 25

iii

1.2.3. Quản lý trong phát triển xuất khẩu lao động . 28

1.2.3.1. Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động . 30

1.2.3.2. Quản trị phát triển xuất khẩu lao động của doanh nghiệp . 32

1.2.3.3. Quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài . 36

1.2.3.4. Hợp đồng trong xuất khẩu lao động . . 38

1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu lao động .40

1.2.4.1. Nhóm các yếu tố về cầu trong xuất khẩu lao động . 40

1.2.4.2. Nhóm các yếu tố về cung trong xuất khẩu lao động . . 41

1.2.4.3. Nhóm các yếu tố về tài chính và hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động . 43

1.2.4.4. Nhóm các yếu tố về cơ chế tổ chức và quản lý xuất khẩu lao động . 44

1.2.5. Một số mô hình có liên quan đến phát triển xuất khẩu lao động 46

1.2.5.1. Mô hình “ lực đẩy – lực hút ” Ravenstien .46

1.2.5.2. Mô hình chi phí Stouffer và Lowsy . 47

1.2.5.3. Mô hình chi phí - lợi ích kinh tế Sjaastad . 48

1.2.6. Mô hình nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển

xuất khẩu lao động Việt Nam 49

1.3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC. 52

1.3.1. Kinh nghiệm của Philipin. 52

1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan. 54

1.3.3. Kinh nghiệm của Indonesia. 56

1.3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 58

1.3.5. Bài học kinh nghiệm từ xuất khẩu lao động của các nước. 59

Tóm tắt chương 1. 62

iv

Chương 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỪA QUA. 63

2.1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA .63

2.1.1. Cung lao động 63

2.1.2. Cầu lao động. 66

2.1.3. Quan hệ cung - cầu lao động. 68

2.2. ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ

NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. 69

2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY.71

2.3.1. Số lượng lao động xuất khẩu .71

2.3.2. Thị trường xuất khẩu lao động 73

2.3.3. Tình hình lao động xuất khẩu tại một số thị trường trọng điểm .74

2.3.3.1. Thị trường Malaysia . 75

2.1.3.2. Thị trường Đài Loan .77

2.1.3.3. Thị trường Hàn Quốc . 78

2.1.3.4. Thị trường Nhật Bản . . 82

2.1.3.5. Thị trường Trung Đông . 83

2.3.4. Hình thức xuất khẩu lao động . 84

2.3.5. Cơ cấu lao động xuất khẩu . . 86

2.3.6. Tình hình doanh nghiệp xuất khẩu lao động . 89

2.3.7. Tình hình tạo nguồn lao động xuất khẩu . . 90

2.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 91

2.4.1. Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động . 91

v

2.4.1.1. Đối với người lao động 92

2.4.1.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động . 95

2.4.1.3. Đối với Nhà nước và xã hội 95

2.4.2. Hiệu quả xã hội của xuất khẩu lao động . 97

2.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN SỰ

PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM QUA MÔ

HÌNH LÝ THUYẾT THỰC NGHIỆM . . . 98

2.5.1. Mô tả đặc trưng mẫu điều tra . 98

2.5.1.1. Giới tính 98

2.5.1.2. Trình độ học vấn . 99

2.5.1.3. Nghề nghiệp và nơi công tác 99

2.5.1.4. Thành phần kinh tế và hình thức sở hữu của doanh nghiệp

xuất khẩu lao động . . 100

2.5.1.5. Quy mô doanh nghiệp xuất khẩu lao động 101

2.5.2. Mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động

Việt Nam trong thời gian qua . 102

2.5.2.1. Mức độ phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam . 102

2.5.2.2. Mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu

lao động Việt Nam trong thời gian qua . 103

3.5.3. So sánh tầm quan trọng và mức độ tác động của các yếu tố đến sự

phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam . . .108

2.6. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM

CỦA PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

VIỆT NAM THỜI GIAN QUA . . 110

vi

2.6.1. Những hạn chế của phát triển xuất khẩu lao động thời gian qua . 110

2.6.1.1. Hạn chế từ thị trường xuất khẩu lao động . 111

2.6.1.2. Hạn chế từ quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động .112

2.6.1.3. Hạn chế từ quản lý lao động làm việc ở nước ngoài 113

2.6.1.4. Hạn chế từ nguồn lao động xuất khẩu . 114

2.6.1.5. Hạn chế từ doanh nghiệp xuất khẩu lao động 115

2.6.1.6. Hạn chế từ hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động. 117

2.6.2. Nguyên nhân của yếu kém và hạn chế trong thời gian qua .118

Tóm tắt chương 2 .122

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 123

3.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .123

3.1.1. Thị trường lao động quốc tế trong thời gian tới .123

3.1.2. Thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới .125

3.2. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI . . 127

3.2.1. Cơ hội 128

3.2.2. Thách thức 130

3.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT

KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.131

3.3.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam thời gian tới. 131

vii

3.3.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam

đến năm 2020 và tầm nhìn những năm tiếp theo. 132

3.3.2.1. Thị trường xuất khẩu lao động.132

3.3.2.2. Số lượng lao động xuất khẩu.144

3.3.2.3. Cơ cấu lao động xuất khẩu. 146

3.3.2.4. Cơ chế và bộ máy quản lý xuất khẩu lao động 148

3.3.2.5. Hiệu quả kinh tế – xã hội. 150

3.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT

NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ . . 151

3.4.1. Giải pháp về thị trường xuất khẩu lao động .151

3.4.2. Giải pháp về nguồn lao động xuất khẩu . . 152

3.4.3. Giải pháp quản lý và hỗ trợ của nhà nước về xuất khẩu lao động .156

3.4.3.1. Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động . .156

3.4.3.2. Tăng cường vai trò của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam .158

3.4.4. Giải pháp về quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài 159

3.4.5. Giải pháp về doanh nghiệp xuất khẩu lao động . 161

3.4.6. Giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động . . .163

3.4.7. Giải pháp về tài chính cho xuất khẩu lao động . 164

3.4.7.1. Tiền dịch vụ . .164

3.4.7.2.Tiền môi giới . . 164

3.4.7.3. Tiền ký qũy 165

3.4.7.4. Chính sách hỗ trợ và cho người lao động vay vốn . 166

3.4.7.5. Thành lập Quỹ rủi ro xuất khẩu lao động .168

viii

3.4.7.6. Phát huy hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước . 168

3.4.8. Giải pháp về hình thức xuất khẩu lao động . . 169

3.4.9. Giải pháp về hậu xuất khẩu lao động .170

3.5. KIẾN NGHỊ 171

3.5.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước . 171

3.5.1.1. Quốc hội 171

3.5.1.2. Chính phủ . 171

3.5.1.3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội . 172

3.5.1.4. Các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan .174

3.5.2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động .175

3.5.3. Đối với người lao động .177

Tóm tắt chương 3 178

KẾT LUẬN . . 179

 

doc344 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4181 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển xuất khẩu lao động trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, từ hơn 137 ngàn người chiếm 53,58% giai đoạn 2000-2004 đã tăng lên 223,36 ngàn người chiếm 56,62% giai đoạn 2005-2009, LĐ ngành xây dựng đã tăng từ 46,94 ngàn chiếm 18,32% lên 90,42 ngàn chiếm 22,92% và đang có sự dịch chuyển từ khu vực Đông Á, Đông Nam Á sang khu vực Trung Đông. Libya và Đông Âu, trong khi LĐ nông, lâm nghiệp giảm từ 2,93% xuống 1,78%, thuyền viên giảm từ 8,52% xuống còn 5,92% và nhất là LĐ giúp việc gia đình, khán hộ công đã giảm mạnh từ 14,26% giai đoạn 2000- 2004 xuống còn 8,83% giai đoạn 2005-2009 do Đài Loan đóng cửa đối với loại hình lao động này. Thời gian gần đây đang xuất hiện những ngành nghề mới và có xu hướng tăng như phục vụ nhà hàng, khách sạn, sân gôn, bảo vệ, quản lý chung cư. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính đang nghiên về phái nam với tỷ lệ 1 nữ 2 nam tuy vậy tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động đưa đi hàng năm đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây từ 21,21% năm 2000 lên 28,84% năm 2005 và 30,05% năm 2009 tập trung chủ yếu thị trường Đài Loan chiếm 63,22%, Macao 90,86 %, trong khi đó lao động nam lại chủ yếu tập trung tại Trung Đông chiếm gần 96%, Hàn Quốc gần 84,5% và Nhật Bản hơn 67,6%. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo vùng, miền, địa phương không có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Hiện nay tất cả 64 tỉnh, thành phố đều có lao động đi làm việc ở nước ngoài. Có những tỉnh phong trào xuất khẩu lao động được duy trì thường xuyên và đạt hiệu quả cao như Thanh Hóa có số lao động đi xuất khẩu lao động hàng năm khoảng 10 ngàn người, Nghệ An với hơn 9 ngàn lao động/năm. Nếu tính theo vùng, miền, năm 2008-2009 đúng đầu là Đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 38,6% số LĐ xuất khẩu cả nước, tiếp theo là Bắc Trung Bộ 32,5%, Đông Bắc Bộ 15,1%, Đồng bằng sông Cửu Long 6,2%, Duyên hải Nam Trung Bộ 4,2%, Tây Nguyên 3,4% [11, tr 33-36], [23]. Rõ ràng số LĐ xuất khẩu hiện nay đang tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc tính từ Hà Tĩnh trở ra, chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 84%) trong số LĐ xuất khẩu hàng năm, điều này phụ hợp với tính cách căn cơ, chịu 89 khó, ham làm giàu, chấp nhận đi xa của lao động Miền Bắc so với công việc, ngành nghề và thị trường xuất khẩu lao động hiện nay. Trong khi đó lao động Miền Nam, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại có những tính cách khác như ngại đi xa, an phận, ít tiết kiệm, thụ động, nên thời gian gần đây khi mà phong trào XKLĐ đi Malaysia giảm xuống thì số LĐ xuất khẩu của khu vực này cũng giảm theo đáng kể. 2.3.6. Tình hình doanh nghiệp xuất khẩu lao động Từ năm 1991 đến nay, cùng với việc chuyển đổi hoạt động XKLĐ theo cơ chế thị trường, Nhà nước chủ trương và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các tổ chức XKLĐ, đội ngũ doanh nghiệp được phép hoạt động XKLĐ ngày càng phát triển. Ngoài 10 DN bị thu hồi giấy phép, tính đến 31/12/2009 số DN được Bộ LĐ-TB và XH cấp giấy phép XKLĐ theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 164 DN (xem phụ lục 15) và 1Trung tâm LĐ ngoài nước trong đó có 56 DN nhà nước, 51 DN cổ phần nhà nước chiếm phần chi phối, 5 DN tư nhân và 52 DN cổ phần nhà nước không chiếm phần chi phối, ngoài số DN trên còn có gần 100 chi nhánh DN XKLĐ và hệ thống các trung tâm, doanh nghiệp giới thiệu việc làm, cơ sở đào tạo, trường dạy nghề. Đây là lực lượng chủ lực trong XKLĐ, thực hiện chương trình quốc gia giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực đất nước. Trong số các DN XKLĐ trên, chỉ có 18 DN chuyên doanh, nhiều DN quy mô nhỏ, số DN có thâm niên trên 10 năm chỉ có 73 DN chiếm 44,51% và 48 DN có thâm niên dưới 5 năm chiếm 29,27%. Có 29 DN hàng năm đưa được hơn 500 lao động ra nước ngoài làm việc, nhưng lại có 78 DN bình quân hàng năm chỉ đưa được dưới 100 lao động ra nước ngoài làm việc, họ không đủ năng lực để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, tiếp cận thị trường. Trong tổng số 164 DN XKLĐ chỉ có khoảng 48 DN tương đương với 29,26 % kinh doanh có hiệu quả, năm 2009 chỉ có 14 DN đưa được trên 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài [68]. Hiện nay, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp chưa được chuẩn hóa, yếu về trình độ ngoại ngữ, thiếu hiểu biết pháp luật nhất là pháp luật lao động nước tiếp nhận lao động, yếu kỹ năng và kinh nghiệm trong đàm phán khai thác thị trường, tư vấn, tuyển 90 dụng lao động. Trong khi đó chưa có trường đại học nào trong cả nước đưa nghiệp vụ XKLĐ vào nội dung giảng dạy chính thức làm cho các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất của các DN rất yếu, chỉ có 12 DN có trường dạy nghề bài bản, nhưng chỉ có khả năng đào tạo được một số nghề hạn chế, số còn lại chỉ có các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng hoặc dạy nghề ngắn hạn. Vì vậy, phần lớn các DN không chủ động được nguồn lao động đáp ứng các đơn hàng cao cấp của nước ngoài. Các DN trong lĩnh vực xây dựng thì không đủ mạnh để tự mình đảm đương các công trình xây dựng độc lập ở nước ngoài, nên khả năng tham gia đấu thấu, và nhận thầu rất thấp, khó có cơ hội tạo thêm việc làm cho người LĐ theo hướng này. 2.3.7. Tình hình tạo nguồn lao động xuất khẩu Tình hình tạo nguồn lao động xuất khẩu thời gian gần đây đã có những cải thiện nhất định nhất là từ khi mô hình liên kết DN với chính quyền địa phương ra đời. Hiện nay, DN XKLĐ tạo nguồn lao động xuất khẩu bằng nhiều hình thức khác nhau tùy vào thị trường tiếp nhận như tuyển dụng trực tiếp tại trụ sở, qua công tác viên cơ sở, qua sàn giao dịch, hội chợ việc làm, qua các DN giới thiệu việc làm và thông qua hình thức liên kết với các chính quyền địa phương. Từ năm 2003 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Bộ LĐ, TB và XH đã có hơn 50 tỉnh, thành phố áp dụng mô hình liên kết giữa DN và chính quyền, đoàn thể địa phương. Ở các tỉnh đều thành lập Ban chỉ đạo XKLĐ do một lãnh đạo tỉnh làm trưởng ban với sự tham gia của các ban ngành (LĐ, TB và XH, Y tế, Công an, Tài chính, Ngân hàng, Mặt trận Tổ quốc…), một số tỉnh còn thành lập Ban chỉ đạo xuống tận huyện, xã. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện công tác XKLĐ tại địa phương, tạo điều kiện tối đa cho người LĐ đi làm việc ở nước ngoài. Sau hơn 6 năm thực hiện đã thu được những kết quả nổi bật sau: -Tăng cường nhận thức của các cấp chính quyền, địa phương và người dân về lợi ích của xuất khẩu lao động trong phát triển kinh tế của đất nước và địa phương cũng như trách nhiệm của địa phương trong xuất khẩu lao động. 91 - Số lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua Ban chỉ đạo ngày càng tăng, từ ban đầu chỉ có 2 tỉnh là Hải Dương và Phú Thọ, nay đã có hơn 50 tỉnh áp dụng mô hình này, tỷ lệ lao động đi qua mô hình này chiếm gần 80 % số lượng LĐ XK hàng năm của cả nước, có thị trường như Malaysia, Trung Đông, có khu vực như Miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long gần 100% LĐ xuất khẩu thông qua mô hình này. - Các địa phương đã thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng và kết hợp với các trường, DN đưa chương trình đào tạo về địa phương để giảm chi phí và tạo thuận lợi cho người LĐ, đồng thời tạo điều kiện cho người LĐ vay vốn từ ngân hàng, qũy xóa đói giảm nghèo, qũy giải quyết việc làm. - Thông qua mô hình liên kết đã giúp các DN tuyển chọn trực tiếp và kịp thời nguồn LĐ và nâng dần chất lượng LĐ, mặt khác người LĐ được cung cấp đầy đủ các thông tin và được tư vấn kỹ làm họ hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia XKLĐ đồng thời giúp các DN quản lý tốt khi lao động làm việc ở nước ngoài, góp phần làm giảm các vụ lừa đảo trong XKLĐ. Tuy vậy việc tạo nguồn thời gian qua cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp nhất là tình trạng liên quan đến môi giới, lừa đảo, tuyển LĐ bất hợp pháp dưới danh nghĩa XKLĐ. Theo thống kê của Bộ LĐ, TB và XH từ năm 2004 đến 2008 đã xảy ra 294 vụ lừa đảo liên quan đến XKLĐ, trong đó Công an xử lý 409 đối tượng, tổng giá trị thiệt hại hơn 63,5 tỷ VNĐ và 5,3 triệu USD, số người bị hại lên đến 5.380 người chủ yếu tập trung ở thị trường thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, CH Séc…[25]. 2.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Hiệu quả kinh tế – xã hội của xuất khẩu lao động Việt Nam được thể hiện qua 2 khía cạnh, đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. 2.4.1. Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động Hiệu quả kinh tế của XKLĐ thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế của các bên tham gia như: Thu nhập của người LĐ tích lũy hoặc gửi về cho gia đình; Doanh số và lợi nhuận mà các DN XNKĐ, các tổ chức đào tạo và giới thiệu việc làm thu 92 được khi tham gia chương trình XKLĐ; Kim ngạch XKLĐ, Các khoản đóng góp của XKLĐ vào ngân sách nhà nước và mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm…. 2.4.1.1. Đối với người lao động Hiệu quả kinh tế của người LĐ khi đi làm việc ở nước ngoài phụ thuộc vào thu nhập bình quân và khả năng tích lũy theo từng thị trường được thể hiện theo bảng 2.5. Bảng 2.5: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tại một số thị trường Đơn vị tính: USD Nước Tiền lương theo hợp đồng Các khoản đóng góp Tiền thưởng, làm thêm Chỉ tiêu cho bản thân Tích luỹ theo tháng Hàn Quốc 800-900 0 300 250 850-950 Nhật Bản 600-800 60-80 400 300 640-820 Đài Loan 600-800 40-60 300 200 660-840 Malaysia 160-250 30 100 100 130-220 Lào 150-200 30 70 50 140-190 Libya 200-400 20 150 100 230-430 Trung Đông 200-400 15 150 100 235-435 Đông Âu 400-600 30-50 400 300 470-650 Úc-Bắc Mỹ 2.000-2.500 200-250 200 500 1500-1950 Bình quân 660 54 228 211 623 Nguồn: Tác giả tính toán theo tài liệu của công ty SONA, SOVILACO TRACIMEXCO,Trung tâm LĐ ngoài nước thuộc Bộ LĐ,TB-XH [24],[51] Theo bảng trên ta thấy thu nhập ròng bình quân tháng của người lao động xuất khẩu cao nhất tại thị trường Úc và Bắc Mỹ với mức 1500-1950 USD, kế đến là Hàn Quốc với mức 850-950 USD, Nhật Bản và Đài Loan với mức 640-820 USD, thấp nhất là tại Malaysia với mức 130-220 USD và tại Lào với mức 140-190 USD. 93 Theo Bộ LĐ, TB và XH, mức thu nhập bình quân của một lao động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Việt Nam cuối năm 2009 là 2.750.000 VNĐ/ tháng tương đương với 156 USD, nếu tính chi phí sinh hoạt bình quân của người lao động là 880.000 VNĐ tương đương 50 USD thì thu nhập ròng là 106 USD/ tháng, ngoài ra mức lãi suất ngân hàng là 6%/ năm, hợp đồng XKLĐ có thời hạn 36 tháng riêng thị trường Úc và Mỹ có thời hạn 24 tháng với các chi phí thực tế mà người lao động phải trả trước khi đi XKLĐ ứng với từng thị trường, từ bảng 2.5 về thu nhập bình quân Chúng ta có thể tính toán được mức tích lũy theo hợp đồng, tỷ suất hiệu quả kinh tế (K) tính theo công thức (1.7) và mức sinh lợi (F) tính theo công thức (1.8) của người lao động khi ra nước ngoài làm việc theo bảng 2.6 sau. Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế của người lao động tại một số thị trường Đơn vị tính USD Nước và vùng lãnh thổ Tích luỹ theo tháng T.hạn HĐ tháng Tích lũy theo hợp đồng Chi phí trước khi đi Mức sinh lợi (F) Tỷ suất hiệu quả (K theo%) Hàn Quốc 850-950 36 30.600-34.200 1.200 22.820 802-896 Nhật Bản 640-820 36 23.040-29.520 3.000 15.860 604-774 Đài Loan 660-840 36 23.760-30.240 6.000 13.465 622-792 Malaysia 130-220 36 4.680-7.920 1.000 1087 122-208 Lào 140-190 36 5.040-6.840 200 1584 132-179 Libya 230-430 36 8.280-15.480 1.800 4.976 217-407 Trung Đông 235-435 36 8.460-15.660 1.500 5.428 222-410 Đông Âu 470-650 36 16.920-23.400 6.000 7.720 443-613 Úc-Bắc Mỹ 1500-1950 24 36.000-46.800 15.000 19.570 1415-1840 Bình quân 623 20.060 2.833 10.010 510 Nguồn: Tác giả tính toán theo tài liệu của các công ty SONA, SOVILACO TRACIMEXCO,Trung tâm LĐ ngoài nước thuộc Bộ LĐ,TB-XH [24],[51] 94 Mức tích lũy theo hợp đồng của người lao động được thể hiện theo bảng 2.6 trên cao nhất tại thị trường Úc và Bắc Mỹ với mức 36 ngàn đến 47 ngàn USD, kế đến là Hàn Quốc với mức từ 30 ngàn đến 34 ngàn USD, Nhật Bản và Đài Loan với mức tích lũy đạt từ 23 ngàn đến 30 ngàn USD, thị trường Libya, Trung Đông với mức tích lũy đạt hơn 8 ngàn USD đối với LĐ tay nghề thấp và hơn 15 ngàn USD đối với tay nghề cao, Thấp nhất tại Malaysia và Lào với mức tích lũy từ 4 ngàn đến 8 ngàn USD. Mức sinh lợi xuất khẩu lao động (F) phản ánh sự chênh lệch thu nhập thuần kỳ vọng khi đi làm ở nước ngoài so với làm việc trong nước của người LĐ. Mức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả XKLĐ càng cao. Tại thị trường Úc, Bắc Mỹ do chi phí đóng trước khi đi cao làm cho mức sinh lợi của thị trường này không cao như một số thị trường khác và đạt hơn 19 ngàn USD trong khi đó Hàn Quốc có mức sinh lợi cao nhất với giá trị gần 23 ngàn USD, tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan với mức sinh lợi từ 13 ngàn đến 16 ngàn USD, Libya và Trung Đông dao động khoảng 5 ngàn USD và thấp nhất là Malaysia và Lào với mức sinh lợi từ 1 đến 2 ngàn USD. Tỷ suất hiệu quả (K) phản ánh mức độ hiệu quả của việc làm ngoài nước của người lao động bằng bao nhiêu % so với việc làm trong nước trong cùng một thời kỳ, tỷ suất càng cao thì thị trường đó càng hiệu quả và ngược lại. Nếu căn cứ vào bảng 2.6 chúng ta thấy tại thị trường Úc, Bắc Mỹ có tỷ suất hiệu quả cao nhất đạt 1.415 đến 1.840 điều này nói lên mức thu nhập ròng tại thị trường này gấp 14,15 đến 18,4 lần so với mức thu nhập ròng tại Việt Nam, Tiếp theo là Hàn Quốc với mức từ 8,02 đến 8,96 lần, Nhật Bản và Đài Loan từ 6,04 đến 7,92 lần và thấp nhất là thị trường Malaysia và Lào với mức 1,22 đến 2,08 lần. Như vậy, nếu xét tổng thể thì thị trường Úc, Bắc Mỹ có hiệu quả cao nhưng do điều kiện tiếp nhận khắt khe nên số lượng đi ít, còn Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan có mức chi phí và hiệu quả hợp lý đang thu hút nhiều lao động. Thị trường có mức hiệu quả tương đối thấp là Trung Đông và Libya và thấp nhất hiện nay là thị trường Malaysia và Lào, đây là 2 thị trường phụ hợp cho đối tượng xóa đói giảm nghèo, LĐ phổ thông, LĐ nông thôn, LĐ vùng sâu, vùng xa. 95 2.4.1.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động đối với các DN XKLĐ thể hiện thông qua doanh thu, lợi nhuận, việc làm mà XKLĐ mang lại hàng năm. Thời gian qua, XKLĐ đã duy trì việc làm cho đội ngũ LĐ tại 164 DN XKLĐ, đó là chưa kể đến một đội ngũ các tổ chức, các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường dạy nghề khắp cả nước cùng tham gia chương trình XKLĐ. Theo quy định tiền quản lý của DN XKLĐ được phép thu từ người lao động với mức tối đa 1,5 tháng lương cơ bản/1 năm làm việc đối với LĐ thuyền viên, sỹ quan trên tàu viễn dương và 1 tháng lương cơ bản/1 năm làm việc đối với các lao động khác, DN có thể vận dụng mức thu và thời gian thu hợp lý tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ vào mức thu trên, khi người LĐ xuất cảnh thông thường phải đóng một phần hay toàn bộ tiền quản lý theo hợp đồng cho DN XKLĐ với mức 400-500 USD khi đi làm việc tại Malaysia, 450-500 USD khi đi Trung Đông, Libya, 1.200 USD khi đi Đài Loan, 2.000 USD khi đi Nhật Bản, Đông Âu, 4.000 USD khi đi Úc hoặc Bắc Mỹ…. Với mức thu như vậy hàng năm các DN XKLĐ có một khoảng thu nhập từ 70 triệu đến 80 triệu USD tương đương với 1.260 tỷ đến 1.440 tỷ VNĐ. Đó là chưa tính đến các khoản khác mà DN XKLĐ thu từ người LĐ như: Chi phí đồng phục; Phí đi lại; Phí đào tạo và dạy ngoại ngữ; phí giao tế; Phí chuyển tiền về nước…. 2.4.1.3. Đối với Nhà nước và xã hội Hiệu quả kinh tế XKLĐ đối với Nhà nước được thể hiện qua các khoản DN nộp ngân sách như các loại thuế và thu nhập của người LĐ chuyển về nước. Theo báo cáo tổng kết XKLĐ năm 2008 và năm 2009 của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, với gần 50 vạn lao động đang làm việc ở nước ngoài hiện nay và mức tích lũy hàng tháng bình quân là dao động từ 100 đến 2.000 USD tùy từng thị trường, hàng năm người lao động làm việc ở nước ngoài gởi về nước một lượng ngoại tệ không nhỏ. Kim ngạch XKLĐ năm 2000 là 1,30 tỷ USD, năm 2003 là 1,43 tỷ USD, năm 2005 là 1,55 tỷ USD, năm 2008 là 1,7 tỷ USD và năm 2009 do ảnh hưởng suy 96 giảm kinh tế toàn cầu nên chỉ đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 2 đến 3% GDP cả nước, tương ứng khoảng 25 đến 30 % lượng kiều hối hàng năm [24]. Một phần số tiền này được người LĐ và gia đình họ tiêu xài cho đời sống hàng ngày, một phần được để dành để đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ đó tạo thêm việc làm cho bản thân, gia đình và xã hội. Bảng 2.7: Nguồn thu thuế từ doanh nghiệp xuất khẩu lao động Đơn vị tính: tỷ VNĐ Năm Thuế doanh thu hoặc thuế giá trị gia tăng Thuế lợi tức hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp 1996-2000 62,77 53.60 2001-2005 76,31 2006 Từ năm 2001, 36,75 2007 Thuế giá trị gia tăng đối 42,54 2008 Với XKLĐ là 0% 46,56 Tổng cộng 62,77 255,76 Nguồn:Tác giả tính toán theo tài liệu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội [24] Từ năm 1996 - 2008, ngân sách Nhà nước có thêm 318,53 tỷ VNĐ, nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp bao gồm 62,77 tỷ VNĐ từ thuế doanh thu hoặc thuế giá trị gia tăng ( từ năm 2001 thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu lao động với mức thuế suất 0%) và 255,76 tỷ VNĐ thuế thu nhập doanh nghiệp, chưa kể nguồn thu từ các dịch vụ, phụ trợ cho các hoạt động này từ ngành giao thông vận tải, ngân hàng, đào tạo, y tế, xuất nhập cảnh, thương mại…. Trong giai đoạn 2000- 2009, Chúng ta đã đưa được 650.724 lao động ra nước ngoài làm việc, bình quân hàng năm đưa được 65.072 người, chiếm gần 5% số lao động cần giải quyết việc làm. Hiện nay có gần 500 ngàn lao động đang làm việc ở nước ngoài, chiếm khoảng 1% lực lượng lao động của cả nước. Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm Mtk được tính theo (1.4). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư suất đầu tư trung bình cho một việc làm mới tại nước ta hiện nay là 97 39,3 triệu VNĐ, thì từ năm 2000 đến nay Mtk hay khoảng chi phí tiết kiệm đầu tư tao việc làm do XKLĐ mang lại là 25.573 ngàn tỷ VNĐ, bình quân 2.557 tỷ VNĐ/ năm tương đương 150 triệu USD, năm 2009 là 2.862 tỷ VNĐ tương đương 165 triệu USD. 2.4.2. Hiệu quả xã hội của xuất khẩu lao động Trong thời gian từ năm 1991 đến nay, chúng ta đã từng bước củng cố, phát triển XKLĐ và tham gia tích cực vào thị trường lao động quốc tế. Nhờ xuất khẩu lao động đã giải quyết việc làm cho 746.332 người, giảm bớt một phần sức ép việc làm trong nước. Cũng chính XKLĐ đã làm bật dậy những tiềm năng to lớn của người lao động và toàn xã hội, mang lại cơ hội cho lực lượng lao động hội nhập với thị trường lao động quốc tế với số đông là thanh niên. Nhờ có XKLĐ mà đời sống một bộ phận người lao động và gia đình họ được cải thiện và nâng cao rõ rệt, một số làng quê được đổi mới, trình độ dân trí được tăng lên, an ninh, trật tự xã hội được duy trì và củng cố, các tệ nạn xã hội phần nào được đẩy lùi. Một số lao động sau khi về nước đã dùng nguồn vốn tích lũy để mở mang, phát triển kinh doanh, sản xuất, tạo việc làm cho bản thân, gia đình cũng như xã hội. Thông qua XKLĐ chúng ta đã tạo được một đội ngũ LĐ có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tay nghề, khả năng tiếp cận với công nghệ mới, có tác phong công nghiệp, có trình độ và kinh nghiệm quản lý. Đại bộ phần người LĐ về nước đã phát huy tốt năng lực của mình trong công việc mới và góp phần vào việc cải tạo cơ cấu LĐ trong nước từng bước đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước. Nhờ có xuất khẩu lao động mà quan hệ kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội giữa Việt Nam với các nước được cũng cố và phát triển, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các dân tộc, thị trường xuất khẩu hàng hóa được mở rộng, thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Chính sách cho người LĐ, nhất là đối tượng chính sách vay tín dụng để lo chi phí trước khi đi XKLĐ từ năm 2003 đã phát huy tốt tác dụng, làm cho số LĐ được tham gia XKLĐ nhiều hơn, hoạt động XKLĐ gắn kết chặt chẽ hơn với chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Đó là xoá đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. 98 2.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM QUA MÔ HÌNH LÝ THUYẾT THỰC NGHIỆM Để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam, từ đó đưa ra các ưu, nhược điểm và nguyên nhân của các ưu nhược điểm đó, Nghiên cứu sinh đã tiến hành cuộc khảo sát các chuyên gia và nhà quản lý trong lĩnh vực xuất khẩu lao động về mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam thời gian qua. Việc phân tích kết quả điều tra được thực hiện với mô hình lý thuyết hồi quy tuyến tính thông qua chương trình phân tích SPSS và mô tả bằng Excel. 2.5.1. Mô tả đặc trưng mẫu điều tra Cuộc điều tra với 222 bản câu hỏi và được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp gồm: Lãnh đạo của 75 doanh nghiệp xuất khẩu lao động hàng đầu của Việt Nam với 114 bản điều tra; Lãnh đạo của 32 trung tâm giới thiệu việc làm các tỉnh, thành trên cả nước có nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài với 32 bản điều tra; Lãnh đạo và các chuyên gia quản lý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với 21 bản điều tra; Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam với 4 bản điều tra; Lãnh đạo phụ trách xuất khẩu lao động của 27 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài với 27 bản điều tra; Các nhà báo chuyên trách lĩnh vực XKLĐ với 11 bản điều tra và 13 nhà nghiên cứu làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học có liên quan đến XKLĐ. Tổng số bản trả lời thu về là 208, sau khi kiểm tra có 199 bản trả lời hợp lệ, có thể sử dụng để phân tích theo yêu cầu mục đích nghiên cứu. 2.5.1.1. Giới tính Trong số 199 chuyên gia và nhà quản lý có bản trả lời được chấp nhận có 171 nam (85,93%) và 28 nữ (14.07%). Điều này cho thấy số lượng chuyên gia và nhà quản lý nam chiếm đa số trong lĩnh vực XKLĐ. Đây là tính chất đặc thù của XKLĐ, đòi hỏi sự nhạy bén, vững vàng, tính quyết đoán và chấp nhận thường xuyên xa nhà từ phía các lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà quản lý trong XKLĐ. 99 85.93% 14.07% Nam Nữ Nguồn: Kết quả điều tra 199 chuyên gia và nhà quản lý xuất khẩu lao động Hình 2.4: Giới tính 2.5.1.2. Trình độ học vấn Trình độ học vấn của các chuyên gia và nhà quản lý trong lĩnh vực xuất khẩu lao động được phỏng vấn với 100% tốt nghiệp đại học, trong đó có 11 người có học vị tiến sĩ (chiếm 5,53%), 27 người có trình độ thạc sĩ (chiếm 13,57%). Đây là đội ngũ chuyên gia và nhà quản lý có học vấn tương đối cao, nhiều kinh nghiệm đang đảm trách các công việc quản lý và trực tiếp kinh doanh các hoạt động có liên quan đến xuất khẩu lao động. 13.57% 5.53% 80.90% Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Nguồn: Kết quả điều tra 199 chuyên gia và nhà quản lý xuất khẩu lao động Hình 2.5: Trình độ học vấn 2.5.1.3. Nghề nghiệp và nơi công tác Trong số 199 bản trả lời hợp lệ được sử dụng để phân tích gồm : 98 bản trả lời chiếm 49,25 % từ 71 DN XKLĐ hàng đầu của Việt Nam; 29 bản trả lời chiếm 14,57% từ lãnh đạo 29 trung tâm giới thiệu việc làm của các tỉnh và thành phố trên cả nước có nhiều LĐ đi làm việc ở nước ngoài; 48 bản trả lời chiếm 24,12 % từ các lãnh đạo, các chuyên gia quản lý của Bộ LĐ, TB và XH, Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Cục Việc làm, Tổng cục Dạy nghề, Trung tâm Lao 100 động ngoài nước, Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam và 25 Sở LĐ, TB và XH tỉnh và thành phố đặc trưng; 11 bản trả lời từ chiếm 5,55 % từ các nhà báo chuyên trách lĩnh vực XKLĐ và 13 bản trả lời chiếm 6,53 % từ nhà nghiên cứu làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học có liên quan đến XKLĐ. 199 chuyên gia và nhà quản lý được phỏng vấn có cơ cấu nghề nghiệp và nơi công tác được thể hiện như sau: 14.57% 24.12% 5.53% 6.53% 49.25% DN XKLĐ Trung tâm GTVL Quản lý nhà nước Báo chí Nghiên cúu và giảng dạy Nguồn: Kết quả điều tra 199 chuyên gia và nhà quản lý xuất khẩu lao động Hình 2.6: Nghề nghiệp và nơi làm việc 2.5.1.4. Thành phần kinh tế và hình thức sở hữu của doanh nghiệp xuất khẩu lao động Trong số 157 tổ chức có chức năng xuất khẩu lao động có 71 doanh nghiệp được khảo sát bao gồm doanh nghiệp trung ương và địa phương chiếm 45,22%. Số doanh nghiệp này đưa đi hàng năm khoảng 70% tổng số lượng lao động xuất khẩu của cả nước. 18.31% 2.82% 29.58% 49.30% DN nhà nước CT TNHH CT CP CT CP nhà nước chi phối Nguồn: Kết quả điều tra 199 chuyên gia và nhà quản lý xuất khẩu lao động Hình 2.7: Thành phần kinh tế và hình thức sở hữu 101 Trong 71 doanh nghiệp được khảo sát có 35 doanh nghiệp nhà nước chiếm 49,30%, 21 Công ty cổ phần nhà nước chi phối chiếm 29,58%, 13 Công ty cổ phần chiếm 18,31% và 02 Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 2,28%. Do xuất khẩu lao động là loại hình kinh doanh có điều kiện nên hiện nay các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể trong hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta và đây là lực lượng doanh nghiệp chủ lực thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động của cả nước hiện nay. 2.5.1.5. Quy mô doanh nghiệp xuất khẩu lao động Quy mô doanh nghiệp XKLĐ được thể hiện thông qua vốn pháp định, và số lượng cán bộ, công nhân viên làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Trong số 71 DN được khảo sát 15 doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động chiếm 21,13 %, 56 doanh nghiệp không chuyên doanh chiếm 78,87 %. Nếu xét về vốn thì có 32 doanh nghiệp có vốn pháp định trên 10 tỷ VNĐ chiếm 45% và 39 doanh nghiệp có vốn pháp định dưới 10 tỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển xuất khẩu lao động trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Tài liệu liên quan