Đề tài Phương hướng và giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006 – 2010

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG –VIỆC LÀM 3

I. LÍ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG. 3

1. Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn lao động. 3

2. Đặc điểm của lao động ở các nước đang phát triển. 4

3.Vai trò của lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 6

II. LÍ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM. 7

1. Khái niệm việc làm và chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm. 7

1.1 Khái niệm việc làm: 7

1.2 Phân loại việc làm. 9

1.3. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm. 11

2. Mục tiêu và nội dung của chương trình quốc gia giải quyết việc làm. 14

3. Vai trò của chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm đối với nền kinh tế xã hội 15

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2001-2005. 17

I. THÀNH TỰU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001- 2005. 17

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2001-2005. 18

1. So sánh với mục tiêu đặt ra: 18

2. Đánh giá việc thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2001-2005 . 20

2.1. Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. 20

2.2. Các chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ. 21

2.3. Các chương trình mở rộng, phát triển làng nghề, xã nghề, phố nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ 21

2. Đánh giá cơ chế quản lý điều hành và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005. 24

4. Kết luận và các bài học kinh nghiệm 28

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2006-2010. 30

I. NHỮNG CĂN CỨ THỰC TIỄN VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH . 30

1.Bối cảnh kinh tế , xã hội giai đoạn 2006-2010. 30

1.1. Bối cảnh quốc tế: 30

1.2. Bối cảnh trong nước : 31

2. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010. 31

3. Nguồn nhân lực và vấn đề giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010. 31

3.1 Mục tiêu kế hoạch lao động,việc làm giai đoạn 2006- 2010. 31

3.2 Sự cần thiết tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006-2010. 34

II. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 34

1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm. 34

2. Định hướng của chương trình. 35

 III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH. 36

1. Mục tiêu cơ bản: 36

2. Mục tiêu cụ thể của chương trình giai đoạn 2006-2010. 36

IV. CÁC NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH. 37

1. Phát triển kinh tế – xã hội tạo mở việc làm : 37

2. Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm thông qua các dự án : 38

II. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2006-2010. 41

1. Dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động là căn cứ để xác định nhu cầu giải quyết việc làm : 41

2. Tăng cầu về lao động là phương hướng cơ bản để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm. 43

III. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC 46

1. Chính sách vĩ mô của nhà nước về việc làm 46

2. Chính sách phát triển việc làm. 48

3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực. 49

4. Chính sách phân bố lại lao động giữa các vùng, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia. 51

IV. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM. 55

1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước : 55

1.1 Vốn đầu tư phát triển : 56

1.2 Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ quốc gia về việc làm : 56

2. Các nguồn khác 57

3. Các giải pháp nhằm huy động nguồn lực tài chính trong giai đoạn 2006-2010 cho công tác giải quyết việc làm. 57

V. CÁC NHIỆM VỤ ĐỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC CÁC GIẢI PHÁP. 58

KẾT LUẬN 60

 

doc67 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trình điều hành và tổ chức chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2001-2005. Mặt được : Công tác giải quyết việc làm trong những năm qua đặc biệt là thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, đã có nhiều tiến bộ, thu được những kết quả đáng phấn khởi và khích lệ, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Giai đoạn vừa qua nhà nước đã có cơ chế quản lý điều hành chương trình thống nhất trong cả nước. Công tác triển khai được các cấp chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội hưởng ứng tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm cao. Các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện được ban hành kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế, đã tạo sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện ở tất cả các cấp, các khu vực , các dự án. Nhà nước đã tăng cường nguồn lực cho hoạt động của chương trình, hỗ trợ kịp thời các hoạt động của các dự án, nhất là dự án cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm. Chương trình mục tiêu Quốc gia về Việc làm cơ bản đã bám sát mục tiêu các Chương trình phát triển KT-XH và các chương trình phát triển kinh tế vùng trọng điểm quốc gia. Các bộ, ngành và địa phương đã chủ động giải quyết việc làm trong các chương trình mục tiêu đồng thời gắn với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công tác giải quyết việc làm về cơ bản đã thu hút được lao động có trình độ và tay nghề cao. Chương trình xuất khẩu lao động và mở rộng thêm được thị trường mới, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền với hoạt động của các doanh nghiệp, thị trường lao động ngoài nước được mở rộng, số người xuất khẩu lao động ngày càng tăng, các biểu hiện tiêu cực có xu hướng giảm. Nguyên nhân đạt được các thành tựu trên là do: Nhà nước đã đổi mới cơ bản hệ thống pháp luật, Ban hành Bộ Luật Lao động sửa đổi bổ sung. Các cấp chính quyền đã đưa ra những chính sách giải pháp cụ thể về lao động, việc làm. Hàng năm, các cấp, các nghành, các địa phương đã được giao chỉ tiêu về giải quyết việc làm gắn với các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội, hàng năm Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu giải quyết việc làm và giao xuống cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và được trở thành chỉ tiêu pháp lệnh trong nhiệm vụ kế hoạch hàng năm và 5 năm. Đã tổ chức tốt và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu về giải quyết việc làm thông qua các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, hỗ trợ vật chất cho các Trung tâm dịch vụ việc làm, hỗ trợ các hoạt động dạy nghề ngắn hạn gắn với giải quyết việc làm. Hoạt động xuất khẩu lao động có những đột phá mới tạo điều kiện cho xuất khẩu lao động, khuyến khích các doanh nghiệp đưa nhiều người lao động đi nước ngoài, đồng thời tăng trách nhiệm các cấp cơ sở trong việc giám sát kinh tế. Nhà nước hỗ trợ người lao động về vốn và giám sát để giảm dần các chi phí tiêu cực trong tuyển dụng, môi giới người lao động đi nước ngoài. Việc tuyên truyền về giải quyết việc đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên trong các cấp các ngành.Việc chỉ đạo các địa phương trong giải quyết việc làm, hội chợ việc làm đã có bước phát triển tích cực. Một số mặt còn tồn tại và nguyên nhân. Nhu cầu về việc làm vẫn là vấn đề bức xúc đối với từng gia đình và xã hội nhất là đối với tầng lớp trẻ, phần đông đều có mong muốn việc làm nhưng khả năng giải quyết việc làm vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu. Tỉ lệ thất nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng rất chậm, nhất là những thành phố Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và các khu công nghiệp tập trung. Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn có tăng xong cũng rất chậm, đặc biệt ở những địa bàn thực hiện sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, thì tình trạng thiếu việc làm diễn ra rất gay gắt. Việc triển khai, điều hành Chương trình quốc gia về việc làm ở trung ương và địa phương còn lúng túng, thiếu kinh ngiệm. Bộ máy cán bộ quản lý lao động và giải quyết việc làm chưa được tăng cường về số lượng và chất lượng. Sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan hữu quan trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình chưa thường xuyên, kịp thời để đề xuất các giải pháp hữu hiệu. Chưa có các cơ chế giám sát chỉ tiêu lao động, việc làm với các chỉ tiêu vốn qua các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nhất là đối với các dự án đầu tư phát triển quốc gia, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường, trong đó có thị trường lao động để tăng trưởng kinh tế, tạo mở việc làm. Nguồn lực cho hoạt động của chương trình còn yếu, mới chỉ đáp ứng được trên 50% nhu cầu hoạt động của các chương trình dự án, Quỹ quốc gia về việc làm mới chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu vay vốn của nhân dân. Hoạt động của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm còn nhiều bất cập, năng lực cán bộ còn hạn chế , trang thiết bị dịch vụ việc làm và bổ túc nghề cho người lao động tuy đã được chú trọng đầu tư song chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động. Hệ thống thông tin thị trường lao động, thông tin quản lý lao động, việc làm còn yếu kém, chưa đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện và nghiên cứu đề xuất chính sách . Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của chương trình còn chưa sâu sát, lúng túng, bị động khi có các dự án hoạt động không phù hợp với mục tiêu, thiếu khả thi, hiệu quả thấp. Thực hiện việc giải ngân trong các chương trình vốn vay hỗ trợ việc làm ở một số tỉnh, thành phố còn chậm. Xuất khẩu lao động đang gặp khó khăn ở một số thị trường như ở Malaysia, một số người lao động ở một số nước vẫn còn bỏ trốn, một số hiện tượng tiêu cực vẫn còn xảy ra, dư luận báo chí gay gắt đồi hỏi Nhà nước phải có các biện pháp sử lý kịp thời. 4. Kết luận và các bài học kinh nghiệm Nhà nước có chủ trương, đường lối đúng đắn trong việc hoạch định chính sách về việc làm, tạo ra những nhân tố mới làm thay đổi cơ bản nhận thức về giải quyết việc làm. Người lao động đã có sự năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, không trông chờ vào Nhà nước, người sử dụng lao động được khuyến khích tạo mở việc làm. Hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động phải được đặt trong tổng thể chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, được Nhà nước hỗ trợ Ngân sách để thực hiện các mục tiêu cụ thể. Gắn các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội với mục tiêu giải quyết việc làm. Coi giải quyết việc làm là công cụ phát triển kinh tế – xã hội và là biện pháp thực hiện các chính sách xã hội. Cùng với việc ban hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật đầu tư nước ngoài, luật đất đai, luật doanh nghiệp, Bộ luật Lao động được bổ sung sửa đổi phù hợp với tình hình mới đã xác lập khung pháp luật về quan hệ lao động trong cơ chế thị trường tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho việc thuê mướn, sử dụng lao động, thúc đẩy quan hệ lao động và thị trường lao động phát triển; mở ra khả năng mới giải phóng tiềm năng lao động và tạo mở việc làm. Nhà nước đã có các chính sách huy động nguồn vốn đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn trong nước. Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội thực hiện trong 5 năm khoảng 600 nghìn tỷ đồng, tương đương 40 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư này đã góp phần quan trọng thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Cùng với việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm, Ngân sách nhà nước dành cho Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm ngày một tăng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các dự án nhỏ tạo việc làm, hỗ trợ các đối tượng chính sách và những người yếu thế có việc làm, hình thành và phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm và các cơ sở đào tạo nghề. Nhà nước đã tập trung chỉ đạo đồng bộ các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội gắn với tạo mở việc làm. Đã phát triển nhiều hình thức, mô hình tổ chức giải quyết việc làm phong phú, đa dạng ở các địa phương, các ngành, các cấp, đơn vị cơ sở với sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ chức đoàn thể xã hội. Đã xuất hiện những nhân tố quan trọng góp phần tạo ra nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động như doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, chương trình sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất hàng tiêu dùng, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu hải sản. Đã có chủ trương đúng đắn và chính sách và cơ chế phù hợp nhờ đó đã mở rộng được thị trường và tăng qui mô xuất khẩu lao động. Các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực lao động, việc làm được củng cố và mở rộng nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế. Phần III Phương Hướng Và Giải Pháp Thực Hiện Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Về Việc Làm Giai Đoạn 2006-2010. I. Những căn cứ thực tiễn và sự cần thiết để xây dựng chương trình . 1.Bối cảnh kinh tế , xã hội giai đoạn 2006-2010. Bước vào kế hoạch 5 năm 2006-2010, kế hoạch 5 năm cuối cùng thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế , xã hội 10 năm 2001-2010, nhiệm vụ đặt ra khá nặng nề trong khi chiến lược đã dự báo và thực tiễn 5 năm qua đã cho thấy những khó khăn và thuận lợi lớn sẽ tiếp tục có xu hướng đan xen nhau do đó, cần phân tích sâu sắc và nhận diện đúng những khó khăn để chủ động đối phó, hạn chế. 1.1. Bối cảnh quốc tế: Mặc dù xu hướng chung của thế giới ngày nay vẫn là hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển, nhưng dự kiến tình hình chính trị thế giới và khu vực trong 5 năm 2006-2010 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, những khó khăn lớn có thể vẫn còn kéo dài.Các thế lực phản động quốc tế tiếp tục tìm cách chống phá hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội nước ta. Dự báo xu hướng chung là kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi và phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và của các đối tác chính của nước ta trong 5 năm 2006-2010 sẽ tăng nhẹ so với 5 năm 2001-2005. Thị trường quốc tế sẽ sôi động hơn, các luồng vốn đầu tư ODA, FDI và gián tiếp sẽ được phục hồi dần. Những tiến triển trên cục diện thế giới sẽ tạo ra những cơ hội tốt để nước ta có thể tận dụng. Tuy vậy, bối cảnh quốc tế trên cũng đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động tránh được những khó khăn gây ra từ quá trình phân công lại lao động quốc tế và tổ chức lại nền kinh tế thế giới 1.2. Bối cảnh trong nước : Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng kể, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã có những cải thiện, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế nước ta đang thích nghi ngày càng tốt hơn với thị trường quốc tế. Nước ta được thế giới đánh giá có sự ổn định cao về chính trị và xã hội, đây là nền tảng vững chắc và là nhân tố thuận lớn lớn nhất cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đó cũng là thế mạnh cần khai thác của nước ta hiện nay. Thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả. Những cơ chế chính sách ban hành đã đi vào cuộc sống và phát huy tích cực. 2. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010. Tổng GDP năm 2010 theo giá so sánh gấp 2,1 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kì 5 năm 2006-2010 đạt 7,5-8%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3-3,2%, công nghiệp và xây dựng tăng 10-10,5%, dịch vụ tăng 7,2-7,5%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến : nông, lâm, ngư nghiệp khoảng 13,5-14%; công nghiệp và xây dựng khoảng 45%; các ngành dịch vụ khoảng 41-41,5%. Tổng đầu tư toàn xã hội 114 tỉ USD, chiếm 37,6% GDP. Quy mô dân số khoảng 88 triệu người ; tốc độ phát triển dân số vào năm 2010 khoảng 1,16%. Tạo việc làm cho khoảng 7,5-8 triệu lao động, bình quân 1,5-1,6 triệu lao động/năm. Đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người khoảng 940-970 USD ; quy mô nền kinh tế khoảng 82-85 tỷ USD. 3. Nguồn nhân lực và vấn đề giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010. 3.1 Mục tiêu kế hoạch lao động,việc làm giai đoạn 2006- 2010. Với tốc độ tăng trưởng GDP là 8%, hệ số ICOR về tăng trưởng lao động,việc làm là 0,35 thì tốc độ tăng trưởng việc làm trong kế hoạch 2006-2010 là 14%, ước tính số lượng lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 44 triệu người thì : Số lao động được giải quyết việc làm trong 5 năm 2006-2010 là 6,2 triệu người, cộng với các giải pháp khác giải quyết việc làm cho 1,8 triệu người, tổng số lao động được giải quyết việc làm trong 5 năm 2006-2010 là 8 triệu người. Nâng quỹ thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn lên 82% vào cuối năm 2010. Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông, lâm nghiệp xuống 50% các ngành phi nông nghiệp là 50%. Dự báo đến năm 2010, dân số nước ta sẽ đạt mức 88,3 triệu người. Dân số đô thị tăng từ 23,84% năm 2001 lên 28,25% năm 2010 với khoảng gần 640 ngàn người/năm, hay 3,4%/năm. Khu vực nông thôn, có mức tăng khoảng 473 ngàn người/năm, hay 0,9%/năm. Dân số trong tuổi lao động năm 2010 đạt 59,3 triệu người, chiếm 67,2% dân số; Mức và tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động khá cao, khoảng 1,5 triệu người/năm, hay 2,8%/năm. Khu vực thành thị tăng nhanh hơn nông thôn, bình quân mỗi năm khu vực thành thị tăng trên 460 ngàn người, hay 3,3%/năm. Khu vực nông thôn tăng trên 1 triệu người, tuy nhiên tốc độ tăng chỉ khoảng 2,6%/năm. Số thanh niên bước vào tuổi lao động tuy có xu hướng giảm dần, song vẫn khá cao. Bình quân mỗi năm có khoảng 1,77 triệu người, trong đó có khoảng 376 ngàn ở thành thị và khoảng 1,39 triệu ở nông thôn. Do tỷ lệ tham gia lao động có xu hướng giảm nên tốc độ tăng lực lượng lao động sẽ có xu hướng chậm hơn so với tốc độ tăng dân số trong độ tuổi, đạt khoảng 2,42%/năm; Đến năm 2010 lực lượng lao động đạt 45,8 triệu người. Tốc độ tăng lực lượng lao động nông thôn thấp hơn so với thành thị, tương ứng là 2,2%/năm và 3,1%/năm. Dự báo khả năng tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội : Kế hoạch 5 năm 2006-2010 xác định mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,5-8%; Do mức tăng đầu tư lớn ở các khu công nghiệp và chế xuất, giảm tỷ trọng lao động khu vực nông thôn, việc làm được tăng lên trong các doanh nghiệp vì vậy hệ số co giãn lao động của thời kì 2006 -2010 là 0,3-0,28%; Nếu giữ được tăng trưởng GDP bình quân 8%/năm sẽ thu hút thêm được 12-15% số lao động hiện nay, tương đương với 5,5-6 triệu lao động. Tuy nhiên, do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hệ số co dãn việc làm giảm xuống 0,28%, thì số lao động thu hút tối đa chỉ là 5,5 triệu. Như vậy trong 5 năm tới, nền kinh tế quốc dân có thể thu hút thêm từ 5,2 – 5,5 triệu lao động; vẫn còn 1,5-1,7 triệu lao động cần được hỗ trợ trực tiếp thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Khả năng giải quyết việc làm 2006-2010 chia theo ngành kinh tế: 7,5 triệu lao động, trong đó : Ngành nông, lâm, ngư nghiệp tạo việc làm cho khoảng 4,38 triệu lao động chiếm 58,47% tổng số; Ngành công nghiệp, xây dựng giải quyết việc làm cho khoảng 1,62 triệu lao động; Ngành thương mại, dịch vụ 1,5 triệu lao động; Giải quyết việc làm thông qua các chương trình : Các chương trình phát triển kinh tế xã hội giải quyết việc làm cho khoảng 5,4 triệu lao động thông qua các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội, chiếm 71% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong 5 năm. Cụ thể : các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm cho khoảng 2,5 triệu người; chương trình đầu tư phát triển trong nước tạo việc làm cho khoảng 32 vạn lao động; khu vực hành chính, sự nghiệp nhà nước tạo việc làm cho khoảng 12,5 vạn lao động. Dự kiến kế hoạch tạo việc làm thông qua các hoạt động hỗ trợ trực tiếp, chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động, tương đương 22,67% tổng số. Chương trình xuất khẩu lao động giải quyết việc làm cho khoảng 40 vạn lao động, chiếm 5,33%. Khả năng giải quyết việc làm cao nhất trong năm 2008 với tổng số 1,52 triệu người, sau năm 2008, số lượng lao động giải quyết việc làm giảm dần nhằm tăng chất lượng lao động và tăng mức đầu tư trên 1 chỗ làm việc gấp 2,5 lần so với năm 2005. 3.2 Sự cần thiết tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006-2010. Căn cứ định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tốc độ phát triển dân số và quy mô dân số vào năm 2010; nhu cầu tạo việc làm cho khoảng 8 triệu lao động mới, bình quân 1,6 triệu lao động/ năm ; vấn đề giải quyết việc làm cần được nghiên cứu và tiếp tục triển khai thực hiện theo cơ chế. Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005 nhằm giải quyết những vấn đề có tính cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội chung của đất nước, cần phải được tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo của Chính phủ để thực hiện một số mục tiêu cụ thể sau: - Mỗi năm giải quyết việc làm cho 1,5-1,6 triệu người trong đó giải quyết việc làm thông qua cho vay từ nguồn quỹ quốc gia về việc làm là 350.000 người, xuất khẩu lao động 65.00 đến 70.000 người. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 5% tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85% vào năm 2010. II. Quan điểm và định hướng xây dựng chương trình 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm cho người lao động là chính sách xã hội cơ bản cho mục tiêu phát triển bền vững, là hướng ưu tiên trong toàn bộ các chính sách kinh tế và xã hội. Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân dân. Giải quyết việc làm, đảm bảo cho người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, đặc biệt là thanh niên, lao động nữ, các đối tượng chính sách xã hội, lao động là người tàn tật, là trách nhiệm của mọi người, mọi ngành, mọi cấp và toàn xã hội. Mục tiêu tạo việc làm phải được cụ thể hoá thành chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch nhà nước hàng năm và năm năm, trong các chương trình, dự án của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và đơn vị cơ sở ; trong đó phải khai thác và huy động mọi tiềm năng, nguồn lực để đảm bảo những điều kiện tương xứng nhằm đạt được các mục tiêu dã đề ra. 2. Định hướng của chương trình. Tăng chỗ làm việc mới, tăng thời gian sử dụng lao động; Ban hành, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật, các chủ trương, chính sách, cơ chế đồng bộ nhằm phát triển kinh tế để tạo mở việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động; Hoàn thiện các chính sách về lao động, việc làm theo hướng có các chính sách thích hợp tạo công bằng về cơ hội và bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân, mọi doanh nghiệp và nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tìm và tự tạo việc làm, trong tiếp cận với thông tin kinh tế, thông tin thị trườngxây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp; Thực hiện chế độ xây dựng, thẩm định và kiểm soát chỉ tiêu sử dụng lao động và tạo việc làm mới. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm. Tăng năng suất lao động và chất lượng việc làm; Phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhảy vọt và xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Phát triển thị trường lao động, tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động khách quan của thị trường lao động, tạo điều kiện để phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực; tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và điều chỉnh quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động thông qua hệ thống luật pháp nhằm đảm bảo công bằng xã hội và trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế ; Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm. Phát triển và hiện đại hoá hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm và thông tin thị trường lao động. Phát triển việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động hỗ trợ trực tiếp của nhà nước và xuất khẩu lao động. Phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế. Tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, thu hút đầu tư và tham gia một cách chủ động vào phân công lao động quốc tế để liên doanh, liên kết tạo mở việc làm. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Xã hội hoá giải quyết việc làm. III. Mục tiêu của chương trình. 1. Mục tiêu cơ bản: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thời kì 2006-2010 nhằm tạo mở việc làm mới và bảo đảm việc làm cho người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc.Thực hiện các biện pháp để giúp người chưa có việc làm sẽ nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm hiệu quả thấp có được việc làm đầy đủ hơn và việc làm có hiệu quả cao hơn .Tiến tới mục tiêu việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả và tự do lựa chọn việc làm; thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. 2. Mục tiêu cụ thể của chương trình giai đoạn 2006-2010. Giải quyết việc làm : Giai đoạn 2006-2010 cả nước tập trung giải quyết việc làm cho khoảng 7,5-8 triệu lao động. Trong đó tập trung phát triển kinh tế , xã hội duy trì tỷ lệ tăng GDP hàng năm trên 7% để tạo ra 5,5-6 triệu chỗ làm việc mới. Hỗ trợ trực tiếp tạo mở việc làm cho khoảng 1,7-2 triệu lao động. Bình quân mỗi năm thu hút giải quyết việc làm cho khoảng 1,5-1,6 triệu người. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 5%, Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85% vào năm 2010. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH,HĐH.Chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp xuống 50%, công nghiệp, xây dựng, 23%, thương mại, dịch vụ 27% vào năm 2010. Trong đó các hoạt động hỗ trợ trực tiếp của Chương trình sẽ tổ chức dạy nghề và bổ túc nghề gắn với việc làm cho 1 triệu người ; cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm cho 1,7 triệu người; Đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hệ thống cơ sở vệ tinh để cung cấp các dịch vụ tư vấn, giới thiệu và chắp nối việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, người muốn chuyển việc đã đăng ký tại trung tâm với người sử dụng lao động. IV. Các nội dung của chương trình. 1. Phát triển kinh tế – xã hội tạo mở việc làm : Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. Việt nam là nước có trên 80% dân số sống ở nông thôn và hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân là sản xuất nông nghiệp. Do đó phát triển nông nghiệp, nông thôn thu hút lao động ở khu vực nông nghiệp là một hướng đi đúng đắn. Trong giai đoạn này tập trung thâm canh hơn 8 triệu ha đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là ở những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế trang trại, đảm bảo việc làm cho khoảng 23-25 triệu lao động. Khai thác các vùng đất trống, đồi núi trọc, phát triển trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, tạo và ổn định việc làm cho 4-5 triệu lao động. Nhà nước tăng cường đầu tư, khai thác tiềm năng của các tỉnh đồng bằng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khai thác tiềm năng biển, mở rộng nghề đánh bắt ngoài khơi tạo việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu. Đảm bảo việc làm cho khoảng 2- 3 triệu lao động. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi nhằm tăng thời gian sử dụng lao động. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm trên 6% đến năm 2010 khu vực này thu hút thêm 1,5-1,7 triệu lao động. Các chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ. Phát triển công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo định hướng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2005-2010, trong lĩnh vực việc làm cần chú trọng các chương trình: chương trình xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao, chủ yếu ở các vùng kinh tế động lực, các đô thị lớn, thu hút lao động có trình độ cao để tăng sức cạnh tranh. Phát triển các chương trình, công trình trọng điểm kinh tế xã hội của Nhà nướcnhư : Đường Hồ Chí Minh, thuỷ điện Sơn La, hoá dầu Dung Quất, sân bay, bến cảngthu hút nhiều lao động. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị ngành công nghiệp- xây dựng bình quân hàng năm trên 15%, ngành dịch vụ trên 9%. Đến năm 2010, khu vực công nghiệp, xây dựng thu hút thêm 2,4-2,5 triệu, khu vực dịch vụ thu hút thêm 1,8-1,9 triệu lao động. Các chương trình mở rộng, phát triển làng nghề,xã nghề,phố nghề,các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong giai đoạn tới triển khai chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Luật doanh nghiệp. Phát triển các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, tạo việc làm mới và việc làm thêm cho người lao động.Từng bước phát tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3062.doc
Tài liệu liên quan