Đề tài Tiềm năng, thực trạng và một số giải pháp phát triển du lịch Lào Cai

LỜI MỞ ĐẦU .1

PHẦN I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH 3

I. Các định nghĩa về du lịch, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội . 3

1. Các định nghĩa về du lịch 3

2. Khái niệm về du lịch bền vững 4

3. Nguồn lực để phát triển du lịch . 5

4. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội . 8

II. Quy hoạch phát triển du lịch 10

1. Một số quan điểm phát triển du lịch 10

2. Bản chất quy hoạch phát triển du lịch 11

3. Tầm quan trọng của quy hoạch phát triển du lịch 12

PHẦN II - TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LAO CAI 16

I. Tiềm năng và chiến lược phát triển du lịch Lao Cai 16

1. Tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 16

2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 17

3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch Lao Cai 20

 

doc57 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng, thực trạng và một số giải pháp phát triển du lịch Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bị suy thoái đi ngược lại với hướng phát triển du lịch bền vững của Tỉnh. Mức tăng trưởng của ngành du lịch trong những năm qua khá cao nhưng do xuất phát điểm thấp nên mức đóng góp vào tỷ trọng GDP toàn Tỉnh còn thấp, chưa tạo được nguồn thu đáng kể cho Tỉnh để đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất để phục vụ phát triển du lịch. II. Hiện trạng phát triển du lịch lào cai Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên du lịch, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên của núi rừng; những truyền thống văn hoá giàu bản sắc dân tộc phong phú và hấp dẫn; đặc biệt có cửa khẩu quốc tế Lào Cai rất thuận lợi cho phát triển kinh tế thương mại - du lịch. Chính vì vậy, Chính phủ và Tổng cục Du lịch đã lựa chịn Sa Pa - Lào Cai là một trong những khu du lịch chuyên đề của cả nước để có hướng đầu tư, phát triển. Những năm qua, du lịch Lào Cai có những bước phát triển đáng mừng, tốc độ tăng bình quân trên 30%/năm. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 180 cơ sởlưu trú với trên 4.000 phòng phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Hoạt động du lịch trên địa bàn phát triển phong phú, đa dạng từ khâu tiếp thị, lữ hành, khách sạn, vận chuyển đến các dịch vụ khác. Tỉnh Lào Cai đã xây dựng nhiều nội dung, chương trình, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển đảm bảo đúng định hướng. Du lịch phát triển kéo theo nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ dân trí và làm đẹp thêm cảnh quan môi trường. Phát huy thế mạnh của mình, trong những năm qua, du lịch Lào Cai đã có những bước phát triển vững chắc, từng bước trở thành trung tâm du lịch - thương mại của vùng Tây Bắc đất nước. Sự thành công của các sự kiện văn hóa - du lịch mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế như cuộc đua thể thao mạo hiểm Raid Gauloises, lễ hội Du lịch Bắc Hà, lễ hội xuân Đền Thượng, lễ hội 100 năm du lịch Sa Pa, Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung... đã thể hiện sự lớn mạnh của du lịch Lào Cai trong thời gian qua. Tốc độ tăng GDP bình quân năm toàn tỉnh đạt trên 10%, trong đó riêng ngành Du lịch đạt 30 %/năm. Cơ cấu kinh tế - xã hội của Lào Cai đang trong giai đoạn tăng dần tỷ trọng thương mại - du lịch dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Trong những năm qua, ngành Du lịch đã phối hợp với ngành Văn hóa phục hồi và tổ chức nhiều lễ hội văn hóa tiêu biểu nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch thu hút khách. Với lợi thế cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu ngành Du lịch đã và đang tập trung khai thác thị trường khách Trung Quốc bằng nhiều biện pháp : Xây dựng các chương trình du lịch theo thị hiếu của khách Trung Quốc, tổ chức các hình thức quảng bá, tuyên truyền tại các hội chợ giữa hai nước, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, kéo dài thời gian mở cửa khẩu đến 22h... Do vậy, lượng khách Trung Quốc đến du lịch Lào Cai liên tục tăng qua các năm : Năm 2003 đạt 54.000 lượt, chiếm 40% trong tổng lượng khách quốc tế đến với Lào Cai. Năm 2004, mặc dù có nhiều thay đổi trong cơ chế, chính sách của Trung Quốc và Việt Nam, song Lào Cai vẫn đón được 480.000 lượt khách. Sang năm 2005 hưởng ứng cùng các ngày lễ lớn của cả nước 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ ký kết biên bản hợp tác tổ chức năm du lịch hướng về cội nguồn, đây là sẽ cơ hội tốt để tuyên truyền quảng bá nhiều hơn cho các điểm du lịch hấp dẫn của Lào Cai cho du khách trong và ngoài nước và tạo tiền đề cho các năm tiếp theo. Hoạt động du lịch phát triển không ngừng, việc mở rộng giao lưu cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh quốc phòng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của đất nước. Tuy nhiên hoạt động du lịch càng phát triển mạnh thì vấn đề đặt ra là bảo tồn môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn, những sản phẩm văn hóa địa phương trước sự thâm nhập của dòng khách ngày càng tăng và sự thương mại hóa của thị trường. Vấn đề quản lý khách du lịch, giáo dục khách du lịch, định hướng thị trường, là những yếu tố quan trọng trong bảo tồn các giá trị văn hóa của cộng đồng - là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch lâu dài và bền vững. Hiện nay, công tác tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai do sở Thương mại và Du lịch đảm nhiệm. Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai đã tham mưu giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện những công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Để khai thác một cách hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của tài nguyên du lịch của tỉnh, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã xây dựng nhiều chương trình, đề án để phát triển kinh tế du lịch, trong đó có Đề án phát triển kinh tế du lịch Lào Cai giai đoạn 2001 - 2005 và đến năm 2010. Quá trình triển khaim, thực hiện đã khẳng định đúng vị trí, vai trò của du lịch Lào Cai trong chiến lược kinh tế, xã hội của tỉnh, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, mở rộng hợp tác trong nước, quốc tế và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. 1. Kết cấu hạ tầng. 1.1. Giao thông. - Đường bộ: Có 4 tuyến đường quốc lộ đi qua trong đó quốc lộ 70 à tuyến đường quan trọng nhất. Đây là tuyến đường xuyên á nối liền giữa vùng Tây Nam – Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Đường Tỉnh lộ và đường giao thông nông thôn, hiện nay đã có đường ôtô đến tất cả các xã phường trong Tỉnh. - Đường sắt: Có 2 tuyến đường sắt chính đó là tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Lào Cai – Hà Khẩu – Côn Minh và tuyến đường sắt chuyên dụng Phố Lu – Cam Đường. Tuy nhiên đường sắt, hệ thống tín hiệu, toa xe, công tác dịch vụ vệ sinh và nhà ga chất lượng còn thấp và lạc hậu nên chưa đáp ứng được nhu cầu ddi lại của khách du lịch và nhân dân. - Đường thuỷ: Sông Hồng, sông Chảy là hai con sông chính chảy qua Tỉnh Lào Cai, Ngoài ra còn rất nhiều sông suối khác có giá trị kinh tế cao nhưng do đặc điểm địa hình núi cao, sông dốc nên giao thông đường thuỷ còn có nhiều hạn chế. - Đường hàng không: Hiện Tổng cục hàng không Việt Nam đang tiến hành khảo sát lập dự án, dự kiến đến 2010 sân bay Lào Cai mới được xây dựng. 1.2. Hệ thống điện: Hiện có 9/9 huyện, thị xã và 115 xã phường có điện lưới quốc gia. Về nguồn điện: đảm bảo cung cấp nhưng hệ thống chưa đảm bảo do hệ thống mạng cũ trước đây chưa đáp ứng nhu cầu, cũng như mĩ quan, an toàn. 1.3. Cấp thoát nước. Hệ thống cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn tại thị xã Lào Cai và hầu hết các huyện cùng với hệ thống giếng khoan, nước lần đang cung cấp cho 42% dân số toàn Tỉnh. Hệ thống thoát nước chủ yếu tập trung ở một số khu đô thị nhưng chất lượng và xử lý chưa đảm bảo, hàm lượng độc tố và mùi còn cao. Một số khu đô thị du lịch hầu như đều lợi dùng thế núi dốc, tự chảy chưa qua xử lý theo tiêu chuẩn quy định. 1.4. Thôn tin liên lạc. Bưu chính viễn thông là một trong những ngành có bước tiến nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng, mạng lưới hầu hết có trên các huyện thị xã, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội của Tỉnh và trong hoạt động du lịch. 2. Hiện trạng về phát triển du lịch Lào Cai. 2.1. Cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch a. Cơ sở lưu trú: Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Ghi chú Số khách sạn/ nhà nghỉ 97 108 121 150 170 Số phòng lưu trú 1.261 1.404 1.573 2.000 2.260 Số giường 2.000 2.500 2.750 3.802 4.097 - Nhận xét, đánh giá: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch là một yếu tố quan trọng cấu thành của sản phẩm du lịch. Việc thiết kế phát triển tiện nghi phù hợp không những tạo nên sự hấp dẫn của khu, điểm du lịch, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế qua đầu tư, khai thác. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành tỉnh Lào Cai đã bước đầu hình thành nên các khu, điểm du lịch với hệ thống cơ sở vật chất đủ điều kiện phục vụ du lịch. Tuy nhiên các khu, điểm du lịch và việc đầu tư xây dựng còn mang tính tự phát, do chưa có quy hoạch cụ thể, quy mô nhỏ, nên đã hạn chế chất lượng chưa đủ mạnh để phục vụ cho khách du lịch. Cơ sở lưu trú tại Lào Cai tập trung chủ yếu ở Sa Pa ( khoảng 70%), thị xã Lào Cai (khoảng 20%), còn lại ở Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng. Hiện nay, tại một số bản làng còn có loại hình lưu trú tại gia ( homestay), tập trung ở một số như Tả Van, Thanh phú, Bản Hồ, Sín Chải Tuy nhiên ngoài các khách sạn lớn của nước ngoài, các doanh nghiệp lớn được đầu tư với chất lượng cao như: Victoria, liên doanh Singapore, Công ty Du lịch Lào Cai v.v còn lại các cơ sở lưu trú khác chất lượng còn yếu kém, đầu tư thiếu đồng bộ, không theo một quy chuẩn, dẫn đến xhất lượng các công trình không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy công suất sử dụng phòng trung bình/năm đạt hiệu quả kinh tế chưa cao. b. Cơ sở ăn uống: Hiện có hàng trăm nhà hàng chuyên doanh và các nhà hàng nằm trong khách sạn với hàng nghìn chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu của khách. Tuy nhiên thực đơn còn đơn điệu, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa được quan tâm đúng mức. c. Cơ sở thể thao và vui chơi giải trí. Hoạt động tiêu khiển chính của khách chủ yếu dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: đi bộ ngắm cảnh, dạo phố, đi chợ, tham quan hiểu biết về văn hoá các dân tộc vì vậy việc quy hoạch đầu tư các cơ sở thể thao và dịch vụ vui chơi giải trí đã được quan tâm. d. Các sơ sở thương mại và dịch vụ. Mua sắm hàng hoá, đặc sản địa phương và đồ lưu niệm là một nội dung hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là thổ cẩm của Lào Cai. Hệ thống các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại chủ yếu tập trung ở một số khu đô thị lớn ở Tỉnh và huyện, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và khách du lịch. Nhưng hệ thống này chất lượng còn thấp, quy mô nhỏ chưa đảm bảo an toàn, các sản phẩm hàng hoá còn thiếu và chưa đa dạng. 2.2. Khách du lịch. Đơn vị tính:lượt khách Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 (Kế hoạch) Ghi chú Khách trong nước 100.000 173.000 245.000 310.000 330.000 Khách quốc tế 165.000 158.000 135.000 170.000 180.000 Tổng cộng 265.000 331.000 380.000 480.000 510.000 - Nhận xét, đánh giá: Trong những năm qua, được sự quan tâm của các Bộ, ban ngành Trung ương và địa phương, du lịch Lào Cai đã có những bước phát triển nhanh, được thể hiện trong giai đoạn 2001 - 2005. Tổng số lượng khách từ năm 2001 đến năm 2005 Lào Cai đón 1.956.000 lượt khác, mức tăng bình quân giai đoạn này là 17,5%. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn thiếu, cùng với chính sách phát triển du lịch chưa hợp lý, công tác quản lý còn nhiều yếu kém, thì mức tăng trưởng đã đạt được là rất cao. Điều đó cho thấy những ảnh hưởng về mặt môi trường, văn hoá - xã hội do việc tăng lượng khách này. Khách du lịch nội địa Lý do tới sapa Khí hậu và vui chơi 96% Phong cảnh 82% Dân tộc 27% Thể thao mạo hiểm 3% Lý do: đối với khách Việt Nam thì Sapa được biết đến như một trạm khí hậu lý tưởng để tránh cái nóng trong thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh Họ đến dây do khí hậu mát mẻ 96%, do phong cảnh 82%. Tìm hiểu các nhóm dân tộc không phải là mục tiêu đến của khách du lịch nội địa. Về phương tiện và nguồn khách: Chủ yếu sử dụng tàu và xe hơi tư nhân. Nguồn khách Hà Nội chiếm 40%, còn các nơi khác, trong đó các tỉnh phía Nam (Hồ Chí Minh) chiếm tới 1/2 khách nội địa. Độ tuổi: Thế hệ trẻ (dưới 35 tuổi) chiếm 74%, còn nếu nhìn rộng hơn khách có độ tuổi dưới 50 chiếm 96%. Đa số đi theo nhóm bè bạn hoặc cùng gia đình (con số trung bình là 5 người/nhóm). Thời gian lưu trú: Từ 2 ngày – 1 tuần. Cụ thể: 4 – 6 ngày chiếm 35%, 3 ngày chiếm 31%, nghỉ cuối tuần chiếm 27% còn lại hơn 1 tuần hoặc chỉ 1 ngày chiếm 3 – 4%. Điểm du lịch thường đến: Tỷ lệ khách Việt Nam tới các bản Tên Bản Tổng(%) Cát Cát 77 Thác Bạc 55 Khu du lịch Hàm Rồng 47 Cầu mây 43 Tả Phìn 37 Bản Hồ 9 Lao Chải 4 Cồng Trời 3 Thanh Phú 2 Sín Chải 2 Các bản khác 3 Qua đây cho thấy 98% trong số họ chỉ muốn có các hành trình hăm quan ngắn tới các bản xung quanh sapa, thác bạc hoặc khu du lịch núi hàm rồng. Khả năng chi trả; qua điều tra cho thấy khách Việt Nam chi tiêu từ 20.000đ đến 200.000đ và sử dụng phương tiên giao thông 70.000đ/ngày ,như vậy daonh thu hàng năm từ khách nội địa lưu lại sapa là khoảng 500.00-700.000 USD.Mức chi tiêu cho mua sắm hàng hoá thủ công địa phương bình quân từ 30.000đ đến 40.000đ,như vậy thu nhập từ nguồn khách nội địa trong các thôn bản xung quanh sapa khoảng từ 60.000-80.000 USD/năm. b. Khách quốc tế; Động cơ; Hai động cơ chính của khách nuớc ngoài là phong cảnh và dân tộc,đồng thời là du lịch thể thao-mạo hiểm, tuy nhiên một số hiện trạng thởi tiết đã làm cho một số hoạt động này kếm phát triển. Quốc tịch; Khách Châu Âu chiếm khoảng 58%(chiếm đa số),sau đó là Mỹ 16%,úc 13%,Canada 6%,Trung Quốc chiếm có 4%. Độ tuổi: Số khách co độ tuổi duới 35 chiếm khoảng 51%,độ tuổi từ 35-50 chiếm khoảng 44%. Phân lạo khách; Du khách nuớc ngoài đến đầy thường đi theo cặp(45%) với bạn bè (38%).Số còn lại là đi theo nhóm nhỏ từ 4-10 người chiếm khoảng 36%,nhóm 10 người trở lên chiếm khoảng 7%. Mức chi tiêu; Mức chi tiêu của khách nuớc ngoài từ 20-70USD/ngày,chi phí cho viẹc đi lại khoảng 35-40USD/ngày,thời gian lưu trúng bình 3 ngày,như vậy nguồn thu hằng năm của khách nuớc ngoài từ 2,5-3 triệu USD.Và chi cho hoạt động mua bán hàng hoá địa phương vào khoảng 40-80 USD,như vậy thu nhập cảu các dân tộc thiểu số hàng năm từ khách này la 1,1-1.4 triệu USD,chiếm 40-50% tổng chi phí của khách nuớc ngoài . c.Nhu cầu của khách khi đến Lào Cai Đỉnh Phanxiphăng-SaPa - Nhu cầu vệ sinh;Về điểm này tất cả du khách nuớc ngoài hay du khách Việt Nam đêu mong muốn một môi trường trong lành và sạch sẽ hơn .Khách quốc tế rất phê phán về việc vệ sinh của các cơ sở mà họ đã sử dung, nhiều người cho biết họ đã bị ốm sau khi ăn thức an ở trong một số các nhà hàng. - Bảo tôn danh thắng và bảo vệ tài nguyên môi trường ;Toàn bộ du khách nội địa hay nuớc ngoài đều phàn nàn về việc xây dựng các nhà nghỉ ,khách sạn khắp nơi mà không có sự hài hoà, đồng thời việc tăng nhanh lượng khách đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan thiên nhiên, ảnh hưởng tới các di sản xưa.Chính vì vậy việc nâng cao hiểu biết và ý thúc bảo vệ thiên nhiên cần được quan tâm và thực hiên tốt. - Nhu cầu đa dạng hoá các hoạt động; Các khu trung tâm đô thi du lịch còn nghèo nàn và chưa được tổ chức khoa hoc, vẫn còn nhiều yếu kém và hạn chê, thiếu tính hấp dẫn.Các khu dịch vụ bổ xung còn thiếu như các quán bar, vũ trường,cả khu vui chơi như công viên ,vườn hoa công cộng cũng đang là vấn đề đối với du lịch Lào Cai . -Hàng lưu niêm; Các mặt hang lưu niêm còn han chế chưa có tính địa phương cao, các mặt hàng chủ yếu nhập từ Trung Quốc mà gần như đâu đâu cũng có.Đồng thời việc đeo bám khách để bán hàng cũng là vấn nạn, nhiều du khách đã phải khó chụi,bất tiện vì hành động này.Những hành động này đang huỷ hoại sức hấp dẫn,gây thiệt hại đáng kể cho ngành thương mại ,du lịch Lào Cai . - Các trạm thu phi; Đối với khách Việt Nam cho rằng việc thu phí là việc nên làm để góp phàn bảo tồn, bảo vệ, chăm sóc cảnh quan thiên nhiên.Nhưng với khách nuớc ngoài họ lại cho rằng viêc thu phí là hiện tượng tiêu cực, họ không biết cái mà họ nhân được khi đã trả tiền cho dịch vụ này là gì, họ cảm thấy như bị lừa gạt.Chính vì thế một số du khách đã từ trối tham gia đến những bản làng khi nghe đến phải trả tiền. 2.3.Các thành phần tham gia du lịch a.Các nhóm dân tộc và các công ty kinh doanh du lịch Nói đến Sapa phải kể đến lực lượng chính tham gia vào du lịch đó là các dân tộc thiểu số trong các trung tâm du lịch như; Sapa hay trong chính các thôn bản của họ.Mặc dù bị kéo theo vào ngành công nghệp du lịch nhưng lợi nhuận mà họ thu được rất nhỏ so với các công ty lư hành nhờ bán tour du lịch chính vì vậy dễ xảy ra bất mãm, kèm theo những phản ứng tiêu cực.Như vậy cần phải cân đối lại doanh thu cho hợp lý tránh tình trạng phản ứng tiêu cực như đã xảy ra ở một số nước. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2001 – 2005 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Ghi chú Số doanh nghiệp 24 42 54 54 67 - Nhận xét, đánh giá: Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc du lịch đã đăng ký kinh doanh tương đối nhiều và đa dạng, tuy nhiên số doanh nghiệp hoạt động chính thức và có hiệu quả thì chưa nhiều, chỉ khoảng 1/3 trong số những doanh nghiệp trên. b.Lực lượng lao động Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Ghi chú Số lượng 2.100 2.600 3.050 3.800 4.400 - Nhận xét, đánh giá: Hiện nay lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch có khoảng 4.400 lao động trực tiếp và gián tiếp, nhưng lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch chỉ chiếm 25%; về trình độ ngoại ngữ rất ít, nhân viên phục vụ được đào tạo về ngoại ngữ, hoặc có khả năng giao tiếp thành thạo ngoại ngữ với du khách còn thiếu, thiếu nhân viên chuyên môn và đầu bếp có trình độ tay nghề cao. Từ năm 2001 đến nay, ngành Thương mại - Du lịch Lào Cai đã phối hợp với các ngành: Lao động - Thương binh - xã hội, UBND huyện Sa Pa và các trường đào tạo do Trung ương tổ chức, các lớp đào tạo bồi dưỡng các kiến thức về du lịch như: hướng dẫn du lịch, lễ tân khách sạn, buồng, bar, bếp...cho các lao động đang trực tiếp kinh doanh và phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn; và một số các hướng dẫn viên thôn bản cho đối tượng là các em người dân tộc thiểu số, với số lượng lao động như trên đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về trình độ của lao động trong ngành du lịch. .Hướng dẫn viên du lịch Khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế mong muốn hiểu biết hơn về thiên nhiên và dân tộc,nhưng thực tế họ đã rất thất vọngdo trình đọ yếu kém về hiểu biết của hướng dẫn viên trong các lĩnh vực:Múa truyền thống,phong tục,trang phục truyền thống,kiểu cư trúNgoài ra do việc giao tiếp giữa các dân tộc và hướng dẫn viên là sợi dây liên kết nhưng trường hợp nay thật hiếm.Cũng vì lẽ do du khách thích đọc các cuốn sách giới thiệu vể các dân tộc khác nhau sống trong khu vực sapa hoặc có thể hỏi thông tin ở một trung tâm thông tin du lịch mà trung tâm này cần phải có khả năng cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến các nhóm dân tộc và môi trường. .Cán bộ quản lý trong kinh doanh du lịch Phần lớn cán bộ quản lý trong các cơ sở kinh doanh du lịch chưa qua đào tạo về chuyên ngành du lịch (số đã qua đào tạo về chuyên ngành chỉ chiếm 2,73%),trình độ ngoại ngữ yếu,một số đã qua đào tạo các chuyên ngành kinh tế khác nhưng không thuộc lĩnh vực du lịch ,đồng thời hệ thống cán bộ quản lý chủ yếu tập chung ở tỉnh,các huyên hầu như không có.Đây là một trở ngại lớn cho công tác điều hành,phát triển hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiên nay. Nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú và nhà hàng Hiện nay cơ sở kinh doanh du lịch có khoảng 1600 lao động, nhưng lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch chỉ chiếm 25%;về trình độ ngoại ngữ rất ít Nhân viên phục vụ được đào tạo về ngoại ngữ,hoặc có khả năng giao tiếp thành thạo ngoại ngư với du khách.Thiếu nhân viên chuyên môn và đầu bếp có trình độ tay nghề cao. 2.4. Hiện trạng công tác quản lý của Nhà nước và của sở thương mại-du lịch Lào Cai a.Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch Việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào việc quản lý ,bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch được đúng hướng và chủ động.Quy hoạch phát triển du lịch cũng phát huy hiệu quả tích cực trong định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo đúng các mục tiêu định ra.Tuy nhiên so với việc lập và quy hoạch của thế giới thì công tác quy hoạch của Lào Cai vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, chiến lược, việc định hướng thì đúng nhưng thiếu thực tế và cụ thể nên khó mà thực hiên được. Các kế hoạch chủ yếu là dùng trong quản lý, chưa tạo được nhiều sản phẩm hữu hiệu cho du lịch . b.Các cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư Đầu tư cho phát triển du lịch thời kỳ 2001 - 2005: Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Ghi chú Vốn đầu tư trong nước ( các nguồn) (đvt:tỷ đồng) 20 45,7 75,554 73,603 50,600 Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) (ĐVT: USD) 1.000.000 6.070.000 1.000.000 Lào Cai đã thực hiện các chính sách mở cửa và khuyến khich các nhà đầu tư trong nước và nuớc ngoài như ;giúp đỡ giải phóng mặt bằng,miễn tiền thuê đất,hỗ trợ đào tạo Nhân viên ,miễn giảm thuế,đảm bảo các quyền về cư trú.đi lạiChính vì thế trong những năm gần đây các dư án đầu tư vào Lào Cai nhìn chung khá đa dạng cả về lĩnh vực và hình thức đầu tư.Tuy nhiên các dư án lớn về du lịch vẫn rất ít, vì vậy Lào Cai cần phải có nhiều biện pháp hơn nữa để thu hút đầu tư xây dựng Lào Cai thành thành phố du lịch bền vững,chất lượng cao. c.Công tác tuyên truyền quảng bá Đã được quan tâm đúng mức và tích cực,tuyên truyền trên các thông tin đại chúng, thông qua các lễ hội, hội chợ, hội thảođã tạo ra được những chuyển biến lớn về nhận thức, xác định đúng vai trò và vị trí của du lịch Lào Cai .Mặc dù đã được quan tâm nhưng công tác tuyên truyền quảng bá mới chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa vươn ra được các thị trường lớn, chưa xây dựng được thương hiệu quảng bá cho riêng ngành du lịch Lào Cai nên hiêu quả kinh doanh còn thấp. III. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Lào Cai 1.Mục tiêu - Phát triển du lịch phải mang tính bền vững đồng thời phấn đấu đến năm 2010 đưa du lịch thực sự trở thàh ngàng kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,xoá đói ,giảm nghèo,tăng nguồn thu cho ngân sách ,tạo động lực để các ngành kinh tế khác phát triển .Tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch đạt trên 10% GDP chung của toàn tỉnh.Doanh thu đến 2010 khoảng 700 tỷ đồng,năm 2020 khoảng 3.000 tỷ đồng. - Nâng cao trình độ dân trí,tăng cường giao lưu hiểu biết về văn hoá ,xã hội giữa các dân tộc trong nước và quốc tế ,đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. -Tạo việc làm cho lao động xã hội góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho nhân dân .Năm 2005 tạo việc làm cho 5.000 lao động ,phấn đấu đến năm 2010 là 12.000 lao động và đến năm 2020 là 18.000 lao động . -Khách du lịch :Năm 2005 đạt 500.000 lượt khách trong đó khách quốc tế 180.000 lượt. Lao Cai phấn đấu đến năm 2010 đạt 820.000 lượt khách trong đó khách quốc tế 320.000 lượt,năm 2020 đạt 1.500.000 lượt khách trong đó khách quốc tế 700.000 lượt khách. Thời gian lưu trú:Đến năm 2010 số ngày lưu trú bình quân đạt trên 2 ngảy/lượt khách,năm 2020 số ngày lưu trú bình quân đạt 3 ngày/lượt khách. 2.Chiến lược phát triển : 2.1 Chiến lược nâng cao và hoàn thiên cơ sở vật chất, kỹ thuật - Đầu tư cơ sở hạ tầng thành phố Lào Cai hoàn chỉnh và phát triển các khu: Kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thương mại - dịch vụ chất lượng cao, khu vui chơi giải trí và suối nước nóng Cam Đường...Các dự án trên hoàn thiện và đạt chất lượng cao sẽ có khả năng thu hút được đông lượng khách du lịch, góp phần tăng sức hấp dẫn của các hoạt động du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách tại Lào Cai. - Xây dựng thành phố Lào Cai và một phần huyện Bảo Thắng thành trung tâm dịch vụ tổng hợp. Với khu thương mại dịch vụ hoàn chỉnh chất lượng cao, cùng các khu công nghiệp, thì Lào Cai sẽ nhanh chóng trở thành một trung tâm các hoạt động tầm cỡ quốc tế. - Đầu tư nâng cấp một số tuyến đường giao thông liên huyện như Sa Pa đi Bát Xát, Sa Pa đi Văn Bàn, Sa Pa đi Bảo Thắng và từ trung tâm huyện lỵ đi các điểm du lịch. Trên cơ sở các trung tâm cụm xã nơi có nhiều tài nguyên du lịch tập trung quan tâm, từ cơ sở vật chất đường, điện, nước và nhà văn hoá du lịch. Mặt khác có giải pháp bảo vệ cảnh quan, khôi phục các hoạt động văn hoá truyền thống, làng nghề truyền thống tại các làng Tả Van,Bản Hồ, Cát Cát, Tả Phìn v.v... - Đầu tư, nâng cấp một số tuyến đường để nối liền tuyến du lịch giữa trung tâm du lịch Bắc Hà và các điểm du lịch Mường Khương, Si Ma Cai và đến các điểm du lịch khác Cốc Ly, Dinh Hoàng A Tưởng thành nhà du lịch và khách sạn, Chợ văn hoá Bắc hà, Si Ma Cai, Cán Cấu. Bảo tồn và phát triển các làng nghề, nhà truyền thống tại các thôn bản như Bản Phố, thôn Vang Leng...Đưa vào khai thác tuyến du lịch dọc sông Chảy, tuyến du lịch vào các bản Dì Thàng, Tả Chu Phùng của người Pa Dí ( Mường Khương),thác nước Hàm Rồng để trở thành điểm du lịch cuối tuần đặc biệt lý tưởng cho khách du lịch nội địa. - Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng tại các điểm Bảo Hà, Long Khánh, Nghĩa Đô ( Bảo Yên) , Thị trấn Phố Lu, Phú Nhuận ( Bảo Thắng). Các bản người Tày, Xa Phó, Mông, Dao nằm trong vùng có sức thu hút cao khách du lịch mong muốn loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. 2.2. Chiến lược về sản phẩm du lịch -Đa dạng hoá sản phẩm du lịch ;Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển du lịch trong thời gian tới,giúp thu hút tăng lượng khách,tăng mức chi tiêu của khách đồng thời tạo sử hấp dẫn,ấn tượng tốt đẹp đối với khách du lịch.Chính vì vậy du lịch Lào Cai cần nghiên cứu nhiều loại hình du lịch mới đồng thời phải tạo ra được sản phẩm thủ công truyền thống đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. -Tạo sản phẩm đăc trưng cho vung;đây là sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc ,mang nét đặc trưng của từng vung.Để khai thác hiệu quả sản phẩm du

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1417.doc
Tài liệu liên quan