Đề tài Tìm hiểu văn hóa giao tiếp kinh doanh của một số quốc gia châu Á

MỤC LỤC

 

I. NHẬT BẢN

1. Giới thiệu sơ nét về đất nước Nhật Bản.

1.1 Địa lý Nhật Bản.

1.2 Văn hoá Nhật Bản

1.3 Kinh tế.

1.4 Khoa học và công nghệ.

1.5 Dân số

2. Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật Bản.

II. HÀN QUỐC

1. Giới thiệu sơ nét về đất nước Hàn Quốc.

2. Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của người Hàn Quốc.

III. ẤN ĐỘ

1. Giới thiệu sơ nét về đất nước Ấn Độ.

2. Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của người Ấn Độ.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7446 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu văn hóa giao tiếp kinh doanh của một số quốc gia châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận bằng hai tay. Người Nhật luôn trông đợi tấm danh thiếp của mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ được nhét trong túi quần sau. ¬ Sự hòa thuận Trong giao tiếp, người Nhật không muốn có sự đối đầu, họ tin tưởng vào sự thỏa hiệp và hòa giải. Họ tin tưởng tuyệt đối vào quyết định của tập thể, ưu tiên cho những quyết định có kết quả. Họ sẽ nói ra cảm xúc thật sự của họ bởi vì muốn duy trì sự hòa thuận. Tính bằng hữu trong kinh doanh thì quan trọng hơn cả tính logic, người Nhật cũng thường trò chuyện xã giao để thiết lập quan hệ với bạn trước khi bàn bạc công chuyện kinh doanh. Hãy quan sát các đối tác này để quyết định thời điểm bắt đầu thảo luận công việc. Nếu đại diện nhóm nói chuyện thì những người còn lại nên ghi chú những điều cần thiết để bàn bạc thêm với nhóm sau đó, vì người Nhật thường thể hiện mình khá phức tạp, khó hiểu. Lời nói “Vâng” (Yes) của họ có thể có nghĩa là “không” nếu đi kèm với những cụm từ như We will think about it (Chúng tôi sẽ suy nghĩ về điều đó), We will see (Chúng tôi sẽ xem lại) hoặc Perhaps (Có lẽ). Bạn có thể mất ba lần gặp gỡ và có khi một năm để mối quan hệ kinh doanh với họ được trở thành chính thức. ¬ Nghệ thuật chiêu đãi khách Ăn uống là thông lệ chung của các doanh nhân, sự tương tác của hai phía trong bữa tiệc còn quan trọng hơn cả thức ăn. Không nên mang vợ đến những buổi tiệc này, chủ tiệc người Nhật thường là đàn ông và họ không bao giờ mang phu nhân theo họ. Người Nhật vẫn còn trọng nam hơn nữ, nên chúng ta rất ít gặp những đối tác kinh doanh là nữ. Các buổi tiệc chiêu đãi thường vào buổi tối và có rất nhiều thức ăn và rượu uống thoải mái, và đây là lúc họ nói lên cảm xúc thật của mình. Việc đổ nước tương trực tiếp lên cơm bị xem là bất thường. Người ta ít khi tự rót rượu cho mình trong các cuộc giao tế. Thông thường, một người sẽ rót rượu cho người đi cùng và ngược lại người bạn sẽ rót rượu cho người đó. Tuy nhiên nếu một trong hai người đang uống rượu từ trong chai và người kia chỉ uống từ ly thì bạn có thể tự rót rượu, nếu không sẽ phải chờ rất lâu. ¬ Cương vị lãnh đạo và cấp bậc xã hội Người Nhật đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người ra quyết định sau cùng sau khi đã lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Quyết định của lãnh đạo là đại diện của sự đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người. Giá trị của mỗi công ty là sự hòa thuận và tuân theo của từng thành viên và quyết định sau cùng phải được mọi người nghiêm túc chấp hành. Không tranh cãi: người Nhật không quen với việc tranh luận bởi vì họ không tách mình ra khỏi tập thể. Tỏ thái độ bất đồng được xem là thô thiển, họ thích nói nhẹ nhàng lịch sự. ¬ Các cuộc gặp gỡ trong kinh doanh Làm quen: giai đoạn làm quen trong kinh doanh bắt đầu trong những lần gặp gỡ đầu tiên, giai đoạn này không được quá hấp tấp. Chỗ ngồi với người Nhật phải theo cấp bậc và có thể trao đổi những vấn đề chung như thời tiết, gia đình, du lịch… Nên giới thiệu từng thành viên trong buổi gặp mặt cùng với cấp bậc và vị trí từ cao đến thấp. Sau lần gặp này, họ thường mời bạn dùng cơm tối với họ và đây cũng là cách để xây dựng mối quan hệ thân mật hơn. Thu thập thông tin: Hãy để cho người cấp cao nhất hoặc trợ lý của ông ta đề cập đến mục đích của cuộc gặp mặt, đây cũng là dấu hiệu để chúng ta biết cuộc thương thảo sắp bắt đầu. Mục đích của cuộc gặp gỡ là thu thập thông tin từ đối tác, nên bạn phải chuẩn bị thật chi tiết những đề nghị của bạn. Hãy sẵn sàng trả lời rất nhiều câu hỏi từ phía họ, và người Nhật thường không ra quyết định cho lần gặp gỡ này. Đùa cợt không được chấp nhận khi thương lượng: Rất nghiêm túc trong công việc nên người Nhật không bao giờ đùa giỡn khi chưa chứng tỏ được năng lực của mình. Đùa giỡn thường là sau khi đã hoàn thành công việc hoặc sau giờ làm việc. Thỏa thuận bằng miệng: Người Nhật tin vào thỏa thuận bằng miệng, những hợp đồng được chuẩn bị chi tiết gây cảm giác rằng lòng tin chưa có từ hai phía. Họ thích linh động, thiện chí, có thể điều chỉnh trong thương thảo, họ cho rằng sự tranh chấp có thể làm giảm đi sự hòa thuận. ¬ Nguyên tắc khi giao tiếp Đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp. “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên. Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp. Khi bắt tay với họ thì không nên giao tiếp mắt và siết mạnh, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước. Những tinh thần chủ đạo của văn hóa doanh nhân là: Doanh nhân phục vụ đất nước. Quang minh chính đại. Hòa thuận nhất trí. Lễ độ khiêm nhường. Phấn đấu vươn lên. Đền đáp công ơn. ¬ Các quy tắc kinh doanh của văn hóa kinh doanh Nhật Bản: Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ xã hội đó là niềm tự hào. Cần nuôi dưỡng niềm tin: Nhờ có công ty của mình thì nền kinh tế xã hội mới vận hành bình thường được. Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: họ là người thân, là người thầy của doanh nhân. Phải luôn thấu hiểu cái lý của họ. Phải đáp ứng kỳ vọng của họ, họ là trung tâm trong các hoạt động của doanh nhân. Với người Nhật, không vì lấy lòng khách hàng mà hạ thấp nhân viên. Vấn đề không phải là vốn mà là sự tín nhiệm. Phấn đấu làm ra sản phẩm có chất lượng, nhưng phổ biến sản phẩm đến mọi đối tượng mới quan trọng nhất. Trong công tác, với tác phong công nghiệp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kến chệc vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ. Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu. trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, bạn nên trao một tấm danh thiếp để tự ggiới thiệu mình. Điều này rất quan trọng vì là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Hỏ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hộ thứ hai gặp lại. Khác với những người châu Âu, khi đi du lịch, chỉ thích xách máy ảnh chụp phong cảnh, người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi thăm quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại. Người Nhật rất tôn kính Nhật hoàng nên xin đừng hỏi Nhật hoàng bao nhiêu tuổi, tính tình ra sao. Họ sẽ nghĩ ngay đến quốc thể bởi chỉ một câu sai ngữ pháp hay dùng nhầm từ của người tiếp chuyện. Nếu muốn cuộc tiếp xúc không tẻ nhạt thì bạn nên hướng tới chủ đề không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán. Những người có quan hệ làm ăn chặt chẽ với người Nhật, chắc hẳn phải biết ở Nhật Bản các loại quà tặng được bán chạy nhất, nhì thế giới. Như luật bất thành văn, họ tặng nhau quà trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật. HÀN QUỐC Giới thiệu sơ nét về đât nước Hàn Quốc Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là quốc gia theo thể chế cộng hòa nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với CHDCND Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc theo vĩ tuyến 38° Bắc. Phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul. Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, trải dài 1.100km từ Bắc tới Nam. Bán đảo Hàn Quốc nằm ở phần Đông Bắc của lục địa châu Á, và lượng nước trên bán đảo này có pha trộn của lượng nước ở phía Tây của Thái Bình Dương. Biên giới phía Bắc của bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía Đông của bán đảo là biển Đông, cùng với nước láng giềng là Nhật Bản. Ngoài bán đảo này chính, Hàn Quốc còn có hơn 3000 đảo nhỏ ­ Ngôn ngữ và dân cư Người Hàn Quốc là một dân tộc duy nhất và nói chung một loại ngôn ngữ. Với những đặc riêng, họ tin rằng dân tộc này là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo này. Trong thế kỷ thứ 7, rất nhiều quốc gia của bán đảo lần đầu tiên đã được thống nhất dưới vương quốc Shilla (57 trước CN đến 935 sau CN). Tính đồng nhất đã giúp cho người Hàn Quốc hầu như thoát ra khỏi những vấn đề về dân tộc và giữ gìn một nền tảng vững chắc. Vào cuối năm 2000, dân số của Hàn Quốc vào khoảng 47.275.000 người, với mức độ bình quân 476 người trên 1 km vuông. Dân số của CHDCND Triều Tiên ước vào khoảng 22.175.000. Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc vào khoảng 3% trong những năm 60 song khuynh hướng này đã giảm xuống còn 2% trong hai thế kỷ tiếp theo. Ngày nay, tỉ lệ tăng trưởng dân số đã dừng ở mức 0,89% và hy vọng sẽ giảm xuống còn 0% vào năm 2028. Một khuynh hướng đáng chú ý trong nhân khẩu học của Hàn Quốc là dân số đang già đi theo từng năm. Con số thống kê cho thấy 7,0% tổng số dân số ở độ tuổi 65 hoặc già hơn vào năm 1999, trong khi đó số dân số này đã chiếm 7,1% trong tổng số dân số năm 2000. Trong thập kỷ 60, cơ cấu dân số của Hàn Quốc là một hình kim tự tháp, với tỉ lệ sinh cao và tuổi thọ trung bình tương đối ngắn. Tuy nhiên, cấu trúc ngày nay giống như một chiếc chuông với tỉ lệ sinh thấp và tuổi thọ trung bình khá cao. Dân số trẻ (dưới 15 tuổi) đang giảm mạnh trong tổng số dân, trong khi đó dân số cao tuổi (trên độ tuổi 65) sẽ tiếp đến 19,3% tổng số dân số tính đến năm 2030. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trong những năm 60 và 70 đã kéo theo sự di chuyển của những người dân từ nông thôn tới thành phố, dẫn đến mật độ dân số dày đặc tại những khu vực này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số dân di chuyển sang vùng ngoại ô của Seoul đang dần dần tăng lên. VĂN HOÁ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CỦA NGUỜI HÀN QUỐC Những kiến thức, hiểu biết cơ bản về văn hóa và văn hóa kinh doanh của Hàn Quốc sẽ giúp bạn tạo dựng và củng cố mối quan hệ kinh doanh với các đối tác Hàn Quốc.  Dưới đây là một số thông tin cần biết về văn hoá kinh doanh của người Hàn Quốc: Xã hội Hàn Quốc dựa trên những niềm tin vào Đạo Khổng, điều này cũng đồng nghĩa việc họ rất kính trọng bố mẹ, cấp trên; có trách nhiệm với gia đình, trung thành với bạn bè, khiêm tốn, thật thà và có tác phong nhã nhặn lịch sự. Khía cạnh quan trọng nhất trong xã hội Hàn Quốc chính là sự nhận thức được vị trí của mình trong xã hội cũng như công việc. ¬ Giới thiệu theo đúng nghi thức: Người Hàn Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn với những người họ quen biết. Vì vậy điều cốt yếu là bạn nên có một người trung gian giới thiệu bạn với chính đối tác bạn đang muốn cộng tác làm ăn trong tương lai. Vị trí trong xã hội của người trung gian càng cao thì cơ hội kết giao làm ăn của bạn với đối tác càng lớn. Hãy lưu ý rằng cách giới thiệu nhạt nhẽo sẽ khiến mất đi sự cộng tác tốt. ¬ Xây dựng mối quan hệ: Đây là điểm rất quan trọng khi bạn làm việc với người Hàn Quốc. Bạn có thể tạo dựng những mối quan hệ này thông qua những cuộc hội họp thân mật giữa các thành viên, tại những buổi tiệc rượu, bữa ăn. Quan trọng là tại những buổi tiệc đó luôn có sự tham dự của các đối tác kinh doanh và họ thảo luận công việc một cách thân thiện hơn. Hãy nhớ rằng người Hàn Quốc không ngần ngại bàn bạc công việc ngay tại bữa ăn trưa. ¬ Văn bản pháp lý: Không quá quan trọng. Người Hàn Quốc thường coi các văn bản pháp lý như những Biên bản Ghi nhớ đưa ra những phác thảo chính cho các mối quan hệ. ¬ Danh dự: Người Hàn Quốc rất coi trọng danh dự. Nếu bạn lăng mạ hoặc chỉ trích ai đó trước mặt người khác, cũng có nghĩa bạn đang làm mất danh dự của người đó. Đừng bao giờ đối xử với họ như cấp dưới của bạn. Đối với những vấn đề nhạy cảm nên gián tiếp đề cập đến và thông qua một người trung gian. ¬ Không nên tự đề cao bản thân: Người Hàn Quốc nổi tiếng thế giới về tài thương thuyết của họ. Hãy chuẩn bị một phong thái bình tĩnh, hòa nhã nhưng cũng phải tỏ ra cứng rắn. Hãy luôn khẳng định khả năng của mình nhưng cũng không nên quá đề cao ¬ Ngoại hình và cách ăn mặc: Khi đi giao dịch kinh doanh, người Hàn Quốc chuộng những loại quần áo gọn gàng và vừa vặn Bạn nên chọn trang phục có màu sắc nhã - dịu cho buổi gặp mặt đầu tiên. Sau khi đã xây dựng được mối quan hệ và sự tín nhiệm của họ thì hãy nghĩ đến những trang phục sáng màu khi đi giao dịch. Trang phục nam thích hợp nhất là vét tối màu, sơ mi trắng và cà vạt màu dịu. Trang phục nữ phổ biến nhất thường là chân váy kết hợp với áo cánh nữ. Nên tránh mặc váy quá chật bởi theo phong tục Hàn Quốc mọi người thường ngồi trên sàn nhà hoặc sàn nhà ăn khi dùng bữa. Chân váy quá ngắn và áo sát nách không thích hợp với những giao dịch kinh doanh, thậm chí cả những buổi chiêu đãi thân mật. ¬ Cách giao tiếp ứng xử: Trong những buổi họp nhóm và những bữa tiệc, không nên tự giới thiệu mình trước mọi người, tốt nhất bạn nên có một người bạn đi cùng để giới thiệu bạn với những người khác. Theo quy tắc, khi một nhân viên gặp cấp trên của mình: anh ta sẽ là người cúi đầu chào trước, sau đó người cấp trên sẽ đưa tay ra bắt tay nhân viên của mình. Một cái bắt tay nhẹ hay một hành động cúi chào cũng có những ảnh hưởng trong giới kinh doanh. Đàn ông Hàn Quốc thường cúi đầu chào hoặc đôi khi là bắt tay nhẹ khi gặp mọi người, ánh mắt nhìn thẳng vào người đối diện. Khi bắt tay, tay trái họ thường đỡ dưới cánh tay phải. Theo  văn hóa kinh doanh của Hàn Quốc, những người phụ nữ giỏi giang và có địa vị cũng có tác phong bắt tay chào hỏi. Xã hội Hàn Quốc rất kính trọng người già, vì vậy khi gặp những người lớn tuổi bạn nên bắt chuyện và chào hỏi họ trước, sau đó dành ra vài phút để thăm hỏi họ. Tốt nhất bạn nên ca ngợi về sức khỏe của họ. Hãy cúi chào mọi người khi bắt đầu và kết thúc một cuộc họp Đối với những nhà kinh doanh dày dạn, những ấn tượng buổi đầu là rất quan trọng Không nên có những hành động đụng chạm vào người khác, trừ khi đó là mối quan hệ bạn bè hoặc ngang hàng, đặc biệt đối với người già, người khác giới và những người bạn không thân thiết và không có họ hàng với mình. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, những người bạn cùng giới tính cũng thường khoác tay nhau khi đi dạo. Không nên cười, nói to. Không nên chỉ trích người khác khi không có mặt họ. Tại Hàn Quốc, họ quan niệm bàn chân là một bộ phận không sạch sẽ vì vậy không nên vô ý đụng chạm bàn chân vào người đối diện. Khi ngồi ở những chỗ đông người, đàn ông nên chú ý đặt mũi giầy của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau trước mặt người khác. Hành động xịt mũi nơi cộng cộng được xem là thiếu tế nhị. Gia vị trong món ăn Hàn đôi khi làm cho người ăn cảm thấy khó chịu ở mũi, nhưng bạn nên quay sang một bên và xịt nhẹ nhàng, tốt nhất là hãy rời bàn ăn để xịt mũi và quay trở lại bàn ăn sau đó. Bạn có thể vẫy tay ra hiệu với một người ngang hàng hoặc nhỏ tuổi hơn mình, nhưng không nên đung đưa ngón tay cái hướng về phía mình, người Hàn coi đây là hành động thô lỗ. Hãy chú ý che miệng khi bạn ngáp hoặc xỉa răng. Khi bài quốc ca Hàn được chơi ở một nơi công cộng, bạn hãy chú ý bày tỏ sự trang nghiêm, không nên đùa cợt lúc này. Nên tránh dùng từ lóng hoặc đặc ngữ, hãy nhớ rằng mục đích của bạn là để mọi người hiểu cặn kẽ những điều bạn nói. Hãy nói với tốc độ vừa phải và dùng đúng ngữ pháp tiếng Anh, không nên nói một cách rời rạc. Trong những buổi họp, nếu có thể, hãy cung cấp những bản copy bài phát biểu của bạn cho thính giả. Trong quá trình phát biểu, hãy chú nhắc lại và nhấn mạnh những điểm quan trọng của vấn đề. Nếu trong trường hợp cần thiết, bạn sẽ cần đến một phiên dịch viên chuyên nghiệp. ¬ Văn hóa tặng quà: Nghệ thuật trao nhận quà tặng cũng là một phần quan trọng trong văn hóa kinh doanh của người Hàn Quốc, điều này giúp gìn giữ mối thiện cảm với đối tác và tạo dựng những mối quan hệ mới. Khi đến Hàn Quốc, bạn nhớ mang theo những tặng phẩm truyền thống từ đất nước bạn. Trong buổi tiếp xúc lần đầu với đối tác, món quà thích hợp nhất bạn nên tặng đó là những vật dụng bày bàn làm việc, có thể kèm theo logo công ty bạn trên món quà đó. Những món quà sau đó có thể là những tặng phẩm đẹp đẽ và tinh xảo hơn. Khi định tặng quà cho nhiều người trong cùng một tổ chức, hãy chắc chắn đảm bảo việc tặng quà tặng giá trị hơn cho những người ở vị trí lãnh đạo. Quà tặng cho nhân viên cấp dưới có thể tương tự miễn là có giá trị thấp hơn so với giá trị của món quà tặng cho người cấp trên. Hoặc bạn có thể  tặng một món quà cho tất cả mọi người trong tổ chức đó. Quà tặng bằng tiền có thể để trong phong bì. Quà tặng bằng tiền mặt rất phổ biến trong các đám cưới, ngày lễ (dành cho trẻ em), sinh nhật, đám tang... Khi đến thăm nhà của người Hàn Quốc, những món quà tặng phù hợp bao gồm đồ thủ công mỹ nghệ ở nước bạn, bánh kẹo, hoa quả, sô cô la, cà phê nhập khẩu... Rượu và thuốc lá nhập khẩu có thể được tặng cho những người thích uống rượu và hút thuốc. Thực phẩm cũng là những tặng vật được đánh giá cao tại Hàn Quốc. Trao và nhận quà bằng hai tay. Tránh tặng những món quà quá đắt tiền, vì điều này sẽ khiến người nhận phải chuẩn bị một món quà giá trị tương đương để đáp trả bạn. Khi bạn được tặng quà, lúc đầu tốt nhất hãy nên từ chối, chỉ sau khi người tặng cứ nhất định tặng quà cho bạn, lúc này bạn mới nên nhận, đây cũng chính là một nét trong văn hóa tặng quà của người Hàn Không nên mở món quà ngay trước mặt người tặng. Tuy nhiên bạn cũng nên hỏi xem liệu họ có muốn bạn mở quà ngay không. ¬ Nghi thức kinh doanh: Người Hàn Quốc ngày càng trở nên hiện đại hơn, nhưng không giống như những nước phương Tây khác. Người Hàn không hi vọng bạn sẽ hiểu cặn kẽ mọi sắc thái văn hóa của dân tộc họ nhưng họ sẽ hài lòng nếu bạn tỏ ra quan tâm đến những vấn đề quan trọng đối với họ. Người Hàn Quốc thường đánh giá cao những nỗ lực của người nước ngoài khi cố gắng bày tỏ sự cảm ơn hoặc lời chào bằng chính ngôn ngữ Hàn Quốc, ví dụ như: ‘cảm ơn bạn’ nghĩa là ‘gam-sa-ham-ni-da’ hoặc ‘xin chào’là ‘an-yang-ha-say-yo’ Người Hàn Quốc rất coi trọng những mối quan hệ, vì vậy họ luôn muốn cộng tác với những người họ quen biết hoặc qua những người quen giới thiệu lẫn nhau (người trung gian). ¬  Danh thiếp kinh doanh: Tất cả nhân viên làm việc trong những tổ chức kinh doanh tại Hàn Quốc đều có vị trí rõ ràng trong bộ máy tổ chức. Những người làm kinh doanh tại Hàn Quốc chỉ thực sự thoải mái khi tiếp xúc với bạn nếu họ biết rõ chức vụ cũng như tên công ty của bạn. Nếu danh thiếp của bạn sử dụng tiếng Hàn Quốc thì không cần thiết phải dịch tên hoặc chức vụ của bạn ra tiếng Hàn, bởi đôi khi bạn sẽ bị nhầm khi dịch chức vụ của mình bằng ngôn ngữ này, vì vậy hãy nên cẩn thận. Tại Hàn Quốc, bạn không nên sử dụng danh thiếp kinh doanh bằng tiếng Nhật. Trước khi bắt đầu việc kinh doanh tại Hàn Quốc, bạn hãy nhớ chuẩn bị một lượng lớn danh thiếp giao dịch, bởi người Hàn có thói quen trao danh thiếp khi lần đầu gặp mặt. Một mặt của thiếp nên để nội dung bằng tiếng Hàn và hãy chú ý đến chức danh in trên thiếp, chức danh này phải đi kèm với những bằng cấp, điều này sẽ giúp nói lên trình độ của bạn Khi trao hoặc nhận thiếp phải dùng cả hai tay. Sau khi nhận thiếp, trước khi cất nó vào hộp hoặc túi đựng danh thiếp, hãy đọc và đưa ra một vài lời bình luận về danh thiếp. Không nên cho danh thiếp vào ví một cách cẩu thả vì nó sẽ khiến người trao danh thiếp nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ Trao danh thiếp cũng được xem là một việc rất quan trọng, nó giúp người đối tác biết được tên, vị trí và chức danh của người trao thiếp. Không nên cất thiếp trong xắc tay, tốt nhất bạn nên có một hộp đựng thiếp riêng. Không nên để hộp danh thiếp trên bàn và mời mọi người tự lấy danh thiếp của bạn. Không nên viết những chú thích lên danh thiếp của người khác khi có mặt họ tại đó. Hẹn gặp và đàm phán trong kinh doanh: Người làm kinh doanh tại Hàn Quốc, đặc biệt là những người đứng đầu ban lãnh đạo công ty thường rất bận rộn và có lịch làm việc dầy đặc, vì vậy đôi khi họ sẽ chậm trễ vài phút trong buổi hẹn công việc. Không nên tỏ ra cáu giận hoặc khó chịu nếu đối tác của bạn trễ hẹn. Nhưng nếu bạn là một nhà kinh doanh nước ngoài, bạn nên đến đúng giờ. Giao thông tại Hàn Quốc cũng là nguyên nhân gây nên sự chậm trễ trong giờ giấc tại đây. Thời gian thích hợp nhất để gặp mặt đối tác là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều và từ 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều, và bạn nên đặt cuộc hẹn trước. Thông thường giới kinh doanh Hàn Quốc thường sắp xếp cuộc hẹn vào bữa ăn nhẹ hoặc bữa trưa, và cũng có thể đặt chỗ tại những cửa hàng cà phê hoặc nhà hàng ăn. Người Hàn thường có một tuần đi nghỉ vào khoảng thời gian giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, vì vậy hãy tránh xếp lịch hẹn vào thời gian này trong năm. Những thời điểm được coi là không thuận tiện khác đó là vào những kỳ nghỉ chính trong năm như Tết âm lịch (vào tháng 1 hoặc 2), Lễ hội Mặt trăng (tháng 9 hoặc 10). Hãy chú ý xem lịch của Hàn Quốc để biết về những ngày lễ này. Giờ làm việc thường từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 6. Thông thường các tập đoàn, công ty kinh doanh thường làm việc 5 ngày trong tuần, tuy nhiên một số văn phòng vẫn mở cửa cả thứ 7. Khi tham gia vào những sự kiện xã hội, bạn nên đến đúng giờ được mời.  Những chú ý khi đàm phán : Trong quá trình đàm phán, một số người Hàn Quốc sẽ liên tục chuyển chủ đề, tốt nhất bạn nên chú ý đến những điểm quan trọng. Những người giao dịch khác nhau trong cuộc đàm phán sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi, vì vậy điều quan trọng là phải kiên nhẫn lắng nghe. Nếu bạn bị lẫn lộn về những điều khoản trong đàm phán, bạn có thể nhẹ nhàng hỏi lại họ. Hãy biết rằng, trong giới kinh doanh Hàn Quốc, những mối quan hệ cá nhân sẽ mang lại những ưu tiên, vì vậy trong buổi gặp đầu tiên bạn nên tìm hiểu về đối tác và tạo dựng mối quan hệ với họ. Trong buổi gặp mặt giao dịch lần đầu, khi được mời dùng chè hay cà phê, hãy đón nhận lòng mến khách của họ, cho dù bạn đã uống đến vài cốc trước đó, và bạn cũng không cần thiết phải uống hết. Hãy luôn giữ một cách cư xử đúng mực, tránh những cử chỉ quá thân mật. Để đạt được thỏa thuận làm ăn hoặc tạo dựng mối quan hệ, bạn có thể sẽ phải mất vài chuyến công tác đến Hàn Quốc. Buổi họp thường mở đầu bằng một đoạn giới thiệu ngắn, bài phát biểu này giúp cho mọi người hiểu rõ hơn những vấn đề sẽ thảo luận Tại Hàn Quốc, sự kính trọng lẫn nhau chính là nền tảng cho quan hệ kinh doanh đi đến thành công. Bạn hãy biết cách biểu lộ sự chân thành và thành thực của mình trong quan hệ làm ăn. Khi bạn quay về nước, hãy nhớ giữ liên lạc với đối tác qua thư điện tử hoặc điện thoại. ẤN ĐỘ Giới thiệu sơ lược về đất nước Ấn Độ Thủ Đô: BomBay Dân số Ấn Độ được ước tính khoảng 1.080.264.388. Người dân có tuổi trung bình là 24,66 năm. Mức độ gia tăng dân số 1,4% (2005). Tỷ lệ giới tính là 1,06 Đàn ông/1,00 Đàn bà. Đời sống trung bình cho đàn ông là 63,57 năm và 65,16 năm cho đàn bà. Mức lạm phát hàng năm trung bình từ 3 đến 5 %. Ước tính tăng trưởng kinh tế trong năm 2006 là 7,5%. Về tôn giáo, Ấn Độ hiện có các tôn giáo chính sau đây: Hindu 80,5%, Thiên chúa giáo 2,3%, Sikh 1,9% và 2,0% còn lại cho những tôn giáo khác. Về ngôn ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong mọi giao thiệp về chính trị và kinh tế. Hindi là ngôn ngữ quốc gia chiếm khoảng 30% dân số. Ngòai ra còn có 14 ngôn ngữ chính thức khác như Bengali, Tamil, Malayalam, Kashmiri, Sanskrit v. v.. Ấn Độ có khoảng 60% dân số biết đọc và biết viết từ 15 tuổi trở lên. Dư kiến trong tương lai của Ấn Độ theo tiên đoán của Golman Sachs trong 50 năm tới là Ấn Độ sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Chỉ trong 10 năm tới, Ấn Độ sẽ vượt qua Ý, 15 năm nữa sẽ vướt qua Anh. Và đến năm 2040 Ấn Độ có thể sẽ là một lực lượng kinh tế thứ ba chỉ sau Hoa Kỳ và TQ. Và vào năm 2050, tổng sản lượng của Ấn Độ sẽ gấp 5 lần của Nhật Bản và mức lợi tức đầu người sẽ tăng gấp 35 lần so với hiện tại. 2. VĂN HOÁ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ Mặc dù là một xã hội truyền thống nhưng hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ phần lớn vẫn tuân theo các tập quán thương mại quốc tế. Đại đa số người Ấn Độ có các kỹ năng cần thiết như ngôn ngữ (tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp nói và viết), kỹ năng quản lý, kỹ thuật và khả năng thương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu văn hóa giao tiếp kinh doanh của một số quốc gia châu Á.doc
Tài liệu liên quan