Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở công ty may Thăng Long sang thị trường Mỹ

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY THĂNG LONG TRONG NHỮNGNĂM QUA 2

1. Tổng quan về công ty may Thăng Long 2

1.1.Sơ lược quá trình hình thành và nhiêm vụ 2

1.2.Bộ máy hoạt động của công ty may Thăng Long 4

1.3.Công tác quản lý chất lượng 7

1.4 Tình hình vốn kinh doanh của công ty . 8

2. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty may Thăng Long 9

2.1. Lao động 9

2.2. Nguyên vật liệu 11

2.3.Đặc điểm về thị trường tiêu thụ 13

2.4. Máy móc thiết bị . 17

2.5. Chiến lược hướng ra xuất khẩu của công ty 21

3. Tiềm năng xuất khẩu và vài nét về hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm qua 21

4.Công cụ cạnh tranh chủ yếu của công ty trên các thị trường xuất khẩu 25

4.1. Sản phẩm cấp thấp và trung bình .25

4.2. Giá cả 25

4.3.Thời hạn giao hàng 25

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM QUA 27

1. Thực trạng xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ 27

1.1. Tổng quan về thị trường Mỹ 27

1.2. Vài nét về quan hệ thương mại Việt Nam và Mỹ 48

1.3. Chính sách thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam 7

2. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ 32

2.1. Thuận lợi 32

2.2. Khó khăn 33

3. Tấm quan trọng và khả năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ 33

 4. Khả năng cạnh tranh .35

 5. Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ 36

 5.1 Phân tích các hình thức xuất khẩu 36

 5.2 Phân tích xuất khẩu sang Mỹ theo các mặt hàng .39

 

doc67 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở công ty may Thăng Long sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn ngạch áp dụng theo Hiệp định dệt may của WTO (ATC), mặc dù các hạn chế này đang phải xoá bỏ dần. Năm 1998, Mỹ áp dụng hạn ngạch đối với sản phẩm dệt may làm từ bông, sợi thực vật, len, sợi nhân tạo và lụa từ 45 nước, trong đó có 37 nước sẽ phải loại bỏ dần cho đến năm 2005. Đến nay, Mỹ đã thực hiện xong 2 giai đoạn đầu hoà nhập các sản phẩm dệt may theo Hiệp định ATC. Tuy nhiên, trên thực tế các sản phẩm được hoà nhập lại không phải là loại nhạy cảm, chịu hạn ngạch. Do vậy, hệ thống hạn ngạch được loại bỏ vào giai đoạn cuối cùng là 2005 đối với nhiều mặt hàng. Việt Nam vẫn chưa phải là thanh viên của WTO nên Mỹ vẫn đơn phương áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam. Về nguyên tắc xuất xứ hàng hoá và ghi nhãn sản phẩm dệt may: ở Mỹ người ta rất quan tâm đến xuất xứ hàng háo và nhãn mác của sản phẩm. Đối với các sản phẩm dệt may khi xuất khẩu vào Mỹ phải được ghi nhãn, nêu rõ tên nhà sản xuất và nước sản xuất, gia công sản phẩm. Từ 1/7/1996 quy định về xuất xứ hàng hoá đối với sản phẩm dệt may của Mỹ có hiệu lực. Đối với những sản phẩm may mặc cần gia công qua nhiều công đoạn, theo quy định cũ thì nước xuất xứ là nơi diễn ra công đoạn cắt vải. Theo quy định mới, nước xuất xứ về cơ bản là nơi diễn ra công đoạn may. Tuy nhiên, quy định mới của Mỹ xác định xuất xứ của sản phẩm dệt là nơi tiến hành in, nhuộm vải. Đối với sản phẩm len, theo quy định nhãn hiệu sản phẩm len năm 1939, tất cả các sản phẩm có chứa sợi len nhập khẩu vào Mỹ phải ghi nhãn, trừ thảm, chiếu, nệm ghế. Theo Luật nhãn hiệu sản phẩm da lông thú, tất cả các sản phẩm nhập khẩu có giá thành hay giá bán từ 7 USD trở lên phải ghi nhãn và nước xuất xứ. Chế độ visa xuất khẩu: Mỹ buộc một số nước phải ký thoả thuận về việc áp dụng chế độ visa xuất khẩu đối với hàng dệt may. Nước đối tác xác nhận dưới dạng đóng dấu vào hoá đơn hay giấy phép trước mỗi chuyến hàng. Biện pháp này hiện được sử dụng để quản lý hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ. Quy định về visa này được áp dụng cho sản phẩm chịu hạn ngạch và không chịu hạn ngạch, mặc dù các sản phẩm chịu quota đã phải chứng minh xuất xứ của mình khi muốn xuất vào thị trường Mỹ. Sau khi các nước ấn Độ, Pakistan và Hồng Kông kiện Mỹ tại cơ quan quản lý hàng dệt may của WTO (TMB), đầu năm 1999 Mỹ đã phải bỏ áp dụng chế độ trên đối với các sản phẩm đã hoà nhập theo Hiệp định. Đối với các nước chưa phải là thành viên của WTO trong đó có Việt Nam thì Mỹ vẫn đơn phương áp dụng mà không chịu bất kỳ áp lực nào. 2. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ 2.1 Thuận lợi Khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Công ty may Thăng Long có nhiều thuận lợi. Trước tiên, đó là cơ hội về một thị trường rộng lớn. Thị trường Mỹ với dân số khoảng trên 285 triệu dân, là một nước công nghiệp phát triển và giàu nhất thế giới. Chi phí của dân cư cho việc mua sắm hàng may mặc thuộc vào loại cao trên thế giới, đây cũng là nơi thị trường mốt rất phát triển. Những điều đó cho thấy thị trường Mỹ là một thị trường rất rộng lớn, tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu hàng dệt may. Tuy nhiên, đây cũng là thuận lợi chung đối với bất kỳ nhà xuất khẩu hàng dệt may nào bán sản phẩm trên đất Mỹ. Thứ hai, Công ty may Thăng Long đã có thời gian khá dài xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đến giờ Công ty đã có một số bạn hàng, đối tác quen, xây dựng được uy tín, thương hiệu với khách hàng cũng như đã có những văn phòng đại diện, của hàng giới thiệu và bán sản phẩm trên đất Mỹ. Trải qua nhiều năm xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Công ty đã có những kiến thức, kinh nghiệm về thị trường Mỹ, hiểu biết luật pháp, lối sống của người Mỹ. Đó là thuận lợi rất lớn khi tiến hành xuất khẩu vào Mỹ. Thứ ba, chính sách khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước tạo cơ sở ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất khẩu của Công ty. Ngay từ khi đường lối đổi mới đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước đã khẳng định một trong ba chương trình kinh tế cơ bản là xuât khẩu. Với ngành may mặc thì càng cần tập trung để khuyến khích xuất khẩu vì nó giúp giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của xã hội như lao động, việc lam, tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế, tăng nguồn thu cho Ngân sách. Nhờ chính sách đúng đắn của Nhà nước, doanh thu xuât khẩu của ngành may mặc đã tăng nhanh trong những năm gần đây, đưa sản phẩm may mặc lên vị trí thứ hai sau sản phẩm dầu khí về doanh thu xuất khẩu. Với Công ty may Thăng Long, nắm bắt được xu hướng thị trường và chính sách của Nhà nước, vào đầu những năm thập niên 90 khi Công ty mất đi những thị trường lớn như Công hoà dân chủ Đức, Liên Xô, Đông Âu, Mông Cổ… Công ty đã phát triển thị trường sang thế giới tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là thị trường Mỹ. 2.2 Khó khăn Thứ nhất, thị trường Mỹ là thị trường hạn ngạch, do đó hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ bị hạn chế bởi hạn ngạch Chính phủ cấp. Đó là khó khăn rất lớn đối với Công ty. Việc cấp quota của Chính phủ thường căn cứ vào khả năng sản xuất của doanh nghiệp cũng như khả năng ký kết hợp đồng. Mỹ bắt đầu áp dụng hạn ngạch với ngành dệt may Việt Nam năm 2003 là 1,7 tỷ USD. Thứ hai, trên thị trường Mỹ Công ty phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ có truyền thống, danh tiếng như Anh, Nhật, các nước công nghiệp mới. Mới đây Trung Quốc nổi lên là một đối thủ nặng cân với nhiều ưu thế. Trung Quốc nay đã là thành viên của WTO nên đương nhiên sẽ được hưởng những ưu đãi hơn Việt Nam, bên cạnh đó Trung Quốc cũng có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, giá thành sản phẩm thấp. Thứ ba, Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu thị trường, hình thành ý tưởng sản phẩm. Đây là khó khăn cũng rất lớn. Chính vì khó khăn trong việc nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã mà trong suốt quá trình hoạt động xuất khẩu vừa qua Công ty rất hiếm khi đưa ra sản phẩm mới. Nói chung, việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ có nhiều thuận lợi và khó khăn. Để tăng doanh thu xuất khẩu đòi hỏi trong thời gian tới Công ty phải có những giải pháp tận dụng những lợi thế, khắc phục khó khăn. 3. Tầm quan trọng và khả năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất của Công ty may Thăng Long trong những năm qua, chiếm đa số trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trước kia khi hệ thống bạn hàng chủ yếu của Công ty là các nước Đông Âu, CHDC Đức, Liên Xô, Mông Cổ thì Mỹ gần như không có tên trong danh mục thị trường xuất khẩu. Nhưng sau khi những thị trường rộng lớn không còn nữa vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 thì Công ty đã có bước chuyển biến đáng kể về thị trường, hướng sang thị trường các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là thị trường Mỹ. Mặc dù sản phẩm may mặc Việt Nam vẫn chưa được hưởng những ưu đãi từ phía Mỹ, phải chịu thuế suất cao cũng như bị áp dụng nhiều biện pháp hạn chế thương mại khác, nhưng sản phẩm của Công ty vẫn tìm được nhiều khách hàng Mỹ đặt hàng. Cho đến nay, thị trường Mỹ đã chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đó là thành công rất lớn của Công ty trong việc phát triển thị trường Mỹ. Bảng 15: Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ (trị giá FOB) Năm Tổng kim ngạch xuât khẩu (USD) Kim ngạch xuất sang Mỹ (USD) Tỷ trọng (%) Năm Tổng kim ngạch xuât khẩu (USD) Kim ngạch xuất sang Mỹ (USD) Tỷ trọng (%) 1997 14.000.000 623.785 4,46 2001 37.000.000 26.234.569 70,90 1998 23.000.000 216.510 0,94 2002 39.600.000 19.011.369 48,01 1999 27.700.000 395.160 1,43 2003 43.632.047 40.000.000 91,68 2000 31.000.000 7.476.406 24,12 2004 67.226.949 60.216.209 89,57 Nguồn: Công ty may Thăng Long – Báo cáo xuất khẩu các năm 1997 – 2004 Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty năm 1997 chỉ là 623.785 USD, chiếm 4,46% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, đến năm 2000 đã tăng lên 7.476.406 trong tổng số 31.000.000 USD chiếm 24,12%. Từ đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ trên tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh (duy có năm 2002 giảm so với năm 2001), cho đến năm 2004, đa số hàng xuất khẩu của Công ty được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chiếm tới 89,57%. Công ty luôn xác định thị trường Mỹ là thị trường quan trọng, cần tập trung mọi nguồn lực. Thị trường Mỹ trong thời gian tới vẫn còn tiềm năng rất lớn. Tuy những con số về tốc độ phát triển trong xuất khẩu sang thị trường Mỹ là cao, nhưng giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam nói chung, của Công ty may Thăng Long nói riêng so với tổng nhu cầu của thị trường vẫn còn quá nhỏ. Thêm vào đó, Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO và khi là thanh viên của tổ chức này thì Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), được hưởng thuế suất thấp hơn rất nhiều so với hiện nay và theo Hiệp định ATC của WTO thì các nước thành viên sẽ không phải chịu áp dụng hạn ngạch. Đó là những lợi thế rất lớn đối với sản phẩm dệt may khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong tương lai. Khi những điều kiện đó đạt được thì tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ là vô cùng lớn. Theo số liệu của Bộ thương mại, hàng dệt may của Việt Nam chỉ chiếm 3,2% trên thị trường Mỹ, một thị trường rộng lớn tới hơn 60 tỷ USD riêng hàng nhập khẩu. Trên khía cạnh năng lực sản xuất, gần đây Công ty đã đầu tư nhiều vào các công trình kết cấu hạ tầng kĩ thuật nhằm mở rộng khả năng sản xuất, đáp ứng kịp thời hơn các đơn hàng với số lượng lớn. Những dự án trọng điểm của Công ty về cơ bản đã đi vào hoạt động và khai thác tốt như xí nghiệp may ở Hà Nam, xí nghiệp may ở Hoà Lạc, công trình mở rộng Nam Hải. Công ty cũng đầu tư xây dựng hệ thống kho ngoại quan phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh kho ngoại. Nói chung, tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ là rất lớn. 4. Khả năng cạnh tranh Thị trường Mỹ là thị trường rất hấp dẫn những nhà xuất khẩu, nên cạnh tranh trên trên thị trường Mỹ cũng hết sức gay gắt. Do thương hiệu chưa đủ mạnh, không có truyền thống sản xuất những mặt hàng cao cấp như veston, comple… nên trên thị trường Mỹ công ty chủ yếu cạnh tranh bằng sản phẩm cấp thấp và cấp trung bình. Những sản phẩm chất lượng cao hiện nay Công ty không thể cạnh tranh được với những quốc gia có uy tín như Anh, Nhật, các nước công nghiệp mới (NICs). Trên thị trường Mỹ nói chung, thị trường thế giới nói riêng, Trung Quốc cũng đang nổi lên trở thành một đối thủ cạnh tranh có nhiều ưu thế. Hơn nữa, Trung Quốc đã là thành viên của WTO nên được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, quota hơn Việt Nam. Tuy nhiên, Công ty cũng đã xác định những hướng đầu tư vào thị trường các sản phẩm cao cấp trong thời gian tới nhằm đa dạng hoá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tìm chỗ đứng ổn định trên thị trường. Do có lợi thế về giá nhân công rẻ nên giá cũng là một công cụ cạnh tranh được Công ty tận dụng. Trong điều kiện chính sách marketing còn yếu kém, sản phẩm vẫn ở cấp thấp và trung bình, trình độ kinh doanh quốc tế chưa được cao thì giá tỏ ra là một công cụ cạnh tranh khá hiệu quả của Công ty. Cùng với giá, uy tín về thời hạn giao hàng cũng có thể coi là một công cụ cạnh tranh khi những đơn hàng bây giờ thường lớn và những nhà nhập khẩu thường đòi hỏi rất chính xác về điều kiện giao hàng. Công ty may Thăng Long có quy mô lớn, thực hiện cả nghiệp vụ kinh doanh kho ngoại, có hệ thống kho ngoại, đã có kinh nghiệm thực hiện những hợp đồng lớn nên được khách hàng tin tưởng. Trên thị trường Mỹ hiện nay Công ty chú trọng đến những sản phẩm hàng dệt kim, jacket, quần các loại và sơ mi. Bảng 12 cho thấy số lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ theo các mặt hàng. Mặt mạnh của Công ty may Thăng Long so với các doanh nghiệp may mặc khác trong nước là có thể thoả mãn những đòi hỏi lớn về đơn hàng của khách hàng và khả năng cạnh tranh cao với các đối thủ khác. Sản phẩm jacket, quần áo bò, áo sơ mi là những sản phẩm mà Công ty có ưu thế. Các mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu của Công ty (chiếm 51%) và đem lại lợi nhuận cao cho Công ty (chiếm 61% tổng lợi nhuận). Năm 1997, lợi nhuận áo jacket là 336 triệu đồng; quần áo bò 228 triệu đồng, áo sơ mi 168 triệu đồng. Đến nay, lợi nhuận do các mặt hàng này đem lại liên tục tăng. Trên thị trường Mỹ, nhu cầu về sản phẩm áo jacket, áo sơ mi, quần áo bò là rất lớn. Năm 1996 Mỹ nhập 3,2 tỷ USD áo jacket, 2,3 tỷ USD áo sơ mi và 2,5 tỷ USD áo bò. Để tăng khả năng cạnh tranh, Công ty đã chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, tiêu chuẩn môi trường… Hiện nay, Công ty đã triển khai áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2000, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm toàn diện trên toàn Công ty, nâng cao uy tín với khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty cũng triển khai hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 và áp dụng tiêu chẩn SA 8000 được khách hàng đánh giá tốt. Việc đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn trên có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, giúp nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt đối với thị trường Mỹ. 5. Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ 5.1 Phân tích các hình thức xuất khẩu Hiện nay, hoạt động xuất khẩu của Công ty may Thăng Long sang thị trường Mỹ có hai hình thức là hình thức gia công và hình thức bán đứt. Cũng giống như toàn ngành dệt may Việt Nam nói chung, tại Công ty may Thăng Long phần lớn doanh thu do các hợp đồng gia công mang lại. Theo số liệu của Bộ thương mại, hợp đồng gia công chiếm tới 70% doanh thu xuất khẩu trong toàn ngành dệt may nói chung. Theo số liệu Báo cáo xuất khẩu của Công ty trong những năm qua, từ năm 2001 trở đi hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu là hoạt động gia công. Bảng 16: Doanh thu và trị giá FOB xuất khẩu sang thị trường Mỹ Đơn vị tính: USD Năm Doanh thu Trị giá FOB USD % tăng giảm USD % tăng giảm 2001 3.341.843 26.234.569 2002 2.400.622 -28,17 19.011.369 -27,53 2003 7.282.499 203,36 35.920.025 88,94 2004 10.079.872 38,41 60.216.209 67,64 Nguồn: Công ty may Thăng Long - Báo cáo xuất khẩu các năm 2001 – 2004 Ghi chú: Doanh thu là tổng doanh thu của hàng bán đứt với tiền công gia công đối với hàng gia công. Trị giá FOB hàng gia công được tính bằng tổng của doanh thu gia công với giá trị nguyên phụ liệu dùng để gia công do khách hàng cung cấp cộng với doanh thu hàng bán đứt. Doanh thu hàng bán đứt là doanh thu của hàng do Công ty tự thiết kế, mua sắm nguyên phụ liệu, tiến hành sản xuất và bán. Doanh thu hàng bán đứt chính bằng giá trị FOB của hàng bán đứt vì trong doanh thu hàng bán đứt đã bao gồm giá trị nguyên phụ liệu do Công ty tự mua sắm (Công thức tính doanh thu và trị giá FOB được trình bày ở phần I) Biểu đồ 2: Doanh thu và trị giá FOB xuất khẩu vào thị trường Mỹ USD Năm 0 10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000 50.000.000 60.000.000 70.000.000 2001 2002 2003 2004 Doanh thu Trị giá FOB Qua bảng trên ta thấy hoạt động xuất khẩu của Công ty liên tục tăng lên trong những năm qua cả về doanh thu và trị giá FOB. Tốc độ tăng của doanh thu rất nhanh. Tốc độ phát triển bình quân trong 4 năm là 144,49%/năm. Tuy nhiên, năm 2002 ghi nhân sự sụt giảm so với năm 2001. Năm 2001 doanh thu đạt 3.341.843 USD thì sang năm 2002 giảm xuống còn 2.400.622 USD, chỉ đạt 71,84% so với năm 2001, tức giảm 941.221 USD. Năm 2003 đạt 7.282.499 USD hay tăng 4.881.877 USD đạt tốc độ phát triển 303,36% so với năm 2002, tức tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2002. Năm 2004, doanh thu đã lên tới 10.079.872 USD hay tăng 2.797.373 USD tức đạt tốc độ phát triển 138,41% so với năm 2003. Với trị giá FOB, tốc độ tăng bình quân là 131,91%/năm. Năm 2002 là năm giảm cả về giá trị FOB lẫn doanh thu. Giá trị FOB chỉ đạt 19.001.369 USD so với năm 2001 là 26.234.569 USD, giảm 7.233.200 USD, chỉ đạt 72,47% so với năm 2001. Tuy nhiên, năm 2003 tăng nhanh so với năm 2002, đạt 35.920.025 USD hay tăng 16.908.656 USD, tăng đạt tốc độ phát triển 188,94%. Năm 2004 trị giá FOB lên tới 60.216.209 USD, tăng tới 24.296.184 USD so với năm 2003, đạt tốc độ phát triển 167,64% hay tăng 67,64% so với năm 2003. Ta thấy tốc độ tăng của doanh thu sang thị trường Mỹ tăng nhanh hơn trị giá FOB. Điều này rất có ý nghĩa, chứng tỏ việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã có dấu hiệu chuyển dần sang hàng bán đứt. Tuy nhiên, doanh thu trên tổng trị giá FOB vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Sự tăng lên của tỷ lệ doanh thu trên trị giá FOB không đều. Năm 2001, doanh thu trên trị giá FOB đạt 12,74%, sang năm 2002 giảm nhẹ, còn 12,63%. Năm 2003 doanh thu tăng nhanh hơn trị giá FOB nên tỷ lệ doanh thu trên trị giá FOB cũng tăng nhanh, đạt 20,27% tức hơn 1/5. Tuy nhiên, sang năm 2004 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 16,74%. Chung cho 4 năm, tốc độ tăng của doanh thu là 44,495%, tốc độ tăng của trị giá FOB là 31,91%. Điều đó nói lên xu hướng tăng dần của doanh thu trên trị giá FOB, cho thấy dấu hiệu tốt trong xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Việc doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu do hoạt động gia công mang lại vì khách hàng muốn tận dụng giá nhân công rẻ của Việt Nam, tăng lợi nhuận bằng cách thuê gia công. Hơn nữa, cũng phải nhận ra một nguyên nhân chủ quan là khả năng thiết kế mẫu mã cũng như khả năng nghiên cứu nhu cầu thị trường, phát triển thị trường của Công ty chưa cao, Công ty vẫn thụ động chờ khách hàng đặt hàng gia công. Trong thời gian tới, để tăng lợi nhuận Công ty cần đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu thị trường, đầu tư cho khâu thiết kế mẫu mã. Ngành may là ngành mà giá trị gia tăng được đóng góp nhiều từ hoạt động thiết kế mẫu mã. Nếu chuyên về gia công thì lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh không thể cao. 5.2 Phân tích xuât khẩu sang thị trường Mỹ theo các mặt hàng Các sản phẩm xuất sang thị trường Mỹ ngày càng đa dạng. Những năm 1999 trở về trước, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ là hàng dệt kim, các sản phẩm khác hầu như không có. Năm 2000 với sự mở rộng quan hệ ngoại giao và quan hệ thương mại Việt – Mỹ, sự tìm hiểu thị trường của Công ty nên sản phẩm xuất sang thị trường Mỹ đã trở nên đa dạng, bao gồm hàng dệt kim, sơ mi, quần các loại và jacket. Sự gia tăng số lượng mặt hàng xuất khẩu đã làm cho doanh số và giá trị FOB xuất khẩu tăng nhanh. Đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bảng 17: Tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ theo các mặt hàng Năm Đơn vị Dệt kim Sơ mi Quần các loại Jacket 1997 Sp 20.000 1998 nt 124.757 1999 nt 43.302 2000 nt 65.860 2001 nt 797.696 2002 nt 879.891 754.886 228.845 2003 nt 1.265.288 130.808 342.929 37.773 2004 nt 1.670.960 675.771 2.459.256 349.499 Nguồn: Công ty may Thăng Long – Báo cáo tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ diễn ra rất khả quan trong những năm gần đây. Số mặt hàng có thể xuất khẩu tăng từ một mặt hàng duy nhất lên bốn mặt hàng. Số sản phẩm của từng mặt hàng xuất sang các thị trường cũng tăng liên tục. Năm 2002 số sản phẩm dệt kim xuất sang Mỹ là 879.891 thì năm 2003 là 1.265.288 tăng 385.391 sản phẩm hay tăng 43,8%. Năm 2004 đạt 1.670.960 sản phẩm, tăng 405.672 sản phẩm hay tăng 32,06%. Mặt hàng sơ mi năm 1995 là mặt hàng duy nhất xuất vào thị trường Mỹ với số lượng cũng không lớn. Sau đó, cho đến năm 2001 mới xuất hiện trở lại. Năm 2002 sản phẩm sơ mi xuất vào Mỹ đạt 754.886 sản phẩm, năm 2003 đạt 130.808 sản phẩm tức giảm 634.078 sản phẩm hay giảm 84%. Tuy nhiên, năm 2004 ghi nhận sự tăng lên mạnh của mặt hàng này với sản lượng xuất đạt 675.771 sản phẩm, tăng 554.963 sản phẩm, tức tăng 459,38%. Như vậy, mặt hàng sơ mi có khả năng tiêu thụ mạnh tại thị trường Mỹ. Mặt hàng quần các loại cho đến năm 2002 mới xuất vào thị trường Mỹ với mức 228.845 sản phẩm. Năm 2003 đạt 342.929 sản phẩm tức tăng 114.084 sản phẩm hay tăng 49,85%. Năm 2004 ghi nhận sự tăng mạnh của mặt hàng này với mức xuất sang Mỹ đạt 2.459.256 sản phẩm, tăng 2.116.327 sản phẩm, tức tăng 617%. Với mặt hàng jacket, năm 2002 mới xuất vào thị trường Mỹ với mức 37.773 sản phẩm, nhưng năm 2004 đã đạt 349.499 sản phẩm, tăng gấp gần 10 lần. Điều đó cho thấy thị trường Mỹ là thị trường đầy tiềm năng đối với các sản phẩm của Công ty. Sự phát triển hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ không đơn thuần ở một sản phẩm nào mà với tất cả các sản phẩm. Hiện nay, các mặt hàng mà Công ty sản xuất đều trong danh mục xuất sang Mỹ, tuy nhiên chúng đóng góp những tỷ lệ khác nhau trong doanh thu và trong tổng trị giá FOB xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Trong các mặt hàng, áo sơ mi và hàng dệt kim là những mặt hàng truyền thống của Công ty. Công ty may Thăng Long rất có uy tín trong sản xuất và gia công các loại sản phẩm từ các chất liệu vải cotton, vải jean, vải visco. Trước đây mỗi năm Công ty xuất khẩu khoảng 300.000 chiếc sang các nước Đông Âu và Pháp. Một vài năm trở lại đây giá gia công và giá bán sơ mi tăng lên do chất lượng áo được nâng cao rất nhiều, kiểu dáng đẹp được khách hàng ưa chuộng. Trong dây chuyền sản xuất sơ mi, Công ty may Thăng Long có công nghệ hiện đại như máy ép cổ, máy sấy, máy giặt… có thể sản xuất sản phẩm áo sơ mi sáng bóng, bền và đẹp, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Hàng sơ mi là một trong những mặt hàng Công ty có hướng đầu tư phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ, tuy không chiếm tỷ trọng cao trong tổng số. Bảng 18: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ qua các năm từ 2002 – 2004 Đơn vị tính: USD Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Doanh thu Trị giá FOB Doanh thu Trị giá FOB Doanh thu Trị giá FOB Jacket, áo các loại 313.827 398.877 732.972 5.432.211 3.568.059 17.850.668 Sơ mi các loại 98.492 809.530 732.987 5.595.327 649.789 6.470.733 Quần các loại 508.090 3.729.104 3.693.794 14.327.090 3.212.310 19.351.737 Quần áo các loại 121.296 582.136 552.869 2.554.898 324.039 1.860.270 Hàng dệt kim 1.357.917 13.191.721 1.569.877 8.010.489 2.339.276 14.682.801 Tổng 2.399.622 18.711.368 7.282.499 35.920.015 10.093.473 60.216.209 Nguồn: Công ty may Thăng Long – Báo cáo xuất khẩu các năm từ 2002 – 2004 Qua bảng trên ta thấy tình hình xuất khẩu của Công ty qua các năm sang thị trường Mỹ tăng mạnh, đặc biệt là ba mặt hàng jacket, hàng dệt kim và quần các loại. Tốc độ phát triển bình quân của tổng doanh thu trong 3 năm là 205,1%, của trị giá FOB là 179,39%. áo jacket là sản phẩm tiêu thụ được số lượng khá lớn trong những năm vừa qua ở cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Trước đây, Công ty sản xuất thực tế chỉ khoảng 700.000 chiếc/năm. Trong những năm có thay đổi về thị trường do mất thị trường Liên Xô và Đông Âu, số lượng sản xuất giảm dần do nhu cầu thay đổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây mức bán áo jacket sang thị trường Mỹ lại tăng nhanh, bảng trên cho thấy tốc độ phát triển bình quân doanh thu của hàng Jacket là 337,19%, của trị giá FOB là 668,9%. áo Jacket là mặt hàng có đòi hỏi kỹ thuật sản xuất, gia công cao hơn các mặt hàng khác. Với công nghệ sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng sản phẩm nên Công ty ngày càng có nhiều bạn hàng mua sản phẩm này. Năm 2002, doanh thu do Jacket mang lại đạt 313.827 USD. Sang năm 2003 đạt 732.972 USD tức tăng 419.145 USD hay tăng 133,56%. Năm 2004 doanh thu đạt 3.568.059 USD, tăng so với năm 2003 là 2.835.087 USD tức tăng 386,79%. Tốc độ phát triển bình quân của doanh thu hàng Jacket là 337,19%, một mức rất cao. Với trị giá FOB, năm 2002 đạt 398.877 USD, năm 2003 đạt 5.432.211 USD tăng 5.033.334 USD hay gấp hơn 13 lần so với năm 2002. Năm 2004 trị giá FOB hàng Jacket đạt 17.850.668 USD, so với năm 2003 tăng 12.418.457 USD, đạt tốc độ phát triển 328,61%. Tốc độ phát triển bình quân của trị giá FOB hàng Jacket qua 3 năm đạt 668,97%. Quần dài và quần soóc là mặt hàng có sản lượng thực hiện tương đối lớn. Số lượng bán trong nước tăng dần theo từng năm vì nhu cầu các mặt hàng may sẵn tăng lên nhanh, số lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng tăng nhanh. Tốc độ phát triển bình quân của doanh thu mặt hàng quần các loại là 251,44%, tốc độ phát triển bình quân của FOB là 227,80%. Như vậy, tốc độ phát triển của những mặt hàng trên là rất cao, nhưng có một nhược điểm là tỷ lệ doanh thu trên trị giá FOB không cao. Việc xuất khẩu mặt hàng này vẫn chủ yếu thực hiện theo hinh thức gia công là chính, việc thực hiện bán đứt chưa chiếm một tỷ lệ lớn. Điều đó làm giảm lợi nhuận đáng kể của doanh nghiệp. Mặt hàng quần các loại có doanh thu năm 2002 đạt 508.090 USD, sang năm 2003 đạt 3.693.794 USD, đạt tốc độ phát triển 727%, nhưng đến năm 2004 lại giảm xuống chỉ còn 3.212.310 USD, tức chỉ đạt 86,97% so với năm 2003. Với trị giá FOB, năm 2002 đạt 3.729.104 USD, năm 2003 đạt 14.327.090 USD tăng 10.597.986 USD, đạt tốc độ phát triển 384,2%. Năm 2004 trị giá FOB đạt 19.351.737 USD, tăng 5.024.647 USD hay đạt tốc độ phát triển 135,07%. Tốc độ phát triển bình quân của mặt hàng quần các loại trong 3 năm từ 2002 đến 2004 đạt 251,44% với doanh thu và 227,8% với trị giá FOB. Hai tỷ lệ này cho thấy tốc độ phát triển của doanh thu cao hơn tốc độ phát triển của trị giá FOB, tỷ trọng của mặt hàng bán đứt trong tổng số dần tăng lên. Mặt hàng dệt kim là mặt hàng xuất khẩu quan trọng vào thị trường Mỹ. Năm 2002 doanh thu của hàng dệt kim đạt 1.357.917 USD, sang năm 2003 đạt 1.569.877 USD tăng 211.960 USD hay tăng 15,61%. Năm 2004 doanh thu mặt hàng này tăng mạnh hơn, đạt 2.339.276

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0537.doc
Tài liệu liên quan