Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 30

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : - Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

2. Kĩ năng : - HS biết ứng dụng tỉ lệ bản đồ trong thực tế.

3. Thái độ: - GD HS tính cẩn thận, tự giác trong học tập.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Bảng phụ, SGK, bản đồ

2. Học sinh : SGK, VBT

 

doc39 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu - Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. HĐ 3: Chính sách về văn hóa của vua Quang Trung: (14p) Mục tiêu: Biết tác dụng của các chính sách về văn hóa của vua Quang Trung. - GV trình bày việc Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố “Chiếu học tập”. + Tại sao vua Quang trung lại đề cao chữ Nôm mà không đề cao chữ Hán? + Em hiểu câu : “xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào? Sau khi HS trả lời GV kết luận: Đây là một chính sách mới tiến bộ của vua Quang Trung.Việc đề cao chữ Nôm thành chữ viết nước nhà thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc của nhà Tây Sơn. - GV trình bày sự dang dở của các công việc mà Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với Quang Trung. - GV cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình về vua Quang Trung. HĐ 4: Củng cố- Dặn dò: (3p) - GV cho HS đọc bài học trong SGK. - Quang Trung đã làm gì để xây dựng đất nước? - Những việc làm của vua Quang Trung có tác dụng gì? - Sau khi đánh tan quân Thanh, vua Quang Trung đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đất nước. Nhất là chăm lo đến việc phát triển giáo dục .Nhưng đáng tiếc khi sự nghiệp đang tiến hành tốt đẹp thì vua Quang Trung mất để lại lòng thương tiếc cho muôn dân về một ông vua tài năng, đức độ. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Nhà Nguyễn thành lập”. - Nhận xét tiết học. - Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi + HS đọc bài học - Cả lớp nhận xét. - HS nhắc lại. 1. Những chính sách về kinh tế của Quang Trung - HS nhận phiếu học tập. - HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Ban hành chiếu “khuyến nông”. + Lệnh cho nhân dân đã bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang 2. Những chính sách về văn hoá của Quang Trung + Chữ Nôm là chữ của dân tộc.Việc Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc. + Đất nước muốn phát triển được cần phải đề cao dân trí. - HS theo dõi. - HS phát biểu theo suy nghĩ của mình. - 3 HS đọc. - HS trả lờ. - HS lắng nghe. - HS cả lớp. RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba, ngày 10 tháng 4 năm 2018 TOÁN Tiết 147: TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. 2. KĨ năng : - HS hiểu tỉ lệ bản đồ. 3. Thái độ: - GD HS tính cẩn thận, tự giác trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố, (có ghi tỉ lệ bản đồ ở phía dưới). 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Giới thiệu bài - Để vẽ được bản đồ người ta phải dựa vào cái gì? Tỉ lệ bản đồ là gì? Bài học hôm nay sẽ cho các em biết điều đó là bài: “Tỉ lệ bản đồ” Tìm hiểu bài: HĐ 2: Giới thiệu tỉ lệ bản đồ: (11p) Mục tiêu: Giúp HS bước đầu nhận biết ý nghĩa v hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì? 1.Giới thiệu tỉ lệ bản đồ - GV treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, bản đồ một số tỉnh, thành phố và yêu cầu HS tìm, đọc các 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn bản đồ. - Kết luận: Các tỉ lệ 1 : 10000000 ; 1 : 500000 ; ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ. - Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài 10000000 cm hay 100 km trên thực tế. - Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m, ) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10000000 đơn vị đo độ dài đó (10000000cm, 10000000dm, 10000000m ) Thực hành - luyện tập: HĐ 3: Thực hành: (15p) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức. Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài toán. + Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu? + Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu? + Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu? - GV hỏi thêm: + Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu? + Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 5000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu? + Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu? Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét. HĐ 4: Củng cố- Dặn dò: (4p) - GV tổng kết giờ học, khen các HS tích cực trong giờ học, nhắc nhở các HS còn chưa chú ý. - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe. - HS tìm và đọc tỉ lệ bản đồ. - HS nghe giảng. - 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK. + Là 1000 mm. + Là 1000 cm. + Là 1000 m. + Là 500 mm. + Là 5000 cm. + Là 10000 m. HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở. Tỉ lệ bản đồ 1 : 300 1 : 10000 1 : 500 Độ dài thu nhỏ 1 dm 1mm 1m Độ dài thật 300 dm 10000mm 500m RÚT KINH NGHIỆM: .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 59: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2) ; bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3). 2. Kĩ năng: HS viết được đoạn văn về chủ điểm này. 3. Thái độ: - GD HS thêm yêu thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, SGK 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 2 HS - GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về du lịch và thám hiểm. Bài học cũng sẽ giúp các em biết viết một đoạn văn về du lịch, thám hiểm có sử dụng những từ ngữ vừa mở rộng. Tìm hiểu bài: HĐ 2: Mở rộng vốn từ: (12p) Mục tiêu: Tiếp tục mở rộng vốn từ về du lịch - thám hiểm. Bài tập 1:- Cho HS đọc yêu cầu BT1. - Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Bài tập 2: - Cách tiến hành tương tự như BT1. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng HĐ 3: Thực hành: (15p) Mục tiêu: Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được. Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu của đề bài. - Cho HS làm bài. - Cho HS đọc trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại và khen những HS viết đoạn văn hay. HĐ 4: Củng cố, dặn dò: (3p) - Gọi HS nhắc lại du lịch là gì, thám hiểm là gì? - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết lại vào vở. - GV nhận xét tiết học. - HS1: Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết LTVC: “Giữ phép lịch sự” - HS2: Làm lại BT4 của tiết LTVC trên. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS làm bài theo nhóm, ghi những từ tìm được vào giấy. - Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng hoặc lên trình bày. a). Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va li, lều trại, mũ, quần áo bơi, quần áo thể thao b). Phương tiện giao thông và những vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, máy bay, xe buýt, nhà ga, sân bay, vé tàu, vé xe c). Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch, khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ d). Địa điểm tham quan du lịch: phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước - Lớp nhận xét. - HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT. 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS làm bài theo nhóm, ghi những từ tìm được vào giấy. - Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng hoặc lên trình bày. a). Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, đồ ăn, nước uống b). Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua: thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió c). Những đức tính cần thiết của người tham gia thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ham hiểu biết - Lớp nhận xét. - HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT. - 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. - HS làm bài cá nhân, viết đoạn văn về du lịch hoặc thám hiểm. - Một số HS đọc đoạn văn đã viết. - Lớp nhận xét. RÚT KINH NGHIỆM: .. TIẾNG VIỆT (*) Tiết 30: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kĩ năng: + Tìm được câu khiến và thêm được các từ cầu khiến vào câu kể để thành câu khiến. + Nêu được ý chính của đoạn thơ em vừa đọc + Biết tả về một loài cây từng gắn bó với người dân nơi em ở. - Qua việc làm bài, HS viết đúng chính tả & trình bày bài sạch, đẹp. II. Bài tập: Bài 1: Trong các đoạn văn dưới đây, câu khiến không được đặt sau dấu hai chấm và không có dấu gạch ngang ở đầu. Hãy tìm các câu khiến đó & khôi phục các dấu câu đi kèm. a) Một lần, Nhím đến thăm Rắn nước và bảo Anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu. b) Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Bữa ấy đi đường, Lừa nói với Ngựa Tôi nặng quá.. Tôi không đủ sức chở tất cả. Chị mang đỡ tôi, dù chỉ chút ít thôi. c) Sư Tử ngủ. Chuột chạy qua trên người Sư Tử. Sư Tử choàng dậy, tóm được Chuột. Chuột nói Nếu ông thả cháu ra, cháu sẽ làm điều tốt cho ông. Bài 2: Thêm các từ cầu khiến để biến các câu kể sau đây thành câu khiến: a) Nam về. b) Thành đi đá bóng. Bài 3:Đọc bài thơ sau: Võ Thị Sáu Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng lính Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đoá hoa tươi Chị cài lên mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong phút hi sinh Bây giờ dưới gốc dương Chị nằm nghe biển hát. Theo em, nhà thơ muốn ca ngợi điều gì ở người nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu? Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ cho em biết điều đó? Bài 4: Em được biết nhiều loài cây hữu ích (cây lương thực, cây rau, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công nghiệp, cây bóng mát, ). Hãy miêu tả một loài cây từng gắn bó với cuộc sống của những người dân quê em. + Chấm, sửa bài cho HS. RÚT KINH NGHIỆM: .. Thứ tư, ngày 11 tháng 4 năm 2018 TOÁN Tiết 148 : ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ÐỒ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. 2. Kĩ năng : - HS biết ứng dụng tỉ lệ bản đồ trong thực tế. 3. Thái độ: - GD HS tính cẩn thận, tự giác trong học tập. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Bảng phụ, SGK, bản đồ 2. Học sinh : SGK, VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Giới thiệu bài mới và ghi bảng. HĐ 2: Cách tính độ dài thật (11p) Mục tiêu: Giúp HS từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thật trên mặt đất. Bài 1: - Gọi HS đọc( bảng phụ) + Bản đồ trường mầm non x Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ nào? + Ðộ dài thu nhỏ đoạn AB là bao nhiêu? + 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu? + Vậy 2 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu? - Yêu cầu HS thực hiện vào vở + bảng lớp - Chiều rộng thật của sân trường là: 2x 300= 600 (cm)= 6m. Bài 2: - Gọi HS đọc đề. - Hướng dẫn HS phân tích đề + Bài toán cho biết gì? hỏi gì? + Tỉ lệ bản đồ là bao nhiêu? + 1 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu mm? + 102 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu? + Từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ cho trước, muốn tính độ dài thật trên mặt đất ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS thực hiện + Muốn tính độ dài thật ta lấy độ dài thu nhỏ nhân với mẫu số của tỉ lệ + Lưu ý HS: đơn vị đo của độ dài thật. HĐ 3: Thực hành: (15p) Mục tiêu: Biết cách tính độ dài thật trên mặt đất. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu BT - Yêu cầu HS tính độ dài theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ rồi điền vào sgk. - Vài HS đọc kết quả- Nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu BT - Hướng dẫn HS phân tích đề + Bài tóan cho biết gì? + Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào? + Chiều dài phòng học trên bản đồ là bao nhiêu? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS tự giải vào nháp và nêu kết quả + Lưu ý HS: đổi đơn vị cho phù hợp. HĐ 4: Củng cố, dặn dò (4p) - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hát - HS nhắc lại. - HS đọc - HS trả lời - HS thực hiện - HS đọc - HS trả lời - HS thực hiện - HS đọc - HS đọc - HS thực hiện - HS đọc - HS đọc - HS trả lời - HS thực hiện RÚT KINH NGHIỆM: .. TẬP ĐỌC Tiết 60: DÒNG SÔNG MẶC ÁO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm. - Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng) 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh .Đọc rành mạch, trôi chảy. 3. Thái độ: HS yêu thích thiên nhiên và có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ: - Ma- gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích g? - Đoàn thám hiểm đã đạt được những kết quả gì? + Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài: Đất nước ta có rất nhiều sông. Mổi dòng sông lại mang vẻ đẹp riêng của nó. Dòng sông Hương hiền hoà, êm ả. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng viết về dòng sông quê hương mình. Con sông duyên dáng ấy hiện lên qua bài Dòng sông mặc áo chúng ta học hôm nay. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài: HĐ 2: Hướng dẫn luyện đọc: (11p) Mục tiêu: Ðọc trôi chảy, lưu loát toàn bài + GV hoặc HS đọc rồi HD chia đoạn: 2 đoạn. + Đoạn 1: 8 dòng đầu. + Đoạn 2: Còn lại. - GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp hướng dẫn đọc câu thơ có nhịp khó. - GV giải nghĩa một số từ khó: - GV đọc diễn cảm cả bài. - Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên. - Nhấn giọng ở các từ ngữ: điệu làm sao, thướt tha, bao la, thơ thẩn, hây hây ráng vàng, ngẩn ngơ, áo hoa, nở nhoà HĐ 3: Tìm hiểu bài: (12p) Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. - Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”? - Màu sắc của dòng sông thay đổi thế nào trong một ngày? - Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay? - Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao? HĐ 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm: (5p) Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn. Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 2. + Đọc mẫu đoạn văn. + Theo dõi, uốn nắn + Nhận xét. HĐ 5: Củng cố - dặn dò: (2p) + Nêu ý nghĩa của bài thơ? - Về nhà học bài và Chuẩn bị bài “Ăng – co Vát” - Nhận xét tiết học + Hát + HS đọc bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất. - Với mục đích khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. - Đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng lịch sử khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc từ khó. + HS luyện đọc câu thơ khó. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. - HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi : - Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo. - Dòng sông thay đổi màu sắc trong ngày. + Nắng lên: sông mặc áo lụa đào + Trưa: áo xanh như mới may. + Chiều tối: áo màu ráng vàng. + Tối: áo nhung tím. + Đêm khuya: áo đen. + Sáng ra: mặc áo hoa. - HS đọc thầm đoạn 2. - Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở nên gần gũi với con người. - Làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông. - HS phát biểu tự do, vấn đề là lí giải về sao? - HS đọc toàn bài. + Luyện đọc theo nhóm đôi + Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. + Bình chọn người đọc hay. - Cả lớp nhẩm đọc thuộc lòng. - Một số HS thi đọc thuộc lòng. Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. RÚT KINH NGHIỆM: .. KĨ THUẬT Tiết 30: LẮP XE NÔI (2 tiết ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Chọn đúng , đủ số lượng các chi tiết để lắp cái lôi . Cái lôi chuyển động được. 2. Kĩ năng: - Lắp được cái lôi theo mẫu . 3. Thái độ: -HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ: + Kiểm tra dụng cụ của HS. Bài mới: Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục thực hiện: “Lắp xe nôi”. GV ghi đề. HS thực hành: HĐ 2: HS thực hành lắp xe nôi : (15p) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học a/ HS chọn chi tiết - GV cho HS chọn đúng và đủ chi tiết để riêng từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra giúp đỡ HS chọn đúng đủ chi tiết để lắp xe nôi. b/ Lắp từng bộ phận - Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ. - Cho HS quan sát hình như lắp xe nôi. - Khi HS thực hành lắp từng bộ phận, GV lưu ý: + Vị trí trong, ngoài của các thanh. + Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn. + Vị trí tấm nhỏ với tấm chũ U khi lắp thành xe và mui xe. c/ Lắp ráp xe nôi - GV nhắc nhở HS phải lắp theo qui trình trong SGK, chú ý văn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch. - GV yêu cầu HS khi ráp xong phải kiểm tra sự chuyển động của xe. - GV quan sát theo dõi, các nhóm để uốn nắn và chỉnh sửa. HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập. (11p) Mục tiêu: Giúp HS hiểu và cách lắp hoàn chỉnh xe nôi - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành: + Lắp xe nôi đúng mẫu và đúng quy trình. + Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch. + Xe nôi chuyển động được. - GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. - Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. HĐ 4: Nhận xét- dặn dò: (4p) - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS. - Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Lắp xe đẩy hàng”. - HS hát. - Chuẩn bị dụng cụ học tập. - HS chọn chi tiết để ráp. - HS đọc. - HS làm cá nhân, nhóm đôi - HS trưng bày sản phẩm. - HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm. - HS cả lớp. RÚT KINH NGHIỆM: .. ĐỊA LÍ Tiết 30: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẳng: + Vị trí ven biển đồng bằng duyên Hải miền trung . + Đà Nẳng là thành phố cảng lớn đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông . + Đà Nẳng là trung tâm công nghiệp địa điểm du lịch . - Chỉ được thành phố Đà Nẳng trên bản đồ ( lược đồ) 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng quan sát bản đồ. 3. Thái độ : - GD tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người VN II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học - SGK - Bản đồ hành chính VN. - Một số ảnh về TP Đà Nẵng. 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ: - Tìm vị trí TP Huế trên bản đồ hành chính VN. - Vì sao Huế được gọi là TP du lịch? GV nhận xét. Bài mới : Giới thiệu bài: GV đề nghị HS quan sát lược đồ hình 1 của bài 24 và nêu tên TP ở phía nam của đèo Hải Vân rồi chuyển ý vào bài sau khi HS nêu được tên Đà Nẵng. “TP Đà Nẵng”.Ghi tựa Tìm hiểu bài: HĐ 2: Đà Nẵng – thành phố cảng (9p) Mục tiêu: Xác định được vị trí, giải thích vì sao Đà Nẵng là thành phố cảng. - GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ và nêu được: + Đà Nẵng nằm ở vị trí nào? + Giải thích vì sao Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung? + Nhận xét tàu đò ở cảng biển Tiên Sa? - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 của bài để nêu các đầu mối giao thông có ở Đà Nẵng? + GV nhận xét và rút ra kết luận: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì TP là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông: đường sắt, bộ, thủy, hàng không. HĐ 3: Đà Nẵng trung tâm Công Nghiệp: (9p) Mục tiêu: Biết được Đà Nẵng -Trung tâm công nghiệp. - GV cho các nhóm dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển để trả lời câu hỏi sau: + Em hãy kể tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển. + GV yêu cầu HS liên hệ với những kiến thức bài 25 về hoạt động sản xuất của người dân để nêu được lí do Đà Nẵng sản xuất được một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương, vừa cung cấp cho các tỉnh khác hoặc xuất khẩu. - GV giải thích: hàng từ nơi khác được đưa đến ĐN chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp và hàng do ĐN làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là nguyên vật liệu, chế biến thủy hải sản. HĐ 4: Đà Nẵng địa điểm du lịch: (9p) Mục tiêu: Biết vì sao đà Nẵng là địa điểm du lịch - GV yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết những nơi nào của ĐN thu hút khách du lịch, những điểm đó thường nằm ở đâu? - Cho HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm. Đề nghị HS kể thêm những địa điểm khác mà HS biết. GV nói ĐN nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. Do ĐN là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách có Bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hóa của người Chăm. HĐ 5: Củng cố- Dặn dò: (3p) - 2 HS đọc bài trong khung. - Cho HS lên chỉ vị trí TP ĐN trên bản đồ và nhắc lại vị trí này. - Giải thích lí do ĐN vừa là TP cảng, vừa là TP du lịch. - Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Biển, Đảo và Quần đảo” - Nhận xét tiết học. - HS lên bảng chỉ trên bản đồ. - Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Cả lớp quan sát, trả lời. 1.Đà Nẵng - TP cảng : - HS quan sát và trả lời. + Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN + Đà Nẵng có cảng biển Sa Tiên, cảng sông Hàn gần nhau. - Tàu lớn hiện đại. + tàu biển, tàu sông ( đến cảng biển Sa Tiên, cảng sông Hàn) + Ô tô (theo quố lộ 1A đi qua thành phố) + Tàu hoả ( có nhà ga xe lửa) + Máy bay (có sân bay) 2.Đà Nẵng- Trung tâm công nghiệp : + Mặt hàng đưa đến: ôtô, máy móc, thiết bọ, hành may mặc, đồ dùng sinh hoạt + Một số mặt hàng đưa đi nơi khác:vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ, vải may quần áo, hải sản (đông lạnh, khô) - HS liên hệ bài 25. VD: Người dân miền Trung luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân địa phương 3.Đà Nẵng - Địa điểm du lịch : + Những bãi tắm (Non Nước, Mĩ Khê, Bãi Nam)và một số chùa chiền năm ở ven biển. + HS kể thêm. - HS đọc. - HS tìm và trả lời. - Cả lớp. RÚT KINH NGHIỆM: .. TẬP LÀM VĂN Tiết 59: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1, BT2) ; bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3, BT4). 2. Kĩ năng: - HS biết dùng từ hay ,sáng tạo ,chân thực . 3. Giáo dục: - - GD HS biết yêu quí và bảo vệ các loài vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Một tờ giấy khổ rộng viết bài Đàn ngan mới nở. - Một số tranh ảnh về con vật. 2. Học sinh: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Kiểm tra đồ dùng học tập và giới thiệu bài. - Khởi động. - Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài: Các em đã được học về cấu tạo của một bài văn tả con vật. Tiết học này sẽ giúp các em biết quan sát con vật, biết chọn lọc các chi tiết đặc sắc về con vật để miêu tả. Tìm hiểu bài: HĐ 2: Cách quan sát con vật: (12p) Mục tiêu: Biết quan sát con vật, lựa chọn chi tiết để miêu tả. Bài tập 1,2: - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - Cho HS trình bày kết quả làm bài. - GV nhận xét và chốt lại: các bộ phận được miêu tả và những từ ngữ cho biết điều đó. - Theo em, những câu nào miêu tả em cho là hay? - GV nhận xét. HĐ 3: Luyện tập: (15p) Mục tiêu: Biết tìm các từ ngữ để miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật. Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: Ở tiết trước các em đã được dặn về nhà quan sát con chó hoặc con mèo của nhà em hoặc của nhà hàng xóm. Hôm nay dựa vào quan sát đó, các em sẽ miêu tả đặc điểm ngoại hình của con chó (mèo). - Cho HS làm bài (có thể GV dán lên bảng lớp ảnh con chó, con mèo đã sưu tầm được). - Cho HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét + khen những HS miêu tả đúng, hay. Bài tập 4: - Cho HS đọc yêu cầu của đề bài. - Cho HS làm việc. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét + khen những HS quan sát tốt,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 30.doc