Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 37: Lịch sử địa phương: Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai từ năm 1919 đến năm 1954

I.Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức :

 - Lịch sử địa phương Lào Cai giai đoạn 1954 - 1975

 - Tích hợp môi trường: Công cuộc khai hoang khẩn hóa ở Lào Cai

2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng qua sát, đánh giá về sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

 - Giáo dục lòng yêu quý, tự hào về lịch sử địa phương, ý thức trách nhiệm của HS về truyền thống của địa phương và dân tộc. Có ý thức trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Bản đồ địa phương Lào Cai

2. Học sinh: Tư liệu liên quan đến bài học

 III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

Thuyết tình, đàm thoại

 

doc7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 37: Lịch sử địa phương: Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai từ năm 1919 đến năm 1954, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sọan:16/03/2012 Giảng: Tiết 37 Lịch sử địa phương: Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai từ năm 1919 đến năm 1954 I.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : HS nắm được: - Hiểu sâu hơn ngững kiến thức đã học, cho các em thấy được các ngành nghề truyền thống, các dích lịch sử của quê hương. Cung cấp những tri thức lịch sử địa phương một cách khoa học, chính xác trên cơ sở các di tích lịch sử ở địa phương. - Làm cho học sinh thấy rõ mối quan hệ giữa các di tích lịch sử địa phương với sự kiên trong lịch sử dân tộc. Góp phần minh họa, củng cố, khắc sâu kiến thức lịch sử địa phương cho HS - Tích hợp môi trường: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng qua sát, đánh giá về sự kiện lịch sử. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu quý, tự hào về lịch sử địa phương, ý thức trách nhiệm của HS về truyền thống của địa phương và dân tộc. Có ý thức trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Bản đồ địa phương Lào Cai 2. Học sinh: Tư liệu liên quan đến bài học III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Thuyết tình, đàm thoại IV. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Ổn định tổ chức lớp(1) 2. Kiểm tra bài cũ(3): H: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? (+ nhiệm của Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo..) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Giới thiệu bài mới(1) Chúng ta vừa tìm hiểu những nét lớn về lịch sử dân tộc qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vậy cuộc kháng chiến của nhân dân Lào Cai trong thời kì này có những đặc điểm gì và đóng góp như thế nào vào thắng lợi chung của cách mạng dân tộc, chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai và sự ra đời của đảng bộ Lào Cai(14) Mục tiêu: Nêu được phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai và sự ra đời của đảng bộ Lào Cai. Đánh giá được ý nghĩa sự ra đời của đảng bộ Lào Cai. GV khái quat những nét nổi bật về tình hình Việt Nam sau CTTG1 GV sử dụng bản đồ Lào Cai, giới thiệu sơ lược vị trí địa lí, tai nguyên, thành phần dân tộc.. GV giảng: Sớm phát hiện ra nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của Lào Cai, thực dân Pháp đẩy mạnh đầu tư vào công cuộc khai thác mỏ, đồng thời tăng cường bóc lột bằng thuế, lao dịch nặng nề. - Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai được hình thành - Các tầng lớp nhân dân bị bần cùng hóa -> Nhân dân Lào Cai nổi dậy đấu tranh gay gắt( 1929 - 1939 Mường Khương có 18 cộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số) Tích hợp môi trường: Sự hình thành của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và công cuộc khai mỏ tác động như thế nào đến môi trường? - Kinh tế phát triển - Ô nhiễm nguồn nước, không khí GV giới thiệu sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam và nhấn mạnh: Phong trào cách mạng trong cả nước phát triển mạnh, tác động đến tinh thần đấu tranh của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. H: Trong cách mạng tháng 8 1945 Lào Cai có dành được chính quyền cách mạng hay không? Vì sao? HS: Không, do 20 vạn quân Tưởng tràn vào chiếm đóng, lực lượng Việt Nam quốc dân đảng quấy nhiễu. GV giới thiệu rên lược đồ - Gingr: 01/1947 tỉnh ủy Lào Cai được thành lập thay thế cho Ban cán sự Đảng - BCH Đảng bộ được bầu gồm 7 đồng hcis, bó thư tỉnh ủy là đồng chí Lê Thanh H: Sự ra đời của Đảng bộ Lào Cai có ý nghĩa như thế nào? HS thảo luận nhó(3) - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - HS nhận xét, bổ sung + Lực lượng cách mạng Lào Cai đã trưởng thành + Chủ nghĩa Mac - Lê-nin được tuyên truyền, giác ngộ trong quần chúng + Tăng cường hơn sự lãnh đạo của Đảng với phong trào cách mạng ở địa phương Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Đảng bộ Lào Cai lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng Lào Cai(11) Mục tiêu: trình bày tóm lược sự phát triển cuộc kháng chiến của nhân dân Lào Cai dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Lào Cai. GV giới thiệu hoàn cảnh lịch sử những năm 1945- 1947 và nhấn mạnh - Phân tích: Sự bị động của Pháp khi chuyển sang thực hiện âm mưu “ Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” sau chiến dịch Việt Bắc 1947 và thực hiện âm mưu “ Xứ Nùng tự trị ở Lào Cai” GV hướng dẫn HS lập niên biểu I. phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai và sự ra đời của đảng bộ Lào Cai - Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Lào Cai, Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ, bóc lột bằng thuế, lao dịch nặng nề. - 03/02/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh. - Giữa năm 1945 tổ Việt Minh đầu tiên được thành lập ở Phố Mới - 09/1946 Ban cán sự Đảng bộ Lào Cai thành lập, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong phong trào cách mạng của nhân dân Lào Cai. - 12/11/1946, giải phóng Lào Cai lần thứ nhất - 01/1947 TỈnh ủy Lào Cai được thành lập - 05/3/1947 Đảng bộ Lào Cai được thành lập 2. Đảng bộ Lào Cai lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng Lào Cai - 1947 Phaps tiến đánh Lào Cai, âm mưu lập “xứ Nùng tự trị” - Đảng bộ Lào Cai chuyển sang phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền Thời gian Chiến dịch Kết quả 24/6/1949 Phố Ràng Chọc thủng tuyến phòng thủ Nghĩa Lộ - Bảo Hà - Ngĩa Đô - Yên Bình 02/1950 Lê Hồng Phong I Ta tấn công địch tại Phố Lu, Nghĩa Đô, Bản Lầu, Chợ Chậu, Nậm Lúc, Bến Đền... Tiêu diệt 470 tên địch, giải phóng 2000km dất đai và 6000 dân Lê Hồng Phong II Giải phóng Bắc Hà, Si Ma Cai, Lào Cai(01/01/1950) đến 19/11/1950 giải phóng toàn tỉnh Lào Cai GV khắc sâu kiến thức về chiến dịch Lê Hồng Phong II H: Lào Cai được giải phóng có ý nghĩa như thế nào? HS thảo luận nhóm( Kĩ thuật khăn trải bàn - 4 p) Đại diện các nhóm báo cáo kết quả GV nhận xét, kết luận - Phá tan âm mưu lập “ Xứ Nùng tự trị” ở Lào Cai - Thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Lào Cai - Thể hiện tinh thần chiến đấu mưu trí, dũng cảm của quân và dân Lào Cai Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc phá tan âm mưu gây phỉ, góp phần cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược( cuối 1950 đầu 1954)(10) Mục tiêu: Nêu được chủ trương của đảng bộ Lào Cai, kết quả của chiến dịch tiễu phỉ GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa lịch sư của chiến dịch biên giới 1950 GV phân tích hoàn cảnh lịch sử: Thuận lợi, khó khăn + Phía đông Lào Cai: Ta truy quét phỉ và giải phóng Si Ma Cai, Bản Lầu, Pha Long + Phía Tây Lào Cai: Ta tiêu diệt phỉ và giải phóng Tả Van ( Sa Pa), Bát Xát, Bảo Thắng H: Cùng với đấu tranh giải phóng Lào Cai, nhân dân tỉnh nhà đã đóng góp gì vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp? GV giới thiệu: Nhân dân Lào Cai đã đóng góp cho chiến dịch Diện Biên Phủ 89215 ngày công, 25934 lượt ngựa thồ, 615 xe đạp thồ, sửa chữa 38km đường Lào Cai đi Sa Pa với 16 cây cầu lớn nhỏ. GV nhấn mạnh vai trò và những đóng góp của nhân dan Lào Cai trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. 3. Phá tan âm mưu gây phỉ, góp phần cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược( cuối 1950 đầu 1954) - Sau thất bại biên giới 1950, Pháp thực hiện âm mưu “Dùng người Việt trị người Việt” gây phỉ ở Lào Cai - Hà Giang - 04/1952 Trung ương Đảng chỉ thị mở chiến dịch tiễu phỉ dọc biên giới Lào Cai - Hà Giang - Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, địch tăng cường gây phỉ ở Lào Cai. Tháng 8/1954 tỉnh ủy quyết định mở chiến dịch tiễu phỉ, đến tháng 2/1955 chiến dịch hoàn toàn thắng lợi. - Nhân dân Lào Cai tích cực cùng nhân dân cả nước chi viện sức người, sức của cho chiến dịch Điên Biên. - Chú trọng phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục. 4. Củng cố(3) GV củng cố nội dung toàn bài 5. Hướng dẫn học bài(2) - Học bài để thấy được tinh thần đấu tranh của nhân dân Lào Cai - Ôn tập phần lịch sử Việt Nam trong học kì II để kiểm tra 1 tiết ***************************************************************** Sọan:21/04/2012 Giảng: Tiết 47 Lịch sử địa phương: Lào Cai từ 1954 đến 1975 I.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : - Lịch sử địa phương Lào Cai giai đoạn 1954 - 1975 - Tích hợp môi trường: Công cuộc khai hoang khẩn hóa ở Lào Cai 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng qua sát, đánh giá về sự kiện lịch sử. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu quý, tự hào về lịch sử địa phương, ý thức trách nhiệm của HS về truyền thống của địa phương và dân tộc. Có ý thức trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Bản đồ địa phương Lào Cai 2. Học sinh: Tư liệu liên quan đến bài học III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Thuyết tình, đàm thoại IV. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Ổn định tổ chức lớp(1) 2. Kiểm tra bài cũ(3): H: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? (+ nhiệm của Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo..) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Giới thiệu bài mới(1) Chúng ta vừa tìm hiểu những nét lớn về lịch sử dân tộc qua cuộc kháng chiến chống Mĩ, vậy cuộc kháng chiến của nhân dân Lào Cai trong thời kì này có những đặc điểm gì và đóng góp như thế nào vào thắng lợi chung của cách mạng dân tộc, chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Củng cố xây dựng Lào Cai sau hòa bình lập lại(15) Mục tiêu: Nêu được phong trào đấu tranh của nhân dân Lào Cai trong việc phá tan âm mưu gây phỉ và khôi phục kinh tế, ổn định xã hội. GV giảng vè tình hình Lào Cai sau chiến thắng Điện Biên Phủ: Can thiệp Mĩ tiếp tục thủ đoạn gây phỉ ở Lào Cai. Bọn chúng lén lút hoạt động, kích động quần chúng chống phá sự nghiệp cách mạng. - ta giải phóng lần lượt các điểm nóng gây phỉ của chúng ở Mường Khương, Bắc Hà - Các đoàn thể Liên Việt: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, công hội, nông hội.. .. được thành lập GV giảng về các thành tựu về kinh tê, văn hóa, xã hội( Tài liệu trang 10) GV giảng: Ngày 23/9/1958 Hồ Chủ Tịch cùng phái đoàn của Đảng và chính phủ lên thăm Lào Cai. Trong huấn thị cảu người chỉ rõ: Tiến lên CNXH là hạnh phúc, ấm no, tự do. H: Những thành tựu mà nhân dân Lào Cai đạt được trong công cuộc cải cách đan chủ, xây dựng quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế? GV phân tịch: - Về công tác vận động hợp tác hóa: Xây dựng được 180 hợp tác... - về công tác cải cách dân chủ: Thế lực giai cấp địa chủ, thổ ty ở Lào Cai bị đánh đổ. - Nông nghiệp: Tổng sản lượng lương thực trong 3 năm tăng bình quân là 3,4%... Hoạt động 2: Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất( 1961- 1965)(8) Mục tiêu: Trình bày được chủ trương và kết quả của tình Đảng bộ Lào Cai trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. GV giảng: Tháng 2/1961, Đảng bộ Lào Cai tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ III, xác định mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, công thương nghiệp tư doanh, ra sức phát triển kinh tế và văn hóa... H: Kết quả của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất? HS: - Sản lương lương thực đến năm 1964 đạt 34.833 tấn................................ Hoạt động 3: Góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, tiếp tục xây dụng CNXH, chi viện cho miền Nam(14) Mục tiêu: Trình bày được cuộc đấu tranh của nhân dân Lào Cai chống lại chiến tranh xâm lược cảu đế quốc Mĩ và tiếp tực xây dựng hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam. GV nhắc lại kiến thức về cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đối với miền Bắc từ 1964 và cuộc đấu tranh của nhân dân Lào Cai chống chiến tranh phá hoại của Mĩ đã làm thất bại âm mưu của kẻ thù. H: Kết quả nhân dân miền Bắc đạt được trong 10 năm từ 1965 đến 1975? HS: - Nông nghiệp: Chú trọng đi sâu vào công tác thủy lợi, cải tiến công cụ, vận động sử dụng phân bón, xây dựng tập quán cấy lúa xuân ở vùng thấp, tăng vụ đậu tương ở vùng cao.. - Công nghiệp: Hàng loạt các xí nghiệp mới ra đời như xi măng, sành sứ........ ................... H: Cùng với đấu tranh giải phóng Lào Cai, nhân dân tỉnh nhà đã đóng góp gì vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc? GV nhấn mạnh vai trò và những đóng góp của nhân dân Lào Cai trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. I. Củng cố xây dựng Lào Cai sau hòa bình lập lại 1. Phá tan âm mưu gây phỉ của địch, khôi phục kinh tế, ổn định xã hội - Tháng 8/1954 Bộ tư lệnh khu quyết định mở chiến dịch tiễu phỉ ở Lào Cai. Đến tháng 4/1955 chiến dịch cơ bản thắng lợi. - Đến cuối 1955 các tổ chức chính quyền được thành lập và đi vào hoạt động. - Từ đầu năm 1955, nhà nước khởi công phục hồi tuyến đường sắt hà Nội - Lào Cai. - Giáo dục, y tế cũng được chú trọng, củng cố. 2. Cải cách dân chủ, xây dựng quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội(1958 - 1960) - Ngày 23/9/1958 Hồ Chủ Tịch cùng phái đoàn của Đảng và chính phủ lên thăm Lào Cai. - Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Lào Cai đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu về nông, lâm, công nghiệp. - Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh họp( 16 đến 28/3/1959) thông qua phương hướng nhiệm vụ của hai năm 1959 - 1960 là : Hoàn thành cải cách dân chủ, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa và hoàn thành cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế tư bản tư doanh ở thị xã và thị trấn. II. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất( 1961- 1965) - Tháng 2/1961, Đảng bộ Lào Cai tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ III, xác định mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, công thương nghiệp tư doanh, ra sức phát triển kinh tế và văn hóa... - Kết quả: + Năm 1964 toàn tỉnh có thể tự túc về lương thực + Giá trị tổng sản lương công nghiệp hàng năm liên tục tăng + Năm học 1964 - 1965 học sinh toàn tỉnh có trên 7.200 em + Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng được chú trọng. III. Góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, tiếp tục xây dụng CNXH, chi viện cho miền Nam 1. Đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ - Ngày 11/7/1965 máy bay Mĩ bắt đầu bắn phá Lào Cai. - Ta đã bắn rơi 2 máy bay và cùng với quân dân miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại của kẻ thù. 2. Xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến - Trong 10 năm 1965 - 1975, Lào Cai chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế về mọi mặt, góp phần xây dựng hậu phương miền Bắc - Kết quả: + Nông nghiệp: Đến năm 1975 toàn tỉnh đã khai hoang được 1.800 ha ruộng và nương, sản lượng lương thực không ngừng tăng. + Công nghiệp: bên cạnh các cơ sở cũ đã phát triển một số nghành công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân + Giao thông vận tải: Phát triển nhanh, công tác thông tin liên lạc được đảm bảo. + Giáo dục, y tế; Không ngừng được phát triển, phong trào vệ sinh phòng bệnh được đẩy mạnh. 4. Củng cố(3) GV củng cố nội dung toàn bài 5. Hướng dẫn học bài(2) - Học bài để thấy được tinh thần đấu tranh của nhân dân Lào Cai - chuẩn bị bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975 *****************************************************************

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLich su dia phuong tinh Lao Cai_12326849.doc
Tài liệu liên quan