Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 lớp: tuần: 11 - tiết: 41

III. Điền tên văn bản và tên tác giả vào vị trí thích hợp. (1điểm)

1. Văn bản . của nhà văn đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hôi thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại.

2. Tác phẩm .của nhà văn .đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.

 B. Tự luận: ( 6 điểm )

Câu 1: Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. ( 2 điểm )

Câu 2: Giôn-xi đã nhìn thấy được gì từ chiếc lá? Vì sao bức tranh chiếc lá cuối cùng được Xiu gọi là kiệt tác của cụ Bơ-men? ( 2 điểm )

Câu 3: Nêu những biện pháp để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông. ( 2 điểm )

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 lớp: tuần: 11 - tiết: 41, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN: MÔN: NGỮ VĂN 8 LỚP: TUẦN: 11 - TIẾT: 41 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO Đề1: Trắc nghiệm: ( 4 điểm ) Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau. (2 điểm) Câu 1: Trong truyện ngắn Tôi đi học, điều gì gợi cho nhân vật tôi nhớ lại kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học? a. Sự chuyển biến của đất trời vào cuối thu. b. Những em nhỏ rụt rè núp sau nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường. c. Cả a và b đều đúng. d. Được mẹ âu yếm nắm tay dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Câu 2: Nội dung chính được đề cập trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng là gì? a. Nỗi đau khổ bị giày vò và niềm hạnh phúc vô biên của bé Hồng khi gặp lại mẹ. b. Cuộc đời bất hạnh của bé Hồng khi bị cha mẹ bỏ rơi. c. Niềm mơ ước được một lần gặp mẹ của bé Hồng. d. Nói lên nỗi buồn bị mọi người khinh thường của bé Hồng. Câu 3: Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu trước sự tàn ác của tên cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ? a. Chị Dậu run run van xin. b. Tức quá không chịu được chị Dậu liền cự lại tên cai lệ. c. Chị Dậu thiết tha xin được khất sưu cho chồng. d. Chị Dậu nghiến hai hàm răng, túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa. Câu 4: Trong truyện ngắn Lão Hạc, sự xuất hiện của nhân vật Binh Tư có tác dụng nêu lên đức tính gì của lão Hạc? a. Lão Hạc trước sau vẫn giữ nguyên phẩm chất lương thiện của người nông dân. b. Lão Hạc biết xoay sở để kiếm sống trong tình cảnh đói kém. c. Lão Hạc rất yêu thương con và con chó Vàng. d. Lão Hạc rất hiền lành, không quan tâm đến hàng xóm. Câu 5: Cô bé bán diêm mơ ước điều gì khi mộng tưởng thấy bà trong truyện Cô bé bán diêm? a. Cô bé mơ ước được đón giao thừa cùng bà. b. Cô bé mơ ước được sống bên bà để được bà yêu thương. c. Cô bé mơ ước có bà để khỏi bị cha đánh. d. Cô bé mơ ước được sống sung túc như xưa. Câu 6: Phẩm chất đáng quý nào của nhân vật Đôn Ki-hô-tê được thể hiện qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió ? a. Dù có khó khăn nhưng không nản chí. b. Có khát vọng tiêu diệt cái ác để cứu giúp mọi người. c. Biết nhường nhịn người khác, đặc biệt là Xan-chô Pan-xa. d. Thức suốt đêm không ngủ để nghĩ tới tình nương. Câu 7: Trong truyện Chiếc lá cuối cùng, vì sao Giôn-xi tin rằng khi chiếc lá rụng thì mình cũng lìa đời? a. Vì Giôn-xi bị ốm nặng và vô phương cứu chữa. b. Vì Giôn-xi là người rất mê tín. c. Vì Giôn-xi và chiếc lá có mối quan hệ mật thiết với nhau. d. Vì Giôn-xi không còn niềm tin vào cuộc sống. Câu 8: Trong truyện Hai cây phong, điều gì làm bọn trẻ sửng sốt khi trên cành cao nhìn xuống? a. Đất rộng bao la. b. Những dòng sông như những sợi chỉ uốn lượn. c. Chuồng ngựa của nông trang trở nên nhỏ bé. d. Ngôi làng yêu dấu trở nên lộng lẫy. II. Điền Đúng (Đ) hay Sai (S) vào chỗ trống: (1điểm) 1. Sử dụng bao bì ni lông gây hại cho môi trường 2. Bé Hồng rất giàu tình yêu thương đối với mẹ. 3. Nhân vật tôi rất háo hức, vui mừng trong ngày đầu tiên đi học.. 4. Hai cây phong được ví như những ngọn hải đăng khổng lồ III. Điền tên văn bản và tên tác giả vào vị trí thích hợp. (1điểm) 1. Văn bản................ của nhà văn đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hôi thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. 2. Tác phẩm.của nhà văn.đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh. B. Tự luận: ( 6 điểm ) Câu 1: Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. ( 2 điểm ) Câu 2: Giôn-xi đã nhìn thấy được gì từ chiếc lá? Vì sao bức tranh chiếc lá cuối cùng được Xiu gọi là kiệt tác của cụ Bơ-men? ( 2 điểm ) Câu 3: Nêu những biện pháp để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông. ( 2 điểm ) ĐÁP ÁN: Trắc nghiệm: ( 4 điểm ) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) 1c, 2a, 3d, 4a, 5b, 6b, 7d, 8a II. Điền Đúng (Đ) hay Sai (S) vào chỗ trống: (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm) 1 Đ 2 Đ 3 S 4 S III. Điền tên văn bản và tên tác giả vào vị trí thích hợp. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) 1. Tức nước vỡ bờ Ngô Tất Tố 2. Cô bé bán diêm An-đéc-xen B. Tự luận: ( 6 điểm ) Câu 1: ( 2 điểm ) Lão Hạc là người sống tình nghĩa, thủy chung, trước sau như một ( thương con, sống tình nghĩa với cậu Vàng, ân hận khi bán câu Vàng). Lão Hạc là người nông dân lương thiện, giàu lòng tự trọng ( lão thà chọn cái chết để tiền lại cho con và làm ma cho chính mình). Câu 2: ( 2 điểm ) a. Giôn-xi nhìn thấy ở chiếc lá nhỏ nhoi sự kiên cường, dũng cảm bám lấy sự sống dù mỏng manh ở trên cành. b. - Chiếc lá được vẽ rất sinh động giống như thật. - Chiếc lá được vẽ bằng tất cả yêu thương và sự hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men. - Chiếc lá đã đem lại tình yêu cuộc sống cho Giôn-xi. Câu 3: ( 2 điểm ) Giặt phơi khô để dùng lại. Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết. Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của việc sử dụng bao bì ni long.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgu van 8 tuan 11_12531200.doc