Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 24

I. MỤC TIÊU

 - HS biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.

 - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.

 * GDKNS: + KN thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.

 + KN ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Vở bài tập đạo đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV hỏi: Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?

 - GV gọi HS trả lời, GV nhận xét.

B. Bài mới

 1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.

 2. Hướng dẫn thực hành.

Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.

- GV đọc lần lượt từng ý kiến, học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa (xanh, đỏ, trắng) theo quy định của giáo viên.

 Các ý kiến như sau:

 + Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mà mình quen biết.

 + Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.

 + Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống có văn hoá.

 - GV kết luận: Nên tán thành các ý kiến b, c và không nên tán thành ý kiến a.

 

doc34 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo đức. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi: Vì sao cần phải tôn trọng đám tang? - GV gọi HS trả lời, GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn thực hành. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến. - GV đọc lần lượt từng ý kiến, học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa (xanh, đỏ, trắng) theo quy định của giáo viên. Các ý kiến như sau: + Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mà mình quen biết. + Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang. + Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống có văn hoá. - GV kết luận: Nên tán thành các ý kiến b, c và không nên tán thành ý kiến a. Hoạt động 2: Xử lí tình huống. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Các em thảo luận theo nhóm bàn các tình huống sau: + Tình huống a: Bên nhà hàng xóm có đám tang. + Tình huống b: Gia đình bạn học cùng lớp có đám tang. + Em nhìn thấy bạn đeo băng tang, đi đằng sau xe tang. + Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười đùa, chỉ trỏ. - Học sinh thảo luận trong nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày, các bạn khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận: (như SGV) Hoạt động 3. Chơi trò chơi nên hoặc không nên: - GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật chơi: + Trong một thời gian nhất định (khoảng 6 phút), các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó xẽ thắng cuộc. - Học sinh tiến hành chơi trò chơi. - Cả lớp nhận xewts, đánh giá công việc của mỗi nhóm. - GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là biểu hiện của nếp sống có văn hoá. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C) Ôn cách viết hoa tên riêng I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng viết hoa tên riêng cho HS. - Biết phân biệt được cách viết hoa tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài. - HS làm được một số bài tập thực hành. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2. Cung cấp kiến thức: - Tên riêng chỉ tên người, địa danh. - Tên riêng người Việt Nam (gồm: họ, tên đệm, tên); Tên riêng địa danh (gồm: tên địa phương và tên sông núi. Khi viết ta đều phải viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng. - Tên riêng người, địa danh nước ngoài thường gồm nhiều tiếng đi liền nhau tạo thành từng bộ phận. Khi viết hoa chỉ viết chữ cái đầu của tiếng đầu mỗi bộ phận, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối. 3. Bài tập Bài 1: Viết lại cho đúng quy định viết hoa tên riêng các tên người sau đây. + Nguyễn thị bạch Tuyết + Hoàng long + Hoàng phủ ngọc tường - HS đọc yêu cầu của bài. - HS tự làm bài và GV bao quát chung. Bài 2: Trong những câu thơ dưới đây, có từ ngữ nào viết sai chính tả, em hãy sửa lại cho đúng: Hạt gạo làng ta có vị phù sa Của sông kinh thầy có hương sen thơm trong hồ nước đầy có lời mẹ hát Ngọt bùi hôm nay. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS tự làm bài và GV chữa bài chung. Bài 3: Viết hoa tên riêng trong các câu sau đây: + ki – ép là một thành phố cổ. + Sông von – ga nằm ở nước nga. + ê- đi – xơn là nhà bác học vĩ đại. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS tự làm bài sau đó GV chữa bài chung. 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc Tiếng đàn I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài: vi-ô- lông, ắc- sê, khuôn mặt, lướt nhanh, - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu ND, ý nghĩa:Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung. quanh.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng Dạy học: Tranh trong SGK. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Đối đáp với vua“ và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu. 2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu. b. GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ. * Đọc từng câu: - GV giảng: vi- ô- lông, ắc- sê; hưỡng dẫn học sinh phát âm. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu của bài. * Đọc đoạn trước lớp. - GV chia đoạn: Bài chia làm 2 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn) - Học sinh nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài. - Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài (vi- ô- lông, ắc- sê, khuôn mặt,) * Đọc đoạn trong nhóm. - Chia học sinh cả lớp thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm. - Các nhóm luyện đọc. Gọi 2 nhóm nối tiếp nhau đọc cả bài. 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. - Học sinh đọc thầm đoạn 1 của bài, trả lời câu hỏi: + Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? (nhận đàn, lên dây đàn và kéo thử vài nốt nhạc). + Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn? ( trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòn). - Học sinh đọc thầm đoạn văn miêu tả cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn, để trả lời câu hỏi: Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì? - Học sinh đọc thầm đoạn 2 của bài + Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn? + Vài cánh hoa Ngọc Lan êm ái rụng xuống mặt đất mát rượi, lũ trẻ dưới đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền thuyền giấy trên những vũng nước mưa, ven hồ. 4. Luyện đọc lại: - GV đọc lại bài văn. - Hướng dẫn học sinh đọc đoạn tả âm thanh tiếng đàn. - Yêu cầu 3 – 4 HS thi đọc đoạn văn. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật Giáo viên môn Mỹ thuật dạy Thứ tư ngày 4 tháng 3 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu Từ ngữ về nghệ thuật- Dấu phẩy I. Mục tiêu - Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1). - Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2). II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - 2HS lên bảng làm bài tập 3 tuần 23. - Một em nhắc lại nhân hóa là gì? - Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Một HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. - Từng học sinh làm việc cá nhân. Sau đó trao đổi theo nhóm. - GV dán lên bảng 2 tờ phiếu khổ to, chia lớp thành hai nhóm, gọi hai nhóm lên bảng thi tiếp sức. - Em cuối cùng của mỗi nhóm sẽ tự đếm số từ của nhóm mình tìm được. Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc. - Theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu lớp đọc đồng thanh các từ vừa tìm được. a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật. Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà ảo thuật, đạo diễn, nhạc sĩ, b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật. đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn viết kịch, quay phim, c. Chỉ các mộ nghệ thuật. điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, âm nhạc, hội hoạ, múa rối, kiến trúc, thơ, văn. Bài 2: - Một học sinh đọc yêu cầu của bài. - Gọi học sinh đọc đoạn văn mà bài yêu cầu điền dấu phẩy. - Học sinh suy nghĩ và dựa vào những kiến thức mà mình đã được học để điền vào đoạn văn cho phù hợp. - Học sinh làm việc cá nhân. - Một số học sinh báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Gọi một vài học sinh đọc lại đoan văn đã điền đúng dấu phẩy. - HS nhận xét về tác dụng của dấu phẩy trong đoạn văn ở từng vị trí cụ thể. - GV củng cố kiến thức cần ghi nhớ. - Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Làm quen với chữ số la mã I. Mục tiêu - Bước đầu làm quen với chữ số La Mã. - Nhận biết các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết "thế kỉ XX, thế kỉ XXI"). - BT cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3a và Bài 4. II. Đồ dùng dạy học: Mặt đồng hồ có ghi các chữ số La Mã. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai em lên bảng làm lại BT1; một em làm BT4 (trong VBT Toán). - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Gới thiệu một vài chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp. - GV giới thiệu mặt đồng hồ có các số ghi bằng chữ số La Mã. Chẳng hạn: cho học sinh xem mặt đồng hồ ( như hình vẽ trong SGK ) rồi hỏi học sinh:'' Đồng hồ chỉ mấy giờ''. Dù học sinh trả lời đúng hoặc không đúng cũng giới thiệu cho các em biết các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã. - GV giới thiệu từng chữ số thường dùng: I, V, X. Chẳng hạn: GV viết lên bảng chữ số I và giới thiệu: đây là chữ số La Mã và đọc là ''một'' . Tương tự như vậy đối với chữ số V và X. - GV giới thiệu cách đọc, cách viết các số từ I đến XII( từ 1 đến 12). Chẳng hạn: GV viết lên bảng số III, chỉ vào III và đọc là'' ba''; Gv giới thiệu: số III do ba chữ số I viết liền nhau và có giá trị là ''ba''. Tương tự GV tiến hành giới thiệu đối với các chữ số thường gặp trên mặt đồng hồ để học sinh nhớ. 3. Thực hành: Bài 1: Đọc các số viết bằng chữ số La Mã sau. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV ghi các chữ số viết bằng chữ số La Mã lên bảng. - Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ đọc các chữ số La Mã. - Học sinh đọc- học sinh nhận xét - GV nhận xét và củng cố cách đọc các chữ số La Mã để học sinh nhớ. Bài 2: Đồng hồ chỉ mấy giờ. - Học sinh nêu yêu cầu, GV chép yêu cầu của bài lên bảng. - Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài: Các em quan sát đồng hồ trong sách giáo khoa và cho biết ở thời điểm lúc đó từng mặt đồng hồ chỉ mấy giờ. - Học sinh làm mẫu ý a. GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc số trên mặt đồng hồ. Bài 3: Viết các số II, VI, V, VII, IV, X, XI. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV làm mẫu ý a, ý b học sinh tự làm sau đó cả lớp cùng chữa bài. Bài 4: Viết các số từ 1 đến 12 bằng chữ số La Mã. - Học sinh nêu và phân tích yêu cầu của bài. - Học sinh làm việc cá nhân, chữa bài. - GV nhận xét và củng cố kiến thức cần ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả Tiếng đàn I. Mục tiêu - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi một đoạn trong bài Tiếng đàn. - Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x. II. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ: san sẻ, soi đuốc, xới dất, xông lên. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả a, Chuẩn bị: - GV đọc 1 lần cho học sinh nghe. - Một em đọc đoạn văn, cả lớp theo dõi trong SGK. - Nội dung đoạn này nói lên điều gì? + Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn. - Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? + Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng của người. - HS đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ. - Cả lớp luyện viết từ khó vào bảng con: mát rượi, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh... b. Học sinh viết bài. - GV đọc cho học sinh viết bài. - GV đọc cho học sinh soát lỗi chính tả. c. Chấm và chữa bài: - GV chấm 5 bài, nêu nhận xét. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài 2 (chọn ý a) - HS đọc yêu cầu của bài. - Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân trong vở bài tập Tiếng Việt. - GV gọi HS lên bảng tìm nhanh những từ gồm có hai tiếng bắt đầu bằng s hoặc x (theo yêu cầu của bài). - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng. - Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng. - Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa tìm đúng trên bảng. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học: - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công đan nong đôi (tiết 2) I. Mục tiêu - HS biết cách đan nong đôi. - Đan được nong đôi. Đồn được nan nhưng có thể chưa được khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. Với HS khéo tay: - Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. - Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản. II. Chuẩn bị: - Mẫu tấm đan nong đôi. - Tranh quy trình đan nong đôi. - Các nan đan, dụng cụ. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại quy trình đan nong đôi. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn thực hành. - Học sinh thực hành đan nong đôi. - GV yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình đan nong đôi. - GV nhận xét và lưu ý học sinh một số thao tác khó, dễ bị nhầm lẫn khi đan nong đôi, sử sụng tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi để hệ thống lại các bước đan nong đôi: Kẻ, cắt các nan: + Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều, cách kẻ như ở tiết đan nong mốt. + Cắt các nan dọc. + Cắt các nan ngang. Đan nong đôi: + Đan nan thứ nhất: Nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên sau đó luồn nan ngang vào; dồn nan ngang cho khít. + Đan nan thứ hai: Nhấc nan 3, 4, 7, 8 và luồn nan ngang thứ hai vào; sau đó dồn nan. + Đan nan 3: Ngược với đan nan thứ nhất. + Đan nan 4: Ngược với nan thứ hai. + Các nan khác đan tương tự. Dán nẹp xung quanh tấm đan: Như tiết đan nong mốt. - Tổ chức cho học sinh thực hành, trong khi học sinh thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, đánh giá, nhận xét sản phẩm. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Tiết 1 (Buổi chiều) Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Biết đọc, viết, và nhận biết về giá trị của các số La Mã đã học. - BT cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4(a, b), Bài 5. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS lên bảng làm BT3 và BT4 Trang 121. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Nội dung: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV cho học sinh quan sát mặt đồng hồ hình a sau đó yêu cầu học sinh đọc thời gian của mặt đồng hồ ở thời điểm đó. + Học sinh thực hiện yêu cầu của GV. + GV yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc số La Mã. - Các trường hợp còn lại: b; c học sinh tự làm sau đó báo cáo kết quả trước lớp. - GV chốt kết quả đúng. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GVchép các số La Mã lên bảng. - Sau đó yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. - Gọi học sinh đứng tại chỗ đọc các chữ số La Mã viết trên bảng. - GV củng cố lại cách đọc các chữ số La Mã mà các em đã được học. I, III, IV, VI, VII, IX, XI, VIII, XII Bài 3: Cho học sinh đọc yêu cầu của bài. Khi chữa bài GV nhắc học sinh khi viết chữ số La Mã, mỗi chữ số viết không được viết lặp lại quá 3 lần. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Cho học sinh làm bài cá nhân. GV chữa bài. - Cả lớp thực hành xếp các số La Mã bằng 3 que diêm: xếp được các số: III, IV, VI, IX, XI. Bài 5 Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm việc theo nhóm bàn. - Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - GV nhận xét và củng cố kiến thức cần ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành Kĩ năng hợp tác Trò chơi: nhảy dây I. Mục tiêu - Qua trò chơi giáo dục cho HS kĩ năng hợp tác với mọi người, công việc sẽ thuận lợi hơn và đạt kết quả tốt hơn. - Giáo dục HS ý thức hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong khi làm việc. - Giáo dục HS thích nhảy dây, bồi dưỡng sức khỏe, chăm tập thể thao, tăng cường hoạt động tập thể. II. Đồ dùng dạy học: - Địa điểm: Sân thể dục của trường. - Phương tiện: Còi, dây nhảy. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu câu hỏi: Trong tuần qua chúng ta đã hợp tác với nhau trong những việc gì? - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn thực hành - GV cho lớp ra sân thực hành. - Lớp trưởng cho các bạn xếp hàng theo 3 tổ đã quy định. - GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học. - Quy định vị trí của các tổ, sau đó cho giải tán và xếp lại hàng. - Khi có hiệu lệnh hô tất cả các tổ xếp hàng theo đúng vị trí, nhanh, thẳng. Hàng nào xếp chậm chứng tỏ chưa hợp tác tốt. - GV nhắc nhở, tư vấn thêm. * Cho HS chơi trò chơi Nhảy dây. - GV nêu tên trò chơi. - GV nêu mục đích của trò chơi. - Phổ biến cách chơi và luật chơi. + Cho học sinh đứng tại chỗ tập so dây, trao dây, quay dây và tập tập chụm chân bật nhảy nhẹ nhàng. - HS chơi thử. + Chia tổ, cho học sinh luyện tập theo đơn vị tổ. - Cho HS thi đua chơi cả lớp. - GV theo dõi chung. - Cuối giờ cho HS tập thả lỏng người rồi xếp hàng, GV nhận xét tư vấn. * GVchốt: Mỗi người đều có những điểm mạnh riêng. Nếu chúng ta biết kết hợp những điểm mạnh đó lại thì sẽ tạo thành sức mạnh làm thành công mọi việc. - Liên hệ: + Những nhóm nào đã hợp tác tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi? - Vài HS kể, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội hoa I. Mục tiêu - Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người. - Kể tên các bộ phận của hoa. - HS khá, giỏi: Kể tên một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau. * GDKNS: + KN quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa. + Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài hoa. II. Phương pháp: Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong HĐ1. III. Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to, SGK, sưu tầm một số loại hoa khác nhau. IV. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - KT hai em: + Nêu chức năng của lá cây đối với đời sống của thực vật. + Nêu ích lợi của lá đối với con người. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn bài học. * Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, công dụng của hoa. (Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột) Bước 1: Đưa tình huống xuất phát. - GV: Các con đã biết những loại hoa nào? (3 HS kể) Hỏi: Theo con hoa có hình dạng, màu sắc, mùi hương, cấu tạo và công dụng như thế nào? - GV: Bây giờ các con hãy dự đoán rồi ghi lại kết quả dự đoán của mình vào bảng nhóm, có thể ghi bằng lời, bằng hình vẽ hoặc bằng kí hiệu riêng. Nhóm nào song trước mang dán lên bảng lớp. Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu của mình vào giấy (vở thực nghiệm) rồi ghi ra bảng nhóm. - HS thực hành ghi, vẽ hình theo ý hiểu của mình. - Đại diện các nhóm lên trình bày dự đoán của nhóm mình. - HS phát hiện những dự đoán giống và khác nhau giữa các nhóm. GV gạch chân điểm giống hoặc khác. Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi: Dựa vào bảng dự đoán của HS, giáo viên định hướng cho học sinh đề xuất câu hỏi thắc mắc: HS nêu câu hỏi: + Hoa có những bộ phận nào? + Hương thơm mỗi bông hoa có giống nhau không? + Hoa dùng để làm gì? * Đề xuất phương án thực nghiệm, nghiên cứu: + Vậy theo các con làm cách nào để trả lời những câu hỏi trên? - Vài HS nêu, sau đó GV chốt: Quan sát, ngửi một số loại hoa. Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá: - Cho HS thực hành theo nhóm. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. - Cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát thảo luận. + Hình dạng: Khác nhau. + Màu sắc: đỏ, vàng, tím, xanh, trắng, ..... + Cấu tạo: 4 phần: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. + Công dụng: trang trí, làm nước hoa, ướp chè, để ăn, làm thuốc chữa bệnh, .... - HS so sánh với dự đoán ban đầu của mình. GV hỏi: + Mỗi loài hoa có hình dạng, màu sắc, mùi hương như thế nào? + Mỗi bông hoa thường có những bộ phận nào? + Hoa có ích lợi gì? - HS nêu, GV chốt kết luận (như SGK). - HS đọc mục bạn cần biết. * Hoạt động 2: Chức năng của hoa. - Giáo viên chia nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm tuỳ theo tiêu chí phân loại do nhóm đặt ra. Các bông hoa được gắn vào giấy khổ Ao. - Sau khi làm xong các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình và tự đánh giá có sự so sánh với sản phẩm của nhóm bạn. - Muốn nhân giống có nhiều cây hoa, loại hoa người ta làm gì? (Muốn nhân giống để có nhiều cây hoa, loại hoa người ta thường gieo hạt.) - Hoa thường dùng để làm gì? (Hoa thường dùng để cắm lọ trang trí trong những ngày vui, ngày trọng đại, ướp chè làm nước hoa.) * GV KL: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác. 3. Củng cố, dặn dò: GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2015 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán ôn phép chia có dư I. Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. - HS giải được một số bài toán nâng cao có liên quan đến phép chia có dư. II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện tập. Bài 1: Điến số thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: Có 15 = 3 x 5, ta nói 15 chia hết cho .... và 15 chia hết cho ... ; Hoặc: * 15 : 3 được thương là .... và có dư là ...... * 15 : 5 được thương là .... và có dư là ...... Có 17 = 3 x 5 + 2 (2< 3, 2< 5), ta nói: * 17 : 3 được thương là .... và có dư là ...... * 17 : 5 được thương là .... và có dư là ...... - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài? (bài có mấy yêu cầu, là yêu cầu gì?) - Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài cá nhân. - Học sinh nhận xét kết quả và cách trình bày của bạn. - GV chốt kết quả đúng. Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài 2: a. Nếu có a = b x c thì em có thể nói được gì về phép chia a cho b và phép chia a cho c? (b và c khác 0) (phép chia hết) b. Nếu có a = b x c + r (r< b) thì em có thể nói được gì về phép chia a cho b? (b khác 0) (phép chia có dư) - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Gọi học sinh trả lời, giải thích vì sao? - Học sinh nhận xét, nêu cách làm. GV chốt ý đúng. Bài 3: Tìm số dư lớn nhất trong mỗi phép chia số a cho 5; chia số b cho 10; chia số c cho 17. - Gọi học sinh đọc đề bài toán. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Điền số còn thiếu vào dấu (?) a. ?? : 6 = 7 (dư 3) b, 85 : ? = 9 (dư 4) c, 5? : ? = ?? (dư 4) Hướng dẫn HS làm: a. ?? : 6 = 7 (dư 3) b, 85 : ? = 9 (dư 4) ?? = 7 x 6 + 3 ? = (85 – 4) : 9 ?? = 45 ? = 9 c, 5? : ? = ?? (dư 4) Ta thấy: Số dư là 4 thì số chia phải lớn hơn 4. Thương là số có 2 chữ số nên số chia phải nhỏ hơn 6. Vậy số chia lớn hơn 4 và nhỏ hơn 6 thì số chia bằng 5. Ta có: 5? : 5 = ?? (dư 4) mà 5 : 5 = 1; ? : 5 = ? (dư 4) ; Vậy ? = 4 hoặc 9 + Nếu ? = 4 ta có: 54 : 5 = 10 (dư 4) + Nếu ? = 9 ta có: 59 : 5 = 11 (dư 4) Bài 5: Người ta cần xe ô tô 4 chỗ ngồi để chở 195 người đi dự hội nghị. Hỏi ít nhất phải điều mấy xe ô tô cùng loại đó để chở hết số người đi dự hội nghị. - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - GV hướng dẫn học sinh làm bài. HS tự làm bài của mình vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. + Hỏi: bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì? + Bài toán thuộc dạng toán gì các em đã được học? (phép chia có dư) 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Tập làm văn Nói về trí thức I. Mục tiêu - HS biết kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống theo lời của nhà khoa học Lương Định Của. - Biết viết được một đoạn văn kể về nhà khoa học mà em yêu quý nhất. II. Đồ dùng dạy - học - Sách TV nâng cao, các mẩu chuyện về nhà khoa học. III. Các hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách Tiếng Việt nâng cao (Tuần 21). Đề 1: - GV yêu cầu, HS đọc lại yêu cầu của bài tập. - GV nhắc lại yêu cầu của bài: Các con sẽ kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống theo lời của nhà khoa học Lương Định Của. - Cho HS giỏi kể mẫu 1 – 2 câu. nhận xét. - HS kể theo nhóm. - Đại diện nhóm kể trước lớp.GV nhận xét, cho điểm. Đề 2: HS đọc đề bài ở SGK. + Đề yêu cầu làm gì? - Cho HS làm việc theo nhóm 4 để tìm ra nhà khoa học mà em thấy ấn tượng nhất. - Sau đó kể cho nhau nghe, nêu cảm nghĩ và ấn tượng của em về nhà khoa học này. - Cho HS thi kể trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm. - HS viết bài vào vở (20 – 25 phút) - GV bao quát chung. - Thu bài chấm điểm. 3. Củng cố dặn dò Tìm hiểu về người lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docq (2).doc
Tài liệu liên quan