Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Dạy múa: Múa cho mẹ xem

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: (1-2 phút)

- Cô đưa chiếc hộp kì diệu ra, lắc và cho trẻ đoán xem trong chiếc hộp có gì?

- Cô lấy chiếc mũ chóp ra và hỏi trẻ: Đây là cái gì?

- Chiếc mũ chóp này được chơi ở trò chơi nào?

- Với chiếc mũ chóp này hôm nay cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi có tên gọi “Tiếng hát của ai”.

2. Nội dung chính:

a. NDKH: Trò chơi âm nhạc “tiếng hát của ai” (3 - 4 phút).

- Cô mời 1 trẻ nhắc lại cách chơi trò chơi âm nhạc (Nếu trẻ nói chưa rõ cô sẽ nhắc lại cách chơi).

- Cách chơi trò chơi: Cô sẽ mời 1 bạn lên chơi, bạn sẽ được cô đội mũ chóp che mắt. Sau đó cô bí mật mời 1 bạn khác lên hát, bạn chơi sẽ phải đoán tên bạn cô mời lên hát là ai.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

- Nhận xét trẻ sau khi chơi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Dạy múa: Múa cho mẹ xem, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC (Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ) Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài : - NDTT: Dạy múa: Múa cho mẹ xem - NDKH: Nghe hát: Đưa cơm cho mẹ đi cày TCÂN: Tiếng hát của ai Đối tượng: Trẻ 3 - 4 tuổi Số lượng: 24 – 30 trẻ Thời gian: 20 - 25 phút Ngày thực hiện: Người thực hiện: I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bát hát, tên tác giả, thuộc lời ca bài hát “Múa cho mẹ xem”. - Trẻ biết tên bài hát nghe “Đưa cơm cho mẹ đi cày”, cảm nhận được tình cảm yêu thương và những mong muốn cha mẹ dành cho các con. - Trẻ biết tên và cách chơi trò chơi “tiếng hát của ai”. 2. Kỹ năng: - Trẻ hát đúng lời ca, giai điệu bài hát máu cho mẹ xem - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát trọn vẹn bài hát, nhận ra tính chất nhẹ nhàng, êm dịu qua giai điệu bài nghe hát “Cho con”. - Trẻ đoán được đúng tên bạn hát. 3. Thái độ: - Trẻ mạnh dạn, tự tin và hào hứng tham gia vào hoạt động. - Trẻ yêu thương, kính trọng cha mẹ. II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm, đội hình: - Địa điểm: Trong lớp học. - Đội hình: Ngồi hai hàng vòng cung, 4 hàng ngang đứng sole, vòng tròn. 2. Đồ dùng: a. Đồ dùng của cô: - Nhạc không lời các bài hát: Múa cho mẹ xem, Đưa cơm cho mẹ đi cày - Nhạc có lời hát bài “Đưa cơm cho mẹ đi cày”. - 1 chiếc mũ chóp, dựng cảnh sân khấu biểu diễn. b. Đồ dùng của trẻ: - Dụng cụ âm nhạc đủ số trẻ: Trống, xắc xô, lục lạc, phách tre. - Một số đồ dùng cho trẻ biểu diễn: Hoa đeo tay, nơ gài đầu. III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: (1-2 phút) - Cô đưa chiếc hộp kì diệu ra, lắc và cho trẻ đoán xem trong chiếc hộp có gì? - Cô lấy chiếc mũ chóp ra và hỏi trẻ: Đây là cái gì? - Chiếc mũ chóp này được chơi ở trò chơi nào? - Với chiếc mũ chóp này hôm nay cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi có tên gọi “Tiếng hát của ai”. 2. Nội dung chính: a. NDKH: Trò chơi âm nhạc “tiếng hát của ai” (3 - 4 phút). - Cô mời 1 trẻ nhắc lại cách chơi trò chơi âm nhạc (Nếu trẻ nói chưa rõ cô sẽ nhắc lại cách chơi). - Cách chơi trò chơi: Cô sẽ mời 1 bạn lên chơi, bạn sẽ được cô đội mũ chóp che mắt. Sau đó cô bí mật mời 1 bạn khác lên hát, bạn chơi sẽ phải đoán tên bạn cô mời lên hát là ai. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. - Nhận xét trẻ sau khi chơi. b. NDTT: Dạy hát “Múa cho mẹ xem” (10 - 12 phút) * Vừa rồi cô thấy các con chơi trò chơi rất giỏi. - Bây giờ cô có một câu đố dành cho các con + Trong tháng 3 có ngày gì đặc biệt? => Trong tháng 3 có ngày 8/3 là ngày hội dành cho các bà, các mẹ đấy! Hôm nay cô sẽ dạy các con một bài hát thật hay để các con hát tặng các bà, các mẹ nhé! - Cô giới thiệu tên bài hát + tác giả - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? + Do ai sáng tác? - Cô hát lần 2 + Bài hát viết về điều gì? Bạn nhỏ đã làm gì dành tặng cho mẹ của mình? => Bài hát viết về một bạn nhỏ múa cho mẹ xem, hai bàn tay của bạn như hai con bướm xinh, khi bạn giơ tay lên là bướm xinh bay múa, khi bạn giơ tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng. - Cô cho trẻ hát theo cô từ đầu đến cuối bài hát 3 lần (hai lần hát không nhạc, lần 3 hát kết hợp nhạc) - Cô mời 3 tổ lên hát - Cô mời nhóm bạn nam và bạn nữ lên sân khấu biểu diễn (Cho trẻ đeo thêm nơ tay, và dùng dụng cụ âm nhạc biểu diễn cùng) - Cô mời một cá nhân lên hát - Cô hỏi lại cả lớp tên bái hát và tác giả c. NDKH: Nghe hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” – Hàn Ngọc Bích ( 4 - 5 phút) - Các con có yêu thương mẹ của mình không? - Yêu mẹ các con sẽ làm gì cho mẹ của mình? Cô đọc lời bài hát: Các con ạ! “Mặt trời soi rực rỡ giò lùa tóc em bay Giá cơm trên tay êm đi đưa cơm cho mẹ em đi cày”. Tình cảm yêu thương của 1 bạn nhỏ dành cho mẹ của mình khi bố đi công tác, bạn đã đưa cơm cho mẹ đi cày để bố yên tâm công tác được thể hiện qua bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” sáng tác nhạc của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích. Cô mời các con hãy lắng nghe bài hát này. - Lần 1: Cô cho trẻ nghe nhạc có lời hát. + Các con vừa nghe bài hát gì? + Các con cảm thấy bài hát ngày như thế nào? + Cô giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho mẹ. Bạn rất chăm chỉ giúp đỡ mẹ, đưa cơm cho mẹ đi cày để bó yên tâm công tác. - Cô hát lần 2: Mời các con hãy cùng đến với bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” qua phần biểu diễn của cô và các bạn múa phụ họa ( 2 cô hát và 1 nhóm trẻ múa minh họa). - Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào> => Giai điệu của bài hát rất ngọt ngào đấy, thể hiện tình cảm yêu thương đấy. - Cho trẻ nghe băng 3. Kết thúc: (1 - 2 phút) Trên nền nhạc bài “Đưa cơm cho mẹ đi cày” cô nói: “Cha mẹ luôn dành tình cảm yêu thương, chăm sóc, quan tâm, lo lắng cho các con. Vì vậy các con hãy thể hiện sự yêu thương, tình cảm của mình với bố mẹ và những người thân trong gia đình. Bây giờ cô mời các con về các nhóm, cô đã chuẩn bị cho các con mỗi bạn 1 hình trái tim,và mỗi bạn sẽ chuẩn bị một lời chúc dành cho mẹ của mình nhé, các con sẽ nhờ các cô giáo ghi lại lời chúc của các con và về tặng cho mẹ nhé”. - Trẻ về các nhóm - Trẻ đoán - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ ngồi vòng tròn - Một trẻ nhắc lại cách chơi - Cả lớp cùng chơi - Trẻ ngồi 2 hàng vòng cung: 1 hàng ngồi ghế, 1 hàng ngồi sàn, hát cùng cô và bạn. - Trẻ trả lời - Trẻ xem cô thể hiện và lựa chọn vận động phù hợp. - Trẻ trả lời - Trẻ hát và xem cô múa - Trẻ chuyển đội hình - Trẻ múa theo cô từng động tác - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ nghe và thể hiện cảm xúc riêng của mình. - Trẻ ngồi 2 hàng vòng cung: 1 hàng ngồi ghế, 1 hàng ngồi sàn thể hiện cảm xúc. - Trẻ về các nhóm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an am nhac_12349720.doc
Tài liệu liên quan