Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Dạy 2 buổi - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Tập làm văn

Tiết 10 Bài : TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ

I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK); biết cách ghi phong bì thư.

- Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư, ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gửi theo đường bưu điện.

- Biết kính trọng, yêu quý người thân .

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ chép sẵn phần gợi ý ở bài tập 1

- Một bức thư và phong bì thư đã viết sẵn.

- Giấy rời và phong bì thư.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả chấm bài tiết trước.

• 1 học sinh: đọc bài Thư gửi bà. Nêu nhận xét về cách trình bày bức thư.

 Dòng đầu bức thư ghi những gì? Viết địa điểm và ngày gửi thư.

 Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai? (Với người nhận thư - Bà)

 Nội dung thư (Thăm hỏi sức khoẻ của bà; kể chuyện về mình và gia đình, nhớ kỉ niệm những ngày ở quê, lời chúc và hứa hẹn)

• Giáo viên nhận xét, đánh giá.

 

doc46 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Dạy 2 buổi - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HAI PHÉP TÍNH I – MỤC TIÊU: - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. Làm BT1, BT 3. ( HS năng khiếu làm thêm BT2) - Rèn cho học sinh kỹ năng giải toán. - HS có ý thức cẩn thận, chính xác khi làm toán . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Các tranh vẽ tương tự trong sách toán 3. Bảng phụ III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên làm bài tập . 1) Đặt tính rồi tính: 2) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 14 x 6 86: 2 6m 5dm = dm 1 m 65cm = cm - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài toán 1 : Gọi HS đọc đề bài. Nêu dữ kiện bài toán. Hàng trên có mấy cái kèn? - Mô tả hình vẽ cái kèn bằng hình vẽ sơ đồ như phần bài học SGK. Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn? - Vẽ sơ đồ thể hiện số kèn hàng dưới để có: 3 kèn Hàng trên: 2 kèn ? kèn Hàng dưới: ? kèn Muốn biết hàng dưới có mấy cái kèn ta làm thế nào? Giáo viên : Đây là bài toán về nhiều hơn. Tìm số lớn ( số kèn ở hàng dưới. Muốn biết cả hai hàng có mấy cái kèn ta làm thế nào? Giáo viên : Đây là bài toán tìm tổng hai số kèn ở cả hai hàng. - Hướng dẫn HS trình bày bài giải . Bài giải: a) Số kèn ở hàng dưới là: 3 + 2 = 5 ( cái ) b) Số kèn ở cả hai hàng là: 3 + 5 = 8 ( cái ) Đáp số: a) 5 cái kèn b) 8 cái kèn Giáo viên nhận xét. Bài toán 2: Đọc đề bài toán. Nêu dữ kiện bài toán. Bể cá thứ nhất có mấy con cá? - Vậy ta vẽ đoạn thẳng, đặt tên đoạn thẳng là Bể 1 và quy ước đây là 4 con cá ( nói và vẽ sơ đồ trên bảng) Số cá bể thứ 2 như thế nào so với số cá bể 1? Hãy nêu cách vẽ sơ đồ để thể hiện số cá của bể 2. Bài toán hỏi gì? Hướng dẫn HS viết dấu móc thể hiện tổng số cá của cả 2 bể để hoàn thiện sơ đồ. Giáo viên vẽ sơ đồ lên bảng. 4 con cá Bể thứ nhất: 3 con cá ? con Bể thứ hai: Để tính được tổng tổng số cá cả hai bể ta phải biết được những gì? Số cá của bể 1 đã biết chưa? Số cá của bể 2 biết chưa? - Vậy để tính được số cá của 2 bể trước tiên ta phải tính được số cá của bể 2. Muốn tìm số cá ở cả hai bể phải biết số cá ở mỗi bể. Đã biết số cá ở bể thứ nhất. Phải tìm số cá ở bể nào? Muốn tìm số cá ở bể thứ hai ta làm thế nào? Muốn tìm số cá ở cả hai bể ta làm thế nào? - Hướng dẫn HS trình bày lời giải, cho cả lớp đọc lại bài giải và giới thiệu bài toán này được gọi là bài toán giải bằng 2 phép tính. Bài giải Số cá ở bể thứ hai là: 4 + 3 = 7 (con) Số cá ở cả hai bể là: 4 + 7 = 11 (con) Đáp số: 11 con - Đây là bài toán giải bằng hai phép tính. – Giáo viên đề bài lên bảng. Thực hành Bài tập 1: -Yêu cầu học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề, HS tóm tắt : rút ngắn dữ liệu có liên quan, Phân tích đề, phân tích cách giải. HDHS cách trình bày bài giải. Muốn tìm số tấm bưu ảnh của cả hai anh em thì phải biết số tấm bưu ảnh của mỗi người. Tìm số tấm bưu ảnh của em Tóm tắt. 15 tấm Anh: Em: 7 tấm ? tấm Bài 2 : Dành cho học sinh năng khiếu HS nêu yêu cầu đề . HS làm bài miệng. Tóm tắt ? lít 18 lít Thùng 1 6 lít Thùng 2 ? lít Bài 3: HS nêu yêu cầu đề . Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. 1 HS đọc đề . Nêu dữ kiện bài toán. Hàng trên có 3 cái kèn. Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. Ta lấy số kèn của hàng trên cộng với số kèn ở hàng dưới nhiều hơn hàng trên. Tức là lấy 3 + 2 = 5 Lấy số kèn ở hàng trên cộng với số kèn ở hàng dưới vừa tìm được. Lấy: 3 + 5 = 8 1 HS đọc lại đề bài. Nêu dữ kiện bài toán. Bể cá thứ nhất có 3 con cá. Số cá của bể 2 nhiều hơn so với bể 1 là 3 con cá. Vẽ số cá bể 2 là một đoạn thẳng dài hơn đoạn thẳng biểu diễn số cá ở bể 1, phần dài hơn tương ứng với 3 con cá. Bài toán hỏi tổng số cá của 2 bể. Ta phải biết được số cá của mỗi bể. Đã biết số cá của bể 1 là 4 con cá. Chưa biết số cá của bể 2. Tìm số cá ở bể thứ hai. Ta lấy số cá ở bể thứ nhất là 4 con cộng với số cá ở bể thứ hai nhiều hơn bể thứ nhất là 3 con. Ta lấy số cá ở bể thứ nhất cộng với số cá ở bể thứ hai. 2 học sinh nhắc lại đề bài. Bài tập 1: Học sinh tóm tắt và làm bài. Giải: Số tấm bưu ảnh của em là: 15 – 7 = 8 ( tấm ) Số tấm bưu ảnh của hai anh em là: 15 + 8 = 23 ( tấm ) Đáp số: 23 tấm Bài 2 : Dành cho học sinh năng khiếu HS nêu yêu cầu đề . HS làm bài miệng. Bài giải Số lít dầu thùng thứ hai đựng là: 18 + 6 = 24 ( l ) Số lít dầu cả hai thùng đựng là: 18 + 24 = 42 (l ) Đáp số : 42 l dầu Bài 3: Học sinh nêu bài toán rồi giải theo tóm tắt. Bao gạo cân nặng 27 kg , bao ngô nặng hơn bao gạo 5kg. Hỏi cả hai bao đó cân nặng bao nhiêu ki lô gam? Bài giải Bao ngô cân nặng là: 27 + 5 = 32 ( kg ) Cả hai bao cân nặng là: 27 + 32 = 59 ( kg ) Đáp số: 59 kg. 3. Củng cố: Các bài toán giải hôm nay khác các bài toán đã học ở chỗ nào? Các bài toán giải hôm nay khác các bài toán đã học ở chỗ : bài toán giải bằng hai phép tính Trò chơi Ai nhanh Ai đúng.Gv nêu tên trò chơi, cách chơi, phổ biến luật chơi. Nêu bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó. (Hs thi đua nêu nêu miệng) 5 quả táo Hàng trên 4 quả táo ? quả táo Hàng dưới Bài giải Hàng dưới có số quả táo là : 5 + 4 = 9 (quả) Cả hai hàng có số quả táo là : 5 + 9 = 14 (quả) Đáp số: 14 quả táo ? quả dứa ? quả dứa Hàng trên 4 quả dứa Hàng dưới 9 quả dứa Bài giải Hàng trên có số quả dứa là: 9 – 4 = 5 (quả) Cả hai hàng có số quả dứa là: 9 + 5 = 14 (quả) Đáp số: 14 quả dứa Chấm bài - Nhận xét. 4. Dặn dò: Về làm bài tập trong vở bài tập. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. --------------------------------------------0-------------------------------------- TUẦN 10 Ngày soạn: 24 / 10/ 2015 Ngày dạy: Thứ năm ngày 29/ 10/ 2015 Môn: Chính tả (Nghe-viết) Tiết 20 Bài: QUÊ HƯƠNG I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 6 chữ. Làm đúng bài tập điền tiếng có vần et / oet (BT2) Làm đúng BT (3) a. BT (3) b) Học sinh năng khiếu thi đoán nhanh trả lời miệng. Rèn cho học sinh kỹ năng nhớ và viết đúng chính tả, cách trình bày bài thơ theo thể thơ 6 chữ. Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ của bài tập 2. Tranh minh hoạ giải đố ở bài tập 3. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên viết bảng lớp, lớp viết bảng con: quả xoài, nước xoáy, đứng lên, thanh niên. Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hướng dẫn học sinh viết chính tả. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. GV đọc bài viết 1 lần Gọi 2 HS đọc 3 khổ thơ đầu của bài “ Quê hương”. Quê hương gắn liền với những hình ảnh nào? Em hiểu nội dung đoạn viết là gì? Các khổ thơ được viết như thế nào? Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào cho đúng và đẹp ? Yêu cầu HS viết từ khó dễ lẫn khi viết chính tả. Nhận xét – sửa sai . Hướng dẫn viết vở – nhắc nhở cách trình bày bài, tư thế ngồi GV đọc bài viết chính tả cho học sinh viết. Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi. Giáo viên cho học sinh đổi vở nhìn SGK soát và sửa lỗi. Theo dõi uốn nắn. Thu bài chấm – sửa bài , nhận xét chung. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài tập 2: Giáo viên cho học sinh đọc đề nêu yêu cầu của bài. Cho 1 học sinh làm bài vào bảng nhóm - Cho lớp làm vào vở. Bài tập 3a: Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải. Cho học sinh đọc lại bài tập 3a. BT (3 ) b) Dành cho học sinh năng khiếu : Cho học sinh thi đoán nhanh trả lời miệng: - Học sinh lắng nghe. - 2 học sinh đọc 3 khổ thơ đầu của bài “ Quê hương”. Quê hương gắn với hình ảnh: - Chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài hè. Quê hương là những hình ảnh quen thuộc hàng ngày, gắn bó với mỗi người. Các khổ thơ viết cách nhau một dòng. Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 1 ô. Tính từ lề lỗi. 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con: nón lá, trèo hái, cầu tre, nghiêng che. Học sinh nghe - viết bài vào vở. Học sinh soát - sửa lỗi ra lề lỗi. Bài tập 2: Học sinh đọc đề nêu yêu cầu của bài. 1 học sinh làm bài vào bảng nhóm Lớp làm vào vở. Nhận xét. Giải: em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét. Bài tập 3a: Học sinh đọc câu đố, ghi lời giải câu đố vào bảng con. Điền vào chỗ trống et hay oet Lời giải: Là những chữ : nặng - nắng; lá - là (quần áo) Học sinh đọc lại bài tập 3a. BT (3 ) b) Dành cho học sinh năng khiếu : Học sinh thi đoán nhanh trả lời miệng: 3b) Để nguyên - giữa đầu và mình Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon. (Là những chữ gì?) Là những chữ : cổ – cỗ. Không dấu trời rét nằm cong Thêm huyền – bay lả trên đồng quê ta Có hỏi xanh tươi mượt mà Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn. (Là những chữ gì?) Là những chữ : co – cò – cỏ. 3. Củng cố: Củng cố cách viết phân biệt l / n . Chữ n không bao giờ đứng trước một vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy, trái lại l đứng trước những vần ấy. Thi viết đúng – viết đẹp: bướm vàng, khua nước. 4. Dặn dò: Về xem lại bài bài tập 3, ghi nhớ chính tả , Học thuộc lòng các câu đố - sửa lỗi sai - chuẩn bị giấy rời và phong bì thư để thực hành viết thư trong tiết tập làm văn tới. Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở. --------------------------0----------------------- TUẦN 10 Ngày soạn: 24 / 10/ 2015 Ngày dạy: Thứ năm ngày 29/ 10/ 2015 Môn: Luyện tập toán Tiết 10 Bài: LUYỆN TẬP VỀ: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI PHÉP TÍNH NHÂN, CHIA I - MỤC TIÊU: Củng cố phép tính nhân, chia cột dọc; cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài. Biết so sánh các độ dài. Rèn cho học sinh kỹ năng đo độ dài. Học sinh có ý thức học tập tốt. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thước mét và ê ke cỡ to. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài kiểm tra. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Giáo viên Học sinh Bài 1/55-VBT Cho học sinh đọc yêu cầu. Yêu cầu học sinh làm theo nhóm Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm bài. Giáo viên theo dõi, uốn nắn cách làm bài của mỗi nhóm Bài 2/55-VBT: Cho học sinh đọc yêu cầu. a)Yêu cầu học sinh làm theo nhóm Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm bài. Giáo viên theo dõi, uốn nắn cách làm bài của mỗi nhóm. Bài 3: (BT do GV ra): Cho học sinh làm vào vở luyện tập toán . Đặt tính rồi tính a) 25 x 5 36 x 6 53 x7 15 x 6 b) 46 : 2 95 : 3 37 : 6 84 : 4 Nếu còn thời gian cho học sinh năng khiếu làm thêm vào vở luyện tập toán . Bài tập 2/ 33 : ( trong vở Giúp em giỏi toán Vở ôn tập cuối tuần Lớp 3) Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu. Học sinh thay phiên nhau đo và ghi kết quả Học sinh thảo luận: Sắp xếp các bạn có gang tay từ thấp đến cao và ghi vào bài làm của mình. Ví dụ: a) Đo chiều dài gang tay của các bạn trong tổ em rồi viết kết quả đo vào bảng sau: Tên Chiều dài gang tay Học sinh so sánh số đo gang tay của các bạn và tìm ra bạn có gang tay dài nhất, ngắn nhất. b) Bạn .có gang tay dài nhất. Bạn ..có gang tay ngắn nhất. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu. Học sinh làm bài theo nhóm. Học sinh thay phiên nhau đo và ghi kết quả Học sinh thảo luận: Sắp xếp các bạn có chiều dài bước chân từ thấp đến cao và ghi vào bài làm của mình. a) Đo chiều dài bước chân của các bạn trong tổ em rồi viết kết quả đo vào bảng sau: Ví dụ: Tên Chiều dài bước chân Phương 124cm Như 125 cm Đức 136 cm Tài 130 cm Bảo 128 cm Hợi 126 cm b) Học sinh so sánh số đo chiều dài bước chân của các bạn và tìm ra bạn có dài nhất, bạn có bước chân ngắn nhất. b) Bạn Đức có bước chân dài nhất. Bạn Hợi có bước chân ngắn nhất. Bài 3: Học sinh làm vào vở luyện tập toán . 15 6 x 90 25 5 x 125 53 7 x 371 36 6 x 216 46 2 95 3 37 6 84 4 4 23 9 31 36 6 8 21 06 05 1 04 6 3 4 0 2 0 Nếu còn thời gian học sinh năng khiếu làm thêm vào vở luyện tập toán . Bài tập 2/ 33 : ( trong vở Giúp em giỏi toán Vở ôn tập cuối tuần Lớp 3) Tính ( Theo mẫu) a) 17 hm + 16 hm = 33hm 56 km + 19 km = 75 km 125m + 256 m = 381 m b) 315 dm – 106 dm = 209 dm 472 cm – 137 cm = 335 cm 233 dam – 118 dam = 115 dam 3. Củng cố: Đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm. 4. Dặn dò: Về ôn lại bài. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. --------------------------------------0------------------------------------------ TUẦN 10 Ngày soạn: 24 / 10/ 2015 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 30/ 10/ 2015 Môn: Tập làm văn Tiết 10 Bài : TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK); biết cách ghi phong bì thư. Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư, ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gửi theo đường bưu điện. Biết kính trọng, yêu quý người thân . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ chép sẵn phần gợi ý ở bài tập 1 Một bức thư và phong bì thư đã viết sẵn. Giấy rời và phong bì thư. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả chấm bài tiết trước. 1 học sinh: đọc bài Thư gửi bà. Nêu nhận xét về cách trình bày bức thư. Dòng đầu bức thư ghi những gì? Viết địa điểm và ngày gửi thư. Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai? (Với người nhận thư - Bà) Nội dung thư (Thăm hỏi sức khoẻ của bà; kể chuyện về mình và gia đình, nhớ kỉ niệm những ngày ở quê, lời chúc và hứa hẹn) Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Giáo viên Học sinh Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: Yêu cầu học sinh đọc thầm gợi ý trên bảng Em sẽ viết thư cho ai? Dòng đầu thư sẽ viết thế nào? Em viết lời xưng hô với người nhận như thế nào để thể hiện sự kính trọng? Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận em sẽ viết những gì? - Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân? Em muốn chúc người thân của mình những gì? Em có hứa với người thân điều gì không? Yêu cầu cả lớp viết thư. GV nhắc HS chú ý trước khi viết thư: + Trình bày thư đúng thể thức. + Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư. Giáo viên theo dõi giúp đỡ em yếu Gọi 1 số HS đọc thư của mình trước lớp. GV nhận xét chấm điểm một số lá thư hay và rút kinh nghiệm chung Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2. Yêu cầu HS đọc phong bì được minh hoạ trong SGK. Góc bên trái, phía trên của phong bì ghi những gì? Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận? Chúng ta dán tem ở đâu? Yêu cầu HS viết bì thư sau đó kiểm tra bì thư của một số em. Giáo viên nhận xét. Bài tập 1: 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. 1 HS đọc gợi ý trên bảng phụ. 4 học sinh nói mình viết thư cho ai ? - HS trả lời tuỳ theo sự lựa chọn: Em gửi thư cho ông, bà, bố mẹ Em sẽ viết thư gửi ông nội Lộc Phát ngày 30 tháng 10 năm 2015 3 - 5 em trả lời, VD: Ông nội kính mến !; Ông nội kính yêu !, 2 - 3 em trả lời, VD: Dạo này ông thế nào, ông có khoẻ không ạ? Ông có thường xuyên đi tập dưỡng sinh vào các buổi sáng không? Cây bưởi ông cháu mình trồng hồi năm ngoái chắc bây giờ lớn lắm rồi phải không ông? 2 HS trả lời. VD: Cả nhà cháu vẫn khoẻ. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều. Năm nay cháu đã lên lớp 3, em Lan cũng bắt đầu vào lớp 1 rồi ông ạ. Bố giao cho cháu phải giúp em học bài nhưng em nghịch và mải chơi lắm. Giá mà có ông ở đây, ông sẽ dạy em giống như ngày xưa ông dạy cho cháu, ông nhỉ 2 HS trả lời, VD: Cháu kính chúc ông mạnh khoẻ, sống lâu. Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông vui lòng. 1 số HS đọc bài trước lớp. Bài tập 2: Học sinh quan sát phong bì viết mẫu trong SGK. Trao đổi về cách trình bày mặt trước của phong bì. Đọc yêu cầu bài 2. 2 HS đọc. Ghi họ tên địa chỉ người gửi. Phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố (tỉnh) hoặc xóm (đội), thôn (làng, ấp), xã, huyện, tỉnh. Dán tem ở góc bên phải phía trên. 3. Củng cố: 2 học sinh nhắc lại cách viết thư (bài tập 1), cách viết trên phong bì thư (bài tập 2) 4. Dặn dò: Về nhà viết lại cho sạch đẹp hơn và gửi cho người nhận. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. --------------------------------------0------------------------------------------ TUẦN 10 Ngày soạn: 24 / 10/ 2015 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 30/ 10/ 2015 Môn: Toán Tiết 50 Bài: KIỂM TRA I – MỤC TIÊU Tập trung vào việc đánh giá : Kĩ năng nhân, chia nhẩm trong bảng nhân, bảng chia 6, 7; nhân ( chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số . Giải bài toán gấp một số lên nhiều lần. Đo, vẽ đoạn thẳng . - Rèn giải toán nhanh, chính xác. - Giáo dục học sinh nghiêm túc, tự giác làm bài cẩn thận, trình bày bài rõ ràng, sạch đẹp, tính toán chính xác. II - CHUẨN BỊ: - Đề kiểm tra. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh. Giáo viên nhận xét - đánh giá. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giáo viên đọc tên đề. Ghi tên đề bài lên bảng. Phát đề. Đọc cho học sinh soát lại đề. Nhắc nhở học sinh trước khi làm bài. Làm bài cẩn thận, sạch sẽ, tính toán chính xác. Tự giác làm bài, không nhìn bài của bạn. Cho học sinh làm bài. Giáo viên theo dõi, nhắc nhở. Biểu điểm đánh giá : ( 10 điểm) Bài 1: ( 2,5 điểm) Tính đúng kết quả mỗi bài được 0,5 điểm. Bài 2: ( 3 điểm) (mỗi bước tính đúng được 0,5 điểm ) Bài 3: ( 2 điểm) (mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm). Bài 4: ( 1,5 điểm) Đặt tính, giải đúng lời giải chính xác thì được 1,5 điểm / 1 bài. Nếu ngược lại lời giải đúng, đặt tính sai hoặc đặt tính đúng lời giải sai thì không có điểm, (mỗi bước đúng được 0,5 điểm : lời giải , phép tính, đáp án) Bài 5: ( 1 điểm) Học sinh lắng nghe theo dõi. Học sinh đọc đề bài và làm bài vào giấy kiểm tra. Đề giáo viên ra. Em đọc kĩ đề rồi làm bài vào giấy kiểm tra sau đó soát lại kết quả. Bài 1: ( 2,5 điểm) 20 x 6 38 x 7 41 x 5 36 : 3 48 : 4 Bài 2: ( 3 điểm) 60 x 7 – 27 45 : 5 + 18 4 x 5 x 6 Bài 3: ( 2 điểm) 2 m 4 dm = dm 1 m 9 cm = . cm Bài 4: ( 1,5 điểm) Khối lớp 2 thu được 75 kg giấy loại. Khối lớp 3 thu được gấp 2 lần số giấy loại của khối lớp 2. Hỏi khối lớp 3 thu được bao nhiêu ki – lô gam giấy loại? Bài 5: ( 1 điểm) Đoạn thẳng AB có độ dài 20 cm. Hãy vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB. 3. Củng cố: Thu bài về nhà chấm bài. 4. Dặn dò: Về ôn bài. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- TUẦN 10 Ngày soạn: 24 / 10/ 2015 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 30/ 10/ 2015 Mơn: Mĩ thuật Tiết 10 Bi: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP (Tiết 1) I/ MỤC TIÊU: Học sinh được tham gia vận động với âm nhạc để tạo nên bức tranh màu sắc. Học sinh khám phá được vẽ đẹp , sự phong phú đa dạng của thiên nhiên thông qua trí tưởng tượng về đường nét, màu sắc của bức tranh. Học sinh tạo dáng được hình quả, cây, cành lá để tạo nên bức tranh về thiên nhiên. Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân. Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Tạo tác phẩm nghệ thuật dựa trên âm nhạc. II/ CHUẨN BỊ: Gv: Ti liệu tham khảo, giấy A3, khung cắt cảnh, nhạc, máy nghe nhạc. Học sinh: Sáp màu, băng keo, kéo. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở, đồ dùng học tập môn học. - Giáo viên nhận xét - Đánh giá. 2. Bài mới:. Giới thiệu bài - ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Nghe nhạc và vẽ theo giai điệu: Chia nhóm, dán giấy A3 lên mặt bàn của mỗi nhóm (nhóm 5 - 6 HS) GV mở nhạc, học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu. HS di chuyển xung quanh bàn, bắt đầu vẽ từ màu nhạt đến màu đậm, các em chuyển động cơ thể và vẽ theo âm nhạc. + Lưu ý HS thể hiện nét vẽ qua cảm xúc âm nhạc nhẹ, mạnh có thể vẽ nét to, nét nhỏ, nét thẳng, nét cong, nét lượng sóng Hoạt động 2: Từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc HS trưng bày bài vẽ: Dán trên tường HS quan sát bài vẽ và suy nghĩ, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện HS tưởng tượng hình ảnh từ bức tranh lớn. GV nêu câu hỏi gợi ý: + Em có cảm nhận như thế nào trong quá trình di chuyển theo nhạc và vẽ? + Em có nhận xét gì về bức tranh? + Quan sát bức tranh em liên tưởng tới hình ảnh gì? + Hình ảnh trong tranh gợi cho em nghĩ đến đề tài nào? GV có thể tập trung vào màu sắc và từ từ giới thiệu về một số khái niệm màu như: sáng tối, nóng lạnh, bổ túc, tương phản, hòa sắc. Hoạt động 3: : Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng GV hướng dẫn học sinh dùng khung giấy dịch chuyển trên bức tranh tìm kiếm phần màu sắc, đường nét theo ý thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó. Hướng dẫn học sinh cắt theo khung tranh để được sản phẩm dùng cho trang trí bưu thiếp; Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương khích lệ HS có sáng tạo, động viên những HS chưa mạnh dạn tích cực hơn. Học sinh làm việc theo nhóm . Học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu. HS di chuyển xung quanh bàn, bắt đầu vẽ từ màu nhạt đến màu đậm, các em chuyển động cơ thể và vẽ theo âm nhạc. HS trưng bày bài vẽ: Dán trên tường HS quan sát bài vẽ và suy nghĩ, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện. HS tưởng tượng hình ảnh từ bức tranh lớn. Học sinh trả lời. Học sinh dùng khung giấy dịch chuyển trên bức tranh tìm kiếm phần màu sắc, đường nét theo ý thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó. Học sinh cắt theo khung tranh để được sản phẩm dùng cho trang trí bưu thiếp; 3. Củng cố: Trong bài các em vẽ gì? Vẽ theo nhạc 4. Dặn dị : Chuẩn bị dụng cụ tiết học sau - Bìa A4, hồ dán, giấy màu, màu vẽ. --------------------------------------------------------------------0------------------------------------------------ TUẦN 10 Ngày soạn: 24 / 10/ 2015 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 30/ 10/ 2015 Môn: Luyện tập Tiếng Việt Tiết 10 Bài: KIỂM TRA I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI: Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày sạch sẽ , đúng hình thức bài thơ hoặc văn xuôi); tốc độ viết khoảng 55 chữ / 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.Theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI: Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Đề kiểm tra giáo viên ra. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra vì đây là tiết kiểm tra. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Chính tả Giáo viên đọc tên đề. Ghi tên đề bài lên bảng. Phát đề. Đọc cho học sinh soát lại đề. Nhắc nhở học sinh trước khi làm bài. Nghe viết bài cẩn thận, sạch sẽ, chính xác. Tự giác viết bài, không nhìn bài của bạn. GV đọc cho hs viết. Giáo viên theo dõi, nhắc nhở. Tập làm văn Giáo viên đọc tên đề. Ghi tên đề bài lên bảng. Giáo viên phát đề cho từng học sinh. Đọc cho học sinh soát lại đề. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài. Nhắc nhở học sinh trước khi làm bài. Làm bài cẩn thận, sạch sẽ, tính toán chính xác. Tự giác làm bài, không nhìn bài của bạn. Cho học sinh làm bài. Giáo viên theo dõi, nhắc nhở. Học sinh lắng nghe theo dõi. Học sinh đọc đề bài và nghe viết bài vào giấy kiểm tra. Học sinh đọc đề bài và làm bài vào giấy kiểm tra. Đề kiểm tra giáo viên ra. A – Chính taû: ( 2 ñieåm ) Baøi vieát : Giaùo vieân ñoïc cho hoïc sinh vieát baøi : Nhớ lại buổi đầu đi học. Goàm ñaàu baøi vaø ñoaïn “ Cũng như tôi ñeán hết”. (Tieáng Vieät lôùp 3 taäp 1 trang 51, 52) B – Taäp laøm vaên: ( 3 ñieåm ) Döïa vaøo nhöõng caâu hoûi gôïi yù sau, vieát moät ñoaïn vaên ngaén ( khoaûng 5 - 7 caâu) keå veà cô giáo ( hoặc thầy giáo) của em . Gôïi yù : - Cô giáo ( hoặc thầy giáo) của em khoảng bao nhieâu tuoåi? Hình dáng như thế nào? Cô giáo ( hoặc thầy giáo) của em thường ăn mặc như thế nào khi đến trường? Cô giáo ( hoặc thầy giáo) của em có tình caûm ñoái vôùi học sinh nhö theá naøo? Tình caûm cuûa em ñoái vôùi cô giáo ( hoặc thầy giáo) nhö theá naøo? 3. Củng cố: Thu bài. 4. Dặn dò: Về ôn bài. ------------------------------------0----------------------------- TUẦN 10 Ngày soạn: 24 / 10/ 2015 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 30/ 10/ 2015 Môn: Hoạt động tập thể Tiết 10 Bài: SƠ KẾT TUẦN 10 - SINH HOẠT SAO I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trước tập thể. Nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. - Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới. Sinh hoạt Sao: HS lớp nhi đồng tự quản. Sinh hoạt văn nghệ. Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác. II - CHUẨN BỊ Nội dung sinh hoạt. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Nội dung * Cho học sinh nêu ưu khuyết điểm trong tuần. Giáo viên nhận xét chốt lại. Ưu điểm : Đi học đầy đủ đúng giờ. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Khuyết điểm: Một số bạn còn quên sách vở, đồ dùng học tập, chưa học bài làm b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an theo Tuan Lop 3 Giao an Tuan 10 Lop 3_12398669.doc