Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - Buổi 2

BUỔI 2:

Tiếng Việt (TC):

Tiết 7: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 6(Tiết 2)

 I. Mục tiêu:

- Đọc và hiểu câu chuyện Con quạ và bộ lông rực rỡ. Hiểu kết cục đáng buồn của sự thiếu trung thực.

- Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x ( hỏi/ngã) .

- Nhận diện đúng danh từ chung và danh từ riêng.

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động dạy học:

A. Ổn định.

B. Kiểm tra bài cũ.

- Từng cặp HS nêu ví dụ danh từ, đặt câu.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - Buổi 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6: Ngày soạn: 8/10/2017 Ngày giảng: Thứ ba ngày 10/10 /2017 BUỔI 2: Địa lí Tiết 6: TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên: + Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau: Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. + Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô. - Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. - HS nhận thức tốt: Nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học. A. Ổn định: Lớp hát một bài. B. Kiểm tra bài cũ: - Nêu điều kiện tự nhiên ở trung du Bắc Bộ ? ( 1 HS) - GV + HS nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Các hoạt động cơ bản. Hoạt động1: Tây Nguyên - xứ sở của những cao nguyên xếp tầng. * Mục tiêu: - Chỉ được vị trí của khu vực Tây Nguyên, biết xếp các cao nguyên thành tầng cao thấp khác nhau. * Cách tiến hành: + GV cho HS quan sát bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - HS lên tìm chỉ vị trí Tây Nguyên. - Chỉ trên bản đồ và nêu tên các cao nguyên từ Bắc xuống Nam ? + Cho HS thảo luận. - Xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao. - Nêu đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên? * Kết luận: GV chốt ý chính chỉ bản đồ. - Kon-Tum; Plây cu; Đăk lắc; Lâm Viên; Di Linh. - HS thảo luận nhóm 2. * Đắc lắc ®Kon-tum®Plây cu®Di Linh®Lâm Viên. * Đắc lắc là cao nguyên rộng lớn cao TB 400m xung quanh có nhiều sông suối, đồng cỏ tiếp giáp. * Kon-tum: CN rộng lớn TB 500 m bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng có chỗ giống như đồng bằng. * Plây cu:Tương đối rộng lớn cao 800m. * Di Linh: Có độ cao TB là 1000m,tương đối bằng phẳng. * Lâm Viên: Cao TB 1500m là cao nguyên cao nhất, không bằng phẳng. Hoạt động 2: Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. * Mục tiêu : HS trình bày được một số đặc điểm về khí hậu của Tây Nguyên. * Cách tiến hành: - Cho HS quan sát và phân tích bảng số liệu về lượng mưa TB tháng ở Buôn Ma Thuật. + HS thảo luận nhóm 2. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Ở Buôn Ma Thuật có những mùa nào? ứng với những tháng nào? - Có 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ T5®T10, còn mùa khô từ T1®T4 và T11, T12. -** Em có nhận xét gì về khí hậu Tây Nguyên? * Kết luận: GV chốt ý chính. - Khí hậu ở Tây Nguyên tương đối khắc nghiệt, mùa mưa, mùa khô phân biệt rõ rệt, lại kéo dài không thuận lợi cho cuộc sống của người dân nơi đây. Hoạt động 3: Sơ đồ hoá kiến thức vừa học. * Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu ở Tây Nguyên. * Cách tiến hành: + Cho HS thảo luận. + HS thảo luận theo nhóm. (3') - Đại diện trình bày. Tây Nguyên - GV cùng lớp nhận xét .Các cao nguyên được xếp thành nhiều tầng Kom Tum.... Khí hậu: + Mùa mưa + Mùa khô - Lớp nhận xét - bổ sung. D. Củng cố, dặn dò: - Tây Nguyên có đặc điểm gì về địa hình, khí hậu? - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS ôn bài + chuẩn bị bài sau. ________________________________ Mĩ thuật: ( Cô Ngân soạn giảng) __________________________________ Hoạt động giáo dục NGLL: ( Cô Trang soạn giảng) __________________________________________________________________ Ngày soạn: 10/10 /2017 Ngày giảng: Thứ năm ngày 12/10 /2017 BUỔI 2: Tiếng Việt (TC): Tiết 7: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 6(Tiết 2) I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu câu chuyện Con quạ và bộ lông rực rỡ. Hiểu kết cục đáng buồn của sự thiếu trung thực. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x ( hỏi/ngã) . - Nhận diện đúng danh từ chung và danh từ riêng. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định. B. Kiểm tra bài cũ. - Từng cặp HS nêu ví dụ danh từ, đặt câu. - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Cho HS nêu mục tiêu tiết học. 2. Thực hành. Bài 5(VBT – 38) + Thế nào là danh từ? - Tổ chức cho HS làm bài. - GV nhận xét chốt kết quả . + DTC chỉ tên của một loại sự vật: núi, chim, cá.. + DTR chỉ tên của một sự vật: Sóc Nâu, (sông) Hồng, Lan. Bài 6(VBT – 38) - HD HSHTT làm bài. - Nhận xét. D.Củng cố, dặn dò : - DT chia làm mấy loại? DTR ta cần viết thế nào? - GV nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau. - HS đọc yêu cầu. - HS nêu. - HS làm bài vào VBT . - 2 HS lên bảng thi làm bài. - HS nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc câu chuyện Ba anh em. - HS làm bài vào VBT . - Một số em trình bày. _________________________________ Toán (TC): Tiết 6: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 6(Tiết 1) I. Mục tiêu - Đọc viết so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của các chữ số trong một số; thực hiện đúng phép cộng, trừ các số có đến sáu chữ số. - Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng thời gian. - Đọc được thông tin trên biểu đồ. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Khởi động: - Tổ chức cho 2 HS cùng bàn thực hiện khởi động theo SGKtr 31-32. - GV nhận xét 2. Ôn luyện: Bài 1(VBT – 32) - HD HS làm bài cá nhân và trao đổi kết quả theo nhóm 2. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 3(VBT – 33) - GV HD HS làm bài theo cặp. - GV theo dõi, nhận xét sửa sai. Bài 5(VBT – 34) - GV HD thực hiện. - GV theo dõi giúp đỡ. Bài 7** (VBT – 34) - GV HD thực hiện. - GV theo dõi giúp đỡ. - GV nhận xét. - HDHSHTT làm bài ở nhà. - GV nhận xét. 4. Củng cố dặn dò: - Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào đâu? - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện phần khởi động. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo cặp và kiểm tra kết quả. - 1 HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính: - HS làm bài theo cặp và đổi vở chữa bài. a) b) + Cộng theo thứ tự từ phải sang trái + 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ, nhớ 1 + 5 cộng 3 bằng 8 thêm 1 bằng 9,viết 9. +2 cộng 8 bằng 10,viết 0, nhớ 1. + cộng 3 bằng 7 thêm 1 bằng 8, viết 8. - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài cá nhân sau đó đổi vở chữa bài cho nhau. b)Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: + Khối lớp 4 có 4 lớp; Đó là các lớp: 4A,4B,4C,4D. + Lớp 4A có 28 học sinh giỏi Toán Lớp 4B có 25 học sinh giỏi Toán Lớp 4C có 27 học sinh giỏi Toán Lớp 4D có 32 học sinh giỏi Toán + Trong khối lớp 4: Lớp 4B có ít HS giỏi Toán nhất Lớp 4D có nhiều HS giỏi Toán nhất. - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài cá nhân sau đó đổi vở chữa bài cho nhau. 2 tấn 20 kg = 3020kg 5 tạ 5 kg = 505 kg 3 giờ 35 phút = 215 phút 4 phút 15 giây = 255 giây ________________________________ Hoạt động giáo dục NGLL: ( Cô Trang soạn giảng)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 6 -B2(4B).doc