Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Các nghề bé mơ ước - Đề tài: Trò chuyện về một số nghề phổ biến ở địa phương (tự chọn)

- Cô cho trẻ về nhóm chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”.

- Cô phát tranh cho trẻ thảo luận và nối dụng cụ phù hợp với các nghề.

- Thời gian là một bài hát, nhóm nào nối đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng

- Nhận xét tranh sau khi thực hiện.

* Trò chơi

- Cho trẻ chơi “ Cánh cửa thần kì ”.

- Cách chơi: Quanh lớp có 4 cánh cửa bên trong cách cửa có một nghề. Cô cho trẻ đọc thơ lấy thẻ lô tô dụng cụ nghề. Khi cô nói mưa to rồi bạn nào cầm thẻ thẻ lô tô dụng cụ của nghề nào thì chạy về cánh cửa có nghề đó. Cô lại từng cánh cửa để nhận xetscanhs cửa nào có nhiều bạn về nhầm sẽ thua cuộc, cánh cửa nào chiến thắng được tuyên dương.

- Luật chơi: Cánh của nào nhiều bạn nhầm của sẽ thu cuộc, người thắng cuộc sẽ được tuyên dương.

- Cho lớp chơi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Các nghề bé mơ ước - Đề tài: Trò chuyện về một số nghề phổ biến ở địa phương (tự chọn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ: CÁC NGHỀ BÉ MƠ ƯỚC ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG (Tự chọn) LỨA TUỔI: 5 – 6 TUỔI THỜI GIAN: 35 – 40 PHÚT NGƯỜI THỰC HIỆN: NGÔ THỊ ANH THƯ NGÀY DẠY: NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2017 I. MỤC TIÊU - Đa số trẻ nói đúng tên nghề, biết được công việc của nghề, các dụng cụ của nghề, sản phẩm của nghề. - Phát triển kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác với bạn, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Trẻ biết tôn trọng, yêu quý các nghề. Giữa gìn các dụng cụ các nghề. Đoàn kết với bạn và lễ phép với cô. II. CHUẨN BỊ - Một số tranh nghề phổ biến địa phương. - Lô tô dụng cụ các nghề. - Nội dung tích hợp: GDAN, LQVT III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu - Cô cho trẻ hát và vận động bài “Cháu thương chú bộ đội”. - Đàm thoại: + Bài hát nói về ai? + Chú bộ đội làm công việc gì? + Có thương chú không? - Gd trẻ. - Bộ đội cũng là một nghề, ngoài ra còn rất nhiều nghề nữa. Để biết thì hôm nay cô sẽ cho lớp tìm hiểu nghe vậy các con phải chú ý nhé. 2. Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức * Quan sát tranh, đàm thoại - Hằng ngày cha mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện gì? Nếu xe bị hư thì chúng ta cần làm phải làm sao? - Cô cho trẻ xem tranh thợ sửa xe, hỏi trẻ thấy gì trong bức tranh. - Cô tóm ý và gd: + Dụng cụ của nghề là cây kìm, ốc vích, chìa khóa, tua vích, mũi lếch.. + Đây là nghề thợ sửa xe (Cho lớp nhắc lại). + Công việc của nghề là sửa xe khi xe bị hư. - Cô cho trẻ xem tranh nghề thợ may hỏi trẻ trong tranh có gì? - Cô tóm ý: + Dụng cụ gồm: Kim, chỉ, kéo, thước dây, máy may, bàn là.. + Đây là nghề thợ may (Lớp nhắc lại) + Công việc là cắt may tạo ra quần, áo đẹp. - Để có máy tóc đẹp thì cô đố các con phải làm gì? Các con nhắm mắt lại rồi suy nghĩ nhé - Cho trẻ nhắm mắt lại, cô đém 1,2,3. Trẻ mở mắt ra - Quan sát tranh nghề thợ cắt tóc - Hỏi trẻ trong tranh có ai, đang làm gì? - Dụng cụ. - Cô tóm ý: + Dụng cụ: Kéo, lược, máy sấy tóc, máy duỗi tóc, keo xịt tóc. + Đây là nghề thợ cắt tóc (Trẻ nhắc lại) + Công việc của thợ là cắt tạo ra các kiểu tóc đẹp. - Cho trẻ quan sát hỏi trẻ bàn ghế, kệ, tủ trong lớp từ đâu mà có do bàn tay ai làm ra - Cô cho trẻ xem tranh nghề thợ mộc và cho trẻ nói về bức tranh. - Cô tóm ý: + Dụng cụ của nghề là cây đinh, cây búa, cây cưa, cây bàu, cây khoan. + Đây là nghề thợ mộc (Cho trẻ nhắc lại). + Công việc của nghề là tạo ra những cái bàn, cái ghế, cái tủ bằng gỗ. - Cô hỏi trẻ làm quen mấy nghề, đó là nghề gì? - Dụng cụ của nghề gồm những dụng cụ gì? - Tóm ý và Giáo dục trẻ: Đây là các nghề phổ biến ở địa phương, mỗi nghề đều có công việc và dụng cụ khác nhau, nhưng những nghề này có ích cho chúng ta vì vậy chúng ta cần tôn trọng và yêu quý những cô, chú làm các nghề này. Ngoài ra thì còn rất nhiều nghề địa phương khác nữa như buôn bán, trồng trọt, chăn nuôi,. * Luyện tập củng cố - Cô cho trẻ về nhóm chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”. - Cô phát tranh cho trẻ thảo luận và nối dụng cụ phù hợp với các nghề. - Thời gian là một bài hát, nhóm nào nối đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng - Nhận xét tranh sau khi thực hiện. * Trò chơi - Cho trẻ chơi “ Cánh cửa thần kì ”. - Cách chơi: Quanh lớp có 4 cánh cửa bên trong cách cửa có một nghề. Cô cho trẻ đọc thơ lấy thẻ lô tô dụng cụ nghề. Khi cô nói mưa to rồi bạn nào cầm thẻ thẻ lô tô dụng cụ của nghề nào thì chạy về cánh cửa có nghề đó. Cô lại từng cánh cửa để nhận xetscanhs cửa nào có nhiều bạn về nhầm sẽ thua cuộc, cánh cửa nào chiến thắng được tuyên dương. - Luật chơi: Cánh của nào nhiều bạn nhầm của sẽ thu cuộc, người thắng cuộc sẽ được tuyên dương. - Cho lớp chơi. - Nhận xét trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Nhận xét – tuyên dương - Nhận xét tuyên dương lớp - Về chổ ngồi cho trẻ nhác lại nghề hôm nay làm quen. - Liên hệ thực tế ở gia đình trẻ, bản thâm trẻ. Duyệt BGH Người thực hiện Ngô Thị Anh Thư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockham pha xa hoi 5 tuoi_12331297.doc
Tài liệu liên quan