Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề nhánh: Lớp chồi của bé

I . YÊU CẦU :

1. Kiến thức:

- Biết vị trí của lớp, tên cô giáo và tên các bạn.

- Trẻ biết được bạn trai, bạn gái trong lớp, Số tổ trong lớp, Các ký hiệu của bản thân trẻ.

- Biết các góc chơi, các khu vực và đồ dùng đồ chơi trong lớp.

- Biết vâng lời cô, thân thiện với bạn bè và giữ vệ sinh lớp học .

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết chia nhóm để chơi trò chơi

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

3. Thái độ.

- Trẻ có ý thức bảo vệ đồ dùng đồ chơi trong lớp

- Trẻ đoàn kết với các bạn, lễ phép với cô giáo

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh về lớp học.

- Cô bố trí ,sắp xếp lớp học rõ từng khu vực, từng góc.

- Hình ảnh trò chơi “ Đội nào giỏi”.

- Băng đĩa bài hát “Cháu đi mẫu giáo” .

- Thẻ hình đồ dùng học tập.

 

doc19 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề nhánh: Lớp chồi của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị : Cô chuẩn bị tranh ảnh về giớ thể dục, giờ ăn, giờ hoạt động chung, ngủ, vệ sinh * Yêu cầu : Trẻ biết trong một ngày ở lớp chồi bé được học những gì, sinh hoạt ra sao * Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột - Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Bé yêu thích lớp chồi của mình - Múa hát «  Cháu đi mẫu giáo » - Cô mời những trẻ mạnh dạn hát và biểu diễn cho các trẻ khác xem * Quan sát Hình ảnh trẻ đi mẫu giáo, hình ảnh bé chơi trò chơi, bé múa bé hát * Yêu cầu : Trẻ biết được đầu năm học mới trẻ được đến trường, được cô chăm sóc, yêu thương, dạy cho hát, múavì vậy bé rất yêu thích lớp chồi của mình. * Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê - Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Kế hoạch hoạt động chung 8h40 ->9h10 THỂ DỤC - VĐCB: Bật tại chổ - bật tiến về phía trước KPXH - Trò chuyện về lớp chồi của bé TẠO HÌNH - Vẽ đồ chơi trong lớp học LQVT - Nhận biết phân biệt về số lượng 2 nhóm đối tượng. LQVH - Thơ “ Cô và cháu” ÂM NHẠC - Hát: “ Em đi mẫu giáo ” - VĐ: Vỗ điệm theo phách - NH: Cô giáo. - TC: Bạn ở đâu?. Kế hoạch hoạt động góc 9h20-> 10h10 * Góc xây dựng: Trường mầm non. * Góc phân vai: Cô giáo, gia đình. * Góc Nghệ thuật: Trang trí đồ dùng đồ chơi. * Góc học tập: Sắp xếp đúng nhóm đồ dùng. *Góc thiên nhiên: Nhặt lá cây. Hoạt động chiều 15h30 ->17h30 - Ôn kỹ năng: “Bật tại chổ - bật tiến về phía trước ” - LQ: Trò chuyện về lớp chồi của bé -Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: “Trò chuyện về lớp chồi của bé” - LQ: “Nhận biết phân biệt về số lượng 2 nhóm đối tượng.” - Nhận xét tuyên dương trẻ. - Cho trẻ cắm cờ. - Ôn: “Nhận biết phân biệt về số lượng 2 nhóm đối tượng.” - LQ: Thơ “cô và cháu” - Nhận xét, tuyên dương.. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: Thơ “cô và cháu” - Làm quen bài hát “ Em đi mẫu giáo” - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn các bài thơ, bài hát đã học trong tuần. - Sinh hoạt văn nghệ. -Nhận xét nêu gương cuối tuần. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh : LỚP CHỒI CỦA BÉ Thời gian: Từ ngày 18/09 – 23/09/2017 I .YÊU CẦU CHUNG : - Biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi - Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề trường mầm non. - Cháu biết sử dụng đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Cháu vào chơi theo nhóm hay cá nhân tùy theo ý thích của cháu. - Giáo dục cháu đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi. 1. Góc phân vai: Cô giáo * Nhóm cô giáo: - Cô giáo: Dạy trẻ múa, hát, dẫn trẻ đi tham quan các công trình xây trường mầm non - Học trò: Biết nghe lời cô. 2. Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Cháu thể hiện các vai chơi chủ công trình, các chú thợ xây - Biết cách bố trí, hợp lí các công trình trong khu trường hợp lý - Qua buổi chơi giáo dục cho cháu lòng yêu lao động, sự sẽ chia, thái độ yêu quý mọi người, sự cộng tác của các thành viên trong nhóm chơi để tạo lên công trình đẹp 3. Góc nghệ thuật: Trang trí tranh đồ dùng đồ chơi - Trẻ biết dùng những hình tròn hình vuông, hình tam giác để trang trí lên tranh. 4. Góc học tập: Sắp xếp đúng nhóm đồ dùng - Trẻ biết sắp xếp những đồ dùng đồ chơi cùng nhóm và đúng số lượng yêu cầu. - Trẻ nhận biết đồ dùng có số lượng 1 và 2 5. Góc thiên nhiên: Nhặt lá cây. - Các cháu thích chơi với nước . Biết cho nước vào bình để tưới hoa, cây xanh - Trẻ biết tưới cây, cắt lá vàng II CHUẨN BỊ: 1. Góc phân vai: Cô giáo - Đồ dùng đồ chơi cho cô giáo dạy học. 2. Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Hàng rào,ngôi trường và ghế đá. Hoa. Các hình lắp ghép, cây xanh 3. Góc nghệ thuật: Trang trí tranh đồ dùng đồ chơi - Tranh, bút màu. Bàn ghế. - Hình ảnh đồ dùng đồ chơi.. 4. Góc học tập: Sắp xếp đúng nhóm đồ dùng. - Đồ dùng đồ chơi. - Số lượng 5. Góc thiên nhiên: Nhặt lá cây. -Nước, bình nước, hoa.. III HƯỚNG DẪN. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Cô và các bạn cùng hát bài : « Em đi mẫu giáo » + Sau giờ học thì đến giờ gì ? + Lớp con có mấy góc chơi ? + Nếu bây giờ được tham gia hoạt động góc thì các bạn chọn những góc chơi nào ? => Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ : I.Thỏa thuận trước khi chơi. 1.Góc phân vai: Cô giáo Cho trẻ về các nhóm nhỏ sau đó cùng nhau thảo luận và phân công từng vai cụ thể. - Lớp học có những ai ? - Cô giáo làm những công việc gì? 2. Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Ở góc xây dựng bạn chơi gì ? - Để xây được công trình bạn cần có những ai ? - Khi xây dựng thì các chú công nhân như thế nào ? - Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao ? 3. Góc nghệ thuật: Trang trí tranh đồ dùng đồ chơi - Các con chơi gì ? - Dự định tổ chức như thế nào - Khi chơi các con như thế nào? - Sau khi làm ra sản phẩm các con phải làm gì? 4. Góc học tập: Sắp xếp đúng nhóm đồ dùng - Hôm nay góc học tập chơi gì? - Các con dự định chơi như thế nào? 5. Góc thiên nhiên: Nhặt lá cây - Góc thiên nhiên các con sẽ chơi trò chơi gì? - Các con sẽ chơi như thế nào? Ngay bây giờ mời tất cả các bạn hãy về nhóm chơi của mình. * Cô cho trẻ về nhóm thảo luận và phân công vai chơi cụ thể của từng thành viên trong từng góc chơi 2. Quá trình chơi: - Cho trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi và thỏa thuận cách chơi với nhau trong nhóm. - Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi. - Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi, ví dụ: + Góc xây dựng: Khi góc mất trật tự, cô nhập vai và hỏi thăm khi nào công trình hoàn thành để bàn giao? Vậy chúng ta phải làm việc như thế nào? + Góc nghệ thuật: Nếu trẻ không tập trung thể hiện vai chơi thì cô đóng vai khách hỏi mua tranh, thu hút để trẻ hoàn thành những bức tranh. + Góc học tập: Khi trẻ chơi chưa đúng luật chơi cô vào cùng chơi với trẻ bạn ơi cho tôi chơi với nhé. + Góc đóng vai: Nhắc nhỡ trẻ trẻ còn nói chuyện nhiều khi cô giáo đang dạy học. - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Biết liên kết giữa các góc chơi. - Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp. 3. Nhận xét sau khi chơi: * Nhận xét hành động qua vai chơi: - Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các vai chơi trong nhóm. - Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi đàm thoại với trẻ về kết quả chơi, lưu ý trẻ cần bổ sung gì cho lần chơi sau. * Nhận xét buổi chơi: - Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất.Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau. - Nhận xét cả lớp. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. - Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể. - Trẻ hát và vận động - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ về nhóm thảo luận và tiến hành chơi - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Thứ hai ngày 18 tháng 09 năm 2017 Đề tài : BẬT TẠI CHỖ - BẬT TIẾN VỀ TRƯỚC TCVĐ: Bắt bóng I. YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết nhún chân để bật tại chỗ - bật tiến về phía trước. - Trẻ biết giữ thăng bằng khi bật và tiếp đất bằng mũi bàn chân. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhún bật bằng 2 chân một cách khéo léo cho trẻ - Giúp trẻ phát triển cơ tay, cơ chân, khả năng chú ý, tư duy.. - Giúp trẻ phát triển sự khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động và khi chơi 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe. II. CHUẨN BỊ - Sân sạch thoáng, nhạc “ Em đi mẫu giáo ” - Vạch chuẩn, đích đến. - Bóng, rỗ III. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1:Khởi động: Bé tập thể dục Chào mừng đến cuộc thi “ Bé khỏe lớn nhanh” dành cho các bé lớp chồi. Chủ đề cuộc thi như sau: - Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn bài “Thể dục buổi sáng”, kết hợp các kiểu: đi bằng mũi chân, gót chân, chạy nhanh, chạy chậm. - Về đội hình 3 hàng ngang * Hoạt động 2: Trọng động a.Bài tập phát triển chung + Động tác hô hấp 3: Thổi bóng bay. + Động tác tay vai 2: Đưa hai tay sang ngang, lên cao. (4 lần 4 nhịp) + Động tác lưng bụng – lườn 1: Quay người sang bên. ( 4 lần 4 nhịp) + Động tác chân 1:Đưa một chân ra trước khụy chân sau thẳng.. ( 8 lần 4 nhịp) + Động tác bật 1: Bật tại chỗ. ( 8 lần 4 nhịp) - Về đội hình 2 hàng ngang chuẩn bị bài tập: “Bật tại chổ - bật tiến về phía trước” b. Vận động cơ bản. Nội dung cuộc thi: - Các bạn sẽ “ Bật tại chổ - Bật tiến về phia trước” . - Cùng quan sát người hướng dẫn cuộc thi: - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: + Bật tại chổ TTCB: Hai tay chống hông. TH : Khi có hiệu lệnh bật thì hai gối khụy, nhún bật bằng 2 chân và tiếp đất bằng mũi bàn chân một cách nhẹ nhàng + Bật tại tiến về phía trước TTCB: Hai tay chống hông đứng trước vạch chuẩn. TH : Khi có hiệu lệnh thì khụy gối xuống lấy đà bật mạnh về phía trước và tiếp đất nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân, cứ như thế các bạn bật liên tục về phía trước vạch. * Trẻ thực hiên: - Cho trẻ về đội hình 4 hàng dọc và lần lược cho trẻ thực hiện . - Chú ý sữa sai vận động viên trẻ tự tin thực hiện. - Cho trẻ về đội hình 2 hàng dọc và thực hiên lần nưã. * c. Trò chơi “Bắt bóng” Phần thi may mắn với trò chơi “ Bắt bóng” - Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội,Mỗi bạn trong đội sẽ chọn bạn chơi của mình để bắt thành cặp, sau đó một bạn chọn bóng một bạn còn lại sẽ đợi khi bạn mình tung bóng cho thì dùng hai tay đón lấy bóng bỏ vào rỗ. - Luật chơi: Đội nào tính tổng lại có nhiều bóng hơn đội đó thăng cuộc. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Trẻ đi chậm, hít thở nhẹ nhàng. - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện - Trẻ tham gia trò chơi Nhận xét tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ ba, ngày 19 tháng 09 năm 2017 Đề tài : TRÒ CHUYỆN VỀ LỚP CHỒI I . YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Biết vị trí của lớp, tên cô giáo và tên các bạn. - Trẻ biết được bạn trai, bạn gái trong lớp, Số tổ trong lớp, Các ký hiệu của bản thân trẻ. - Biết các góc chơi, các khu vực và đồ dùng đồ chơi trong lớp. - Biết vâng lời cô, thân thiện với bạn bè và giữ vệ sinh lớp học . 2. Kỹ năng: - Trẻ biết chia nhóm để chơi trò chơi - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3. Thái độ. - Trẻ có ý thức bảo vệ đồ dùng đồ chơi trong lớp - Trẻ đoàn kết với các bạn, lễ phép với cô giáo II. CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh về lớp học. - Cô bố trí ,sắp xếp lớp học rõ từng khu vực, từng góc. - Hình ảnh trò chơi “ Đội nào giỏi”. - Băng đĩa bài hát “Cháu đi mẫu giáo” . - Thẻ hình đồ dùng học tập. III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động: Gây hứng thú “ - Kính koong ! kính koong - Xin chào Bác đưa thư: + Bác đưa thư: Chào các bạn lớp chồi! Hôm nay tôi chuyển quà từ trường mầm non Vành khuyên dành cho các bạn.” + Lớp mình cùng xem đó là qùa gì nhé! + Nhưng trước khi mở quà thì mời các bạn chia ra làm 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ được khám phá một phần quà, bây giờ lớp mình cùng thực hiện nhé! * Hoạt động 1: Bé khám phá. - Cô cho trẻ mở quà và xem trong hộp có những hình ảnh gì! Từng nhóm sẽ thảo luận và sau đó trình bày về phần thảo luận của nhóm mình! Cô tóm ý: * Nhóm 1: Các góc chơi. - Nhìn xem đây là tranh gì?( Góc xây dựng) - Trong góc xây dựng có những đồ dùng, đồ chơi gì ? - Con có thể chơi gì ở góc xây dựng ? (Xây trường mầm non, xây công viên,) - Ngoài góc xây dựng ra, lớp mình còn có những góc chơi nào nữa ? -> Cô hỏi trẻ tương tự với 3 góc còn lại. ( Nếu trẻ chưa mạnh dạn nói nên những gì trẻ thấy thì cô gợi ý giúp trẻ nói và động viên trẻ nói to, rõ ràng) * Nhóm 2: Lớp chồi. + Lớp chồi có 2 cô( nêu tên từng cô giáo) + Giới thiệu sơ lược một số bạn trong lớp, bạn nam bạn nữ + Ở lớp cô giáo thường làm những công việc gì ? các con thường làm những công việc gì ? + Ở lớp mình có mấy tổ ? (Từng tổ trưởng lên giới thiệu những thành viên trong tổ của mình) + Ở lớp các bạn có đồ dùng cá nhân không ? Ai lên giới tiệu về kí hiệu của mình + Các bạn trong lớp phải như thế nào với nhau ? -> Các bạn học cùng một lớp phải biết thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhaukhông được chọc bạn không được đánh bạn.. * Nhóm 3: Hoạt động lớp chồi. - Đây là hoạt động lớp chồi ( Giờ âm nhạc, thể dục, tạo hình , hoạt động góc.) Ngoài những hoạt động các bạn mới xem lớp chúng còn có những hoạt động nào khác ?( Ăn, ngủ,vệ sinh, hoạt động ngoài trời .) => Ở lớp các con được học và chơi cùng các bạn, sau giờ học các bạn cùng sắp xếp đồ chơi ngăn nắp và giữ gìn vệ sinh lớp học. Các bạn trong lớp chơi rất đoàn kết và yêu thương nhau. * Hoạt động 2 : Đội nào giỏi ? Các bạn vừa khám phá về lớp chồi của mình giờ cùng cô chơi trò chơi nhé! Trò chơi có tên là «  Đội nào giỏi » - Cách chơi: Cô cho trẻ chia làm 4 đội. Mỗi đội sẽ có một bức tranh to với nhiều mảnh ghép ,nhiệm vụ của các bạn sẽ sắp xếp những mảnh ghép sao cho thành một bức tranh hoàn chỉnh. - Luật chơi: Thời gian là 1 bài hát đội nào thực hiện nhanh đội đó thắng cuộc. - Cô kiểm tra kết quả * Hoạt động 3: Bé ở tổ nào ? Trò chơi tiếp theo thưởng cho các bạn trò chơi có tên “ - Các chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, Trên 4 góc lớp cô có 4 hình : Hình tròn màu đỏ( Tổ 1), Hình vuông màu xanh( tổ 2), hình tam giác màu vàng( tổ 3), hình chữ nhật màu xanh( tổ 4). Nhiệm vụ của các bạn sẽ nhận một ký hiệu với màu sắc đúng với hình . Mỗi một hình là một tổ được định sẳn, từng thành viên trong lớp sẽ được xem và lựa chọn. - Yêu cầu: Cho các bé đứng theo tổ,xếp theo hàng dọc trước vạch,khi nghe hiệu lệnh của cô,các bé đi qua các chướng ngại vật tới vạch đích lấy một ký hiệu của mình và dán vào đúng tổ trên bảng . - Luật chơi: Trẻ nào dán sai hình vào tổ thì phạt nhảy lò cò. - Sau khi trẻ thực hiện xong, cô kiểm tra lại và sửa sai cho trẻ. * Kết thúc : Cho trẻ vệ sinh chuẩn bị hoạt động góc. -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời tự do. - Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình -Trẻ trả lời. -Trẻ chơi theo hiệu lệnh của cô. -Trẻ chơi theo hiệu lệnh của cô. Nhận xét tiết dạy: ..................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Thứ ba, ngày 19 tháng 09 năm 2017 Đề tài : TÔ MÀU ĐỒ CHƠI TRONG LỚP HỌC I.YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Trẻ biết hình dáng của một số đồ dùng đồ chơi trong lớp học. - Biết cách cầm bút vẽ và tô kín hình không lem ra ngoài 2. Kỹ năng: - Rèn tư thế ngồi, ôn luyện kỹ năng vẽ nét tròn, nét thẳng nét xiên - Cách tô màu của trẻ: Tô trùng khít, kín hình, không lem ra ngoài. -Phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ tích cực, hứng thú tô màu. - Giáo dục trẻ giữ gìn cẩn thận sản phẩm. II. CHUẨN BỊ: - Một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp - Tập tạo hình, Bút màu - Nhạc không lời - Góc trưng bài sản phẩm. III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động : Gây hứng thú - Trò chơi: “Chiếc túi bí mật”. - Cô có 1 chiếc túi, trong đó có rất nhiều đồ chơi, hãy sờ và đoán thử xem đó là những đồ chơi gì nhé. - Cô cho 3 – 4 trẻ lên tham gia vào trò chơi và đoán thử xem đó là những đồ chơi gì? * Hoạt động 1: Những đồ chơi trong lớp a. Quan sát vật thật - Nhìn xem cô có gì đây? (Quả bóng, xe ô tô) - Quả bóng có dạng hình gì? - Còn xe ô tô? - Ngoài ra trong lớp còn những món đồ chơi nào nữa? (Búp bê, cầu tuột, cây xanh, chậu hoa,) - Màu sắc của những món đồ chơi như thế nào? b. Quan sát tranh vẽ *) Cho trẻ quan sát bức tranh vẽ quả bóng: - Bức tranh vẽ cái gì? - Quả bóng có dạng hình gì? - Màu sắc như thế nào? - Quả bóng dùng đẻ làm gì? - Vậy các con định tô màu quả bóng này như thế nào? *) Cho trẻ quan sát bức tranh vẽ xe ô tô: - Bức tranh này vẽ cái gì? - Xe ô tô gồm mấy phần? - Màu sắc như thế nào? - Xe ô tô dùng để làm gì? -Vậy các con định tô màu xe ô tô này như thế nào? c. Quan sát cô làm mẫu. - Cô thực hiện : vừa làm vừa giải thích - Trước khi tô màu các con phải ngồi như thế nào? -> Các con phải ngồi ngày ngắn, cầm bút bằng tay phải và 3 đầu ngón tay, các con phải di màu đều tay, tô trùng khít, tô từ trái qua phải và tô không lem ra ngoài. - Cô đã tô xong rồi các con thấy thế nào? - Vậy để tô màu tranh đồ chơi đẹp thì các bạn làm như thế nào? - Cô đã chuẩn bị mỗi bạn một bức tranh, bây giờ lớp chúng mình cùng giúp cô tạo nên những bức tranh thật đẹp nhé! * Hỏi ý định của trẻ. - Con định tô màu đồ chơi gì? - Con định tô màu như thế nào? - Con dùng những kỹ năng nào để tô màu? - Cô mong các con sẽ tô màu được nhiều đồ chơi tặng bạn nhé * Hoạt động 2 : Ai vẽ đẹp. + Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ, tô màu, chọn màu cho phù hợp. (Cô bao quát, gợi cho trẻ còn lúng túng). + Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện. + Củng cố cho trẻ kỹ năng tô, kỹ năng cầm viết cho trẻ. + Trao đổi về ý tưởng của trẻ khi thực hiện . + Cô hướng dẫn và sửa sai cách ngồi và cách cầm bút màu cho trẻ. - Cô động viên trẻ tô màu cho thật đẹp và hoàn thành sản phẩm nhanh * Hoạt động 3 : Sản phẩm bé yêu. Cô cho trẻ trung bày sản phẩm. - Bây giờ lớp mình cùng lên trưng bày bài sản phẩm của mình nào.( Gọi 1-2 đặt tên bức tranh của mình) - Các con quan sát xem thích bức tranh nào nhất? - Vì sao con lại thích bức tranh này nhất? - Mời tác giả lên giới thiệu bài của mình? - Cô nhận xét bài của trẻ: nhận xét riêng => GD: Khi tô thì ngồi ngay ngắn, tô màu không lem ra ngoài.. - Kết thúc: Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị hoạt động góc . - Trẻ tham gia vào trò chơi - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiên - Trẻ chọn và nhận xét Nhận xét tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ tư, ngày 20 tháng 09 năm 2017 Đề tài : NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT VỀ SỐ LƯỢNG 2 NHÓM ĐỐI TƯỢNG. I.YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Trẻ biết so sánh, nhận biết sự khác nhau về số lượng giữa hai nhóm đối tượng - Tạo sự bằng nhau giữa hai nhóm 2. Kĩ năng: - Trẻ được ôn lại kĩ năng xếp tương ứng 1 – 1. - Luyện kỹ năng đếm, quan sát, so sánh và nêu kết quả của đồ dùng đồ chơi - Phát triển khả năng quan sát, so sánh cho trẻ 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹn hoạt bát trong hoạt động. - Trẻ biết lắng nghe, chú ý và biết nhường nhịn nhau khi chơi - Trẻ ngoan, có ý thức học và thích học môn toán. - Giáo dục trẻ giữ gìn sức khỏe, vệ sinh khi tham gia chơi. II. CHUẨN BỊ : - Ghế cho trẻ ngồi, búp bê và ghế cho búp bê, bút cho búp bê -Tập vui học toán cho trẻ có hình ảnh các đồ vật như bàn, ghế, cuốn tập, cầu tuột, bộp màu III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú. Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: Những ngón tay nhúc nhích. - Bây giờ lớp mình cùng chơi với cô trò chơi “ Những ngón tay nhúc nhích “ nhé! 1. Hoạt động 1: Ôn bằng nhau và khác nhau - Hai bàn tay con áp vào nhau, các con hãy nhìn kĩ và nói xem trên bàn tay có những gì bằng nhau? - Mỗi tay nắm một cái tai, vậy các con nói cho cô biết trên người mình có những gì có số lượng bằng nhau? - Mỗi tay đặt lên một chân, số tay và chân như thế nào với nhau? - Mỗi bạn ngồi trên mấy cái ghế? - Vậy số người và số ghế như thế nào so với nhau? 2. Hoạt động 2: Nhận biết phân biệt về số lượng 2 nhóm đối tượng - Trên bảng cô có những bạn búp bê, làm thế nào để biết số búp bê và số ghế có bằng nhau hay không? - Bạn nào lên xếp cho cô mỗi bạn búp bê một cái ghế? - Thiếu mấy cái ghế? - Muốn cho số ghế và số búp bê bằng nhau thì phải làm gì? - Các bạn nhìn xem, cô thêm một cái ghế. Bây giờ số ghế và số búp bê như thế nào so với nhau? - Các bạn búp bê có rất nhiều bút, làm thế nào để biết số bút có nhiều hơn số búp bê hay không? - Bây giờ, số bút và số búp bê như thế nào so với nhau? - Số búp bê ít hơn số bút bao nhiêu? - Muốn có số bút bằng số búp bê ta phải làm thế nào? - Bạn nào lên bớt cho cô một cái bút? - Bây giờ thử nhận xét xem số bút và búp bê như thế nào so với nhau? 2. Hoạt động 3: Trò chơi “Về đúng nhà” Cô có các ngôi nhà có số nhà là các cặp bông hoa và chậu hoa không bằng nhau hoặc bằng nhau. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ sẽ tìm về các ngôi nhà có các cặp bông hoa và chậu hoa bằng nhau hoặc không bằng nhau. Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần: - Lần 1: Về ngôi nhà có các cặp bông hoa và chậu hoa không bằng nhau. - Lần 2: Về ngôi nhà có các cặp bông hoa và chậu hoa bằng nhau - Lần 3: Về ngôi nhà có các cặp bông hoa và chậu hoa không bằng nhau. Tìm xung quanh lớp đồ dùng, thêm hoặc bớt bông hoa và chậu hoa để 2 nhóm bông hoa và chậu hoa băng nhau. 3. Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm bạn thân - Cách chơi: Cô cho các bạn đi xung quanh lớp, vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh của cô tìm bạn cho mình, Mỗi bạn trai tìm một bạn gái, thì trẻ sẽ nắm tay nhau lại thành một đôi. - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và hỏi trẻ -Cho trẻ chơi 2-3 lần *Kết thúc: Cho trẻ cùng cô thu dọn đồ dùng và nghỉ ngơi nhẹ nhàng. - Trẻ làm theo cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ tham gia vào trò chơi - Trẻ tham gia vào trò chơi Nhận xét tiết dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thứ năm, ngày 22 tháng 09 năm 2017 Đề tài : Thơ “ CÔ VÀ CHÁU” I . YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc bài thơ. Tên tác giả - Cảm nhận âm điệu êm dịu nhẹ nhàng của bài thơ - Cảm nhận được tình cảm giữa cô và bé trong bài thơ. 2. Kỹ năng: -Trẻ đọc mạch lạc, biểu cảm thể hiện bài thơ - Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng - Phát triển ngôn ngữ: 3. Thái độ. - Trẻ yêu quý trường lớp, bạn bè và cô giáo. - Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỉ luật trong giờ học. II. CHUẨN BỊ : - Hình ảnh minh họa bài thơ: Hình ảnh bé biết màu xanh, Cô chỉ màu đỏ, bé biết bảy màu. - Tranh chơi trò chơi: Hình ảnh bé biết màu xanh, Cô chỉ màu đỏ, bé biết bảy màu. - Nhạc bài : “ Cô giáo ” III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú Hát “Em đi mẫu giáo” - Các bạn vừa hát bài hát gì? - Khi đi học các bạn được cô giáo dạy những gì? * Hoạt động 1: Cô đọc thơ - Để biết cô giáo dạy các con những điều gì ? Mời các con lắng nghe bài thơ “ Cô và cháu ” của các tác giả Nguyễn Văn Bắc nhé! - Cô đọc diễn cảm lần 1 - Cô đọc thơ lần 2 kèm theo tranh ảnh minh họa. - Bài thơ nói về điều gì? -> Nội dung bài thơ nói lên tình cảm tha thiết của cô giáo với các các bạn nhỏ chăm chỉ học bài còn cô giáo thì say sưa giảng bài * Hoạt động 2: Bé hiểu gì qua bài thơ - Đàm thoại kết hợp cho tre xem tranh + Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? - Lúc đầu, em bé biết được màu gì? ( màu xanh) - Cô giáo chỉ cho em biết màu gì?( màu đỏ) - Nhờ cô giáo, em bé còn biết thêm màu gì nữa?( màu vàng, màu tím) - Em bé đã biết tất cả bao nhiêu màu? ( bảy màu) - Câu thơ nào diễn tả tình cảm của cô và cháu ? => GD: Cô giáo là người chăm sóc thương yêu và dạy vỗ các con hằng ngày vì vậy các con phải chăm ngoan và nghe lời cô giáo để cô giáo được vui lòng nghe con * Ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 03 - lop choi cua be.doc
Tài liệu liên quan