Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động: Môi trường xung quanh - Đề tài: Chú cảnh sát giao thông

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức: - Trẻ biết gộp hai nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 2 - Trẻ biết tên những con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ biết số các con vật và, so sánh.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. - Rèn khả năng ghi nhớ cho trẻ

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ ý thức trong giờ học. - Yêu thích học toán.

II. Chuẩn bị

- 2 con thỏ, 2 củ cà rốt(của cô)

- 2 con thỏ, 2 củ cà rốt(của trẻ)

III. Hướng dẫn thực hiện

 

doc22 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 12469 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động: Môi trường xung quanh - Đề tài: Chú cảnh sát giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạng của mọi người, giúp mọi người lưu thông thuận lợi trên đường. - Trẻ TL theo ý hiểu của mình(con phải thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông không được chơi đùa, đá bóng ở trên đường ) - Lắng nghe - Hát và ra chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có mục đích: Quan sát đường phía trước cổng trường Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột. Chơi tự do theo ý thích I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ được dạo chơi và quan sát đường quốc lộ phía trước cổng trường Biết chơi trò “Mèo đuổi chuột”. - Rèn kỹ năng quan sát và kỹ năng khi đi trên đường. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ biết khi đi qua đường phải có người lớn dẫn, không tự ý đi sang đường II. Chuẩn bị: - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng - Đồ chơi ngoài trời. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ 1: Gây hứng thú: Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay HĐ 2: Phát triển bài: * Hoạt động có mục đích “Quan sát đường phía trước cổng trường”. - Cho trẻ đi theo hàng cùng cô, vừa đi vừa hát bài “Chú cảnh sát giao thông”. Ra đến nơi cô cho trẻ đứng bên lề đường quan sát quang cảnh của đoạn đường quốc lộ - Cô cho kể về những thứ mà bé quan sát được. - Cháu thấy xê ô tô, xe máy đi như thế nào? => Cô giáo dục trẻ: ngoài đường có rất nhiều xe qua lại, xe chạy nhanh rất nguy hiểm. Vì thế khi muốn sang các cháu phải có người lớn dẫn, khi đi nhớ đi đường phía bên tay phải của mình - Cô và trẻ cùng đi vào trong sân trường. * Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột - Cách chơi, Luật chơi: cô mời 1-2 trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. * Chơi tự do - Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ. HĐ 3: Kết thúc: - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Trò chuyện cùng cô - Trẻ nối đuôi nhau đi cùng cô - Đứng bên lề đường và quan sát. - 4-5 trẻ kể (Cháu thấy ô tô, xe máy, xe đạp) - Xe chạy nhanh - Trẻ Lắng nghe và nhắc lại lời cô dặn - 1-2 trẻ - Cô và trẻ cùng chơi - Chơi tự do trên sân với phấn, các đồ chơi ngoài trời. HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Đề tài: Làm quen bài hát “Cháu thương chú bộ đội” * Làm quen bài hát “Cháu thương chú bộ đội” - Ổn định tổ chức -  Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả: - Hát cho trẻ nghe - Cô hát và cho trẻ hát theo cô ( Nhiều lần), Hỏi trẻ: - Bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác? - Cô giáo dục trẻ *Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp * Nêu gương, đánh giá cuối ngày: Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 3 ngày 14 tháng 11 năm 2017 Đề tài: Bật qua vật cản 10 - 15cm HOẠT ĐỘNG : THỂ DỤC TCVĐ: Kéo co. I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết dùng sức của đôi chân để bật qua vật cản cao 10-15cm mà không làm đổ vật cản, không bị ngã. Biết chơi trò chơi. - Rèn kĩ năng ném nhún bật cao bằng 2 chân . - Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin,tính kỉ luật ,tinh thần tập thể II. Chuẩn bị - 20 – 30 viên gạch đồ chơi. - Sân tập bằng phẳng , trang phục gọn gàng III. Hướng dẫn thực hiện : Hoạt động của cụ Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú: - Cô và trẻ trò chuyện về ích lợi của việc tập thể dục. Hoạt động 2: Phát triển bài: * Khởi động - Cho trẻ đi kết hợp các kiểu đi, chạy - Đội hình: 3 hàng dọc chuyển – 3 hàng ngang. * Trọng động - Tập kết hợp lời bài hát “Cô và mẹ” 2 lần - Tay 2 : tay đưa ra trước lên cao. - Chân 4: Bước khuỵu 1 chân ra phía trước,chân sau thẳng . - Bụng 5 :Đứng đưa 2 tay lên cao,cúi gập người về phía trước. - Bật 4 : Bật tiến về phía trước . - Cô bao quát sửa sai cho trẻ. * VĐCB : Bật qua vật cản 10 -15cm. TCVĐ: Kéo co - Cô giới thiệu tên bài tập: “Bật qua vật cản 10 -15cm” - Cho trẻ nhắc lại tên bài tập. - Cô hướng dẫn cách tập: + Lần 1: cô thực hiện + Lần 2 vừa thực hiện cô vừa hướng dẫn: Đây là con đường từ nhà bé đến trường, trên đường đi bé cần vượt qua các chướng ngại vật. Chúng ta cần vượt qua bằng cách: đi tự nhiên đến trước các chướng ngại vật, nhún 2 đầu gối lấy đà va bật nhẹ nhàng qua các chướng ngại vật, cứ đi như vậy cho đến trường.... - Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu. - Trẻ thực hiện : Cô cho lần lượt 4 trẻ lên thực hiện, mỗi trẻ thực hiện bật qua 3-4 vật cản - Lần 2: cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua giữa 2 tổ. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô hỏi trẻ các con vừa thực hiện vận động gì ? * TCVĐ “Kéo co” Hoạt động 3 : Kết thúc -Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân . - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô - Tập 1 lần x 8 nhịp - Tập 1 lần x 8 nhịp - Tập 1 lần x 8 nhịp - Tập 2 lần x 8 nhịp - Lắng nghe và nhắc lại cùng cô - Quan sát cô thực hiện mẫu - 2 trẻ lên làm mẫu - Trẻ thực hiện lần lượt - Thi đua theo tổ - Trẻ yếu thực hiện lại - 1-2 trẻ nhắc lại. - Đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng. - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Vừa đi vừa đọc thơ “em cũng là cô giáo” HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - HĐCCĐ: Quan sát một số đồ dùng của chú cảnh sát giao thông - TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do: Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ được quan sát và nói đúng tên một số đồ dùng của chú cảnh sát giao thông: Quần áo, mũ,. Biết chơi trò chơi. - Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ yêu quý, kính trọng các cô chú CSGT II. Chuẩn bị: - Chỗ ngồi cho trẻ hoạt động: Trải chiếu dưới bóng cây. - Một số đồ dùng của chú cảnh sát giao thông: Quần áo, mũ,. - Trang phục gọn gàng III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ 1: Gây hứng thú: Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay HĐ 2: Phát triển bài: * Hoạt động chủ đích “Quan sát một số đồ dùng của chú cảnh sát giao thông” - Cho trẻ ngồi thành 4 nhóm, quan sát các đồ dùng mà cô đã chuẩn bị, các nhóm thảo luận và nói về đặc điểm của từng loại đồ dùng - Cô cho trẻ giới thiệu đồ dùng của nhóm mình. - Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng các cô chú CSGT. * Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ - Cách chơi, luật chơi: Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 5-6 lần, - Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. * Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi trên sân. Cô chú ý bao quát trẻ chơi. Nhận xét sau khi chơi. HĐ 3: Kết thúc: - Cho trẻ hát bài “ chú cảnh sát giao thông” - Trò chuyện cùng cô - Trẻ quan sát, thảo luận - Nhóm trưởng, các nhóm nhận xét. Các trẻ khác bổ xung. - Lắng nghe - 2-3 Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Hai bạn một kết đôi với nhau và chơi trò chơi Chơi tự do trên sân trời. - Hát và đi nhẹ nhàng vào lớp. HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Lao động vệ sinh nhổ cỏ chăm sóc cây * Lao động vệ sinh nhổ cỏ chăm sóc cây - Cô chuẩn bị trang phục của cô và trẻ gọn gàng, khăn lau tay, nước, sô, chậu, bình tưới cây - Cô và trẻ cùng hát bài “Em yêu cây xanh” - Trò chuyện về nội dung công việc cần làm “Lao động vệ sinh nhổ cỏ chăm sóc cây” - Cô và trẻ chia thàng các nhóm để chăm sóc các bồn cây - Cho trẻ thực hiện, cô bao quát và hướng dẫn, động viên, khuyên khích trẻ. - Kết thúc cô động viên, tuyên dương trẻ Cho trẻ cất đồ dùng, đi vệ sinh tay chân sạch sẽ. *Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp * Nêu gương, đánh giá cuối ngày: Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 4 ngày 15 tháng 11 năm 2017 HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN Tên đề tài: Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 2 I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết gộp hai nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 2 - Trẻ biết tên những con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ biết số các con vật và, so sánh. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. - Rèn khả năng ghi nhớ cho trẻ 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ ý thức trong giờ học. - Yêu thích học toán. II. Chuẩn bị - 2 con thỏ, 2 củ cà rốt(của cô) - 2 con thỏ, 2 củ cà rốt(của trẻ) III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài - cô cùng trẻ trò chuyện về chủ điểm - Các con đang học chủ điểm gi? - Nhà con cuụi những con gỡ? - Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc những con vật nuôi trong gia đỡnh. Ăn những thức ăn được chế biến từ nhưng con vật đó để cung cấp đầy đủ năng nượng và chất dinh dưỡng. 2. Hoạt động 2 : Phỏt triển bài a. Đếm số lượng của từng nhóm Cô phát cho mỗi bạn một rổ, trong đó có thỏ và cà rốt - Các con xem trong rổ của mình có gì? - Còn trên bảng của cô cũng có gì? - Cô đặt 2 chỳ thỏ, 2 củ cà rốt ở chỗ khác nhau. Cho trẻ đếm số thỏ và cà rốt. Trẻ đếm số thỏ : 1, 2 Trẻ đếm số cà rốt 1, 2 Cả lớp đếm. Tổ đếm, nhóm đếm. - Cá nhân đếm. - Chúng mình vừa đếm tất cả là mấy chỳ thỏ, có tất cả là mấy củ cà rốt? - Cô nhắc lại: Chúng mình vừa đếm tất cả là 2 chỳ thỏ và 2 củ cà rốt. b. Gộp hai nhóm để thành một nhóm mới - Bây giờ cô mời cả lớp gộp 2 chỳ thỏ và 2 củ cà rốt đứng cạnh nhau xếp thành một hàng ngang. - Bây giờ chúng mình tạo ra được một nhóm mới, đó là nhóm có Thỏ và cà rốt. c. Đếm số lượng có nhóm mới - Bây giờ chúng mình cùng đếm số thỏ và cà rốt là bao nhiờu - Các con biết nhóm mới bây giờ là bao nhiêu không? - Để biết nhóm mới là bao nhiêu cô cùng các con đếm nhá - Cho cả lớp đếm 1, 2, 3, 4 (tất cả là ). - Mời từng nhóm trẻ đếm. – Cho cỏ nhõn trẻ đếm Cô nhận xét - tuyên dương. Chúng mình vừa đếm thỏ và cà rốt tất cả là mấy? *) . Luyện tập * Trò chơi: Chọn theo yêu cầu. Luật chơi: Lấy cái theo yêu cầu của cô. Cách chơi: Trong rổ của các con có rất nhiều đồ chơi, khi cô yêu cầu nhặt cái gì thì các con lấy cái đó và gộp thành một nhóm. Ví dụ: Lấy 2 chỳ mốo, 2 chỳ cỏ, . Gộp 2 nhóm mốo và cỏ thành một nhóm rồi đếm. Tổ chức cho trẻ chơi. Nhận xét sau khi chơi * Trò chơi: Thi xem ai nhanh. Cách chơi: Trên cây có gắn rất nhiều các loại quả, mỗi bạn sẽ hái cho cô 1 quả, sau đó hát đi xung quanh lớp. Khi cô nói “tìm bạn”, bạn có quả nào thì tìm bạn có quả đó đứng thành một đôi. Ví dụ: Bạn có quả xoài tìm bạn quả xoài đứng với nhau thành một nhóm và khi cô yêu cầu hai nhóm bạn có quả khác nhau tạo thành một nhóm mới chúng mình tìm đúng nhóm đó nhé. - Tổ chức cho trẻ chơi. Nhận xét sau khi chơi. 3. Hoạt động 3: Kết thúc Củng cố - nhận xét tuyên - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ kể tên - Trẻ lắng nghe - Trẻ xem cú cà rốt và thỏ - Trẻ xem - Trẻ đếm 1: 2 - Trẻ đếm 1,2 - Trẻ đếm theo các hỡnh thức - 2 chỳ thỏ, 2 củ cà rốt - Trẻ lắng nghe - Trẻ đặt - Trẻ tạo ra nhúm mới - Cú ạ - Trẻ đếm cùng cô 1, 2, 3, 4 (tất cả là 4). - Từng nhóm đếm - Trẻ đếm - là 4 - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCCĐ: Vẽ một số đồ dung của chú cảnh sát giao thông bằng phấn. TCVĐ: Ai nhanh, ai khéo Chơi tự do I. Mục đích- yêu cầu: - Trẻ biết vẽ một số đồ dung của chú cảnh sát giao thông bằng phấn - Rèn kỹ năng lắng nghe, ghi nhớ cho trẻ. - Trẻ biết yêu quý , kính trọng cô chú cảnh sát giao thông. II. Chuẩn bị: - phấn, bóng nhựa III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ 1: Giới thiệu bài: - Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. Giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay. HĐ 2: Phát triển bài: * Hoạt động có chủ đích: Vẽ một số đồ dung của chú cảnh sát giao thông bằng phấn- Các con vừa được học nghề gì? - À, vậy đồ dung của cô chú cảnh sát giao thông có những gì? - Vậy bây giờ cô sẽ cho lớp mình vẽ xuống sân một số đồ dung của chú cảnh sát giao thông bằng phấn theo ý thích của các con . - Giáo dục trẻ không được nghịch phấn. * Trò chơi vận động: Ai nhanh, ai khéo Cô chia trẻ làm 4 đội , mỗi đội có 1 giỏ nhựa để cách khoảng 5 m khi có hiệu lệnh bắt đầu mỗi đội cử một bạn chạy lên chõ có bóng nhặt bóng kẹp vào giữa 2 chân và bật nhanh về bỏ vào rổ của mình , sau đó tiếp tục chạy lên nhặt bóng. Luật chơi: Trẻ phải chạy nhanh nhặt bóng và kẹp vào giữa 2 chân bật nhanh về bỏ vào rổ của mình . Qủa bóng nào bị rơi giữa đường sẽ không được tính . đội nào mang về được nhiều bóng đội đó sẽ chiến thắng. - Cho trẻ chơi  2 – 3  lần. * Chơi tự do: - Cô giới thiệu đồ chơi, trò chơi trên sân, cho trẻ chơi - Cô quan sát giúp trẻ chơi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. HĐ 3: Kết thúc: - Gợi ý trẻ nhận xétCô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Trò chuyện cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ kể tên - Trẻ vẽ hứng thú - Trẻ nghe cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi đoàn kết theo nhóm, - Chơi tự do. - Trẻ nhận xét về bạn, về mình. CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Tên hoạt động: - Bò dích dắc qua 5 điểm. - Tung và bắt bóng với cô bằng 2 tay - Bật qua vật cản cao 10-15cm TCVĐ: Ai nhanh hơn I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Giáo dưỡng - Trẻ biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể để thực hiện đựơc các vận động: Bò dích dắc qua 5 điểm, Tung và bắt bóng với cô bằng 2 tay, Bật qua vật cản cao 10-15cm. Biết xâu hạt thành những chiếc vòng, biết tên trò chơi vận động, biết tham gia trò chơi dưới hình thức thi đua. 2. Tố chất vận động - Rèn cho trẻ đội hình đội ngũ, kĩ năng bò, đi thay đổi hướng, Tung và bắt bóng, bật qua vật cản. Phát triển các cơ vận động và cơ toàn thân cho trẻ - Rèn sự khéo léo và sự kiên trì. Rèn tính mạnh dạn tự tin linh hoạt nhanh nhẹn khéo léo sự bền bỉ dẻo dai - Rèn kĩ năng xâu hạt, kĩ năng buộc thành chiếc vòng. 3. Giáo dục: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động II. CHUẨN BỊ: - Sân tập, trang phục của cô và trẻ gọn gàng. - 5 quả bóng. - băng dính xanh. - 30 viên gạch - Dây để chơi trò chơi - Các bài nhạc: nghề nghiệp III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Giới thiệu bài Chào mừng tất cả các bé đến với chương trình “Bé yêu thể thao” ngày hôm nay. Đến với chương trình Bé yêu thể thao ngaỳ hôm nay là sự góp mặt không thể thiếu được của 3 đoàn vận động viên + Sắc hồng + Sắc xanh + Sắc vàng Rất vinh dự cho ngày hội của chúng ta ngày hôm nay là có mặt của các cô giáo đến từ các trường mầm non số 1 PH đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng. Và 1 thành phần không thể thiếu được đó là các cổ động viên của cả 3 đoàn, Đến với Chương trình “ bé yêu thể thao” ngày hôm nay các VĐV sẽ được tham gia rất nhiều các vận động, được chơi các trò chơi thể hiện sự nhanh nhẹn, mạnh dạn, khéoléo.. Chương trình của chúng ta gồm có 3 phần thi: + Vượt chướng ngại vật + Khéo tay, nhanh mắt + Chung sức 2. Phát triển bài: a. Đồng diễn: Phát triển chung Còn chờ gì nữa một tràng pháo tay thật lớn để chương trình được phép bắt đầu. Mở đầu chương trình mời quí vị và các bạn đến với màn đồng diễn đẹp mắt của 3 đoàn VĐV thể hiện trên nền nhạc bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục” - (chuyển đội hình đội ngũ ) b. Phần thi 1: Vượt chướng ngại vật (Bài tập liên hoàn) - Sau đây phần thi thứ nhất xin được bắt đầu: - Bước vào phần thi thứ nhất phần thi Vượt chướng ngại vật các VĐV phải vượt qua bài tập liên hoàn với 3 vận động: Bò dích dắc qua 5 điểm, Tung và bắt bóng với cô bằng 2 tay, Bật qua vật cản cao 10-15cm - Cô hướng dẫn tập từng vận động Sau thời gian là 1 bản nhạc, Đoàn VĐV thắng cuộc sẽ được 3 bông hoa. Đoàn VĐV còn lại được 1 hoặc 2 bông hoa. - Trẻ thực hiện: Ba đoàn VĐV cùng thực hiện với ba bài tập khác nhau ( Nhạc: Cháu yêu cô chú công nhân) - Cô kiểm tra kết quả tặng hoa cho 3 đoàn VĐV c. Phần thi 2: Chúng ta cùng nhau bước vào phần thi: Khéo tay nhanh mắt( Xâu Vòng) Trên tay cô cầm gì? Với những sợi dây và hạt này, 3 đội phải khéo léo sâu những chiếc vòng thật đẹp sau đó buộc vào để thành những chiếc vòng đeo tay. Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào làm được nhiều vòng nhất sẽ thắng cuộc. Đội thắng cuộc sẽ được 3 bông hoa, đội được ít hơn được tặng 1, 2 bông hoa. - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô nhận xét kết quả: đếm vòng của 3 đội và tặng hoa d. Phần thi 3: Chung sức + Cô có những quả bóng rất đẹp, nhưng để di chuyển nó đi mà không dùng tay, lại không để bóng rơi xuống đất là điều rất khó đấy các bạn ạ. Và sau đây 2 bạn 1 đội dùng cơ thể của mình để di chuyển thật khéo léo để bóng không rơi và thả bóng vào rổ của đội mình, Trong thời gian là một bản nhạc đội nào chuyển được nhiều bóng đội đó sẽ thắng cuộc và được thưởng 3 bông hoa, 2 đội còn lại sẽ được thưởng 1,2 bông hoa. Các bạn chú ý: nếu bóng rơi thì phải quay lại vị trí đi lại. - Phần thi bắt đầu ( Nhạc bài hát Làm chú bộ đội) - Cô đếm, kiểm tra cùng trẻ - Vừa rồi các vận động viên đã được thể hiện qua các vận động, các trò chơi. Và bây giờ chúng ta cùng nhau xem lại kết quả của 3 đội qua số lượng hoa của các đội đã đạt được ( Cô đếm số lượng hoa, công bố kết quả: Bây giờ sẽ là lúc quan trọng và hồi hộp nhất mà các bạn đang chờ đợi, đó chính là phần trao giải: theo các bạn, đội nào sẽ dành giải cao nhất trong ngày hôm nay. - Giải phong cách ngày hôm nay sẽ thuộc về đội. Xin trân trọng kính mời cô.. trao giải phong cách cho đội - Giải đồng đội sẽ thuộc về đội.. Xin trân trọng kính mời cô.. trao giải đồng đội cho đội - Và chắc chắn rồi, đội có số lượng hoa nhiều nhất sẽ là đội dành giải nhất của hội thi ngày hôm nay chính là đội.. Xin trân trọng kính mời cô.. trao nhất cho đội - Thưa quý vị và các bạn có lẽ thời gian trôi thật nhanh, chúng tôi hi vọng thông qua ngày hội thể thao hôm nay đã mang lại niềm, vui, nụ cười cho quý vị khán giả, cho các bé thân yêu của chúng ta. Xin chào và hẹn gặp lại. 3, Hoạt động 3: Kết thúc Cô cho trẻ đi theo bài hát “ Làm chú bộ đội” - Trẻ hứng thú và vỗ tay - Từng đoàn vận động viên đi ra. - Trẻ vỗ tay. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ tập bài đồng diễn trên nền nhạc “Cháu thương chú bộ đội ” với quả bông cùng cô giáo - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ thực hiện cùng lúc theo hiệu lệnh với bài tập mức độ khác nhau - Trẻ kiểm tra cùng cô - Trẻ thực hiện cùng lúc theo hiệu lệnh với mức độ khác nhau - Trẻ hứng thú chơi - Trẻ chú ý lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - Trẻ tham gia chơi - Trẻ chú ý lắng nghe. - 3 đội lên nhận quà. - Trẻ đi nhẹ nhàng vòng quanh sân 1-2 vòng. *Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp * Nêu gương, đánh giá cuối ngày: Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 5 ngày 16 tháng 11 năm 2017 HOẠT ĐỘNG : TẠO HÌNH Đề tài: Cắt dán cái lược (Theo ý thích) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - Dạy trẻ cách cầm kéo, cắt ước lượng nan giấy theo nhát một cách đều nhau. - Dạy trẻ kỹ năng cắt bằng kéo, kỹ năng dán Luyện cách phết hồ và dán sạch đẹp - Giáo dục trẻ tính kiên trì chịu khó, biết giữ gìn khi làm bài II. CHUẨN BỊ. 1. Đồ dùng của cô. - Tranh dán mẫu - Kéo, hồ dán, khăn lau, giấy màu 2. Đồ dùng của trẻ. - Kéo hồ dán, khăn lau, giấy màu, vở tạo hình, rổ đựng đồ dùng. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. HĐ 1: Giới thiệu bài: - Cho trẻ hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân. Trò chuyện với trẻ về các nghề xung quanh bé. Trò chuyện về nghề cắt tóc. Cô cho trẻ quan sát cái lược 2. HĐ 2: Phát triển bài: a. Hướng trẻ tới nhiệm vụ tạo hình. - Cô treo tranh mẫu các con nhìn xem cô đã cắt dán được gì đây? Chiếc lược dùng để làm gì? Chiếc lược có những đặc điểm gì? các con nhìn xem các răng lược được cắt như thế nào. chiếc lược có màu gì ? - Ngoài chiếc lược màu xanh ra cô còn cắt dán được những chiếc lược khác có màu sắc và hình dáng khác nhau ( cho trẻ quan sát 2 tranh còn lại) - Muốn cắt được những chiếc lược đẹp cô phải ngồi đúng tư thế, chân vuông góc, lưng thẳng, tay trái cô cầm băng giấy, tay phải cô cầm kéo nhưng phải cầm mềm tay không ghì kéo khi đưa giấy vào cắt. Cô dùng kéo lồng vào ngón tay cái và lồng vào ngón tay trỏ rồi lần lượt cắt từng nhát một đến hết nan giấy. - Khi phết hồ cô lật mặt giấy phía sau lên và phết nhẹ keo vào phần gáy và từng răng lược sau đó miết nhẹ. Cô lại tiếp tục dán chiếc lược vào vở tạo hình. Các con thấy có đẹp không? Cô cất tranh mẫu. b.Trẻ thực hiện - Muốn cắt đẹp các con phải cầm kéo bằng tay nào? - Các con làm động tác cắt trên không nào - Bây giờ cả lớp hãy cầm băng giấy và cắt nào. - Cô đến từng bàn hướng dẫn cho trẻ tự cắt các băng giấy thành những chiếc lược -Khi cắt xong hướng dẫn trẻ phết hồ vào dưới các nan giấy rồi dán. - Nhắc nhở trẻ không bôi hồ ra bài phải giữ cho bài sạch đẹp.Khi hồ dán ra tay phải dùng khăn ướt lau tay. c. Nhận xét sản phẩm - Cô treo bài của trẻ lên giá để cùng nhau nhận xét. - Các con quan sát xem bức tranh của bạn nào làm đẹp. - Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ - cô và trẻ cùng hát bào “Cháu yêu cô chú công nhân 3. Kết thúc. - Cô hát cùng trẻ và ra chơi. - Trẻ hát cùng cô trò chuyện về chủ đề, về các nghề, về nghề cắt tóc - Trẻ quan sát, trả lời + Cái lược + Chải tóc + Tay cầm, răng lược + đều nhau - Màu xanh - Trẻ quan sát - Trẻ chú ý lên cô và quan sát cách làm - Đẹp ạ. - Tay phải ạ - Trẻ làm động tác cắt trên không - Trẻ cầm băng giấy và cắt - Trẻ xếp và dán - Trẻ dừng tay và đem tranh lên trưng bày. - Trẻ quan sát và nhận xét bài của nhau. - Trẻ hát và ra chơi HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Đề tài: - HĐCĐ: Quan sát thời tiết - TCVĐ: Kéo co - Chơi tự do I. Mục đích - yêu cầu - Trẻ nhận ra thời gian, thời tiết trong ngày; Những ảnh hưởng của thời tiết đối với con người. Biết cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên: Trời mây, cỏ cây, hoa lá. - Rèn kỹ năng quan sát, tập trung, chú ý. - Yêu thích thiên nhiên, biết ăn mặc phù hợp theo mùa II. Chuẩn bị - Địa điểm quan sát sạch sẽ, mát mẻ - Đồ dùng, đồ chơi để tổ chức trò chơi cho trẻ III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài ‘’Cháu yêu bà’’ và xếp hàng đi ra sân. HĐ2. Phát triển bài *Quan sát thời tiết mùa thu - Cô cho trẻ đi dạo 1 vòng xung quanh sân trường. Cô hỏi trẻ: + Bây giờ là tháng mấy? Đang là mùa gì? + Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu? + Thời tiết mùa thu như thế nào? + Hãy nhìn ngắm xem xung quanh có những gì? + Bầu trời hôm nay như thế nào? Có gì trên bầu trời? - Cô cho trẻ hát bài ‘’Vườn trường mùa thu’’. * Trò chơi VĐ“Kéo co” - Cô nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô động viên trẻ *Chơi tự do - Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ. HĐ3. Kết thúc - Cho trẻ hát “Cháu thương chú bộ đội’’ và vào lớp - Trẻ hát và xếp hàng ra sân - Trẻ đi dạo vòng quanh sân trường và quan sát thời tiết. - Trẻ trả lời: Tháng 10, mùa thu - Trẻ trả lời: Thứ 3, ngày 7/10 - Trẻ trả lời: Mát mẻ, dễ chịu. - Trẻ trả lời: Cây cối trong sân trường. - Trẻ trả lời: Bầu trời trong xanh, có nhiều mây. - Trẻ hát cùng cô - Trẻ lắng nghe và nắm được cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi cùng cô - Trẻ chơi tự do theo ý thớch - Trẻ hát và vào lớp SINH HOẠT CHIỀU Chơi với vở bé làm quen toán số I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ nhận biết, phân biệt được dài hơn – ngắn hơn; cao hơn – thấp hơn và tô màu theo đúng yêu cầu của cô giáo. - Rèn kỹ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế, tô màu các hình - Hứng thú làm quen với hoạt động tô, viết. II. Chuẩn bị - Bàn ghế đúng quy cách - Vở, bút màu, bút chì đủ cho trẻ III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - Cô cho trẻ hát bài “ Lớn lên cháu lái máy cày’’ và trò chuyện về nội dung bài hát và chủ đề - Cô giới thiệu nội dung bài dạy HĐ2. Phát triển bài - Cô hướng dẫn trẻ mở vở ‘’Bé làm quen với Toán qua hình vẽ’’ trang 10. - Cô đọc yêu cầu của bài cần thực hiện ở trang 10: Tô màu xanh ô vuông cạnh chuỗi hạt, cái thìa, dưới bạn có mái tóc dài hơn và màu vàng vào đồ vật ngắn hơn. - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát - Cho trẻ thực hiện tô màu xanh vào đồ vật dài hơn. Sau đó tô màu vàng vào ô bên cạnh đồ vật ngắn hơn. + Cô chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện - Cô hướng dẫn trẻ chuyển sang trang 11. - Cô đọc yêu cầu của bài cần thực hiện ở trang 11: Tô màu xanh vào ô vuông phía dưới bạn cao hơn; Tô màu vàng vào ô vuông phí dưới bạn thấp hơn. - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát - Cho trẻ thực hiện tô màu đồ vật + Cô chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện HĐ3. Kết thúc - Cô nhận xét và khuyến khích, tuyên dương trẻ thực hiện tốt hơn ở lần sau - Cho trẻ cất vở đồ dùng vào đúng nơi quy định - Chuyển hoạt động nêu gương, cắm cờ - Lớp hát và trò chuyện cùng cô - Chú ý lắng nghe - Trẻ mở trang 10 - Chú ý lắng nghe - Chú ý quan sát - Trẻ thực hiện - Trẻ mở trang 11 - Chú ý lắng nghe - Chú ý quan sát - Trẻ thực hiện tô màu theo hướng dẫn - Chú ý lắng nghe - Trẻ thực hiện và chuyển hoạt động *Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp * Nêu gương, đánh giá cuối ngày: Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 6 ngày 17 tháng 11 năm 2017 BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ CUỐI CHỦ ĐỀ Tên đề tài: BD các bài hát: Múa bài “Làm chú bộ đội”, Cô và mẹ, Lớn lên cháu lái máy cày, cháu yêu cô chú công nhân,... Thơ: Nghe lời cô giáo, Cô dạy, bé làm bao nhiêu nghề, ... Nghe hát: Anh phi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 10 CHU ANH SAT GT.doc
Tài liệu liên quan