Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động. vệ sinh hệ vận động

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 6’

- Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?

- Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ và những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và các biện pháp chống mỏi cơ.

3. Nội dung bài mới:

a. Giới thiệu: 1’

 Con người có nguồn gốc từ động vật, nhưng đã tiến hóa cao nhất trong thang tiến hóa. Vậy những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ xương, hệ vận động ở con người được thể hiện như thế nào? Cần phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ hệ vận động?

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động. vệ sinh hệ vận động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:06 Ngày dạy: ........................... Tiết: 11 Ngày soạn: ........................... Bài 11: TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG. VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Chứng minh được sự tiến hóa của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương. - Nêu được đặc điểm ở người thích nghi với dáng đứng thẳng, lao động bằng tay. - Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể chống các tật bệnh về hệ cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên. 2. Kĩ năng Rèn kỹ năng quan sát, so sánh và phân tích, rút ra các đặc điểm tiến hóa ở con người từ các tranh phóng to H11.1 – 4 SGK. 3. Thái độ Hs yêu thích bộ môn hơn. II. Phương pháp Đàm thoại + quan sát + hoạt động nhóm. III. Thiết bị dạy học - Tranh phóng to H11.1 – 5 SGK. - Bảng phụ và phiếu học tập (ghi như nội dung bảng 11 SGK). IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 6’ - Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào? - Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ và những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và các biện pháp chống mỏi cơ. 3. Nội dung bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Con người có nguồn gốc từ động vật, nhưng đã tiến hóa cao nhất trong thang tiến hóa. Vậy những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ xương, hệ vận động ở con người được thể hiện như thế nào? Cần phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ hệ vận động? b. Phát triển Hoạt động 1: Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 12’ - Yêu cầu HS quan sát H11.1 – 3 và hoàn chỉnh bảng 11 SGK. - Gọi 1 số HS lên bảng điền vào bảng phụ. - Nhận xét. - Nhận xét. - Quan sát H11.1 – 3 và hoàn chỉnh bảng 11 SGK. - Lên bảng điền vào bảng phụ. - Nghe, ghi bài. - Ghi bài. I. Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú - Tỉ lệ sọ mặt: lớn. - Lồi cằm ở xương mặt: phát triển. - Cột sống cong ở 4 chỗ. - Lồng ngực: nở rộng sang 2 bên. - Xương chậu: nở rộng - Xương đùi: phát triển, khỏe. - Xương bàn chân: xương ngón ngắn, hình vòm. - Xương gót chân: lớn, phát triển về phía sau. Bảng 11: Sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú. Các phần so sánh Bộ xương người Bộ xương thú Tỉ lệ sọ não/ mặt Lớn Nhỏ lồi cằm xương mặt Phát triển Không có Cột sống Công ở 4 chổ Cong hình cung Lồng ngực Nở sang 2 bên Nở theo chiều lưng - bụng Xương chậu Nở rộng Hẹp Xương đùi Phát triển, khỏe Bình thường Xương bàn chân Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm. Xương ngón dài, bàn chân phẳng. Xương gót Lớn, phát triển về phía sau Nhỏ Hoạt động 2: Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú. 11’ - Yêu cầu HS quan sát H11.4 và đọc  SGK. - Nêu điểm tiến hóa của hệ cơ người so với thú? - Nhận xét và giảng theo nội dung ở phần thông báo. - Quan sát h11.4, đọc  SGK. - Điểm tiến hóa: + Cơ chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia. + Cơ vận động ngón cái phát triển giúp người có khả năng lao động. + Cơ chân lớn, khỏe. + Cơ vận động lưỡi phát triển (có tiếng nói). + Cơ mặt biểu hiện tình cảm. - Chú ý nghe, ghi bài. II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú - Cơ chi trên và cơ chi dưới ở người phân hóa khác với động vật. - Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển giúp người có khả năng lao động. - Cơ nét mặt biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau như: lo âu, suy tư, sợ hãi, vui cười, - Cơ vận động lưỡi phát triển (có tiếng nói). - Cơ chân lớn và khỏe. Hoạt động 3: Vệ sinh hệ vận động: 7’ - Yêu cầu HS quan sát H11.5 SGK. - Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì? - Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và học tập phải chú ý những điểm gì? - Kết luận. - Tại sao phải tập thể dục giữa buổi học, giữa buổi làm việc (lao động trí óc) với những động tác vui càng tốt? - Chúng ta cần làm gì để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh? - Quan sát H11.5 SGK. - Để hệ cơ phát triển cân đối, xương chắc khỏe cần: + Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí. + Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương. + Rèn luyện thân thể bằng cách tập thể dục, thể thao và lao động vừa sức. - Để chống cong vẹo cột sống phải chú ý: + Khi mang vác vật nặng, không nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác về 1 bên liên tục trong thời gian dài. + Khi ngồi vào bàn học hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn. - Ghi bài. - Vì tập thể dục làm tăng cường hoạt động của các hệ cơ quan khác như: hệ hô hấp cung cấp oxi cho cơ thể nhiều hơn, hệ tuần hoàn máu thải axit lactic được nhanh hơn giúp giảm bớt mệt mỏi. - Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao và lao động vừa sức. III. Vệ sinh hệ vận động - Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần: + Có chế độ dinh dưỡng hợp lí. + Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương. + Rèn luyện thân thể bằng cách tập thể dục, thể thao và lao động vừa sức. - Để chống cong vẹo cột sống phải: + Ngồi học đúng tư thế. + Lao động vừa sức. + Mang vác đều 2 bên vai, ... 4. Củng cố: 1’ Gọi học sinh đọc khung kết luận màu hồng. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ - Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân? - Cột sống hình chữ S, cong ở 4 chỗ. - Lồng ngực: phát triển rộng sang 2 bên. - Xương bàn chân hình vòm. - Xương chậu rộng. - Xương gót: lớn, phát triển về phía sau. - Có sự phân hóa xương tay và chân, khớp ở tay và ở chân linh hoạt. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài. - Xem trước bài 12: “Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương”. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11C.doc
Tài liệu liên quan