Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và đối giao cảm?

- So sánh chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm?

3. Bài mới

a. Mở bài: 2’

Nhờ các giác quan chúng ta nhận biết và phản ứng lại các tác động của môi trường. Cơ quan phân tích thị giác giúp ta nhìn thấy xung quanh, vậy nó có cấu tạo như thế nào? Cơ chế nào giúp ta nhìn thấy vật? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

b. Phát triển bài: 28’

Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần của cơ quan phân tích

Mục tiêu: HS nắm được thành phần cấu tạo của 1 cơ quan phân tích và nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Ngày soạn: ............................. Tiết: 53 Ngày dạy: ............................. Bài 49 CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể. - Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích. Từ đó, phân biệt được cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích. - Mô tả được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác và chức năng của chúng. Nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt. - Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt nhìn rõ vật. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, vận dụng kiến thức. 3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ II.Phương pháp Đàm thoại + quan sát + thảo luận nhóm III. Thiết bị dạy học - Tranh phóng to H49.1 – 3 SGK - Mô hình cầu tạo mắt. - Bộ thí nghiệm về thấu kính hội tụ của bộ môn Vật lí. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và đối giao cảm? - So sánh chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm? 3. Bài mới a. Mở bài: 2’ Nhờ các giác quan chúng ta nhận biết và phản ứng lại các tác động của môi trường. Cơ quan phân tích thị giác giúp ta nhìn thấy xung quanh, vậy nó có cấu tạo như thế nào? Cơ chế nào giúp ta nhìn thấy vật? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. b. Phát triển bài: 28’ Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần của cơ quan phân tích Mục tiêu: HS nắm được thành phần cấu tạo của 1 cơ quan phân tích và nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 5’ - Mắt nằm trong hốc mắt, được bảo vệ bởi mi, mày. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: + Mỗi cơ quan phân tích gồm những thành phần nào? + Vai trò của cơ quan phân tích đối với cơ thể? - Gọi HS trình bày. - Ghi nhận. - HS tự thu nhận thông tin và trả lời: + Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần. + Vai trò giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh. - 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. I. Cơ quan phân tích - Cơ quan phân tích gồm gồm: cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương. - Ý nghĩa: giúp chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xum quanh. Hoạt động 2: Cơ quan phân tích thị giác Mục tiêu: HS nắm được: - Thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác. - Cấu tạo cầu mắt và màng lưới. - Quá trình thu nhận ảnh ở cơ quan phân tích thị giác TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 23’ - Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào? - GV hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt H 49.2 lần lượt từ ngoài vào trong, đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: - Nêu vị trí của cầu mắt? - Hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo cầu mắt SGK. - GV nhận xét kết quả trên mô hình và hình vẽ, khẳng định đáp án. - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK, quan sát H 49.3 và trả lời câu hỏi: Nêu cấu tạo của màng lưới? - Sự khác nhau giữa tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với tế bào thần kinh thị giác ? - Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? - Tại sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật? - GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ và trả lời câu hỏi: - Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới? - Vai trò của lông mi, lông mày, mi mắt? - Vai trò của tuyến lệ? - Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt? - Gọi HS phát biểu, nhận xét, bổ sung. - Qúa trình tiếp nhận và hưng phấn của các tế bào thụ cảm thị giác chuyển thành xung thần kinh ở các tế bào thần kinh thị giác và truyền về trung khu thị giác ở vùng trẩm cho ta tri giác về vật mà mắt nhìn thấy. - Thông tin: + Thể thuỷ tinh (như 1 thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để điều chỉnh ảnh rơi trên màng lưới giúp ta nhìn rõ vật. + Lỗ đồng tử (giữa lòng đen) có tác dụng điều tiết ánh sáng. - HS dựa vào kiến thức mục I để trả lời. - HS quan sát kĩ hình từ ngoài vào trong ghi nhớ chú thích, nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Cầu mắt nằm trong hốc mắt - 1- Cơ vận động mắt 2- Màng cứng 3- Màng mạch 4- Màng lưới 5- Tế bào thụ cảm thị giác - HS dựa vào thông tin, kết hợp với hình vẽ để trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - Màng lưới gồm các tế bào nón và các tế bào que. - + Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh (ban ngày) và màu sắc. + Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu (ban đêm). - Vì có nhiều tế bào nón. - Tế bào nón không có khả năng tiếp nhận ánh sáng yếu. - HS theo dõi thí nghiệm, ghi nhớ kiến thức. - Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua 1 tế bào thần kinh thị giác, ở các vùng khác tế bào nón và nhiều tế bào que liên hệ với 1 vài tế bào thần kinh thị giác. - Bải vệ mắt. - Mắt bị khô. - Thủy tinh thể giống như một thấu kính hội tụ. - 1 vài HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. - Khi vật tiến lại gần, mắt phải điều tiết thể thủy tinh phồng lên kéo ảnh về phía trước cho ảnh rơi đúng trên màng lưới giống với thay thấu kính có độ hội tụ lớn hơn (dày hơn, conh hơn) để ảnh trở về đúng màng cho ảnh rõ. - Ghi nhận. II. Cơ quan phân tích thị giác * Cơ quan phân tích thị giác gồm: + Các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt. + Dây thần kinh thị giác (dây số II). + Vùng thị giác ở thuỳ chẩm của vỏ não. 1. Cấu tạo của cầu mắt - Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ. - Cầu mắt gồm 3 lớp màng: + Màng cứng: có nhiệm vụ bảo vệ + Màng mạch: có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen. + Màng lưới: chứa tế bào thụ cảm thị giác gồm tế bào nón và tế bào que. 2. Cấu tạo của màng lưới - Tế bào nón: tiếp nhận ánh sáng mạnh (ban ngày) và màu sắc, mỗt tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực.  - Tế bào que: tiếp nhận ánh sáng yếu (ban đêm), nhiều tế bào que liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực. - Điểm vàng: là nơi tập trung các dây thần kinh thị giác. Ảnh của vật rơi lên điểm vàng thì mắt nhìn thấy. - Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác nên ảnh của vật rơi vào đó sẽ không nhìn thấy. 3. Sự tạo ảnh ở màng lưới - Ảnh của vật hiện trên màng lưới là ảnh thật ngược chiều và thu nhỏ. - Vai trò của thể thủy tinh: có khả năng điều tiết phồng lên hay xẹp xuống để ta nhìn rõ vật ở xa cũng như khi ở gần. - Ta nhìn thấy vật được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt g màng giác g thủy dịch g thể thủy tinh g dịch thủy tinh g màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây gdây thần kinh số II gvùng thị giác ở thùy chẩm của vỏ não (bộ phận trung ương), ở đây phân tích giúp ta nhận biết về hình dạng, kích thước và màu sắc của vật. 4. Củng cố: 1’ Gọi HS đọc nội dung kết luận của bài. 5. Kiềm tra đánh giá: 4’ - Câu 2. Hãy quan sát đồng tử của bạn em khi dọi và không dọi đèn pin vào mắt? g Khi dọi đèn pin vào mắt, đồng tử co hẹp lại, nhỏ hơn đồng tử trước khi dọi đèn. Đó là phản xạ đồng tử. Vì khi ánh sáng quá mạnh, lượng ánh sáng quá nhiều sẽ làm "loá mắt". Ngược lại, nếu từ sáng vào tối thì đồng tử dãn rộng để có đủ năng lượng ánh sáng mới có thể nhìn rõ vật. Sự co và dãn của đồng tử là nhằm điều tiết ánh sáng tác dụng lên màng lưới. - Câu 3/ SGK 158 g -Trường hợp thứ nhất, chữ đọc được dễ dàng và nhận rõ được màu bút. - Trường hợp thứ 2, không phân biệt được rõ chữ trên bút và không nhận được màu của bút khi vẫn hướng mắt về trước mà bút chuyển sang bên phải mắt vì ảnh của bút không rơi vào điểm vàng mà rơi vào vùng ngoại vi của điểm vàng, nơi ít TB nón và chủ yếu là TB que. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài. - Trả lời các câu hỏi ở SGK. - Đọc mục: “Em có biết” - Xem trước bài 50: “ Vệ sinh mắt” 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc53C.doc