Giáo án Ngữ văn 10 tiết 44: Tiếng việt Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

2. Bài 2:

Câu (1): Lửa lựu: hoa lựu đỏ chói như lửa.

Câu (2): Làm thành người: con người mới sống trong độc lập tự do, biết làm chủ cuộc đời mình.

Câu (3):

- Hót: ca ngợi mùa xuân đất nước, ca ngợi cuộc đời mới với sức sống đang trỗi dậy.

- Từng giọt long lanh rơi: ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp của cuộc sống.

Câu (4):

- Thác: chỉ những gian khổ trong cuộc sống mà con người phải đối mặt.

- Thuyền: cuộc đời con người đang vượt qua gian khổ, khó khăn.

Câu (5):

- Phù du: chỉ kiếp sống trôi nổi, phù phiếm, sớm nở tối tàn.

- Phù sa: cuộc sống mới, cuộc sống màu mỡ đầy triển vọng tốt đẹp của con người.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 44: Tiếng việt Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44: Tiếng Việt Ngày soạn: 05/12/2017 THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Ôn luyện củng cố và nâng cao kiến thức cơ bản về hai, phép từ ẩn dụ và hoán dụ. 2. Kĩ năng: - Nhận diện đúng hai phép tu từ trong văn bản. - Phân tích được cách thức cấu tạo của hai phép tu từ( quan hệ tương đồng hoặc tương cận) - Cảm nhận và phân tích được giá trị của hai phép tu từ. - Bước đầu biết sử dụng ẩn dụ, hoán dụ trong những ngữ cảnh cần thiết. 3. Thái độ: - Sử dụng có hiệu quả biện pháp ẩn dụ, hoán dụ trong giao tiếp và học tập. 4. Các năng lực hướng tới: - Năng lực thu thập và xử ‎ lý thông tin, trình bày suy nghĩ, xử lý các tình huống đặt ra trong bài học, hợp tác trong trao đổi, thảo luận, vận dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ trong nói viết II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách GV, tài liệu chuẩn kiến thức, thết kế bài dạy, các bài ca dao tham khảo. 2. Học sinh: Bài soạn, cảm thụ bài theo nhóm đã phân công. các tư liệu tham khảo theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thảo luận... 2. Kĩ thuật - Động não, khăn trải bàn, hợp tác, trình bày IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 .Hoạt động khởi động: Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn? Yêu cầu: Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi: Trong thời gian 4 phút, HS lên bảng ghi nhanh những câu thơ, tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng phép tu từ ẩn dụ hoặc hoán dụ. Đội nào tìm được nhiều câu thơ, tục ngữ hay ca dao hơn thì sẽ chiến thắng? Sau đó, GV yêu cầu HS, chọn trong số những câu đã ghi câu nào sử dụng phép ẩn dụ, câu nào phép hoán dụ? GV dẫn dắt: Ở THCS các em đã học một số BPTT trong đó có phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Hôm nay các em sẽ được thực hiện hai phép tu từ ấy để củng cố và nâng cao kiến thức hơn. 2. Hoạt động luyện tập Hoạt động của thầy và trò Thảo luận nhóm Nhóm 1: bài 1 Nhóm 2: bài 2 a. Những từ thuyền, bến, cây đa, con đò không chỉ là thuyền bến mà còn mang nội dung ý nghĩa khác. Nội dung ý nghĩa ấy là gì? b. Thuyền và bến câu (1) với cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có gì khác nhau? Yêu cầu: Tìm và phân tích ẩn dụ ở câu (1), (2), (3), (4), (5) trong sgk Ngữ văn 10 tập I trang 135. Đại diện nhóm trình bày Gv hoàn thiện Yêu cầu: Học sinh tìm những ẩn dụ có trong tục ngữ, ca dao mà các em đã học hoặc đọc thêm. Hs thi đua tìm ca dao, tục ngữ Thảo luận nhóm Nhóm 3: bài 1 Nhóm 4: bài 2 a. Cụm từ đầu xanh, má hồng Nguyễn Du ám chỉ ai? b. Áo nâu, áo xanh chỉ ai? Yêu cầu: Đọc câu ca dao và trả lời: a. Phân biệt hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. b. Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” khác với câu ca dao “Thuyền ơi có nhớ bến chăng” ở điểm nào? Đại diện nhóm trình bày Gv hoàn thiện - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát một sự vật, nhân vật quen thuộc và thử gọi tên của chúng theo phép ẩn dụ hoặc hoán dụ để viết câu - đoạn văn. - Giáo viên tự hướng dẫn cho HS. - Hãy tìm những tiêu chí để phân biệt ẩn dụ và hoán dụ. Hs động não trả lời Gv hoàn thiện Nội dung cần đạt I. ẨN DỤ 1. Bài 1: Câu a: - Thuyền, con đò: con trai ¯ ¯ di chuyển ® không cố định son sắt chung thuỷ - Bến, bến cũ: con gái ¯ ® cố định - Cây đa, bến cũ: chỉ người có quan hệ gắn bó nhưng phải xa nhau. Câu b: - Khác nhau: + Thuyền - bến: con trai - con gái. + Bến – đò: hai người có quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện phải xa nhau. 2. Bài 2: Câu (1): Lửa lựu: hoa lựu đỏ chói như lửa. Câu (2): Làm thành người: con người mới sống trong độc lập tự do, biết làm chủ cuộc đời mình. Câu (3): - Hót: ca ngợi mùa xuân đất nước, ca ngợi cuộc đời mới với sức sống đang trỗi dậy. - Từng giọt long lanh rơi: ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp của cuộc sống. Câu (4): - Thác: chỉ những gian khổ trong cuộc sống mà con người phải đối mặt. - Thuyền: cuộc đời con người đang vượt qua gian khổ, khó khăn. Câu (5): - Phù du: chỉ kiếp sống trôi nổi, phù phiếm, sớm nở tối tàn. - Phù sa: cuộc sống mới, cuộc sống màu mỡ đầy triển vọng tốt đẹp của con người. 3. Tìm thêm ẩn dụ trong ca dao, tục ngữ: - Đi một ngày đàng học một sàng khôn. - Cháy nhà mới ra mặt chuột. - Cô kia đứng ở bên sông Muốn sang anh ngã cành hồng cho sang. II. HOÁN DỤ 1. Bài 1: a. Câu (1): - Đầu xanh, má hồng: Thúy Kiều. - Đầu xanh:chỉ tuổi trẻ –Má hồng b. Câu (2): - Áo nâu: người nông dân. - Áo xanh: người công nhân Việt Nam. 2. Bài 2: Câu a: - Hoán dụ: thôn Đoài, thôn Đông ® người thôn Đoài, người thôn Đông. - Ẩn dụ: cau thôn Đoài trầu không thôn nào Chỉ những người đang yêu nhau Câu b: Khác nhau - Thôn Đoài, thôn Đông: Hoán dụ ® người thôn Đoài, người thôn Đông. - “Thuyền ơi có nhớ bến chăng”: Ẩn dụ ® thuyền - bến chỉ người đang yêu. 3. Viết câu - đoạn văn có dùng ẩn dụ và hoán dụ: a. Viết câu: - Con chim họa mi của lớp ta. - Trẻ em như búp trên cành. - Cả trường đều vui vẻ trong ngày 26/3. - Có nhiều khuôn mặt mới trong lớp. b. Viết đoạn văn: Ẩn dụ Hoán dụ (1) Dựa trên sự liên tưởng giống nhau (liên tưởng tương đồng) của hai đối tượng bằng so sánh ngầm. (2) Thường có sự chuyển nghĩa. (1) Dựa trên sự liên tưởng gần gũi (liên tưởng kề cận) của hai đối tượng mà không so sánh.(2) Không chuyển trường mà cùng trong một nghĩa. III. SO SÁNH 3.Hoạt động vận dụng mở rộng (học sinh thực hiện ở nhà) - Phân tích nghệ thuật ẩn dụ và hóan dụ trong một đoạn thơ mà anh chị yêu thích. V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 1. Hướng dẫn học bài cũ - Nắm vững kiến thức đã học. - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Soạn bài: Cảm xúc mùa thu + Nhóm 3: Dự án tác giả + Tìm hiểu tác giả, tác phẩm + Phân tích, cảm nhận bài thơ theo câu hỏi hướng dẫn sgk

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 44 thuc hanh pheptu tu ân du hoan du.doc