Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

-Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

-Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1.Kiến thức: giúp hs

-Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

-Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

-Nghệ thuật phóng đại, ẩn dụ, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

2.Kĩ năng:

-Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.

-Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật trong bài thơ.

-Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và đời sống của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.

3.Thái đo:

-Yêu quý cuộc sống lao động bình dị của người lao động,sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động.

C.PHƯƠNG PHÁP

-Kết hợp các phương pháp: thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề.

 

doc16 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6753 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yện SC: 1 SĐ:0.5 TL: 5% SC: 1 SĐ:0.5 SC: 1 SĐ:0.5 TL: 5% Chủ đề 3 Hoàng Lê nhất thống chí Hiểu nội dung cốt truyện SC: 1 SĐ:0.5 TL: 5% SC: 1 SĐ:0.5 SC: 1 SĐ:0.5 TL: 5% Chủ đề 4 Truyện kiều Nhận biết về nhân vật Hiểu nội dung đoạn trích Tóm tắt nội dung SC: 3 SĐ:3.0 TL: 30 % SC: 1 SĐ:0.5 SC: 1 SĐ:0.5 SC: 1 SĐ:2.0 SC: 3 SĐ:3.0 TL: 30 % Chủ đề 5 Lục Vân Tiên Nhận biết về nhân vật SC: 1 SĐ:0.5 TL: 5 % SC: 1 SĐ:0.5 SC: 1 SĐ:0.5 TL: 5 % Tổng số câu: 8 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 4 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ: 35% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Tổng số câu: 8 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: I.PHẦN TRẮC NGHIỆM(3 điểm, mỗi câu đúng 0.5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất. Câu 1: “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thể loại gì? A.Thần thoại B.Truyện truyền kì C.Cổ tích D.Ngụ ngôn Câu 2: Các nội thần làm gì khi chúa Trịnh Sâm ra bờ hồ Tây dạo chơi? A.Hoà khúc nhạc du dương từ trên gác chuông chùa Trấn Quốc. B.Bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hoá xung quanh bờ hồ để bán. C.Mua bán các thứ như ở cửa hàng bách hoá trong chợ. D.Dàn ra hầu vòng quanh mặt hồ. Câu 3: Trước khi ra Bắc đánh quân Thanh Nguyễn Huệ đã làm gì? A.Cho đắp đàn trên núi Bân. B.Chế ra áo cổn, mũ miện. C.Lên ngôi hoàng đế. D.Họp tướng sĩ. Câu 4: Nhóm nhân vật nào không có trong truyện Kiều của Nguyễn du? A.Thuý Kiều – Thuý Vân – Vương Quan. B.Mã Giám Sinh – Tú Bà – Sở Khanh. C.Phan Lang – Trương Sinh – Vũ Nương. D.Kim Trọng – Thúc Sinh – Từ Hải. Câu 5: Dòng nào thống kê đầy đủ nhất về khung cảnh ở lầu Ngưng Bích trong sáu câu thơ đầu? A.Núi, trăng, cát vàng, bụi hồng, mây. B.Núi, trăng, cồn cát, bụi hồng, mây, đèn. C.Non xa, trăng gần, mây sớm, đèn khuya. D.Núi, trăng, mây, cồn cát, bụi hồng. Câu 6: Truyện “Lục Vân Tiên” có kết thúc thế nào? A.Kết thúc có hậu. B.Kết thúc không có hậu. C.Kết thúc dang dở. D.Kết thúc đầu cuối tương ứng. II.PHẦN TỰ LUẬN(7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nêu tóm tắt giá trị nội dung “Truyện Kiều” của Nguyễn Du? Câu 2: (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong truyện “Người con gái Nam Xương”? V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: II.Đáp án và thang điểm 1.Trắc ngiệm. Từ câu 1 đến câu 6 mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B B C C B A 2.Tự luận (7 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 Học sinh trình bày đảm bảo các ý sau: có hai giá trị - Giá trị hiện thực: là bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo. - Giá trị nhân đạo: là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm, những khát vọng chân chính của con người như quyền sống, tự do, công lí, tình yêu, hạnh phúc… 2.0 điểm Câu 2 a.Yêu cầu kĩ năng - Đoạn văn dài từ 7 đến 10 câu, tạo được liên kết câu, trình bày đúng yêu cầu về cách viết văn. - Lập luận chặt chẽ, viết đúng chính tả, chữ viết cẩn thận. b.Yêu cầu kiến thức học sinh dựa vào tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” nêu được các ý sau: - Vũ Nương là người phụ nữ thuỳ mị nết na, là người vợ hiền dâu thảo, người mẹ hết mực thương con(Lấy dẫn chứng). - Bị chồng nghi oan nàng không thanh minh được nên tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. 0.5 điểm 4.5 điểm VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN :10 Ngày soạn: 14.10.2011 TIẾT :47 Ngày dạy: 17. 10.2011 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - Phạm Tiến Duật - A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: giúp hs -Những hiểu biết ban đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. -Đặc điểm của thơ qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy đầy cảm hứng lãng mạn. -Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ được phản ành trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm tràn đầy niềm lạc quan cách mạng… của những con người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ. 2.Kĩ năng: -Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại. -Phân tích được vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. -Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 3.Thái đo: -Có ý tức biết ơn những người lính trường sơn hiên ngang,bất khuất,dũng cảm,bất chấp mọi khó khăn,gian khổ,chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. C.PHƯƠNG PHÁP -Kết hợp các phương pháp: thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1p) …………………………………………………………………………………………………………………… 2. Bài cũ:( 3p) Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và cho biết bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào?ở đâu? Sau được đưa vào tập thơ nào? - Hình ảnh đầu súng trăng treo đã gợi cho em cảm xúc gì?Lý giải vì sao tác giả lại chọn nó làm nhan đề cho một tác phẩm thơ của mình? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài (1p) Trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc ta, nhữn người lính lái xe Trường Sơn đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng của dân tộc ta. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG 1(5p) Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Gọi HS đọc lại mục chú thích * sgk/132 (?) Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Tiến Duật? (?) Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác vào thời gian nào? HOẠT ĐỘNG 2 (28) Tìm hiểu văn bản Đọc: Yêu cầu giọng điệu vui tươi,khoẻ khoắn,nhưng có những đoạn đọc chậm rãi,tình cảm(khổ 7,8) Giải thích từ khó:giải thích thêm từ tiểu đội:đơn vị gồm 12 người * Bài thơ là cảm xúc,suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên đường trường sơn thời đánh Mĩ.Tất cả đều xoay quanh một chủ đề nên không cần chia đoạn (?) Nhan đề bài thơ có gì khác lạ?(độc đáo,mới lạ đến nỗi sợ người đọc chưa quen,tác giả phải thêm vào 2 từ Bài thơ về.Bởi vì mấy ai có thể hình dung những chiếc xe ô tô không còn kính chắn gió lại để có thể khơi nguồn cho cảm hứng thơ) (?) Hình ảnh những chiếc xe không kính gợi cho em cảm nhận,suy nghĩ gì? (?) Hai câu thơ đầu có giọng điệu ntn?Giọng điệu ấy có phù hợp với tính cách của người lái xe không?(giọng điệu ngang tàng,lí sự với cấu trúc không có … không phải vì không có.Giọng điệu rất phù hợp với tính cách ngang tàng dũng cảm đầy nghị lực thích tếu nhộn của người lái xe TS) (?) Theo nhà thơ,tình đồng chí,đồng đội giữa tôi và anh bắt nguồn từ những cơ sở nào?(bắt nguồn trước hết từ hoàn cảnh xuất thân,từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu,cùng chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui) (?) Tư thế,cảm giác và tâm trạng của người lái xe khi điều khiển những chiếc xe không có kính chạy trên những nẻo đường TS ntn? (?) Ở đây tác giả sử dụng bpnt gì?Tác dụng Đọc tiếp khổ 3,4 (?) Hai khổ 3,4 tiếp tục giọng điệu ntn?(Lạc quan,coi thường khó khăn gian khổ,vẫn bằng giọng điệu đùa tếu) (?) Cách nói ừ thì có tác dụng gì?(cách nói buông xuôi,mặc kệ) (?) Hai khổ thơ làm sáng lên vẻ đẹp,phẩm chất gì của người lái xe? Đọc tiếp khổ 5,6 (?) Hai khổ thơ cho người đọc thấy rõ hơn những nét sinh hoạt gì của những tiểu đội lính lái xe? * Thảo luận 5p: Nhà thơ trở lại tả hình dáng chiếc xe không kính để làm gì?Câu kết:Chỉ cần trong xe có một trái tim hay ở chỗ nào? (Để khẳng định những gian khổ,khó khăn nguy hiểm ngày càng tăng,nhiệm vụ vẫn là trên hết,trước hết.Tất cả vì Miền Nam ruột thịt) HOẠT ĐỘNG 3 (3P) Tổng kết (?) Khái quát lại nội dung và nghệ thuật bài thơ? *Hướng dẫn tự học - Học bài cũ. - So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của người chiến sĩ được the hiện trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. - Soạn bài mới Đoàn thuyền đánh cá. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả Chú thích * sgk/132 2. Tác phẩm a.Hoàn cảnh ra đời: - Sáng tác cuối năm 1969 - Được tặng giải nhất cuộc thi thơ của bào văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và tìm hiểu nghĩa từ khó 2.Tìm hiểu văn bản a. Phân tích *Nhan đề bài thơ và hình ảnh chiếc xe không kính - Nhan đề bài thơ làm nổi rõ hình ảnh toàn bài:những chiếc xe không kính - Những chiếc xe không kính:Là hình ảnh thực trong những năm tháng chống Mĩ gian lao và hào hùng *Hình ảnh những người lính Trường Sơn-chủ nhân của những chiếc xe không kính Không có kính … kính vỡ mất rồi ® Giọng điệu ngang tàng,lí sự rất phù hợp với tính cách ngang tàng dũng cảm đầy nghị lực thích tếu nhộn của người lái xe Trường Sơn Nhìn thấy gió … Nhìn thấy con đường …. Thấy sao trời … Như sao sa …. ® Điệp từ,so sánh .Những câu thơ đối xứng Þ Tư thế ung dung,bình tĩnh,tự tin và thanh thản Không có kính ,ừ thì có bụi …Mưa ngừng, gió lùa khua mau thôi ® Ngôn ngữ văn xuôi đời thường,mới mẻ,trẻ trung,giọng điệu đùa tếu Þ Phẩm chất dũng cảm,tinh thần lạc quan,coi thường khó khăn gian khổ Những chiếc xe từ trong bom rơi …Lại đi,lại di trời xanh thêm ® Những người lái xe vui trong niềm vui ấm áp tình đồng chí,đồng đội.Mục đích chính là đi,lại đi,lại lên đường Không có kính …một trái tim ® Khẳng định những gian khổ,khó khăn nguy hiểm ngày càng tăng,nhiệm vụ vẫn là trên hết,trước hết.Tất cả vì Miền Nam ruột thịt 3. Tổng kết Bài thơ ca ngợi người lính lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong kháng chiến chống Mĩ xâm lược. 4. Luyện tập III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc lòng bài thơ. - Thấy được vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng – những người đồng chí được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. - Hướng dẫn HS bài luyện tập về nhà làm - Học thuộc bài thơ,nắm nội dung,nghệ thuật - Soạn bài mới Đoàn thuyền đánh cá. E.RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN :10 Ngày soạn:16.10.2011 TIẾT :48 Ngày dạy: 19.10.2011 Văn bản: Bài 11 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Huy Cận) A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. -Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong phong trào Thơ mới. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: giúp hs -Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. -Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển. -Nghệ thuật phóng đại, ẩn dụ, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn. 2.Kĩ năng: -Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại. -Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật trong bài thơ. -Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và đời sống của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm. 3.Thái đo: -Yêu quý cuộc sống lao động bình dị của người lao động,sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. C.PHƯƠNG PHÁP -Kết hợp các phương pháp: thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1p) ……………………………………………………………………………………………………………………… 2. Bài cũ:( 3p) ?Đọc thuộc lòng “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” phân tích hình tượng thơ độc đáo có trong bài thơ và tư thế , hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn. 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Với cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới trong thời kì MB bước vào xây dựng CNXH, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca về lao động và thiên nhiên đất nước giàu đẹp. * Tổ chức các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1:Tổ chức tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Bước 1: HS quan sát chú thích * và dựa vào những tìm hiểu được trong phần chuẩn bị ở nhà để xác định những nét tiêu biểu về tác giả. Bước 2: GV chốt lại vấn đề. Về tác giả,lưu ý HS: ông là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới, Sau CM,ông tham gia nhiều trọng trách trong chính quyền CM, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại VN. Về tác phẩm: Là kế qua chuyến đi thực tế của tác giả ở Hòn Gai. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi thiên nhiên, ca người người lao động với tư thế tự tin ,làm chủ. Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS đọc và tìm hiểu chú thích, xác định bố cục của bài thơ. GV lưu ý cho HS cách đọc bài thơ và định hướng chia bố cục ( theo trình tự hành trình chuyến ra khơi của một đoàn thuyền đánh cá: 3 phần ) Hoạt động 3: Phân tích bài thơ. Phần 1:Cảnh ra khơi ( Khúc hát ra khơi ). Cả bài thơ là khúc tráng ca về lao động. Trong đó,cảnh ra khơi được miêu tả như thế nào? Cảnh ra khơi được diễn ra với một thời gian và không gian rất cụ thể: “ Mặt trời…….sập cửa” . Cảnh vừa rộng lại thật gần gũi với con người do một liên tưởng, so sánh thú vị của nhà thơ. Đồng thời mở ra khung cảnh hoàng hôn that tráng lệ. Chủ nhân của ngôi nhà vũ trụ đã sập của cài then, thiên nhiên đi vào nghỉ ngơi, thư giãn. Trong khung cảnh đó, hình ảnh con người được xuất hiện như thế nào? Trong khung cảnh đó, con người xuất hiện thật ấn tượng: “Đoàn thuyền … cùng gió khơi”. Câu thơ khỏe khoắn, hình ảnh khoa trương, gợi sự liên tưởng về một tập thể lao động với khí thế hào hứng, khỏe khoắn, căng tràn. Phần 2: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển ( Khúc hát gọi cá) Khung cảnh lao đông là biển đêm. Biển về đêm chứa ẩn nhiều bất trắc,nhưng biển đêm cũng lại đem đến cho con người những điều thú vị. Điều đó được tác giả thể hiện qua chi tiết nào? Đó là hình ảnh cá của biển đêm. Cá xuất hiện trong câu hát, cátrong lưới kéo, cá theo thuyền về: “ Cá thu…đoàn thoi” hay: “ Cá nhụ… vàng chóe” , “ Vẩy bạc…lóe rạng đông” Những hình này có vẻ đẹp của tranh sơn mài lung linh, huyền ảo,được sáng tạo bằng liên tưởng bay bổng từ sự quan sát đến hiện thực. Chính trí tưởng tượng bay bổng của tác giả thể hiện trong những câu thơ trên khiến cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có của thiên nhiên. Trong khung cảnh đó, hình ảnh đoàn thuyền và người lao đông hiện lên như thế nào? Hình ảnh đoàn thuyền hiện ra thật mạnh mẽ, kì vĩ: Thuyền ta….vây giăng, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao . Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với cái lớn lao của vũ trụ. Hình ảnh con người xuất hiện xuyên suốt trong bài thơ. Với đại tứ “ta”: thuyền ta, lưới ta,ta hát,ta kéo xoăn tay… => gợi hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát: Sự khỏe khoắn, đoàn kết, làm chủ công việc của người lao động, tạo nên một khí thế mạnh mẽ của một tập thể vượt lên mọi hoàn cảnh lao động về đêm trên biển. Phần 3: Cảnh đoàn thuyền trở về ( Khúc hát trở về ) Đoàn thuyền trở về được miêu tả như thế nào? Được tác giả miêu tả ra sao? Cũng vẫn bút pháp khoa trương, hình ảnh lộng lẫy, bay bổng, khổ thơ cuối đã mở ra một không gian của buổi bình minh, không hề có dấu hiệu mệt mỏi sau một đêm lao động cật lực mà là cuộc chay đua quyết liệt về thời gian. Cho thấy khí thế, niềm tin, sự chủ động của người lao động tạo nên vẻ đẹp bừng sáng của một niềm tin mới: Tin vào lao động,tin vào chính tư thế làm chủ công việc của mình. Hoạt động 4: Trên cơ sở phân tích, định hương HS rút ra nội ý nghĩa văn bản. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học. - Học bài cũ. - Bài mới : Tổng kết về từ vựng(tiếp) I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1.Tác giả/sgk/141 Huy Cận(1919-2005) là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. 2.Tác phẩm: + Hoàn cảnh ra đời: Sáng tác 1958 trong chuyến đi thực tế ở Hòn Gai. + Bài thơ là khúc tráng ca về lao động và thiên nhiên đất nước giàu đẹp. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc và giải nghĩa từ khó. 2. Tìm hiểu văn bản a.Bố cục:3 phần -Phần 1: hai khổ thơ đầu -Phần 2: bốn khổ thơ tiếp theo -Phần 3: khổ thơ còn lại b. Phân tích. *Hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi ( Khúc hát ra khơi ) - Thiên nhiên: Mặt trời…. sập cửa => So sánh, liên tưởng, nhân hóa: Cảnh hoàng hôn tráng lệ, thời điểm vũ trụ đi vào nghỉ ngơi thư giãn. Con người: Đoàn thuyền…cùng gió khơi. =>Hình ảnh khoa trương, gợi sự liên tưởng: Một tập thể lao động khỏe khoắn, với khí thế hào hứng, căng tràn. *Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng. (khúc hát gọi cá) - Cá biển đêm Đó là hình ảnh đẹp, lộng lẫyvà rực rỡ lại lung ling, huyền ảo như một bức sơn mài. - Hình ảnh đoàn thuyền: Câu thơ bay bổng, khoáng đạt cho thấy hình ảnh đoàn thuyền hiện ra thật kì vĩ, khổng lò có thể hòa nhập với cái lớn lao của vũ trụ. -Hình ảnh con người: Khỏe khoắn,tự tin,làm chủ công việc. *Bình minh trên biển đoàn thuyền đánh cá trở về ( khúc hát trở về) Bút pháp khoa trương,hình ảnh lộng lẫy=> Tạo nên sự chạy đua của con người với vũ trụ về thời gian trong một tư thế hoàn toàn làm chủ, tự tin. 3.Tổng kết Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước những người lao động mới. III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC -Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ. -Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và những con người lao động trên biển cả. -Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh xây dựng trên những liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo, độc đáo; giọng điệu thơ khỏe khoắn, hồn nhiên. - Bài mới : Tổng kết về từ vựng(tiếp) E.RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN :10 Ngày soạn:16.10.2011 TIẾT :49 Ngày dạy: 19.10.2011 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( Tiếp theo ) A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức về từ vựng từ lớp 6 đến lớp 9 -Biết sử dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: giúp hs -Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt. -Khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội. 2.Kĩ năng: -Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội. Hiểu và sử dụng từ vựng chính xab1 trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. 3.Thái đo: -Có thái độ nghiêm túc,đúng đắn khi sử dụng từ vựng tiếng Việt. C.PHƯƠNG PHÁP -Kết hợp các phương pháp: thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1p) ……………………………………………………………………………………………………………………… 2. Bài cũ:( 3p) ?Thế nào là trường từ vựng? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ? - Kiểm tra vở soạn bài của HS 3. Bài mới: Để nắm vững kiến thức và hệ thống hóa hệ thống kiến thức về từ vựng tiếng Việt. Hôm nay chúng ta sẽ học bài Tổng kết về từ vựng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: Tổ chức cho HS ôn tập lại sự phát triển của từ vựng. Bước 1:Cho HS ôn lại kiến thức về sự phát triển của từ vựng. Vận dụng kiến thức đã học để điền nội dung thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ ( GV vẽ vào bảng phụ ). Bước 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục I – SGK. - Tìm dẫn chứng minh họa cho những cách phát triển từ vựng theo các cách trên: + Phát triển từ vựng bằng cách phát triển nghĩa của từ: ( dưa) chuột , ( con ) chuột ( một bộ phận của máy tính) + Phát triển nghĩa bằng cách tăng số lượng từ ngữ: *Tạo thêm từ mới: rừng phòng hộ, sách đỏ, thị trường tiền tệ,.. *Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, cô-ta ,SARS… Bước 3: Thảo luận mục I.3 SGK. Điều đó không thể có với bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới.Vì muốn phát triển nghĩa, đồng thời phải phát triển cả số lượng và ý nghĩa. Hoạt động 2: Ôn tập về từ mượn. Bước 1: Ôn tập về lí thuyết. Bước 2: Hướng dẫn làm bài tập 2 muc II: HS rhảo luận và lựa chọn phương án đúng: Trong các trường hợp trên,ta chỉ chọn phương án c: Tiếng Việt vay mượn nhiều thứ tiếng…. Đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt. Bước 3: Hướng dẫn làm bài tập 3* mục II: Những từ như: săm,lốp, (bếp) ga,xăng, phanh… Tuy là từ mượn nhưng đã được Việt hóa hoàn toàn. Còn a-xít, ra-đi-ô…là những từ mượn còn giữ nét ngoại lai, chưa được Việt hóa hoàn toàn. Hoạt động 3: Ôn tập về từ Hán Việt, Bước 1:Ôn tập phần lí thuyết. Bước 2: Hướng dẫn thực hành luyện tập. HS thảo luận theo nhóm bài tập 2 muc III. Hoạt động 4: Ôn tập về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. Bước 1: HS nhắc lại lí thuyết về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. Bước 2: Hướng dẫn HS thảo luận nội dung câu 2,3 mục IV: vai trò của biệt ngữ xã hội và liệt kê một số từ là biệt ngữ xã hội. Hoạt động 5: Ôn tập kiến thức về trau dồi vốn từ. Bước 1:HS trình bày các hình thức trau dồi vốn từ. Bước 2: Thực hành : Bài tập 2 mục V- SGK HS dựa vào từ điển để giải thích các từ mà SGK yêu cầu. Bài tập 3: HS thảo luận và đưa ra phương án sửa lỗi cho câu văn: sai từ : béo bổ => sửa lại: béo bở. Sai từ đạm bac => sửa lại: tệ bạc. Sai từ tấp nập => sửa lại: tới tấp Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học Chỉ ra từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ trong các đoạn trích Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. -Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. -Ôn lại theo hệ thống các kiến thức đã học. -Soạn bài: nghị luận trong văn bản tự sự. I.TÌM HIỂU CHUNG 1. Sự phát triển của từ vựng. - Lí thuyết. - Bài tập. 2.Từ mượn. Lí thuyết. Bài tập. 3. Từ Hán Việt. Lí thuyết Bài tập. 4.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. Lí thuyết Bài tập. 5.Trau dồi vốn từ: - Lí thuyết. - Bài tập. II.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC -Chỉ ra từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ trong các đoạn trích Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. -Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. -Ôn lại theo hệ thống các kiến thức đã học. -Soạn bài: nghị luận trong văn bản tự sự. E.RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN :10 Ngày soạn:18.10.2011 TIẾT :50 Ngày dạy: 21.10.2011 Tập làm văn: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học. -Thấy được vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự. -Biết sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức: giúp hs -Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. -Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. -Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2.Kĩ năng: -Nghị luận khi làm bài văn tự sự. -Phân tích được yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể. 3.Thái đo: -Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận một cách phù hợp trong văn bản tự sự nói riêng và trong các văn bản khác nói chung. C.PHƯƠNG PHÁP -Kết hợp các phương pháp: thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1p) ……………………………………………………………………………………………………………………… 2. Bài cũ:( 3p) Kiểm tra vở soạn của học sinh 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới GV nêu yêu cầu bài học,định hưóng HS vào bài mới. Để bài văn hấp dãn, sinh động thì khi làm bài chúng ta phải kết hợp nhiều yếu tố với nhau, trong đó có yếu tố tự sự. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu nghị luận trong văn bản tự sự. Bước 1: Đọc,quan sát các đoạn trích trong SGK. Bước 2: xácđịnh yếu tố nghị luận trong các đoạn trích. Tổ chức cho HS hoạt động nhóm: Nhóm 1,2: Tìm yếu tố nghị luận đoạn 1 Nhóm 3,4:Tìm yếu tố nghị luận ở đoạn trích 2. + Đoạn a: HS xác định được các luận điểm,cách lập luận của tác giả thể hiện trong suy nghĩ của nhân vật ông giáo. Đoạn văn có kết cấu theo kiểu đặt vấn đề, phát triển vấn đề và kết thúc vấn đề; Mặc khác, yếu tố nghị luận còn thể hiện ở chỗ các sử dụng câu mang tính nghị luận như: nếu … thì, vì thế…. Cho nên, sở dĩ…là vì…. + Đoạn b. Cuộc đối thoại giữa Hoạn Thư với Thúy kiều cũng được tácgiả thể hiện dưới hình thức nghị luận. Lời trần tình của Hoạn Thư đưa ra 4 luận điểm ( GV viết ra bảng phụ) khiến cho Thúy Kiều rơi vào thế khó xử và buộc phải tha bổng cho Hoạn Thư. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS rút ra dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong văn bản tự sự. Định hướng: Nghị luận trong văn bản tụ sự thường được đặt trong cac cuộc đối thoại với các nhận xét ,phán đoán, các lí lẽ nhằn thuyết phục người nghe, người đọc; mặt khác nghị luận cũng thường nằm trong các câu mang tính chất nghị luận như kiểu câu hô ứng, phán đoán… Hoạt động 3:Trên cơ sở tìm hiểu,định hướng HS rút ra nội dung ghi nhớ. Hoạt động 3: Thực hành luyện tập. 1.Bài tập: 1/sgk Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 Hình thức: Hoạt động nhóm : HS dựa vào nội dung đã tìm hiểu được ở mục I, thảo luận và rút ra nhận xét. 2.Bài tập: 2/sgk Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học. - Ôn lại kiến thức đã học. - Soạn bài mới: Bếp lửa; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. I .TÌM HIỂU CHUNG 1. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn 9 tuần 10 kiểm tra truyện trung đại.doc
Tài liệu liên quan