Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5 - Trường THCS Bản luốc

Tiết 23 – Văn bản:

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

HỒI THỨ MƯỜI BỐN (Trích)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi.

- Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tieeut thuyết chương hồi.

- Một trang sử oanh liệt của dann tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.

2. Kĩ năng.

- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.

- Cảm nhận được sức trỗi dạy kì diệu của dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.

 

doc15 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5 - Trường THCS Bản luốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy......................................Sĩ số.............Vắng............. Tiết 21 – Tiếng Việt: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của nghĩa tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc. II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức. - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ. - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ. 2. Kĩ năng. - Nhận biết ý nghĩa của từ trong các cụm từ và trong văn bản. - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. III. NỘI DUNG TÍCH HỢP: 1. GDKNS: - Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt. - Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp. 2. Tích hơp bảo vệ môi trường. - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của các từ ngữ liên quan môi trường, mượn từ nước ngoài về môi trường. III. PP/KT DẠY HỌC. - Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK, bảng phụ .. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: Không 2. Bài mới: (2p) Tiếng Việt của chung ta vô cùng phong phú và nhiều màu sắc, tiếng Việt cũng có sự biến đổi và phát triển theo thời gian. Vậy sự phat triển đó như thế nào. Biến đổi ra sao. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung ghi bảng HĐ1: HD tìm hiểu mục I.(18p) - GV gọi 1 HS đọc BT, nêu yêu cầu BT. ? từ “Kinh tế” trong bài thơ có nghĩa là gì. ? Ngày nay, ta hiểu nghĩa của từ “kinh tế” là gì. ? Qua BT trên, em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ. - Gọi hs đọc bài. ? Cho biết nghĩa của từ “xuân” ở câu 2 và ở câu 5. Nghĩa của từ nào là nghĩa gốc, nghĩa của từ nào là nghĩa chuyển. Nó được chuyển nghĩa bằng PT nào? ? Từ “tay” ở câu 2 chỉ gì, “tay” ở câu 4 chỉ gì. Nghĩa của từ nào là nghĩa gốc, nghĩa của từ nào là nghĩa chuyển. Nó được chuyển nghĩa bằng PT nào? Từ 2 BT trên hãy rút ra kết luận. - Gọi HS đọc ghi nhớ. ? GDKNS, tích hợp môi trường. Nhận thức của em về sự biến đổi và phát triển của từ vựng hiện nay. - GV đưa ra sơ đồ khái quát kiến thức đã học. HĐ2: HD luyện tập.(25p) - Goị đọc bài tập. - Gọi hs lên làm. - chốt ý. - Goị đọc bài tập. - Gọi hs lên làm. - chốt ý. - Goị đọc bài tập. Nêu nghĩa của từ “đồng hồ” trong : đồng hồ điện, đồng hồ nước? - 1HS đọc BT1, nêu yêu cầu BT1. - GV chốt ý - Trả lời. - HS khác nx bổ xung - Trả lời. - Trả lời. - 1HS đọc BT2, nêu yêu cầu BT2. - Trả lời - hs khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt ý. - Trả lời - hs khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt ý. - HS xp trả lời cá nhân. - Đọc. - Liên hệ, Nhiều từ tiếng Việt ta có nhưng ở một số người vì học đòi mà mượn từ tràn lan, không cần thiết. VD: đi xuất khẩu lao động về.. - Quan sát. - Đọc. - lên làm - hs khác nhận xét - bổ xung. - Đọc. - lên làm - hs khác nhận xét - bổ xung. - Đọc. - lên làm I- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ 1-Sự biến đổi nghĩa của từ.: - Từ “Kinh tế” trong bài thơ “ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”là kinh bang tê thế: trị nước cứu đời. - Ngày nay từ “Kinh tế” là: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra. * Kết luận: Nghĩa của từ có thể thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội 2.Sự phát triển nghĩa của từ: a) Từ “xuân” (1): chỉ sự chuyển tiếp từ mùa đông sang hạ.(nghĩa gốc) - Từ “xuân” (2): chỉ tuổi trẻ -> nghĩa chuyển (ẩn dụ). b) “Tay” (1): bộ phận trên cơ thể: (nghĩa gốc). - “Tay” (2): người chuyên giỏi về một nghề nào đó-> Nghĩa chuyển (Hoán dụ) * Kết luận: - Có 2 phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ ngữ: ẩn dụ và hoán dụ. 3. Ghi nhớ (SGK trang 56) II- Luyện tập: 1- Bài tập 1: - Chân (a) nghĩa gốc . - Chân (b) nghĩa chuyển (hoán dụ) - Chân (c) (d) nghĩa chuyển (ẩn dụ) 2- Bài tập 2: - Giống: nét nghĩa “đã chế biến,pha nước” -Khác:Dùng để chữa bệnh ->nghĩa chuyển(sp từ thực vật,chế biến dưới dạng khô) =>ẩn dụ 3- Bài tập 3: - Đồng hồ điệnchỉ những khí cụ để đo có bề ngoài giống đồng hồ (nghĩa chuyển) (ẩn dụ). 3. hd tự học: - Đọc một số mục từ trong từ điển và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đó. Chỉ ra trình tự trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong từ điển 4. Củng cố, dặn dò: - Làm bài tập 4, 5 sgk/57. Nắm chắc phần ghi nhớ ở trang SGK . ****************************************************************** Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy......................................Sĩ số.............Vắng.......... Tiết 22 – Văn bản: HDĐT CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (LUYỆN TẬP) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:       Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút thời kỳ trung đại Cảm nhận được nội dung phản xã hội của tùy bút trong Chuyện cũ trong phủ Cúa Trịnh.   Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc ddáo của truyện. II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:  1. Kiến thức: Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại, thời Lê Trịnh. Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời trung đại ở chuyện cũ trong truyện Chúa Trịnh.  2. Kĩ năng: Đọc - hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại. Tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê - Trịnh. III. PP/KT DẠY HỌC. Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK, bảng phụ .. 2. HS: Bài soạn, học bài cũ, ĐDHT V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs 2. Bài mới: Gv giới thiệu nội dung bài. HĐ của thầy HĐ của trò Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh nêu vài nét về tác giả Phạm Đình Hổ? Nêu tác phẩm? ? Thế nào là thể tuỳ bút? Đọc VB Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản GV đọc mẫu GV: Giải nghĩa từ khó Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản GV yêu cầu học sinh trình bày về Trịnh Sâm. Em hiểu thế nào về bọn quan lại: Em hãy nêu thái độ của tác giả? Em hãy nêu nghệ thuật sử dụng trong bài? Hãy nêu ý nghĩa văn bản? - Học sinh nêu Nghe - Học sinh nêu - Học sinh trả lời - Học sinh theo dõi - Học sinh đọc - Học sinh nghe - Học sinh thực hiện - Học sinh trả lời - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Học sinh nêu ý nghĩa văn bản I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Phạm Đình Hổ (1768 – 1839). Tên chữ: Tùng Niên. Tên hiệu: Đông Dã Triều 2. Tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” Là một tập tuỳ bút gồm 88 mẫu chuyện nhỏ, viết đầu TK 19, bàn về lễ nghi. Phong tục và ghi chép những việc xảy ra trong XH lúc bấy giờ. + Lối viết giản dị, sinh động và hấp dẫn, vừa có giá trị văn chương, vừa là tư liệu về lịch sử, địa lý.  * Nội dung: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong 88 mẩu chuyện nhỏ của Vũ Trung tùy bút. Là một trong những trang đặc sắc nhất của tác phẩm kể về cuộc sống của vua chúa, quan lại thời Lê – Trịnh. Thể tuỳ bút: Thuộc thể ký (Ghi chép về sự việc, con người có thực, qua đó bộc lộ cảm xúc, suy tư của tác giả về con người và cuộc sống). * Từ “Tuỳ bút” trong Nhan đề văn bản: Ghi chép chuyện thật, việc thật một cách tuỳ hứng, không cần tuân theo một hình thức kết cấu chặt chẽ nào. II. Đọc – Hiểu văn bản 1. Đọc – cgú thích a. Đọc b. Chú thích: SGK 2. Tìm hiểu chi tiết a. Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm: + Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đền đài,Ý nghĩa khách quan của sự việc cho thấy cuộc sống của nhà chúa thật xa hoa. Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa, cây cảnhĐể thỏa mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đưa và phủ. Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại: + Thủ đoạn nhờ gió bẻ măng, vu khống, + Hành động: Dọa dẫm, cuố, tống tiền b. Thái độ của tác giả: Thể hiện qua giọng điệu, qua một số từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại. c. Nghệ thuật: - Lựa chọn ngôi kể phù hợp - Lựa chọn sự việc tiêu biểu có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc con người. - Miêu tả sinh động: Từ nghi lễ mà chúa bày đặt ra đến kỳ công đưa cây quý về trong phủ, từ những thanh âm khác lạ trong đêm đến, hành động trắng trợn của bọn quan lại. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện thái độ bất bình của tg trước hiện thực. III. Tổng kết: 1. Ý nghĩa văn bản: Hiện thực lịch sử và thái độ của “Kẻ thức giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội. 2. Nội dung: Ghi nhớ SGK. 3. Hd tự học: Khái quát lại nội dung bài 4. Củng cố, dặn dò: Tìm đọc một số tư liệu về tác phẩm Vũ trung tùy bút. Hiểu và dùng một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản. HD soạn: Hoàng Lê nhất thống chí. ****************************************************************** Lớp 9 Tiết (TKB)............Ngày dạy................................Sĩ số.........Vắng............... Tiết 23 – Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ HỒI THỨ MƯỜI BỐN (Trích) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi. - Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tieeut thuyết chương hồi. - Một trang sử oanh liệt của dann tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi. 2. Kĩ năng. - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ. - Cảm nhận được sức trỗi dạy kì diệu của dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. - Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan. III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ IV. PP/KT DẠY HỌC. - Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề. V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK, bảng phụ .. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: (5p). Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. 2. Bài mới: GDQPAN(2p) Trong lịch sử dân tộc ta, giai đoạn thế kỷ XIII, với chiến thắng đại phá quân Thanh chúng ta không thể không nhắc tới người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, những chiến công đó được phản ánh trong tác phẩm Hoàng Lên nhất thống chí mà tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ1: HD tìm hiểu chung văn bản .(15p) - gọi HS đọc * chú thích. ? Nêu hiểu biết của em về nhóm Ngô Gia Văn Phái và tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. - GV chốt ý. ? Nội dung của hồi 14 nói gì. - GV chốt ý HĐ2: hd đọc - hiểu văn bản.(20p) - GV HD cách đọc – GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc VB. - gọi HS đọc * chú thích. ? Hồi 14 có thể chia làm mấy phần ND của từng phần là gì. - GV chốt ý ? Qua hồi 14, hãy nêu cảm nhận của em về Nguyễn Huệ ? Tính cách anh hùng thể hiện ở những hoạt động của nhân vật ntn. - GV chốt ý ? Theo em nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người ảnh hùng dân tộc. - GDQP& An ninh: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc luân suất hiện những vị anh hùng dân tộc đứng lên đánh đuổi ngoại xâm khi tổ quốc lâm nguy. Chúng ta thế hệ trẻ ngày nay càng phải cố gắng học tập, rèn luyện để sau này góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc - 1HS đọc chú thích. - trả lời. - trả lời. - HS theo dõi. - HS đọc VB - Đọc. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm, cử địa diện trả lời, địa diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Trả lời I- Tìm hiểu chung văn bản 1 Tác giả: - Ngô gia văn Phái là một nhóm tg thuộc dòng họ Ngô Thì ở Hà Tây (2 Tác giả chính Ngô Thì Chí, Ngô Đình Du). 2. Tác phẩm: - Hoàng Lê Nhất Thống Chí là TP viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của Vương triều Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê. * Hồi 14: Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận. Bỏ Thăng Long , chiêu Thống trốn ra ngoài. - Đoạn trích dựng lại bức tranh chân thực, sinh động về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ và sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh, số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Đọc - Giaỉ nghĩa từ. a, Đọc. b, Giaỉ nghĩa từ.( chú thích sgk) 2. Bố cục: 3 phần a) Từ đầu đến năm 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, cầm quân đánh giặc. b) Tiếp 1 đến vào thành: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng. c) Còn lại: Đại bại của quân Thanh và bi đát của nhà Lê. 3. Tìm hiểu chi tiết văn bản. a. Hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ - Có hành động mạnh mẽ quyết đoán. - Có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. - Có ý chí quyết tâm và tầm nhìn xa trông rộng. - Có tài dùng binh như thần. - Oai phong lẫm liệt trong chiến trận. * Lòng tự hào dân tộc, tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc khiến tg viết thực và hay. 3. Hd tự học: (2p) - Nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử có trong đoạn trích. - Cảm nhận và phân tích được một só chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. - Hiểu và dùng đúng một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản. 4. Củng cố, dặn dò(1p) - Khái quát lại nội dung bài học. - Học bài, Soạn phần tiếp theo của bài. ****************************************************************** Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy...........................................Sĩ số.......Vắng.............. Tiết 24 – Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ HỒI THỨ MƯỜI BỐN (Trích) - Tiếp theo- I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi. - Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tieeut thuyết chương hồi. - Một trang sử oanh liệt của dann tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi. 2. Kĩ năng. - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ. - Cảm nhận được sức trỗi dạy kì diệu của dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. - Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan. III. NỘI DUNG TÍCH HỢP: Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh IV. PP/KT DẠY HỌC. - Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề. V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK, bảng phụ .. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: (8). Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. 2. Bài mới:(2p) Tiết trước các em đã được tìm hiểu về người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự thất bại của quan Thanh và sự bi đát của vua tôi nhà Lê. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ: HD tìm hiểu chi tiết văn bản.(15p) - Cho HS đọc phần cuối của VB. ? Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân đã được miêu tả như thế nào? HĐ2: HD tổng kết.(10p) - 1HS đọc phần cuối của VB. - HS xp trả lời cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung 3. Tìm hiểu chi tiết văn bản. b. Sự thảm bại của quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi nhà Lê * Quân tướng nhà Thanh: - Quân: Mặc sức ăn chơi - Tướng: Tôn Sĩ Nghị bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan. - Khi bị quân Tây Sơn đánh chúng sợ mất mật, xin hàng. * Vua tôi nhà Lê - Cõng rắn cắn gà nhà, mưu cầu lợi ích cá nhân - Chịu nỗi nhục của kẻ đi cầu cứu, van xin, mất tư cách quân vương. - Tình cảnh khốn quẫn. - Tg thương cảm và ngậm ngùi. c. Nghệ thuật. - Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử. - Khắc họa nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động. - Có giọng điệ trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước. III. Tổng kết. 1. Ý nghĩa văn bản. - Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu(1789) 2. Nội dung ( ghi nhớ sgk/27) 3. Hd tự học: (2p): - Nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử có trong đoạn trích. - Cảm nhận và phân tích được một só chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. - Hiểu và dùng đúng một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản. 4. Củng cố, dặn dò(8p): - HD làm phần luyện tập sgk/27 - Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng (TT) ? Cảm nhận của em khi học xong hồi 14 VB Hoàng Lê Nhất Thống Chí ****************************************************************** Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy.....................................Sĩ số...........Vắng............. Tiết 25 – Tiếng Việt: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (Tiếp Theo) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: -Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là: Tạo thêm từ mới. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Việc tạo từ ngữ mới. - Việc tạo từ ngữ của tiếng nước ngoài. 2. Kĩ năng. - Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài. - Sử dụng từ ngữ tiếng nước ngoài phù hợp. III. NỘI DUNG TÍCH HỢP: 1. GDKNS: - Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển cuat từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt. - Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp. 2. Tích hơp bảo vệ môi trường. - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của các từ ngữ liên quan môi trường, mượn từ nước ngoài về môi trường. III. PP/KT DẠY HỌC: - Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK, bảng phụ .. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (5). Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. 2. Bài mới:(2p) Để tiếng Việt thêm phong phú, chúng ta thường mượn tiếng nước ngoài vỡi những từ mà tiếng ta chưa có từ phù hợp, nhưng mượn như thế nào thì tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. HĐ của thầy HĐ của trò Ghi bảng HĐ1: HD tìm hiểu mục I.(10p) - HD HS đọc BT1, nêu yêu cầu BT1. - HD HS hoạt động nhóm. - Khi giải nghĩa từ: điện thoại di động, Gv cho HS quan sát chiếc điện thoại di động. - GV chốt ý. - HD HS đọc BT2, nêu yêu cầu BT2. - HD HS đọc BT2, nêu yêu cầu BT2. - GV chốt ý ? Qua 2 BT trên, em rút ra được kết luận gì về hiện tượng phát triển của 1 ngôn ngữ. HĐ2: HD tìm hiểu mục II.(10p) - HD HS đọc BT1, nêu yêu cầu của BT1. - HD HS thảo luận nhóm. - HD HS đọc BT2, nêu yêu cầu của BT2. - Cho HS hoạt động cá nhân. ? Qua 2 BT trên, em hãy cho biết có những cách nào để phát triển từ vựng Tiếng việt? ? Em hãy lấy một số từ mượn liên quan đến môi trường. HĐ3: HD tìm hiểu mục III.(16p) - HD HS đọc BT1, nêu yêu cầu BT1. - Cho HS thi nhau lên điền nhanh ở bảng. - Cho HS đọc BT2, nêu yêu cầu của BT2. - HS đọc BT4 nêu yêu cầu của BT4. - Cho HS hoạt động nhóm - GV HD cả lớp cùng chữa BT4. - HS đọc BT1, nêu yêu cầu BT1. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1 HS đọc BT2, nêu yêu cầu BT2. HS xp trả lời cá nhân, HS khác bổ sung. - HS xp trả lời cá nhân - 1HS đọc BT1, nêu yêu cầu BT1. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, đại diện nhóm khác bổ sung. - 1HS đọc BT2, nêu yêu cầu BT2. - HS làm BT cá nhân rồi xung phong lên trả lời. - HS xp trả lời cá nhân - Liên hệ: Lâm tặc, lâm nghiệp... - 1HS đọc BT1, nêu yêu cầu BT1. - HS xp lên bảng điền nhanh. - Đọc. - 1HS đọc BT4 nêu y/c BT4. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện lên bảng trình bày. I- Tạo từ ngữ mới: 1- Bài tập: - Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ. - Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu việc sản xuất, lưu thông, phân phối các SP có hàm lượng tri thức cao. - Đặc khu kinh tế: khu vực giành riêng để thu hút vốn và CNnước ngoài với chính sách ưu đãi. - Sỡ hữu trí tuệ: quyền sỡ hữu đối với sản phẩm hoạt động trí tuệ mang lại. 2- Bài tập 2: - Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng. - Tin tặc: kẻ dùng kỹ thuật xâm nhập trái phép vào dữ liệu máy tính người khác để khai thác hoặc phá hoại. * Ghi nhớ (SGK trang 73) II- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 1- Bài tập 1: a- Có những từ Hán việt sau: thanh minh, tết lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ thành, xuân, bài tử, giai nhân. b- Bạc mệnh, duyên phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc. 2- Bài tập 2: - AIDS (ết): bệnh mất khả năng miễn dịch gây tử vong. - Maketting: nghiên cứunhu cầu, thị hiếu. - Nguồn gốc (tiếng Anh) * Ghi nhớ (SGK trang 74) III- Luyện tập: 1- Bài tập 1: VD: x+ Trường: chiến trường, công trường, ngư trường. x+ Hoá: ôxi hoá, lão hoá, cơ giới hoá. x+ Điện tử: thư điện tử, giáo dục điện tử. 2- Bài tập 2: VD: Cơm bụi: cơm giá rẻ thường bán ở quán nhỏ. - Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại - Đường cao tốc: Đường xây dựng với tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho loại xe cơ giới có tốc độ cao. 3- Bài tập 3: - Những cách cách nghĩ phát triển nghĩa của từ vựng: + Phát triển về nghĩa của từ vựng + Phát triển về số lượng từ ngữ - Sự phát triển về số lượng từ ngữ (2 cách) + Tạo từ ngữ mới + Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài - Từ vựng của ngôn ngữ không thể không thay đổi 3. Hd tự học: (1p) - Tra từ điển để xác định nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong các văn bản đã học. 4. Củng cố, dặn dò (1p) - HDHS về nhà làm bài tập - HDHS soạn bài: Truyện Kiều. Tìm đọc Truyện Kiều ở thư viện ******************************************************************

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 5.doc
Tài liệu liên quan